Thiên 54: thiên niên

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta mong được nghe con người khi bắt đầu sinh, khí gì

đã dựng nên nền tảng ? Khí gì đã dựng lên vòng bảo vệ bên ngoài ? Người bị

mất cái gì thì phải chết ? Người ta được cái gì để sống ?”[1].

Kỳ Bá đáp : "Con người khi bắt đầu tụ hình trong thai, được bẩm thụ khí huyết

của mẹ làm nền tảng, bẩm thụ khí tinh dương của cha để làm khí bảo vệ bên

ngoài, con người khi mất đi thần khí thì chết, khi đắc được (giữ được ) thần khí

thì sống”[2].

Hoàng Đế hỏi: "Cái gì gọi là thần ?”[3].

Kỳ Bá đáp : "Khi nào huyết khí đã hòa, khí vinh vệ đã thông, ngũ tạng đã

thành, thần khí ở tại Tâm, hồn và phách đều có đầy đủ, bấy giờ gọi là đã thành

người”[4].

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 54: thiên niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 54: THIÊN NIÊN Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta mong được nghe con người khi bắt đầu sinh, khí gì đã dựng nên nền tảng ? Khí gì đã dựng lên vòng bảo vệ bên ngoài ? Người bị mất cái gì thì phải chết ? Người ta được cái gì để sống ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Con người khi bắt đầu tụ hình trong thai, được bẩm thụ khí huyết của mẹ làm nền tảng, bẩm thụ khí tinh dương của cha để làm khí bảo vệ bên ngoài, con người khi mất đi thần khí thì chết, khi đắc được (giữ được ) thần khí thì sống”[2]. Hoàng Đế hỏi: "Cái gì gọi là thần ?”[3]. Kỳ Bá đáp : "Khi nào huyết khí đã hòa, khí vinh vệ đã thông, ngũ tạng đã thành, thần khí ở tại Tâm, hồn và phách đều có đầy đủ, bấy giờ gọi là đã thành người”[4]. Hoàng Đế hỏi: "Con người khác nhau về việc sống lâu và chết non: Có người chết rất non, có người chết 1 cách nhanh chóng, có người bệnh rất lâu, Ta mong được nghe giải thích về những vấn đề đó”[5]. Kỳ Bá đáp : "Ngũ tạng được cứng rắn, vững chắc, huyết mạch được hòa điệu, cơ nhục được nhuận trơn, thông lợi, bì phu được kín đáo, sự vận hành của vinh vệ không mất đi lẽ thường của nó, sự hô hấp nhẹ nhàng, chậm đều, khí hô hấp vận hành theo đúng độ số của nó, lục phủ đóng vai tròn vẹn để hóa được thủy cốc, khí tân dịch được phân bổ ra khắp nơi đầy đủ. Tất cả đều theo đúng lẽ thường, và do đó mà họ có thể sống 1 cách lâu dài”[6]. Hoàng Đế hỏi: "Có người sống lâu đến trăm tuổi mới chết, tại sao họ lại được như vậy ?”[7]. Kỳ Bá đáp : "Vì họ có lỗ mũi và rãnh nhân trung sâu và dài, họ thở hít được thông[8]. Cằm dưới và xung quanh bờ của mặt cao và dày, vuông vắn, sự vận hành của khí doanh vệ được thông và điều hòa[9]. Ba vùng Tam bộ Tam lý (trán, minh đường, cằm) được vun cao, cốt cao, cơ nhục đầy đặn, người như vậy sẽ sống lâu đến trăm tuổi rồi mới chết”[10]. Hoàng Đế hỏi: "Vấn đề thịnh suy của khí của con người từ lúc còn nhỏ cho đến lúc chết, ta có thể nghe được không ?”[11]. Kỳ Bá đáp : "Con người từ lúc sinh ra cho đến lúc 10 tuổi, lúc đó ngũ tạng mới bắt đầu định (kiện toàn), huyết khí cũng đã thông, khí đang còn ở bên dưới, cho nên thích chạy nhanh[12]; Lúc lên 20 tuổi huyết khí bắt đầu thịnh, cơ nhục đang lúc sinh trưởng, cho nên thích đi nhanh[13]; Lúc lên 30 tuổi, ngũ tạng đã hoàn toàn định, cơ nhục đã rắn chắc, huyết khí thịnh mãn, cho nên thích đi bộ[14]; Lúc lên 40 tuổi thì ngũ tạng lục phủ, thập nhị kinh mạch đều đại thịnh và đang lúc định lại không phát triển nữa, tấu lý cũng bắt đầu thưa ra, sắc diện tươi tắn bị giảm dần, tóc bắt đầu hoa râm, sự phát thịnh đã định dần không còn hướng đi lên nữa, cho nên họ thích ngồi[15]; Lúc 50 tuổi thì Can khí bắt đầu suy, Can diệp (lá gan) bắt đầu mỏng, Đởm trấp bắt đầu giảm, mắt bắt đầu kém sáng[16]; Năm 60 tuổi Tâm khí bắt đầu suy, trong lòng bắt đầu lo lắng, bi thương, huyết khí vận hành lơi chậm, vì thế họ thích nằm[17]; Tuổi 70 Tỳ khí hư, bì phu khô[18]; Tuổi 80, phế khí suy, hồn phách ly tán, vì thế lời nói có nhiều nhầm lẫn[19]; Tuổi 90, Thận khí bị khô kiệt, kinh mạch của tứ tạng bị hư rỗng[20]; Tuổi 100, ngũ tạng đều hư, thần khí đều mất, chỉ còn trơ trụi có hình hài (thân xác) để rồi chờ chết mà thôi”[21]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người không thể sống đúng với tuổi thọ của mình, tại sao vậy ?”[22]. Kỳ Bá đáp : "Đó là vì ngũ tạng của họ không cứng chắc, rãnh Nhân trung không dài, hai lỗ mũi nở rộng ra ngoài, hơi thở mạnh và gấp, đồng thời vùng cơ (Địa giác) lại quá thấp, vùng tường (quanh bờ mặt) lại quá mỏng, trong mạch thiểu huyết, cơ nhục không kiên thực, vả lại thường bị trúng bởi Phong Hàn làm cho huyết khí bị hư suy, con đường kinh mạch bất thông, tà khí bên ngoài vào cùng đánh nhau với chân khí bên trong, gây nên sự rối loạn nhau trong thân thể, vì thế họ chỉ có thể sống đến nửa đời người mà thôi”[23]. THIÊN 55: NGHỊCH THUẬN Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta mong được nghe con người khi bắt đầu sinh, khí gì đã dựng nên nền tảng ? Khí gì đã dựng lên vòng bảo vệ bên ngoài ? Người bị mất cái gì thì phải chết ? Người ta được cái gì để sống ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Con người khi bắt đầu tụ hình trong thai, được bẩm thụ khí huyết của mẹ làm nền tảng, bẩm thụ khí tinh dương của cha để làm khí bảo vệ bên ngoài, con người khi mất đi thần khí thì chết, khi đắc được (giữ được ) thần khí thì sống”[2]. Hoàng Đế hỏi: "Cái gì gọi là thần ?”[3]. Kỳ Bá đáp : "Khi nào huyết khí đã hòa, khí vinh vệ đã thông, ngũ tạng đã thành, thần khí ở tại Tâm, hồn và phách đều có đầy đủ, bấy giờ gọi là đã thành người”[4]. Hoàng Đế hỏi: "Con người khác nhau về việc sống lâu và chết non: Có người chết rất non, có người chết 1 cách nhanh chóng, có người bệnh rất lâu, Ta mong được nghe giải thích về những vấn đề đó”[5]. Kỳ Bá đáp : "Ngũ tạng được cứng rắn, vững chắc, huyết mạch được hòa điệu, cơ nhục được nhuận trơn, thông lợi, bì phu được kín đáo, sự vận hành của vinh vệ không mất đi lẽ thường của nó, sự hô hấp nhẹ nhàng, chậm đều, khí hô hấp vận hành theo đúng độ số của nó, lục phủ đóng vai tròn vẹn để hóa được thủy cốc, khí tân dịch được phân bổ ra khắp nơi đầy đủ. Tất cả đều theo đúng lẽ thường, và do đó mà họ có thể sống 1 cách lâu dài”[6]. Hoàng Đế hỏi: "Có người sống lâu đến trăm tuổi mới chết, tại sao họ lại được như vậy ?”[7]. Kỳ Bá đáp : "Vì họ có lỗ mũi và rãnh nhân trung sâu và dài, họ thở hít được thông[8]. Cằm dưới và xung quanh bờ của mặt cao và dày, vuông vắn, sự vận hành của khí doanh vệ được thông và điều hòa[9]. Ba vùng Tam bộ Tam lý (trán, minh đường, cằm) được vun cao, cốt cao, cơ nhục đầy đặn, người như vậy sẽ sống lâu đến trăm tuổi rồi mới chết”[10]. Hoàng Đế hỏi: "Vấn đề thịnh suy của khí của con người từ lúc còn nhỏ cho đến lúc chết, ta có thể nghe được không ?”[11]. Kỳ Bá đáp : "Con người từ lúc sinh ra cho đến lúc 10 tuổi, lúc đó ngũ tạng mới bắt đầu định (kiện toàn), huyết khí cũng đã thông, khí đang còn ở bên dưới, cho nên thích chạy nhanh[12]; Lúc lên 20 tuổi huyết khí bắt đầu thịnh, cơ nhục đang lúc sinh trưởng, cho nên thích đi nhanh[13]; Lúc lên 30 tuổi, ngũ tạng đã hoàn toàn định, cơ nhục đã rắn chắc, huyết khí thịnh mãn, cho nên thích đi bộ[14]; Lúc lên 40 tuổi thì ngũ tạng lục phủ, thập nhị kinh mạch đều đại thịnh và đang lúc định lại không phát triển nữa, tấu lý cũng bắt đầu thưa ra, sắc diện tươi tắn bị giảm dần, tóc bắt đầu hoa râm, sự phát thịnh đã định dần không còn hướng đi lên nữa, cho nên họ thích ngồi[15]; Lúc 50 tuổi thì Can khí bắt đầu suy, Can diệp (lá gan) bắt đầu mỏng, Đởm trấp bắt đầu giảm, mắt bắt đầu kém sáng[16]; Năm 60 tuổi Tâm khí bắt đầu suy, trong lòng bắt đầu lo lắng, bi thương, huyết khí vận hành lơi chậm, vì thế họ thích nằm[17]; Tuổi 70 Tỳ khí hư, bì phu khô[18]; Tuổi 80, phế khí suy, hồn phách ly tán, vì thế lời nói có nhiều nhầm lẫn[19]; Tuổi 90, Thận khí bị khô kiệt, kinh mạch của tứ tạng bị hư rỗng[20]; Tuổi 100, ngũ tạng đều hư, thần khí đều mất, chỉ còn trơ trụi có hình hài (thân xác) để rồi chờ chết mà thôi”[21]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người không thể sống đúng với tuổi thọ của mình, tại sao vậy ?”[22]. Kỳ Bá đáp : "Đó là vì ngũ tạng của họ không cứng chắc, rãnh Nhân trung không dài, hai lỗ mũi nở rộng ra ngoài, hơi thở mạnh và gấp, đồng thời vùng cơ (Địa giác) lại quá thấp, vùng tường (quanh bờ mặt) lại quá mỏng, trong mạch thiểu huyết, cơ nhục không kiên thực, vả lại thường bị trúng bởi Phong Hàn làm cho huyết khí bị hư suy, con đường kinh mạch bất thông, tà khí bên ngoài vào cùng đánh nhau với chân khí bên trong, gây nên sự rối loạn nhau trong thân thể, vì thế họ chỉ có thể sống đến nửa đời người mà thôi”[23]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_54_366.pdf
Tài liệu liên quan