Thiên 51: bối du

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta mong được nghe các huyệt du của ngũ tạng xuất ra ở

vùng lưng”[1].

Kỳ Bá đáp : "Huyệt du lớn ở ngực (lưng) nằm tại đầu của trữ cốt[2]. Phế Du nằm ở

trong khoảng Tam tiêu[3], Tâm Du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ

năm[4], Cách du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ bảy[5], Can du nằm ở

trong khoảng khe của đốt xương thứ chín[6], Tỳ du nằm ở trong khoảng khe của

đốt xương thứ mười một[7], Thận du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ

mười bốn[8], tất cả đều nương dọc theo cột sống, cách mạch Đốc của cột sống 3

thốn[9]. Nay muốn tìm được huyệt, ta hãy án lên nơi có huyệt khí, nó sẽ ứng với

bên trong và sự đau nhức sẽ dễ chịu, đó chính là nơi của du huyệt vậy[10]. Dùng

phép cứu thì được, dùng phép châm thì không được[11]. Khi nào khí thịnh thì

dùng phép tả, khi nào khí hư thì dùng phép bổ[12]. Khi nào dùng hỏa để bổ thì

đừng có thổi vào đốm lửa (ngải cứu), nên để cho nó cháy đến khi tắt hẳn[13], khi

nào dùng hỏa để tả thì đừng thổi nhanh đốm lửa, đó là muốn truyền qua đóm ngải,

nên để cho lửa này cháy cho đến tắt hẳn”[14].

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 51: bối du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 51: BỐI DU Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta mong được nghe các huyệt du của ngũ tạng xuất ra ở vùng lưng”[1]. Kỳ Bá đáp : "Huyệt du lớn ở ngực (lưng) nằm tại đầu của trữ cốt[2]. Phế Du nằm ở trong khoảng Tam tiêu[3], Tâm Du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ năm[4], Cách du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ bảy[5], Can du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ chín[6], Tỳ du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ mười một[7], Thận du nằm ở trong khoảng khe của đốt xương thứ mười bốn[8], tất cả đều nương dọc theo cột sống, cách mạch Đốc của cột sống 3 thốn[9]. Nay muốn tìm được huyệt, ta hãy án lên nơi có huyệt khí, nó sẽ ứng với bên trong và sự đau nhức sẽ dễ chịu, đó chính là nơi của du huyệt vậy[10]. Dùng phép cứu thì được, dùng phép châm thì không được[11]. Khi nào khí thịnh thì dùng phép tả, khi nào khí hư thì dùng phép bổ[12]. Khi nào dùng hỏa để bổ thì đừng có thổi vào đốm lửa (ngải cứu), nên để cho nó cháy đến khi tắt hẳn[13], khi nào dùng hỏa để tả thì đừng thổi nhanh đốm lửa, đó là muốn truyền qua đóm ngải, nên để cho lửa này cháy cho đến tắt hẳn”[14]. THIÊN 52: VỆ KHÍ Hoàng Đế hỏi: "Ngũ tạng là nơi tàng giữ tinh, thần, hồn, phách[1], Lục phủ là nơi thọ nhận thủy cốc để hóa, để thành thức ăn[2]. Khí của nó bên trong dưỡng ngũ tạng, bên ngoài liên lạc với các chi và các tiết[3]. Khí nào phù mà không vận hành theo các kinh thuộc về vệ khí[4], khí tinh thì vận hành trong các kinh thuộc về doanh khí[5]. Thế là Âm Dương tùy vào nhau, trong và ngoài cùng quán xuyến nhau như chiếc vòng ngọc không có đầu mối, như dòng nước trôi chảy qua nhiều bến bờ nhưng rất êm xuôi, không làm gì cho cũng được[6]. Tuy nhiên sự phân biệt Âm Dương, tất cả đều phải theo tiêu bản, hư thực nơi nó tách rời nhau[7]. Nếu ta biết phân biệt 12 kinh của Âm Dương, ta sẽ biết được sinh ra nơi đâu[8]; Nếu ta có thể nắm được sự biểu hiện hư thực tại nơi nào, ta sẽ biết được bệnh xảy ra ở trên cao hay dưới thấp[9]; Nếu ta biết được những con đường khí nhai của lục phủ, ta có thể giải được những kết tụ, biết được lẽ tương hợp và kế tiếp nhau nơi cánh cửa của sự sống[10]; Nếu ta biết được sự cứng mềm của hư thực, ta sẽ biết được phải bổ tả nơi nào[11]; Nếu ta biết được tiêu bản của lục kinh, ta sẽ không còn bị mê hoặc bởi người trong thiên hạ”[12]. Kỳ Bá đáp : "Ôi ! To rộng thay lời luận bàn của bậc Thánh đế, Thần xin nói cho hết ý của mình[13]. Bản của kinh túc Thái dương nằm ở trên gót chân 5 thốn, tiêu của nó nằm ở vùng 2 lạc thuộc mệnh môn, mệnh môn đây là nơi đôi mắt[14]. Bản của kinh túc Thiếu dương nằm trong khoảng huyệt Khiếu Âm, tiêu của nó nằm ở trước huyệt Song Long, huyệt Song Long ở vùng tai[15]. Bản của kinh túc Thiếu âm nằm ở phía dưới mắt cá trong lên trên 3 thốn, tiêu của nó nằm ở huyệt bối du và ở phía dưới lưỡi nơi có 2 mạch[16]. Bản của kinh túc Quyết âm nằm ở nơi huyệt Hành Gian lên trên 5 thốn, tiêu của nó nằm ở huyệt bối du[17]. Bản của kinh túc Dương minh nằm ở huyệt Lệ Đoài, tiêu của nó nằm ở huyệt Nhân Nghênh, tức bên dưới má cạnh vùng kết hầu[18]. Bản của kinh túc Thái âm nằm ở trước huyệt Trung Phong lên trên 4 thốn, tiêu của nó nằm ở huyệt bối du và cuống lưỡi[19]. Bản của kinh thủ Thái dương nằm ở phía sau mắt cá ngoài của tay, tiêu của nó nằm ở phía trên mệnh môn (mắt) 1 thốn[20]. Bản của kinh thủ Thiếu dương nằm ở trong khoảng của ngón út và ngón áp út lên trên 2 thốn, tiêu của nó nằm ở bên ngoài của góc trên phía sau tai, nơi phía mắt ngoài[21]. Bản của kinh thủ Dương minh nằm ở xương khủy tay, lên đến vùng biệt Dương, tiêu ở tại dưới góc trán, kẹp giữa 2 tai[22]. Bản của kinh thủ Thái âm nằm ở giữa huyệt Thốn khẩu, tiêu ở tại động mạch trong nách[23]. Bản của kinh thủ Thiếu âm nằm ở đầu xương nhọn cổ tay, tiêu ở tại huyệt bối du[24]. Bản của kinh thủ Tâm chủ nằm ở trong khoảng giữa 2 đường gân phía sau bàn tay 2 thốn, tiêu ở tại dưới nách xuống 3 thốn[25]. Phàm tất cả được biểu hiện của những kinh trên, nếu phía dưới bị hư thì bị chứng choáng váng, phía trên bị thịnh thì bị nhiệt mà đau[26]. Nếu bị thực (thạch) (có thể dùng phép tả) để giải bớt cái kết ngưng được bệnh, nếu bị hư thì có thể dùng phép bổ để dẫn đạo cho chân khí phấn chấn (không còn suy nữa)[27]. Thần xin nói thêm về khí “nhai”, khí ở đầu có “nhai”, khí ở cẳng chân có “nhai”, cho nên khí ở đầu bị thực hay hư nên trị dứt ở não[28], nếu khí ở ngực bị thực hay hư nên trị dứt ở vùng bối du và các vùng động mạch nằm 2 bên rốn[29], nếu khí ở cẳng chân bị thực hay hư nên trị dứt ở huyệt Khí Nhai và huyệt Thừa Sơn và vùng trên dưới mắt cá[30]. Khi thủ các huyệt này, nên dùng hào châm, trước hết nên án vào nơi huyệt rất lâu, chừng nào mạch khí ứng với tay mới châm vào[31]. Nó trị các chứng đầu đau, choáng váng, té nhào, bụng đau, vùng Trung tiêu bị đầy, trướng lên dữ dội, nếu như các chứng tích khí mới có, đau nhưng có dời chỗ thì dễ khỏi, nếu tích khí mà không đau thì khó khỏi”[32]. THIÊN 53: LUẬN THỐNG Hoàng Đế hỏi Thiếu Du: "Sự cường hay nhược của cân và cốt, sự cứng mềm của cơ nhục, sự dày mỏng của bì phu, sự kín đáo và thưa rỗng của tấu lý (trong thân thể của con người), tất cả đều không đồng nhau, như vậy đối với sự cảm nhận và vấn đề đau nhức đối với việc châm bằng đá và mồi ngải cứu sẽ thế nào ?[1] Sự dày và mỏng, cứng và mềm của Trường Vị cũng không đồng nhau, như vậy đối với sự chịu đựng về tác dụng của độc dược sẽ thế nào ? Ta mong được nghe về tất cả những thắc mắc nói trên”[2]. Thiếu Du đáp: “Có 1 số người, xương của họ cứng, gân của họ mềm, thịt của họ mềm mại, bì phu dày, họ có thể chịu được sự đau nhức, và do đó, họ cũng có thể chịu đựng được sự thống cảm do châm và cứu gây nên”[3]. Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào có thể biết được số người nào đó chịu đựng được sự thống cảm do cứu đốt gây ra ?”[4]. Thiếu Du đáp: “Nếu có người thân thể cường tráng, thêm vào đó, họ có bì phu mầu đen, xương cốt rắn đẹp, họ có thể chịu được sự thống cảm của sự cứu đốt”[5]. Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào có thể biết được số người nào đó không chịu đựng được sự thống cảm do châm thích gây ra ?”[6]. Thiếu Du đáp: “Người nào cơ nhục rắn chắc mà bì phu mỏng, đa số họ không chịu đựng được sự thống cảm của sự châm thích, do đó đối với sự thống cảm của việc cứu đốt, họ cũng không chịu được”[7]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người đồng thời bị bệnh, nhưng có người thì dễ khỏi, có người lại khó khỏi, nguyên nhân nào khiến như thế ?”[8]. Thiếu Du đáp: “Nếu có những người đồng thời bị bệnh, người nào thân thể thường bị nhiệt thì chóng khỏi, còn người nào thân thể thường bị hàn thì khó (và lâu) khỏi”[9]. Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào có thể biết người nào chịu đựng được sự tấn công của độc dược ?”[10]. Thiếu Du đáp: “Khi nào Vị dầy, làn da đen, xương to, thân hình mập béo, những người này có thể chịu đựng được sự tấn công của các dược vật có độc tính[11]. Do đó, ta cũng biết được rằng những người thân hình gầy ốm, Vị mỏng, họ đều không thể chịu đựng được sự tấn công của các dược vật có độc tính”[12].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_3_3496.pdf
Tài liệu liên quan