Thiên 48: cấm phục

Lôi Công hỏi Hoàng Đế: “Đệ tử đã từng thọ nghiệp (y học), thông được Đạo của

Cửu châm 60 thiên, từ sáng đến chiều tối lúc nào cũng ân cần phục sự về nó, tìm

tòi đọc những sách vở xưa nay như biên tuyệt, giản cấu, tuy thế, đệ tử vẫn 1 lòng

đọc lên, ngâm nga lên không rời quyển sách, vậy mà cũng chưa giải được cái ý của

sách[1]. Thiên ‘Ngoại Súy’ có nói: hợp lại thành 1 thể thống nhất, đệ tử vẫn chưa

biết được câu này nói gì[2]. Ôi ! Câu nói đại tắc vô ngoại, tiểu tắc vô nội, đó là đại

tiểu vô cực, cao hạ vô độ, hợp lại như thế nào ?[3] Xưa nay các bậc có tài lực, có

người giỏi có người kém, nếu những người có trí, có lự nông cạn, chưa đạt đến

rộng lớn, sâu sắc mà tự miễn cưỡng để cầu học như đệ tử đây chẳng hạn, đệ tử sợ

rằng nó sẽ tản mạn vào hậu thế, hoặc sẽ bị tuyệt vào đời con cháu, dám xin hỏi bệ

hạ (thầy) về điểm tính yếu của nó như thế nào ?”[4].

Hoàng Đế đáp: "Thật là 1 câu hỏi khéo thay ! Đây là vấn đề mà bậc tiên sư cấm

truyền ra (phổ biến) 1 cách riêng tư, cần phải cắt tay uống máu ăn thề (mới truyền

được), nay đệ tử muốn biết được, tại sao không lo đến việc trai ?”[5].

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 48: cấm phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 48: CẤM PHỤC Lôi Công hỏi Hoàng Đế: “Đệ tử đã từng thọ nghiệp (y học), thông được Đạo của Cửu châm 60 thiên, từ sáng đến chiều tối lúc nào cũng ân cần phục sự về nó, tìm tòi đọc những sách vở xưa nay như biên tuyệt, giản cấu, tuy thế, đệ tử vẫn 1 lòng đọc lên, ngâm nga lên không rời quyển sách, vậy mà cũng chưa giải được cái ý của sách[1]. Thiên ‘Ngoại Súy’ có nói: hợp lại thành 1 thể thống nhất, đệ tử vẫn chưa biết được câu này nói gì[2]. Ôi ! Câu nói đại tắc vô ngoại, tiểu tắc vô nội, đó là đại tiểu vô cực, cao hạ vô độ, hợp lại như thế nào ?[3] Xưa nay các bậc có tài lực, có người giỏi có người kém, nếu những người có trí, có lự nông cạn, chưa đạt đến rộng lớn, sâu sắc mà tự miễn cưỡng để cầu học như đệ tử đây chẳng hạn, đệ tử sợ rằng nó sẽ tản mạn vào hậu thế, hoặc sẽ bị tuyệt vào đời con cháu, dám xin hỏi bệ hạ (thầy) về điểm tính yếu của nó như thế nào ?”[4]. Hoàng Đế đáp: "Thật là 1 câu hỏi khéo thay ! Đây là vấn đề mà bậc tiên sư cấm truyền ra (phổ biến) 1 cách riêng tư, cần phải cắt tay uống máu ăn thề (mới truyền được), nay đệ tử muốn biết được, tại sao không lo đến việc trai ?”[5]. Lôi Công lạy 2 lạy rồi đứng lên tâu: “Xin được nghe về mệnh của bệ hạ về việc này”[6]. Nói xong, Lôi Công bèn trai và giới trong 3 ngày, rồi tâu với Hoàng Đế : “Dám xin với bệ hạ, hôm nay là ngày chính Dương, đệ tử mong nhận được sự thề nguyền”[7]. Hoàng Đế bèn cùng với Lôi Công đi vào trai thất, cắt tay uống máu ăn thề[8]. Hoàng Đế thân mật chúc Lôi Công, nói: “Ngày nay là ngày chính Dương, uống máu để truyền phương, nếu ai dám phản bội lời thề, sẽ bị tai ương”[9]. Lôi Công lạy 2 lạy nói: “Đệ tử xin thọ nhận”[10]. Hoàng Đế tay trái nắm lấy tay của Lôi Công, tay phải trao sách, nói: “Nên thận trọng ! Nên thận trọng ! Ta xin nói với thầy: phàm cái lý của việc châm thích phải bắt đầu từ kinh mạch, nó vận hành kinh doanh, mạch độ có được sự dài ngắn của nó[11]. Bên trong, việc châm thích để chữa bệnh ở ngũ tạng, bên ngoài chữa lục phủ, thẩm xét để biết vệ khí là mẹ của trăm bệnh, điều hòa các hư thực để hư thực được khỏi, châm tả huyết lạc huyết (hư) ra hết mà không bị hiểm nguy vậy”[12]. Lôi Công nói : “Những điều bệ hạ nói, đệ tử đã được thông, nhưng chưa hiểu được những phép ràng buộc (gìn giữ)”[13]. Hoàng Đế nói: “Ôi ! Cái phương ràng buộc (gìn giữ) huyết khí với nhau cũng giống với ràng buộc 1 cái túi vậy[14]. Nếu cái túi đã đầy mà không ràng buộc lại thì nó sẽ tiết thoát ra ngoài, còn cái phương pháp làm cho huyết khí hợp lại với nhau đã thành mà không ràng buộc lại thì thần khí và huyết khí không còn đầy đủ nữa”[15]. Lôi Công nói : “Thần chỉ mong làm kẻ hạ tài (tầm thường), tức là túi chưa đầy mà đã lo ràng buộc rồi”[16]. Hoàng Đế nói: “Nếu chưa đầy mà đã lo ràng buộc, người đó chỉ là người công: khéo mà thôi, chứ không thể là bậc sư trong thiên hạ”[17]. Lôi Công nói : “Thần mong được nghe về sự khéo léo”[18]. Hoàng Đế nói: "Mạch Thốn khẩu chủ bên trong, mạch Nhân nghênh chủ bên ngoài, cả hai cùng ứng nhau, cùng đến cùng đi như thể là 1 sợi dây thẳng, lớn nhỏ đều nhau[19]. Nếu người nào mà mùa xuân và hạ mạch Nhân nghênh vi đại, mùa thu và đông mạch Thốn khẩu vi đại, ta gọi người đó là bình nhân[20]. Nếu như mạch Nhân nghênh lớn hơn mạch Thốn khẩu 1 lần (bội), đó là bệnh ở tại kinh túc Thiếu dương[21]. Lớn 1 lần mà lại táo, đó là bệnh ở tại kinh thủ Thiếu dương[22]. Mạch Nhân nghênh lớn hơn mạch Thốn khẩu 2 lần, đó là bệnh ở tại túc Thái dương[23]. Lớn hơn 2 lần mà lại táo, đó là bệnh ở tại kinh thủ Thái dương[24]. Mạch Nhân nghênh lớn hơn 3 lần, đó là bệnh ở tại kinh túc Dương minh[25]. Lớn hơn 3 lần mà lại táo, đó là bệnh ở kinh thủ Dương minh[26]. Khí thịnh thành nhiệt[27], khí hư thành hàn[28]. Mạch khẩn thành chứng thống tý[29], mạch đại: đột nhiên nặng, đột nhiên đứt đoạn[30]. Nếu thịnh thì châm tả, nếu hư thì châm bổ, nếu mạch khẩn thống thì châm vùng phận nhục, mạch đại thì châm lấy huyết lạc cùng với uống thuốc, nếu khí hãm xuống thì dùng phép cứu, nếu khí không thịnh, không hư, ta tùy kinh mà thủ huyệt châm, gọi đây là kinh thích[31]. Nếu mạch Nhân nghênh lớn 4 lần, thêm đại, thêm sắc, gọi là Dật Dương, Dật Dương gọi là Ngoại cách, chết không trị được[32].Người thầy thuốc phải thẩm xét có căn cứ trên cái lý gốc hoặc ngọn, phải xét được khí hàn nhiệt để nghiệm thấy cái bệnh của tạng phủ[33]. Nếu mạch Thốn khẩu lớn hơn mạch Nhân nghênh 1 lần, đó là bệnh ở tại túc Quyết âm[34]. Lớn 1 lần mà táo, đó là bệnh ở thủ Tâm chủ[35]. Mạch Thốn khẩu lớn 2 lần, đó là bệnh ở tại túc Thiếu âm[36]. Lớn 2 lần mà táo, đó là bệnh ở tại thủ Thiếu âm[37]. Mạch Thốn khẩu lớn 3 lần, đó là bệnh ở tại túc Thái âm[38]. Lớn 3 lần mà táo, đó là bệnh ở tại thủ Thái âm[39]. Khí thịnh thì bị chứng trướng mãn, hàn bên trong, ăn không tiêu[40]; khí hư thì nhiệt bên trong, tiêu ra phân nát, thiểu khí, nước tiểu biến màu[42]. Mạch khẩn thì bị chứng thống tý, mạch đại thì lúc đau nhức lúc ngưng[43]. Nếu khí thịnh thì châm tả[44], nếu khí hư thì châm bổ[45], mạch khẩn thì châm trước cứu sau[46], mạch đại thì châm lấy huyết lạc rồi sau đó mới điều khí[47], nếu khí hãm xuống thì chỉ dùng phép cứu (khi nói mạch hãm hạ có nghĩa là huyết kết bên trong, bên trong có nổi rõ đường huyết lạc)[48]. Huyết hàn thì nên cứu, nếu không thịnh không hư thì tùy kinh mà thủ huyệt châm[49]. Mạch Thốn khẩu lớn 4 lần, gọi là Nội quan, bị Nội quan còn thêm đại và sắc thì chết, không trị được[50]. Người thầy thuốc phải thẩm xét những dấu hiệu hàn ôn 1 cách có gốc ngọn, để nghiệm cho được bệnh của tạng phủ, để thông được những doanh thâu, bấy giờ mới truyền được đến ý nghĩa, đến phép lớn (đại số)[51]. Ý nghĩa lớn, phép lớn có nói: Thịnh thì chỉ châm tả, hư thì chỉ châm bổ, mạch khẩn thì cứu, thích, thêm phần uống thuốc, nếu khí hãm xuống thì chỉ có cứu mà thôi, nếu không thịnh không hư thì chọn huyệt theo kinh để châm, đây gọi là phép kinh trị[52]. Còn như phép uống thuốc, cũng như cứu hoặc châm có thể tùy theo tình hình thích hợp của kinh để thích nghi trong việc trị[53]. Trường hợp mạch cấp thì có thể dùng phép dẫn cứu hỗ trợ thêm[54], trường hợp mạch đại mà nhược thì để cho người bệnh yên tĩnh, dù có dùng sức để hỗ trợ cũng phải nhẹ nhàng thôi”[55].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_48_4733.pdf
Tài liệu liên quan