Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, đều khởi lên ở các khí Táo Thấp
Hàn Thử Phong Vũ, Âm Dương, vui mừng, giận dữ , ăn uống, cư xử, các khí hợp
lại để biểu hiện ra hình dáng, khi gây bệnh ở tạng nào đều có tên gọi[1]. Những
điều nói trên, ta đều biết cả rồi, nhưng có một điều là trăm bệnh xảy ra đa số đều
theo lẽ đán huệ (sớm) thì dễ chịu, trú an (sáng vẫn an lành), tịch gia (chiều đến thì
tăng lên), dạ thậm (giữa đêm thì nặng hơn), Tại sao thế ?”[2]
Kỳ Bá đáp : “Đó là do khí của tứ thời (bốn mùa) đã khiến như vậy”[3].
Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về khí của tứ thời”[4].
Kỳ Bá đáp : “Mùa xuân Sinh, mùa hạ Trưởng, mùa thu Thâu, mùa đông Tàng, đó
là lẽ thường của khí, (khí) của con ngươiø cũng ứng theo lẽ đó[5]. Vì mỗi ngày
cũng phân làm tứ thời: buổi sáng thuộc mùa xuân, giữa trưa thuộc mùa hạ, mặt
trời lặn thuộc mùa thu, dạ nửa đêm thuộc mùa đông[6]. Buổi sáng là lúc nhân khí
(Dương khí) bắt đầu sinh, bệnh khí đang suy, cho nên gọi là huệ; buổi trưa là lúc
nhân khí Trưởng, mà nhân khí đang Trưởng, nó sẽ thắng tà khí, cho nên gọi là an;
buổi chiều tối là lúc nhân khí bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh, cho nên gọi là gia;
lúc nửa đêm, nhân khí nhập vào trong để tàng, chỉ còn tà khí ở một mình bên ngoà i
thân, cho nên gọi là thậm”[7].
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 44: thuận khí nhất nhật phân vi tứ thời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 44: THUẬN KHÍ NHẤT NHẬT PHÂN VI TỨ THỜI
Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, đều khởi lên ở các khí Táo Thấp
Hàn Thử Phong Vũ, Âm Dương, vui mừng, giận dữ , ăn uống, cư xử, các khí hợp
lại để biểu hiện ra hình dáng, khi gây bệnh ở tạng nào đều có tên gọi[1]. Những
điều nói trên, ta đều biết cả rồi, nhưng có một điều là trăm bệnh xảy ra đa số đều
theo lẽ đán huệ (sớm) thì dễ chịu, trú an (sáng vẫn an lành), tịch gia (chiều đến thì
tăng lên), dạ thậm (giữa đêm thì nặng hơn), Tại sao thế ?”[2]
Kỳ Bá đáp : “Đó là do khí của tứ thời (bốn mùa) đã khiến như vậy”[3].
Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về khí của tứ thời”[4].
Kỳ Bá đáp : “Mùa xuân Sinh, mùa hạ Trưởng, mùa thu Thâu, mùa đông Tàng, đó
là lẽ thường của khí, (khí) của con ngươiø cũng ứng theo lẽ đó[5]. Vì mỗi ngày
cũng phân làm tứ thời: buổi sáng thuộc mùa xuân, giữa trưa thuộc mùa hạ, mặt
trời lặn thuộc mùa thu, dạ nửa đêm thuộc mùa đông[6]. Buổi sáng là lúc nhân khí
(Dương khí) bắt đầu sinh, bệnh khí đang suy, cho nên gọi là huệ; buổi trưa là lúc
nhân khí Trưởng, mà nhân khí đang Trưởng, nó sẽ thắng tà khí, cho nên gọi là an;
buổi chiều tối là lúc nhân khí bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh, cho nên gọi là gia;
lúc nửa đêm, nhân khí nhập vào trong để tàng, chỉ còn tà khí ở một mình bên ngoài
thân, cho nên gọi là thậm”[7].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề ứng với thời kỳ này có khi nghịch lại, tại sao ?”[8].
Kỳ Bá đáp : “Đây là trường hợp không ứng với khí của tứ thời, mỗi tạng 1 mình
chủ lấy bệnh của mình, vì thế xem tạng khí nào không thắng thời thì bệnh nặng, và
xem tạng khí nào thắng thời thì khỏi”[9].
Hoàng Đế hỏi: “Phép trị phải thế nào ?”[10].
Kỳ Bá đáp : “Nếu thuận với thời của Thiên thì bệnh có thể trị đúng lúc, người thầy
nào trị theo lẽ thuận được gọi là khéo, người nào trị theo lẽ nghịch gọi là vụng
về”[11].
Hoàng Đế nói: “Đúng vậy ! “[12].
Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe nói phép châm có ngũ biến để chủ cho ngũ du huyệt, Ta
mong được nghe về con số ngũ biến ấy”[13].
Kỳ Bá đáp : “Con người có ngũ tạng, ngũ tạng có ngũ biến, ngũ biến có ngũ du,
cho nên ngũ ngũ thành nhị thập ngũ du, nhằm ứng với ngũ thời ! “[14].
Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về ngũ biến”[15].
Kỳ Bá đáp : “Can thuộc mẫu tạng (tạng đực), Dương, sắc của nó xanh, thời của nó
là mùa xuân, âm của nó là giốc, vị của nó chua, nhật của nó là Giáp Ất[16]. Tâm
thuộc mẫu tạng, sắc của nóđỏ, thời của nó là mùa hạ, nhật của nó là Bính Đinh, âm
của nó là chủy, vị của nó đắng[17]. Tỳ thuộc tẫn tạng (tạng cái), Âm, sắc của nó
vàng, thời của nó là trưởng hạ, nhật của nó là Mậu Kỷ, âm của nó là cung, vị của
nóngọt[18]. Phế thuộc tẫn tạng (tạng cái), sắc của nó trắng, âm của nó thương, thời
của nó là mùa thu, nhật của nó là Canh Tân, vị của nó cay[19]. Thận thuộc tẫn
tạng, sắc của nó đen, thời của nó là mùa đông, nhật của nó là Nhâm Qúy, âm của
nó là vũ, vị của nómặn; ta gọi đây là ngũ biến”[20].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề chủ ngũ du như thế nào ?”[21].
Kỳ Bá đáp : “Tạng chủ mùa đông, mùa đông châm huyệt Tỉnh; sắc chủ mùa xuân,
mùa xuân châm huyệt Huỳnh; thời chủ mùa hạ, mùa hạ châm huyệt Du; âm chủ
mùa trưởng hạ, mùa trưởng hạ châm huyệt Kinh; vị chủ mùa thu, mùa thu châm
huyệt Hợp; đây là ngũ biến làm chủ ngũ du huyệt”[22].
Hoàng Đế hỏi: “Các huyệt Nguyên hợp với huyệt nào và nó ứng gì đến lục du
?”[23].
Kỳ Bá đáp : “Chỉ riêng có huyệt Nguyên là không ứng với ngũ thời, nó hợp với
huyệt Kinh để ứng với con số lục du, Cho nên lục lục là tam thập huyệt lục du
?”[24].
Hoàng Đế hỏi: “Thế nào gọi là tạng chủ mùa đông, thời chủ mùa hạ, âm chủ mùa
trưởng hạ, vị chủ mùa thu, sắc chủ mùa xuân, Ta mong được nghe về nguyên nhân
ấy”[25].
Kỳ Bá đáp : “Bệnh ở tại tạng: châm huyệt Tĩnh; Bệnh biến ở sắc: châm huyệt
Huỳnh; Bệnh lúc ngưng lúc nặng: châm huyệt Du; Bệnh có thay đổi ở âm thanh:
châm huyệt Kinh; Kinh mạch bị mãn vì huyết, đó là bệnh ở Vị, cùng với chứng
bệnh do ăn uống không điều tiết: c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_44_9688.pdf