Hoàng Đế hỏi: ‘Trời có 8 thứ gió, Kinh có 5 thứ gió, là nghĩa thế nào’? [1]
Kỳ Bá thưa: ‘Tám thứ gió nếu là ‘tà phong’, phạm vào kinh, tức thành Kinh
phong, nó xÂm vào 5 tạng, bệnh sẽ do đó mà phát sinh [2].
Chỉ cần được cái ‘sở thắng’ của 4 mùa, như : Xuân thắng Trường hạ, Trường
hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân. Đó tức l à cái
sở thắng của nó [3].
Đông phong sinh về mùa Xuân, bệnh phát tại Can du và cổ gáy [4]. Nam
phong sinh về mùa Hạ, bệnh phát tại Tâm du và Hung hiếp [5]. Tây phong sinh
về mùa thu, bệnh phát tại Phế du và vai, lưng [6]. Bắc phong sinh về mùa
Đông, bệnh phát tại Thận du và lưng, đùi [7]. Trung ương là Thổ, bệnh phát
tại Tỳ du và cột sống [8].
Cho nên, Xuân khí, thường phát bệnh tại đầu, Hạ khí, thường phát bệnh tại
tạng, Thu khí, thường phát bệnh tại vai và lưng; Đông khí, thường phát bệnh
tại tứ chi.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 4 : kim quĩ chân ngôn luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên 4 : KIM QUĨ CHÂN NGÔN LUẬN
Hoàng Đế hỏi: ‘Trời có 8 thứ gió, Kinh có 5 thứ gió, là nghĩa thế nào’? [1]
Kỳ Bá thưa: ‘Tám thứ gió nếu là ‘tà phong’, phạm vào kinh, tức thành Kinh
phong, nó xÂm vào 5 tạng, bệnh sẽ do đó mà phát sinh [2].
Chỉ cần được cái ‘sở thắng’ của 4 mùa, như : Xuân thắng Trường hạ, Trường
hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân. Đó tức là cái
sở thắng của nó [3].
Đông phong sinh về mùa Xuân, bệnh phát tại Can du và cổ gáy [4]. Nam
phong sinh về mùa Hạ, bệnh phát tại Tâm du và Hung hiếp [5]. Tây phong sinh
về mùa thu, bệnh phát tại Phế du và vai, lưng [6]. Bắc phong sinh về mùa
Đông, bệnh phát tại Thận du và lưng, đùi [7]. Trung ương là Thổ, bệnh phát
tại Tỳ du và cột sống [8].
Cho nên, Xuân khí, thường phát bệnh tại đầu, Hạ khí, thường phát bệnh tại
tạng, Thu khí, thường phát bệnh tại vai và lưng; Đông khí, thường phát bệnh
tại tứ chi.
Cho nên, về mùa Đông nếu biết giữ gìn cẩn thận, không để cho dương khí quá
háo tán ra ngoài, thì sang Xuân sẽ không bị các chứng như vhảy máu cam, và
bệnh ở cổ gáy. Trọng hạ không bị bệnh ở ngực sườn , Trường hạ không bị
đổng tiết, trong bụng lạnh, Thu không bị phong ngược, Đông không bị tý quyết
và xôn tiết hãn xuất .
Nghĩ như tinh, là cái gốc của sinh mệnh con người. Cho nên người biết tạng
tinh (giữ gìn, dè dặt) thì mùa xuân không mắc bệnh ôn. Về mùa Hạ, nếu thủ
hãn (nắng nực ra mồ hôi) không tiết ra được, sang thu sẽ thành bệnh phong
ngược... Đó là mạch pháp của bình nhân người thường, không bệnh.
Cho nên nói rằng trong Âm có Âm, trong Dương có Dương. Trong một ngày
thì ban ngày là dương, ban đêm là âm. Từ sáng sớm đến giữa trưa, là Dương ở
trong Dương, từ giưã trưa đến hoàng hôn, là Âm ở trong Dương, từ hoàng hôn
đến gà gáy, là Âm ở trong Âm, từ gà gáy đến sáng sớm, là Dương ở trong Âm.
Cho nên con người cũng ứng theo như vậy.
Nóùi về Âm Dương thuộc con người thì: ngoài là Dương trong là Âm, sau lưng
là Dương, trước bụng là Âm; nói về Âm Dương ở trong tạng phủ con người
thì: tạng là Âm, Phủ là Dương.
Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là 5 tạng, đều thuộc Âm, Đảm, Vị, Đại trường, Tiểu
trường, Bàng quang, Tam tiêu là 6 phủ đều thuộc Dương.
Sở dĩ muốn biết: Âm ở trong Âm, Dương ở trong Dương, là vì: Mùa Đông
bệnh tại Âm, mùa Hạ bệnh Dương, mùa Xuân bệnh tại Âm, mùa thu bệnh tại
Dương... Biết được bệnh tại đâu, có thể dùng chÂm thạch để điều trị.
Cho nên, lưng thuộc Dương, mà Dương ở trong Dương, tức là Tâm, nếu Âm ở
trong Dương, lại là Phế, Phúc thuộc Âm, mà Âm ở trong Âm, tức là Thận; nếu
Dương ở trong Âm, lại là Can, Phúc thuộc Âm, nếu chi Âm ở trong Âm, lại là
Tỳ.
Đó đều là sự du ứng của Âm, Dương, Biểu, Lý, Nóäi, Ngoại, Tạng, Phủ vậy.
Hoàng Đế hỏi:
Năm tạng ứng với bốn mùa, vậy có sự thâu thụ (tiếp nhận, liên lạc) vì không?
Kỳ Bá thưa:
Có. Đông phương sắc xanh, thông vào Can, khai khiếu lên mắt, tạng Tinh ở
Can. Phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Về vị là chua, thuộc về loài thảo mộc,
thuộc về lục súc là con gà, thuộc về ngũ cốc là lúa mạch, thuộc về bốn mùa
trên ứng với Tuế tinh, Xuân khí, thuộc về bộ phận đầu; thuộc về âm thanh là
cung giốc, thuộc về số là số tám, thuộc về mùi là mùi hôi. Do đó, biết là
thường phát sinh ra bệnh ở gân.
Nam phương sắc đỏ, thông vào với tạng Tâm, khai khiếu lên tai, tạng tinh ở
Tâm. Bệnh phát sinh ở cả 5 Tạng, về vị là vị đắng (khổ) và thuộc về hỏa, thuộc
về lục súc là dê, thuộc về ngũ cốc là thử, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao
Huỳnh, thuộc về âm là cung chủy, thuộc về số là số 7, thuộc về mùi là mùi
hắc, do đó; biết là thường sinh bệnh ở mạch.
Trung ương sắc vàng, thông vào với Tỳ, khai khiếu lên miệng. Tạng tinh ở Tỳ,
Bệnh phát sinh ở cuống lưỡi , về vị là ngọt (cam), và thuộc về Thổ, thuộc về
lục súc là con bò, thuộc về ngũ cốc là tắc, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao
Chấn, thuộc về âm là cung, thuộc về số là số 5, thuộc về mùi là mùi thơm, do
đó, biết là thường sinh bệnh tại nhục - thịt.
Tây phương sắc trắng, thông vào với Phế, khai khiếu ở mũi, tạng tinh ở Phế,
bệnh phát sinh ở vai, về vị là cay và thuộc về Kim, thuộc về lục súc là ngựa,
thuộc về ngũ cốc là đạo, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thái bạch, thuộc
về âm là cung thương, thuộc về số là số chín, thuộc về mùi là mùi tanh, do đó
biết là thường sinh bệnh tại bì mao.
Bắc phương sắc đen, thông vào với Thận, khai khiếu ở nhị Âm (tiền Âm và
hậu Âm), tạng tinh với Thận, Bệnh phát sinh ở Khê, về vị là vị mặn và thuộc
về Thủy, thuộc về lục súc là con heo, thuộc về ngũ cốc là đậu, về bốn mùa thì
ứng với sao Thần, về âm là cung vũ, về số là số 6, về mùi là mùi húc mục, do
đó, biết là thường sinh bệnh tại xương.
Vậy nên người giỏi về xem mạch: phải xét rõ sự ‘nghịch tòng’ của 5 tạng, 6
phủ, và cái cội nguồn của Âm, Dương, Biểu, Lý và Tạng, Phủ... ghi nhớ ở
trong tâm ý, hợp với tinh thần, sẽ biết được rõ rệt, khỏi phải hồ đồ thế là đắc
đạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_4_689.pdf