Thiên 37: ngũ duyệt ngũ sứ

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói phép châm phải xét cho được ngũ quan, ngũ duyệt

nhằm thấy được ngũ khí[1]. Ngũ khí chính là sứ giả của ngũ tạng, là nơi phối hợp

với ngũ thời, Ta mong được nghe về vai trò của ngũ sứ xuất hiện như thế nào

?"[2].

Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan là nơi biểu hiện bề ngoài của ngũ tạng"[3].

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe nó phải xuất hiện như thế nào để gọi được là

thường ?"[4].

Kỳ Bá đáp : "Mạch xuất hiện nơi Khí khẩu, sắc hiện ra ở Minh đường, ngũ sắc

xuất hiện thay đổi nhằm ứng với ngũ thời đúng với mỗi vai trò thường của

chúng[5]. Kinh khí nhập vào tạng, ta phải trị ở bên trong"[6].

Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy ! Phải chăng chỉ có ngũ sắc là quyết biểu hiện rõ được

trên Minh đường ?"[7].

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 37: ngũ duyệt ngũ sứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 37: NGŨ DUYỆT NGŨ SỨ Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói phép châm phải xét cho được ngũ quan, ngũ duyệt nhằm thấy được ngũ khí[1]. Ngũ khí chính là sứ giả của ngũ tạng, là nơi phối hợp với ngũ thời, Ta mong được nghe về vai trò của ngũ sứ xuất hiện như thế nào ?"[2]. Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan là nơi biểu hiện bề ngoài của ngũ tạng"[3]. Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe nó phải xuất hiện như thế nào để gọi được là thường ?"[4]. Kỳ Bá đáp : "Mạch xuất hiện nơi Khí khẩu, sắc hiện ra ở Minh đường, ngũ sắc xuất hiện thay đổi nhằm ứng với ngũ thời đúng với mỗi vai trò thường của chúng[5]. Kinh khí nhập vào tạng, ta phải trị ở bên trong"[6]. Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy ! Phải chăng chỉ có ngũ sắc là quyết biểu hiện rõ được trên Minh đường ?"[7]. Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan đã làm phân biệt được (gương mặt), phần Khuyết đình đã phân bày ra rõ ràng làm nổi bật được Minh đường (mũi)[8]. Minh đường to rộng, vùng phồn tế hiện rõ ra ngoài, vành tai vuông dựng cao lên như bức tường có nền chắc chắn, tất cả đều thoáng, rộng[9]. Nếu ngũ sắc không loạn (bình), (thổ cơ) bằng phẳng, rộng rãi, người ấy sẽ sống thọ đến trăm tuổi[10]. Gặp được người như vậy, châm rất là kết quả, bởi vì những người này huyết khí có dư, cơ nhục rắn và kín đáo, vì thế có thể khuyên họ nên châm (để chữa bệnh)[11]. Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe về ngũ quan"[12]. Kỳ Bá đáp : "Mũi là quan của Phế, mắt là quan của Can, miệng và môi là quan của Tỳ, lưỡi là quan của Tâm, tai là quan của Thận"[13]. Hoàng Đế hỏi: "Dựa vào những quan này biểu lộ được gì ?"[14]. Kỳ Bá đáp : "Chúng biểu lộ được khí của ngũ tạng[15]. Cho nên, Phế bệnh thì suyễn tức mũi phồng lên[16], Can bệnh thì mí mắt xanh[17], Tỳ bệnh thì môi vàng[18], Tâm bệnh thì lưỡi bị cuốn ngắn lại, lưỡng quyền đỏ lên[19], Thận bệnh thì quyền và má bị đen"[20]. Hoàng Đế hỏi: "Ngũ mạch xuất hiện 1 cách an nhiên (không việc gì xảy ra), ngũ sắc xuất hiện 1 cách an nhiên, (có người) sắc vẫn bình thường mà vẫn nguy là tại sao ?"[21]. Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan không tỏ, khuyết và đình không rộng, vùng Minh đường nhỏ, phần phồn và tế không rõ, phần tường cơ thấp, dưới chân tường không có nền tảng, dái tai và vành tai vảnh ra ngoài, người như thế, tuy trong lúc sống bình thường mà cũng đã nguy rồi, huống gì thêm bị bệnh tật nữa !"[22]. Hoàng Đế hỏi: "Ngũ sắc hiện ra nơi Minh đường nhằm xét được khí của ngũ tạng, phần trái phải, cao thấp có bộc lộ được sự tương ứng về hình dạng không ?"[23]. Kỳ Bá đáp : "Phủ tạng nằm bên trong con người, mỗi tạng phủ đều nằm theo thứ lớp của mình, trái phải, cao thấp đều theo đúng với mức độ của mình"[24]. THIÊN 38: NGHỊCH THUẬN PHÌ SẤU Hoàng Đế hỏi: "Ta được nghe thầy nói về phép châm, nghe rất nhiều và rất rõ ràng, Đạo của thầy dường như ứng với tùy lúc, tức là u ẩn xa xôi mà lại đáng tin, chứ không phải là một cái gì đó rất vững chãi, rõ ràng, đấy là nhờ vào việc học và hỏi 1 cách thuần thục mới biết hay là nhờ vào thẩm sát vạn vật mà Tâm mình sinh ra biết được ?"[1]. Kỳ Bá đáp : "Thánh nhân thực hiện cái Đạo của mình, trên hợp với Thiên, dưới hợp với Địa, giữa hợp với nhân sự, tất cả đều phải có cái phép rõ ràng, nhằm dựng lên cái đồ sử, nhằm kiểm tra cái pháp thức, nhờ vậy sau mới có thể truyền lại cho đời sau[2]. Vì thế, người thợ không thể vất bỏ cái thước đo xích thốn để mà ức đoán vật ngắn dài, không thể bỏ sợi dây mực mà tính được mực nước, người làm công không thể để yên cây thước tròn mà vẽ nên vòng tròn, không thể vứt cây thước vuông mà vẽ được góc vuông[3]. Nếu ta biết cách dùng những loại dụng cụ này sẽ xử lý 1 cách vững vàng vạn vật trong tự nhiên, nếu ta áp dụng cách truyền dạy dễ dàng, ta sẽ biết cái lẽ thường của việc nghịch thuận"[4]. Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về vấn đề tự nhiên như thế nào ?"[5]. Kỳ Bá đáp : "Xuống dưới chỗ sâu để khai nước, không cần phải dùng công lực mà nước dễ cạn, nước theo hang động để mà khai đường thì dễ thông với mạch nước, đây ý nói về sự hoạt sáp của khí, sự thanh trọc của huyết, sự thuận nghịch của đường vận hành vậy"[6]. Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về màu da trắng đen, dáng mập gầy, nhỏ lớn, mỗi dạng người như vậy, phép châm có theo 1 độ số nào không ?"[7]. Kỳ Bá đáp : "Những người ở vào lứa tuổi tráng đại (mạnh khỏe, to), huyết khí họ sung mãn, tràn đầy, da dẻ vững chắc, nhân lúc nào đó bị tà khí tấn công, châm những người này phải châm sâu và lưu kim sâu[8]. Đối với những loại người mập béo, vai nách rộng, phần nhục ở cổ gáy mỏng, da dầy mà sắc đen, môi dày lên, huyết sắc đen mà trọc, khí sắc mà trì, những người này có cuộc sống tham lam, thích lấy chiếm vật cho mình, châm những người này phải châm kim sâu và lưu kim lâu, châm nhiều lần"[9]. Hoàng Đế hỏi: "Châm người gầy phải thế nào ?"[10]. Kỳ Bá đáp : "Người gầy thì da mỏng, sắc kém, cơ nhục gầy tong teo, môi mỏng tiếng nói nhỏ, huyết họ thanh, khí họ hoạt, dễ thoát khí, dễ tổn huyết, Châm những người này phải châm cạn mà nhanh"[11]. Hoàng Đế hỏi: "Châm người bình thường như thế nào ?"[12]. Kỳ Bá đáp : "Nên xem xét màu sắc trắng hay đen để mà áp dụng châm cho mỗi trường hợp[13]. Riêng người đoan chính, đôn hậu, huyết khí của họ hòa điệu, châm những người này phải theo lẽ thường số"[14]. Hoàng Đế hỏi: "Châm cho những bậc tráng sĩ, cốt khí của họ chân, cơ nhục họ rắn chắc, bàn tay chân họ thư thả, dáng người dõng dạc, những loại người này, nếu thuộc về dạng trầm nặng thì khí sắc và huyết trọc, châm phải sâu và lưu kim lâu, tăng thêm mức độ châm; nếu thuộc về dạng nhẹ nhàng thì khí hoạt, huyết thanh, châm phải cạn rút kim nhanh"[15]. Hoàng Đế hỏi: "Châm trẻ nhỏ như thế nào ?"[16]. Kỳ Bá đáp : "Trẻ nhỏ thì cơ nhục mềm, huyết ít, khí nhược, châm cho chúng phải dùng hào châm, châm cạn mà nhanh, mỗi ngày châm 2 lần cũng được"[17]. Hoàng Đế hỏi: "Châm theo cách gọi là ‘lâm thâm quyết thủy’ phải thế nào ?"[18]. Kỳ Bá đáp : "Người mà huyết thanh khí trọc, nếu châm tả nhanh sẽ làm cho khí bị kiệt"[19]. Hoàng Đế hỏi: "Châm theo cách gọi là ‘tuần quật quyết xung’ phải thế nào ?"[20]. Kỳ Bá đáp : "Người mà huyết trọc khí sắc, nếu châm tả nhanh thì kinh có thể thông"[21]. Hoàng Đế hỏi: "Mạch vận hành theo nghịch thuận như thế nào ?"[22]. Kỳ Bá đáp : "Tam Âm của Thủ đi từ tạng ra đến tay, Tam dương của Thủ đi từ Thủ lên đến đầu, Tam Dương của Túc đi từ đầu xuống chân, Tam Âm của Túc đi từ Túc lên bụng"[23]. Hoàng Đế hỏi: "Chỉ riêng mạch túc Thiếu âm có đoạn đi xuống, tại sao thế ?"[24]. Kỳ Bá đáp : "Không phải vậy ! Ôi ! Xung mạch là biển của ngũ tạng lục phủ, ngũ tạng lục phủ đều bẩm thụ khí nơi mạch này[25]. Khi đi lên trên, nó xuất ra ở kháng tảng, làm ướt các kinh Dương, tưới thấm các kinh tinh (âm)[26]. Khi đi xuống, nó rót vào huyệt Đại lạc của kinh Thiếu âm, rồi xuất ra ở huyệt Khí nhai, tuần hành theo mép trong của đùi trên, nhập vào kheo chân, nó lại đi chìm vào trong xương đùi đến sau mắt cá trong, thuộc vào đây[27]. Một chi biệt đi xuống cùng với kinh Thiếu âm, tưới thắm các kinh của tam Âm[28]. Ở phía trước, một đường đi chìm vào trong bàn chân, dọc theo bàn chân, nhập vào khoảng giữa ngón cái, nhằm tưới thắm các lạc mạch và làm ấm cơ nhục[29]. Cho nên khi biệt lạc này bị kết thì mạch ở bàn chân bất động, bất động thì bị quyết, bị hàn"[30]. Hoàng Đế hỏi: "Ta lấy gì để phân biệt ?"[31]. Kỳ Bá đáp : "Ta dùng ngũ quan để dẫn dắt, ta thiết (mạch) để nghiệm lại, nếu không phải là (biệt lạc về bị kết) thì (mạch) tất sẽ động, nhờ vậy mà ta biết được rõ về lẽ nghịch thuận"[32]. Hoàng Đế nói: "Thật khó khăn thay cho bậc Thánh nhân trong khi hành đạo, nó sáng tỏ như vầng nhật nguyệt, nó tế vi từng hào, từng ly, nếu không phải là người như phu tử, ai có thể hiểu biết và trình bày như vậy được !"[33].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_37_1583.pdf
Tài liệu liên quan