Khi nói rằng: Dễ trình bày (dị trần ) có nghĩa là dễ nói [1]. Khó vào (nan nhập) có
nghĩa là khó làm cho người khác sáng tỏ vấn đề [2]. Sự vụng về (thô thủ hình) là
lo giữ về mặt hình thái của bệnh, có nghĩa là (người châm) chỉ lo giữ lấy phép
châm [3]. Sự khéo léo (thượng thủ thần) là phải lưu ý đến thần khí, có nghĩa là
(người châm) phải chú ý đến huyết khí của người bệnh đang hữu dư hay bất túc để
mà bổ tả [4]. ‘ Thần’ tức là chỉ vào chính khí [5]. ‘Khách ‘ tức là chỉ vào tà khí [6].
Tại cửa, ý nói tà khí tuần hành theo chính khí để ra vào (thân thể) [7]. Chưa thấy
được bệnh ở đâu ? có nghĩa là đặt vấn đề biết trước tà khí hay chính khí đang ở
kinh nào đang bệnh [8]. Làm sao biết được nguyên gốc của bệnh? có nghĩa là
(người châm) biết được trước kinh bị bệnh, và nên thủ huyệt chỗ nào [9]. Sự vi
diệu của phép châm là ở chỗ nhanh hay chậm, đó là nói về vấn đề chậm hay nhanh
[10]. Phương pháp vụng về (thô thủ quan) là chỉ lo giữ lấy phép châm, ý nói người
châm chỉ biết lo giữ lấy tứ chi mà không biết tới sự vãng lai của huyết khí, của
chính khí hay tà khí [11]. Phương pháp khéo léo (thượng thủ cơ ) là lo giữ cơ (ý
nói người châm biết giữ lấy khí) [12]. Động của cơ là người châm không được rời
sự chú ý của mình đối với huyệt khí, ý nói người châm biết được sự hư thực của
khí để dụng châm nhanh hay chậm [13]. Cơ của huyệt khí vận hành một cách
thanh tịnh, cho nên phải chú ý 1 cách tinh vi, ý nói khi châm phải đợi cho đắc khí,
ngầm ý nói rằng phải giữ lấy khí đừng để cho mất [14].
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 3: tiểu châm giải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 3: TIỂU CHÂM GIẢI
Khi nói rằng: Dễ trình bày (dị trần ) có nghĩa là dễ nói [1]. Khó vào (nan nhập) có
nghĩa là khó làm cho người khác sáng tỏ vấn đề [2]. Sự vụng về (thô thủ hình) là
lo giữ về mặt hình thái của bệnh, có nghĩa là (người châm) chỉ lo giữ lấy phép
châm [3]. Sự khéo léo (thượng thủ thần) là phải lưu ý đến thần khí, có nghĩa là
(người châm) phải chú ý đến huyết khí của người bệnh đang hữu dư hay bất túc để
mà bổ tả [4]. ‘ Thần’ tức là chỉ vào chính khí [5]. ‘Khách ‘ tức là chỉ vào tà khí [6].
Tại cửa, ý nói tà khí tuần hành theo chính khí để ra vào (thân thể) [7]. Chưa thấy
được bệnh ở đâu ? có nghĩa là đặt vấn đề biết trước tà khí hay chính khí đang ở
kinh nào đang bệnh [8]. Làm sao biết được nguyên gốc của bệnh? có nghĩa là
(người châm) biết được trước kinh bị bệnh, và nên thủ huyệt chỗ nào [9]. Sự vi
diệu của phép châm là ở chỗ nhanh hay chậm, đó là nói về vấn đề chậm hay nhanh
[10]. Phương pháp vụng về (thô thủ quan) là chỉ lo giữ lấy phép châm, ý nói người
châm chỉ biết lo giữ lấy tứ chi mà không biết tới sự vãng lai của huyết khí, của
chính khí hay tà khí [11]. Phương pháp khéo léo (thượng thủ cơ ) là lo giữ cơ (ý
nói người châm biết giữ lấy khí) [12]. Động của cơ là người châm không được rời
sự chú ý của mình đối với huyệt khí, ý nói người châm biết được sự hư thực của
khí để dụng châm nhanh hay chậm [13]. Cơ của huyệt khí vận hành một cách
thanh tịnh, cho nên phải chú ý 1 cách tinh vi, ý nói khi châm phải đợi cho đắc khí,
ngầm ý nói rằng phải giữ lấy khí đừng để cho mất [14]. Không nên đón gặp khi nó
đến, ý nói rằng khi khí thịnh thì không nên châm bổ [15]. Không nên rượt theo khi
nó ra đi, ý nói rằng khi khí hư thực thì không nên châm tả [16]. Không để sai sót
dù là việc nhỏ bằng 1 sợi tóc, là có ý nói rằng khí dễ bị mất [17]. Đánh vào nó, nó
cũng không phát, ý nói (người châm) không biết vấn đề bổ hay tả, như vậy dù cho
có làm cho huyết khí bị kiệt tận đi nữa thì bệnh khí cũng không ứng [18]. Biết
được con đường tới lui của khí, có nghĩa là biết được sự nghịch thuận hay thịnh
suy của khí [19]. Biết được lúc nào thủ huyệt để châm, có nghĩa là biết cái “thời”
thủ huyệt để đắc khí [20]. Sự tối tăm khi chỉ biết có cái thô, ý nói (người châm) bị
mờ tối không biết sự vi diệu và kín đáo của khí [21]. Khéo léo thay cho người nào
biết rõ châm ý, có nghĩa là sự hiểu biết tường tận về châm ý [22].
Khí tới (vãng) gọi là nghịch, ý nói khi khí bị hư thì mạch bị tiểu, chữ “tiểu” có
nghĩa là nghịch[23]. Khí lui (lai) gọi là thuận, ý nói sự “bình” của hình và khí, chữ
“bình” có nghĩa là thuận [24]. Biết được sự nghịch hay thuận thì sẽ thực hành việc
châm bằng con đường chính đạo, không còn thắc mắc gì nữa, ý nói (người châm)
biết được nơi nào phải thủ huyệt nào [25]. Khí nghịch mà châm đoạt, ý nói là
châm tả [26]. Rượt theo để cứu thêm, ý nói là châm bổ [27].
Khi nói rằng: Hư thì châm theo thực, ý nói mạch khí khẩu hư nên châm bổ [28].
Mãn thì châm theo tiết (tả), ý nói mạch khí khẩu thịnh nên châm tả [29]. Tà khí bị
tích lâu ngày thì phải trừ đi, ý nói phải châm xuất huyết ở mạch [30]. Tà khí thắng
thì dùng phép châm hư, ý nói rằng nếu ở các kinh có thịnh khí, nên châm tả khí đi
[31]. Châm rồi nhanh gọi là châm thực, ý nói lúc châm vào phải thật chậm, khi rút
kim ra phải nhanh [32]. Nhanh rồi châm gọi là châm hư, ý nói lúc châm vào phải
nhanh, rút kim ra thật chậm [33]. Khi nói ‘thực và hư’ là muốn nói đến một cái gì
như có, như không có, là có ý nói rằng thực tức là hữu khí, còn hư tức là vô khí
[34]. Xét sau và trước như còn như mất, ý nói về sự hư thực của khí và vấn đề bồ
tả trước và sau, xét khi nào khí đã trỡ lại như bình thường [35].
Khi nói đến hư và thực là muốn nói đến một cái gì như có như không có, ý nói
rằng khi châm bổ, ta sẽ phải cảm thấy như (nơi dưới mũi kim) đang có một cái gì
tràn ngập, khi châm tả, ta sẽ thấy như đang bị đánh mất một cái gì một cách không
rõ ràng [36]. Ôi ! Khí ở tại mạch : tà khí trúng thì ở trên, ý nói rằng khi tà khí trúng
vào người thì ở trên, cho nên mới nói ‘tà khí tại thượng’ vậy [37]. Trọc khí (trúng)
thì ở giữa, ý nói thủy cốc đều nhập vào Vị, tinh khí của nó lên trên ‘rót’ vào Phế,
trọc khí của nó lưu chảy (giữ lại) nơi Trường Vị, nếu sống không thích ứng được
với sự ấm lạnh, và nếu ăn uống không điều độ thì bệnh sẽ xảy ra nơi Trường Vị, đó
là ý nghĩa của câu ‘Trọc khí tại trung’ vậy [38]. Thanh khí trúng thì ở dưới, ý nói
địa khí thanh và thấp, khi trúng vào người, ắt sẽ bắt đầu từ chân, đó là ý nghĩa của
câu ‘Thanh khí tại hạ’ vậy [39]. Châm vào hãm mạch thì tà khí bị xuất ra, có nghĩa
là đuổi dương tà đang ở trên [40]. Châm trung mạch thì tà (trọc) khí xuất ra, đây
nói là phải thủ huyệt Hợp của kinh Túc Dương minh [41]. Châm vào quá sâu thì,
ngược lại, tà khí trầm xuống, ý nói rằng những bệnh cạn và nổi (bên ngoài) không
nên châm quá sâu, bởi vì nếu châm sâu thì tà khí sẽ nhân theo để nhập vào cơ thể,
đó là ý nghĩa của chữ ‘phản trầm’[42]. Bì nhục cân mạch, mỗi bộ phận đều có chỗ
ở của nó, ý nói kinh hay lạc đều có chỗ làm chủ của nó [43]. Nếu châm vào các du
huyệt của ngũ tạng thì sẽ chết, là có ý nói rằng bệnh đang ở giữa, khí đang bất túc,
nhưng chỉ dụng châm để đại tả đến tận các mạch khí của các kinh Âm [44]. Châm
vào mạch của tam Dương, ý nói có một điều là tả đến tận khí của tam Dương, làm
cho bệnh nhân bị suy tàn mà không thể phục hồi được [45]. Châm đoạt Âm thì
chết, ý nói thủ huyệt ‘Xích chi ngũ lý’, đó là theo lối “ngũ vãng” vậy [46]. Châm
đoạt Dương thì sẽ cuồng, ý nói cũng như ở trên (châm tam Dương)[47] . Quan cái
sắc, sát đôi mắt, sẽ biết được bệnh đã hết hay còn trở lại, chuyên chú vào bệnh hình
của bệnh nhân, theo dõi sự động tĩnh của của bệnh, ý nói (người) thầy thuốc giỏi
phải biết rõ sự biểu hiện của ngũ sắc nơi mắt (người bệnh), lại phải biết sự điều hòa
của các dạng mạch Xích, Thốn, Tiểu, Đại, Hoãn, Cấp, Hoạt, Sắc để kết luận về
nguồn gốc của bệnh [48]. Biết được điều tà và chính, có nghĩa là biết luận được
thế nào là hư tà phong và chính tà phong [49]. Tay mặt đẩy kim vào, tay trái nắm
vững kim, ý nói về sự nắm vững kim để châm vào hay rút ra [50]. Khi nào khí đến
thì rút kim ra, ý nói áp dụng phép bổ tả khi nào khí được điều hòa thì rút kim ra, sự
điều hòa khí nằm ở chỗ biết được sự chung thỉ của (sự vận hành) của nó [51].
‘Nhất’ ở đây có nghĩa là sự chuyên tâm của người thầy thuốc [52]. Chỗ giao nhau
của tiết có 365 hội, là có ý nói đến vai trò của lạc mạch trong việc tưới thắm các
“tiết” vậy [53]. Điều gọi là khí của ngũ tạng đã tuyệt bên trong, là ý muốn nói rằng
nhờ ở mạch khẩu mà biết được khí đã bị tuyệt bên trong, không đến nữa, trong lúc
đó thì chỉ lo đến cái biểu hiện bề ngoài của bệnh và thủ các huyệt Hợp của kinh
Dương, lưu kim để chờ cho được Dương khí, khi Dương khí đến thì bên trong sẽ bị
‘trùng kiệt’ [54]. Bị ‘trùng kiệt’ thì phải chết [55]. Khi chết vì vô khí để động cho
nên cái chết trong tình trạng ‘tĩnh’ [56]. Điều gọi là khí của ngũ tạng đã bị tuyệt
bên ngoài, là muốn nói rằng nhờ ở mạch khẩu mà biết được khí đã bị tuyệt bên
ngoài, không đến nữa, trong lúc đó thì ngược lại, chỉ lo thủ các huyệt du ở tứ chi,
lưu kim để chờ Âm khí đến, khi Âm khí đến thì Dương khí bị phản nhập [57].
Dương khí nhập thì sẽ bị nghịch, nghịch thì phải chết [58]. Khi chết trong tình
trạng Âm khí hữu dư, cho nên bị xao động [59]. Sở dĩ đặt vấn đề ‘sát đôi mắt’ là vì
khí của ngũ tạng sẽ có thể làm cho ngũ sắc của đôi mắt bị sáng chói, mắt bị sáng
chói thì kéo theo âm thanh bị gắt to lên [60]. Khi âm thanh bị gắt to lên, lúc bấy
giờ lời nói và âm thanh sẽ khác với lúc bình thường vậy [61].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_3_932.pdf
- thien_3_7029.pdf