Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Chứng Chu tý ở tại thân thể chúng ta, nó lên xuống di
chuyển theo mạch khí, Khi nó ở trên dưới và tả hữu đều có sự tương ứng, không
bao giờ có lúc có nơi không (rỗng), Ta mong được nghe sự thống này trong huyết
mạch ư ? Hay là ở trong khoảng phận nhục ? Tại sao lại đến nỗi như vậy ?[1] (Có
khi) sự thống di chuyển nhanh đến chưa kịp xuống kim, có khí động rồi mà thống
thì lại không kịp định xem nó ở đâu để trị, mà thống đã dứt rồi, Con đường vận
hành nào đã khiến như thế ? Ta mong được nghe về nguyên nhân của những vấn
đề ấy"[2].
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 27: chu tý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 27: CHU TÝ
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Chứng Chu tý ở tại thân thể chúng ta, nó lên xuống di
chuyển theo mạch khí, Khi nó ở trên dưới và tả hữu đều có sự tương ứng, không
bao giờ có lúc có nơi không (rỗng), Ta mong được nghe sự thống này trong huyết
mạch ư ? Hay là ở trong khoảng phận nhục ? Tại sao lại đến nỗi như vậy ?[1] (Có
khi) sự thống di chuyển nhanh đến chưa kịp xuống kim, có khí động rồi mà thống
thì lại không kịp định xem nó ở đâu để trị, mà thống đã dứt rồi, Con đường vận
hành nào đã khiến như thế ? Ta mong được nghe về nguyên nhân của những vấn
đề ấy"[2].
Kỳ Bá đáp : "Đó gọi là Chứng tý, không phải là Chu tý"[3].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về Chứng tý"[4].
Kỳ Bá đáp : "Đây nên xem lại mỗi loại có chỗ riêng của nó, Nó vừa phát đó thì đã
ngưng lại đó, vừa ở yên đó thì đã nổi lên đó, bên phải ứng với bên trái , bên trái
ứng với bên phải, nó không thể vận hành xoay vòng được, bởi vì nó vừa phát là
vừa dứt"[5].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! Phép châm phải thế nào ?"[6].
Kỳ Bá đáp : "Châm bệnh này, tuy sự thống đã dứt, nhưng ta vẫn châm vào nơi có
bệnh, nhằm làm cho nó không thể đau trở lại"[7].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng ! Mong được nghe về Chu tý như thế nào ?"[8].
Kỳ Bá đáp : "Chu tý là (một chứng mà tý) ở tại trong huyết mạch, theo với mạch
khí mà lên trên, xuống dưới, chứ nó không thể đi từ phải sang trái, trái sang phải
được, (vì vấn đề đề phải trái này) có nơi có chỗ của nó"[9].
Hoàng Đế hỏi: "Nếu sự thống đi từ dưới lên trên, trước hết nên châm bên trên
nhằm để cho nó quá sang, sau đó châm bên dưới nhằm để cho nó thoát"[10].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! Chứng thống này sinh ra như thế nào ? Nguyên nhân nào
đã gây thành những danh xưng đó ?"[11].
Kỳ Bá đáp : "Khí của Phong-Hàn-Thấp ở khách tại trong khoảng ngoài phận nhục,
bức thiết (tân dịch) thành những bọt nước, bọt nước này gặp Hàn sẽ tụ lại, khi tụ
lại nó sẽ làm hại phận nhục để tách rời ra, khi tách rời ra sẽ gây thành đau, khi
đau sẽ làm cho thần khí quy vào đấy, thần khí quy vào sẽ gây nhiệt, nhiệt thì sẽ
làm cho đau bị giải, đau bị giải thì bị quyết, khi bị quyết thì chứng tý khác sẽ phát
ra; nguyên nhân phát ra chứng tý là như thế đấy"[12].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! Ta đã đắc được cái ý rồi, Đây là trường hợp tà khí bên
trong không ở tại tạng, bên ngoài chưa phát ra ở bì phu, nó chỉ ở một mình trong
khoảng của phận nhục, nó làm cho chân khí không chu hành được, ta gọi đó là Chu
tý[13]. Vì thế, phép châm bệnh tý trước hết phải theo dõi lục kinh ở Túc, xem lại
sự hư thực và huyết ở đại lạc, huyết kết không thông, hoặc mạch bị hư mà hãm
xuống, dựa vào tất cả những điều trên để điều hòa nó, cứu (hơ nóng) để thông khí,
khi nào bị co vận (chuyển cân) cứng, nên châm để chuyển vận cho khí được vận
hành"[14].
Hoàng Đế nói: "Ta đã đắc được cái ý rồi, và cũng nắm được sự việc: Phép cửu
châm đã có đầy đủ cái lý (chữa trị), nó là phép trị đầy đủ về những bệnh thuộc 12
kinh mạch, Âm Dương vậy"[15]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_27_8983.pdf