Da bị hàn nhiệt không thể nằm xuống chiếu được, lông tóc khô, mũi khô hết nhờn,
không ra mồ hôi, thủ huyệt lạc của kinh Tam dương (túc Thái dương) nhằm bổ thủ
Thái âm[1].
Cơ (nhục) bị hàn nhiệt làm cho phần cơ bị đau, lông tóc bị khô, môi cũng khô mất
trơn nhuận, không có mồ hôi, nên thủ huyệt lạc của Tam dương (Thái dương)
nhằm đuổi huyết lạc, châm bổ kinh túc Thái âm nhằm làm cho ra mồ hôi[2].
Cốt bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi chảy rót ra không
thôi[3]. Nếu răng chưa bị khô thì nên thủ huyệt lạc nơi phía trong đùi kinh Thiếu
âm[4]. Nếu răng đã khô thì chết, bất trị[5]. Chứng cốt quyết cũng thế [6].
Bệnh Cốt tý làm cho toàn thể khớp xương bị bất dụng mà đau nhức, mồ hôi chảy
rót ra, Tâm bị phiền, nên thủ huyệt ở kinh Tam dương để bổ[7].
Thân mình nếu có chỗ bị thương, máu ra nhiều, đến nỗi trúng phải Phong Hàn khí,
nếu như có khi bị té xuống đất, tứ chi bị buông lỏng không co lại được, gọi là
chứng Thể nọa, nên thủ huyệt nơi Tam kết giao dưới rún - Tam kết giao thuộc
kinh Dương minh và Thái âm, huyệt nằm dưới rốn 3 thốn, tức là huyệt Quan
Nguyên[8].
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 21: hàn nhiệt bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 21: HÀN NHIỆT BỆNH
Da bị hàn nhiệt không thể nằm xuống chiếu được, lông tóc khô, mũi khô hết nhờn,
không ra mồ hôi, thủ huyệt lạc của kinh Tam dương (túc Thái dương) nhằm bổ thủ
Thái âm[1].
Cơ (nhục) bị hàn nhiệt làm cho phần cơ bị đau, lông tóc bị khô, môi cũng khô mất
trơn nhuận, không có mồ hôi, nên thủ huyệt lạc của Tam dương (Thái dương)
nhằm đuổi huyết lạc, châm bổ kinh túc Thái âm nhằm làm cho ra mồ hôi[2].
Cốt bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi chảy rót ra không
thôi[3]. Nếu răng chưa bị khô thì nên thủ huyệt lạc nơi phía trong đùi kinh Thiếu
âm[4]. Nếu răng đã khô thì chết, bất trị[5]. Chứng cốt quyết cũng thế [6].
Bệnh Cốt tý làm cho toàn thể khớp xương bị bất dụng mà đau nhức, mồ hôi chảy
rót ra, Tâm bị phiền, nên thủ huyệt ở kinh Tam dương để bổ[7].
Thân mình nếu có chỗ bị thương, máu ra nhiều, đến nỗi trúng phải Phong Hàn khí,
nếu như có khi bị té xuống đất, tứ chi bị buông lỏng không co lại được, gọi là
chứng Thể nọa, nên thủ huyệt nơi Tam kết giao dưới rún - Tam kết giao thuộc
kinh Dương minh và Thái âm, huyệt nằm dưới rốn 3 thốn, tức là huyệt Quan
Nguyên[8].
Chứng Quyết tý là chứng mà khí quyết nghịch (của tam dương) lên trên cho đến
bụng (mà thôi), nên thủ huyệt lạc của (túc Thái) âm và (túc Dương minh), tuy
nhiên người thầy thuốc nên xem chủ bệnh thuộc kinh nào để mà, nếu thuộc kinh
dương minh thì tả, nếu kinh thái âm thì bổ[9]. Động mạch bên cạnh của cổ là huyệt
Nhân Nghênh, huyệt Nhân Nghênh thuộc kinh Túc Dương minh[10]. Huyệt nằm
trước gân cổ và sau gân cổ, thuộc kinh Túc Dương minh, có tên là Phù Đột[11].
Huyệt nằm ở mạch kế bên ngoài thuộc kinh túc Dương minh, có tên là Thiên
Dũ[12]. Huyệt nằm ở mạch kết bên ngoài nữa thuộc kinh túc Thái dương có tên là
Thiên Trụ[13]. Huyệt nằm dưới nách thuộc kinh thủ Thái âm, gọi tên là Thiên
Phủ[14].
Dương tà nghịch ở Dương kinh làm cho đầu đau, ngực bị đầy không thở nổi, thủ
huyệt Nhân Nghênh[15].
Bị cảm 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí nghịch (làm cho cổ họng và lưỡi) bị
cứng, thủ huyệt Phù Đột và châm xuất huyết cuống lưỡi[16].
Bị điếc 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí bị che lấp xuống dưới làm tai và mắt
mất sáng, thủ huyệt Thiên Dũ[17].
Bị co quắp, động kinh 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, choáng váng làm cho
chân không còn tuân theo thân mình nữa, thủ huyệt Thiên Trụ[18].
Bị chứng đản 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch, Can và Phế
cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, thủ huyệt Thiên Phủ [19].
Trên đây là 5 cánh cửa lớn (Thiên) gọi là Thiên Dũ Ngũ Bộ[20].
Kinh thủ Dương minh có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng, gọi đây
là Đại Nghênh[21]. Khi răng dưới bị đau nhức thì thủ huyệt của Tý (Thủ) Dương
minh, nếu sợ (uống) lạnh thì châm bổ, nếu không sợ (uống) lạnh thì châm tả[22].
Kinh túc Thái dương có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng (mạch mà
nó hợp để đi vào) đó là huyệt Giác Tôn[23] . Khi răng trên bị đau nhức nên thủ các
huyệt ở vùng trước xương mũi và má, nếu là lúc đang bệnh thì mạch thịnh, thịnh
thì nên châm tả, nếu hư thì châm bổ, còn 1 cách nữa đó là thủ các huyệt nằm ở
ngoài mũi[24].
Kinh túc Dương minh có đường đi áp theo mũi nhập vào mặt, gọi nơi đó là huyệt
Huyền Lô, (đường đi xuống) thuộc vào miệng, (đường đi lên) đối lại với miệng để
nhập vào mục bản, (dù ở miệng hay là ở mắt) nếu thấy có đi qua (bệnh) thì thủ
huyệt châm, châm theo lối tổn hữu dư: tả bớt cái hữu dư và ích bất túc, bổ thêm
cho cái bất túc, nếu châm ngược lại thì bệnh càng nặng[25].
Kinh túc Thái dương có đường thông với cổ gáy nhập vào não, đây chính là thuộc
vào gốc của mắt, gọi là Nhân hệ[26]. Khi đầu hay mắt bị đau, thủ huyệt nằm ở giữa
2 đường gân giữa cổ nhập vào não, đây là nơi tương biệt với mạch Âm kiểu và
Dương kiểu, là nơi giao hội giữa các đường kinh Âm Dương, là nơi mà mạch
Dương (Kiểu) nhập vào Âm, và mạch Âm (Kiểu) xuất ra ở Dương để rồi giao nhau
ở khoé mắt ngoài (trong), khi nào Dương khí thịnh thì mắt mở trừng, khi nào Âm
khí thịnh thì mắt nhắm lại[27].
Chứng Nhiệt quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Thái âm và Thiếu dương, tất cả đều
nên lưu kim lâu[28]. Chứng Hàn quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Dương minh và
túc Thiếu âm, tất cả đều nên lưu kim lâu[29].
Lưỡi bị chảy nước dãi xuống, lòng phiền muộn, thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm[30].
Người bị lạnh run, hai hàm đánh nhau, không ra mồ hôi, bụng bị trướng, lòng
phiền muộn, thủ huyệt ở kinh thủ (Thái) âm[31].
Châm bệnh hư, nên châm lúc nó ra đi, châm bệnh thực nên châm lúc nó đến[32].
Mùa xuân thủ huyệt ở lạc mạch, mùa hạ thủ ở phận nhục và tấu lý, mùa thu thủ
huyệt ở Khí Khẩu, mùa đông thủ huyệt kinh du[33]. Phàm trong tứ thời, mỗi thời
phải lấy thống nhất (tề) làm chính: Lạc mạch trị bì phu, phận nhục và tấu lý trị cơ
nhục, khí khẩu trị cân mạch, kinh du trị cốt tủy[34].
Ngũ tạng khí biểu lộ ra thân gồm 5 bộ (vị): vùng huyệt Phục Thố là một, vùng bắp
chuối chân là hai, vùng phì tức là bắp chuối chân vậy, vùng lưng là ba, vùng các du
huyệt của ngũ tạng là bốn, vùng cổ gáy là năm[35]. Trong 5 bộ trên đây, bộ nào bị
ung thư thì chết[36].
Bệnh bắt đầu ở cánh tay, trước hết nên thủ huyệt ở kinh thủ Dương minh và thủ
Thái âm làm cho mồ hôi ra[37]. Bệnh bắt đầu ở trên đầu nên thủ huyệt ở cổ gáy
thuộc kinh túc Thái dương làm cho mồ hôi ra[38]. Bệnh bắt đầu ở vùng ống chân
(hĩnh), trước hết nên thủ huyệt của kinh túc Dương minh, làm cho mồ hôi ra[39].
Châm kinh thủ Thái âm có thể làm cho mồ hôi ra, châm kinh túc Dương minh có
thể làm cho mồ hôi ra, cho nên khi châm kinh âm mà mồ hôi ra quá nhiều có thể
châm dứt mồ hôi bằng kinh Dương, châm kinh Dương mà mồ hôi ra quá nhiều có
thể châm kinh Âm để dứt mồ hôi[40]. Cái hại của việc châm, đó là châm trúng khí
mà chưa chịu rút kim ra, như vậy sẽ làm cho tinh khí bị tiết ra ngoài, hoặc châm
chưa trúng khí mà đã rút kim ra sẽ làm cho khí huyết bị tích trệ[41]. Tinh khí bị tiết
thì bệnh sẽ nặng mà suy tàn, khí huyết tích trệ sẽ gây thành bệnh ung và thư [42].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_21_9201.pdf