Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Con người thọ khí từ đâu ? Âm Dương hội nhau ở đâu ?
Khí gì gọi là Doanh ? Khí gì gọi là Vệ ? Doanh khí sinh ra từ đâu ? Vệ khí hội
nhau ở đâu ? Khí của người già và người trai tráng không đồng nhau, Âm Dương ở
những chỗ khác nhau, Ta mong được nghe về chỗ hội của chúng”[1].
Kỳ Bá đáp : “Con người thọ khí ở cốc khí, cốc khí nhập vào Vị để rồi truyền lên
đến Phế, ngũ tạng lục phủ đều nhờ vậy mà thọ được khí ấy[2]. Phần thanh của khí
ấy thành doanh, phần trọc của nó thành vệ[2]. Doanh ở trong mạch, vệ ở ngoài
mạch, doanh hành thành những vòng không ngừng nghỉ, vận hành đủ 50 chu rồi
trở lại họp đại hội với nhau[3]. Âm dương cùng quán thông nhau như chiếc vòng
ngọc không đầu mối[4]. Vệ khí vận hành ở Âm 25 độ, vận hành ở Dương 25 độ,
phân làm ngày và đêm, cho nên khi khí vận hành đến Dương phận thì thức, vận
hành đến Âm thì ngủ[5].
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 18: doanh vệ sinh hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 18: DOANH VỆ SINH HỘI
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Con người thọ khí từ đâu ? Âm Dương hội nhau ở đâu ?
Khí gì gọi là Doanh ? Khí gì gọi là Vệ ? Doanh khí sinh ra từ đâu ? Vệ khí hội
nhau ở đâu ? Khí của người già và người trai tráng không đồng nhau, Âm Dương ở
những chỗ khác nhau, Ta mong được nghe về chỗ hội của chúng”[1].
Kỳ Bá đáp : “Con người thọ khí ở cốc khí, cốc khí nhập vào Vị để rồi truyền lên
đến Phế, ngũ tạng lục phủ đều nhờ vậy mà thọ được khí ấy[2]. Phần thanh của khí
ấy thành doanh, phần trọc của nó thành vệ[2]. Doanh ở trong mạch, vệ ở ngoài
mạch, doanh hành thành những vòng không ngừng nghỉ, vận hành đủ 50 chu rồi
trở lại họp đại hội với nhau[3]. Âm dương cùng quán thông nhau như chiếc vòng
ngọc không đầu mối[4]. Vệ khí vận hành ở Âm 25 độ, vận hành ở Dương 25 độ,
phân làm ngày và đêm, cho nên khi khí vận hành đến Dương phận thì thức, vận
hành đến Âm thì ngủ[5].
Cho nên mới nói: lúc mặt trời giữa trưa là lúc Dương nở rộng ra gọi là trùng
Dương, lúc nửa đêm là lúc Âm nở rộng ra, gọi là trùng âm[6]. Cho nên Thái âm
chủ bên trong, Thái dương chủ bên ngoài, mỗi bên vận hành 25 độ, phân làm ngày
và đêm[7].
Giữa đêm là lúc âm nở rộng rất, sau giữa đêm là lúc Âm bị suy, sáng sớm (bình
đán) là lúc Âm tận và cũng là lúc Dương thọ (nhận lấy) khí[8].
Giữa trưa là lúc Dương nở rộng ra, lúc mặt trời về hướng tây là lúc Dương bị suy,
mặt trời lặn là lúc Dương tận và cũng là lúc mà Âm nhận lấy khí[9].
Lúc giữa đêm (khí) họp đại hội, lúc đó vạn dân đều nằm (ngủ) gọi là lúc hợp
âm[10]. Lúc sáng mai Âm tận và Dương nhận lấy khí[11]. Cứ như thế không bao
giờ ngừng, cùng đồng với (cương) kỷ của Thiên Địa vậy[12].
Hoàng Đế hỏi: “Người già thì ban đêm không nhắm mắt (để ngủ), khí gì đã khiến
nên như thế ? Những người thiếu niên, tráng niên thì ban ngày không nhắm mắt
(để ngủ), khí gì đã khiến nên như thế ?”[13].
Kỳ Bá đáp : “Khí huyết của người tráng thịnh, cơ nhục của họ hoạt, đường khí đạo
thông, sự vận hành của khí doanh vệ chưa mất đi lẽ thường của nó, cho nên ban
ngày khí được sảng khoái và ban đêm thì mắt nhắm lại được[14]. Người lão thì khí
huyết suy, cơ nhục của họ bị khô, đường khí đạo không còn trơn tru, khí của ngũ
tạng đánh nhau, doanh khí của họ bị suy thiếu còn vệ khí thì cũng đánh nhau bên
trong, cho nên khí của họ ban ngày không sảng khoái còn ban đêm thì mắt không
nhắm lại (để ngủ) được”[15].
Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe con đường vận hành của khí doanh vệ, nó từ
con đường nào đến ?”[16].
Kỳ Bá đáp : “Doanh khí xuất ra từ trung tiêu, vệ khí xuất ra từ hạ tiêu”[17].
Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe chỗ xuất ra của Tam tiêu”[18].
Kỳ Bá đáp : “Thượng tiêu xuất ra ở Thượng khẩu của Vị, cùng đi dọc theo yết để
đi lên, xuyên qua hoành cách để bố tán ở giữa ngực, đi qua nách, tuần hành theo
vùng của kinh để đi, quay trở lại đến kinh Dương minh, lên trên đến lưỡi, xuống
đến kinh túc Dương minh, thường cùng doanh khí đồng hành ở 25 độ dương, ở 25
độ âm, gọi là 1 chu, cho nên, sau 50 độ, chúng trở lại họp đại hội ở kinh thủ thái
âm”[19].
Hoàng Đế hỏi: “Có người ăn hoặc uống những thức nóng, vừa xuống đến Vị, khí
hãy còn chưa định thì mồ hôi đã ra, hoặc ra ở mặt , hoặc ra ở lưng, hoặc ra ở phân
nửa thân người, nó không đi theo con đường của vệ khí để đi ra, tại sao thế ?”[20].
Kỳ Bá đáp : “Đó là vì (người này) bên ngoài bị thương bởi phong, bên trong làm
cho tấu lý khai, lông bị chưng, tấu lý bị tiết (mồ hôi), vệ khí theo đó mà chạy ra,
cho nên nó không đi theo con đường của mình[21]. Khí này rất hung hãn, nhanh
nhẹn, khi thấy có chỗ khai thì chạy theo ra, do đó mà nó không còn đi đúng theo
con đường của mình nữa, vì thế nên mới gọi đây là lậu tiết”[22].
Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe chỗ xuất ra của Trung tiêu”[23].
Kỳ Bá đáp : “Trung tiêu cũng cùng đi từ vùng Trung hoãn của Vị, xuất ra ở dưới
Thượng tiêu[24]. Đây là nơi thọ nhận cốc khí, nó thải ra chất cặn bã, chưng cất tân
dịch, hóa cái tinh vi, lên trên rót vào Phế mạch để rồi hóa thành huyết nhằm phục
vụ cho sự sống thân thể, thật không có gì qúy hơn nơi đây[25]. Cho nên chỉ có nó
là có thể vận hành trong kinh toại, mệnh danh là doanh khí”[26].
Hoàng Đế hỏi: “Ôi ! Huyết và khí , tuy tên khác nhau, nhưng cùng loại với nhau,
nói thế có nghĩa là gì ?”[26].
Kỳ Bá đáp : “Doanh vệ là tinh khí, Huyết là thần khí, cho nên huyết và khí tuy tên
gọi khác nhau, nhưng cùng loại nhau[27]. Cho nên, nếu đoạt huyết thì không nên
đoạt hoạt, nếu đoạt hoạt thì không nên đoạt huyết[28]. Cho nên khi con người bị
(đoạt) cả hai thì chết, nếu không bị đoạt cả hai (còn có hy vọng) sống”[29].
Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về nơi xuất ra của hạ tiêu” [30].
Kỳ Bá đáp : “Hạ tiêu, sau khi biệt hồi trường, rót vào bàng quang bằng cách thấm
dần vào, cho nên thủy cốc thường cùng ở trong Vị, khi thành chất bã thì đều xuống
ở Đại trường và thành Hạ tiêu, nó thấm dần xuống, phân biệt thanh trọc, tuần hành
theo Hạ tiêu để thấm vào Bàng quang”[31].
Hoàng Đế hỏi:
“Con người khi uống rượu vào, rượu cũng nhập vào Vị, cốc của nó chưa kịp nát ra
thì tiểu tiện đã riêng chảy xuống dưới rồi, tại sao thế ?”[32]. Kỳ Bá đáp: “Rượu là
chất dịch của thực cốc, khí của nó hung hãn mà nhanh nhẹn, cho nên mặc dù nó
vào sau thủy cốc mà nó lạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_18_9128.pdf