Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị
trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố
định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung),
mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh
tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương
tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch
tập trung. Thị trường này thường được các CTCK cùng nhau duy
trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại
và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thị trường OTC là gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường OTC là gì?
Khái niệm
Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị
trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố
định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung),
mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh
tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương
tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch
tập trung. Thị trường này thường được các CTCK cùng nhau duy
trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại
và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.
Tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC
thường thấp hơn thị trường giao dịch tập trung, chứa đựng nhiều
rủi ro hơn, song cũng có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Một số đặc trưng cơ bản
- NĐT và tổ chức của các NĐT: việc tham gia thị trường OTC rất
đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các NĐT trên thị trường
không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn
đàn để trao đổi thông tin với nhau.
- Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu của các DN cổ
phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường
giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt.
- Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo
phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực
bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói
chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường
OTC theo cơ chế thị trường.
- Phương thức mua bán, giao dịch:
+ Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng,
quyết định việc mua - bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ
biến hiện nay tại Việt Nam .
+ Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi
giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn,
nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì trong tương lai,
phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực
tiếp mua - bán.
- Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu: để mua chứng khoán
trên thị trường OTC, NĐT thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn
như:
+ Thông tin từ các báo cáo tài chính (BCTC): nhìn chung, các
CTCP chưa niêm yết không có BCTC được kiểm toán. Do những
mục đích khác nhau mà DN có nhiều hệ thống sổ sách kế toán,
BCTC. Mặt khác, việc có được một bản BCTC của DN đối với
một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong
điều kiện mà ngay bản thân DN không biết thông tin nào nên
công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu thập thông tin
từ DN qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu NĐT không
có những mối liên hệ nhất định với công ty đó.
+ Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định,
DN phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh
doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy
định này của các DN không thực sự nghiêm túc hoặc các thông
tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng không
có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của DN. Vì vậy,
việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi
đối với NĐT. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về
các DN, đó là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân
hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin cơ bản của các
DN có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính
cập nhật của các thông tin này không cao.
+ Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi
không thể thu thập thông tin về DN từ các đầu mối thông tin nêu
trên, NĐT có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin
đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời
rạc, độ tin cậy không cao.
+ Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội,
nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ
bên trong DN… Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không
đủ căn cứ vững chắc và không chính xác để NĐT ra quyết định.
Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán,
chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều
loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động.
Những rủi ro thường gặp khi mua bán cổ phiếu OTC
Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu (CP) mới
tăng vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người
mua CP là quyền mua CP phát hành tăng vốn. Đây là một khoản
lợi lớn của người sở hữu CP. Tuy nhiên, thông thường trước khi
phát hành CP tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ
đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu CP nằm trong danh
sách cổ đông của công ty sẽ được mua thêm CP mới.
Với những người mua CP trong giai đoạn giao thời hoặc khi danh
sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết thì dù tiền đã thanh
toán cho người bán, CP đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ
tục chuyển nhượng, người mua vẫn mất quyền mua, quyền mua
CP mới vẫn thuộc về người bán. Như vậy, NĐT trên thị trường
OTC cần chú ý, phải luôn luôn thỏa thuận bằng hợp đồng chuyển
nhượng với người bán, ghi rõ quyền lợi mua CP mới tăng vốn
thuộc về ai. Loại rủi ro này phổ biến nhất trên thị trường OTC.
Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức được chia cho
cổ đông dựa trên số lượng cổ phần họ đang nắm giữ. Thông
thường, công ty chia cổ tức sau khi kết thúc năm tài chính, một
số công ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng. Rủi ro giao dịch CP ở
chỗ, khi mua CP, người mua không nắm bắt được thông tin,
không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó,
cũng tương tự như trường hợp trên, người mua mặc dù nắm giữ
CP, nhưng không được nhận cổ tức.
Ba là, rủi ro trong mua bán CP chưa được chuyển nhượng. Có
những CP theo quy định nội bộ của công ty, sau 1 năm mới được
chuyển nhượng, nhưng nhiều NĐT không nắm được thông tin
nên đã mua. Và trong thời hạn 1 năm đó, các quyền lợi như mua
thêm CP tăng vốn, nhận cổ tức… vẫn thuộc về người đứng tên
sở hữu CP (người bán), còn người đã bỏ tiền ra mua thì bị chiếm
đoạt quyền lợi.
Bốn là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua.
Trong các đợt phát hành thêm CP mới để tăng vốn, cổ đông hiện
hữu, cổ đông chiến lược hay CBCNV được quyền mua CP. Khi
đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do
khác đã bán quyền mua CP. Giá bán quyền mua thường thấp
hơn giá thị trường thời điểm đó. NĐT mới thấy giá thấp, hấp dẫn
thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua CP cho
đến khi nhận được CP là khoảng thời gian khá dài, nên đến khi
nhận được CP thì CP vẫn đứng tên chủ sở hữu là người bán. Khi
đó, nếu giá CP đứng yên, giảm hay người bán nghiêm túc, đứng
đắn thì việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Ngược
lại, gặp phải người không trọng chữ tín thì dễ dàng bị đánh tháo
và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận, kèm với lãi suất ngân
hàng.
Một vấn đề quan trọng là NĐT cần trang bị kiến thức về phân tích
và đánh giá CP trước khi ra quyết định đầu tư, họ cũng cần phải
tỉnh táo hơn đối với các tin đồn, tránh bị cuốn theo cơn lốc mua -
bán để rồi cuối cùng có thể sẽ bị thua thiệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_truong_otc_la_gi.pdf