Thị trường hiện tại đang cho thấy điều gì?

Cùng với việc Ireland đã công khai tình trạng xấu của nền

kinh tế, thì mới đây Tây Ban Nha mới bị hạ mức tín nhiệm

bởi Moody’’s, những thông tin từ Dublin lại thổi bùng lên

quan ngại về việc châu Âu sẽ phải đối mặt với những vấn

đề về nợ tưởng như đã lắng dịu. Điều này đã khấy động

lục địa này trở nên nóng hơn kể từ khi Hy Lạp đứng bên

bờ vực của sự phá sản. Chính phủ các nước đã đưa ra

chính sách thắt chặt tài khóa mạnh mẽ, bao gồm việc cắt

giảm lương của người lao động ở khu vực công và cả một

loạt các hỗ trợ khác đi kèm theo đó cho những người

đáng ra được hưởng chính sách.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thị trường hiện tại đang cho thấy điều gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường hiện tại đang cho thấy điều gì? Cùng với việc Ireland đã công khai tình trạng xấu của nền kinh tế, thì mới đây Tây Ban Nha mới bị hạ mức tín nhiệm bởi Moody’’s, những thông tin từ Dublin lại thổi bùng lên quan ngại về việc châu Âu sẽ phải đối mặt với những vấn đề về nợ tưởng như đã lắng dịu. Điều này đã khấy động lục địa này trở nên nóng hơn kể từ khi Hy Lạp đứng bên bờ vực của sự phá sản. Chính phủ các nước đã đưa ra chính sách thắt chặt tài khóa mạnh mẽ, bao gồm việc cắt giảm lương của người lao động ở khu vực công và cả một loạt các hỗ trợ khác đi kèm theo đó cho những người đáng ra được hưởng chính sách. Những động thái này đã lại làm dấy lên làn sóng biểu tình và phần nào đã cản trở sự phục hồi của nền kinh tế, khi họ cố gắng để duy trì sự hồi phục đồng thời chế ngự khoản nợ công khổng lồ. Hạ viện Mỹ trong ngày thứ Tư vừa qua cũng đã thông qua dự luật gây sức ép buộc Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ. Căng thẳng xung quanh vấn đề đồng nhân dân tệ và ảnh hưởng lên thương mại, việc làm của Mỹ vốn đã gây quá nhiều tranh cãi trở nên trầm trọng hơn. Cuộc "Chiến tranh tiền tệ" như lo ngại của các nhà kinh tế có thể không xảy ra nhưng ít nhiều nó cũng có tác động không tốt tới đà phục hồi của nền kinh tế thế giới. Như nhận định mới đây nhất, Ông Nouriel Roubini, chủ tịch công ty nghiên cứu Roubini Global Economics cho rằng cải cách trong lĩnh vực tài chính không đi đúng hướng và chưa có đủ biện pháp mạnh tay được đưa ra, có thể sẽ khiến kinh tế toàn cầu phải đương đầu với 2 cuộc khủng hoảng tài chính trong 10 năm tới. Về những diễn biến kinh tế nội địa, mặc dù sự chờ đợi từ sự sửa đổi của Thông tư 13 nhưng những khó khăn với TTCK và BĐS vẫn còn tiếp diễn khi NHNN vẫn giữ nguyên chỉ tiêu hệ số rủi ro của các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán trong tương lai. Lãi xuất cho vay lúc này vẫn duy trì ở mức khá cao (cỡ 15-18%/năm tùy từng mục đích). Trong khi đó đa số các NĐT trên TTCK và cả BĐS đều là những nhà đầu tư lướt sóng kiếm lời thì với việc TTCK lình xình đã quá lâu như hiện nay khiến các nhà đầu cơ không thể hào hứng. Nguồn cung trong những tháng cuối năm được dự báo là quá lớn trong khi dòng tiền mới vào thị trường thì chưa được dự báo thì thật khó để tạo sóng được. Cùng với đà sụt giảm của hàn thử biểu Việt nam, chúng ta hãy cùng nhìn vào giá trị giao dịch đã giảm 52% trên sàn Tp.HCM và giảm gần 37% trên sàn Hà Nội trong quý vừa qua là có thể nhận định được sự khó khăn trong hiện tại là như thế nào. Trong bối cảnh dù lực bán cũng không quá lớn nhưng lực mua cũng không thể chiếm ưu thế thì phần lớn nhà đầu tư chọn phương án phòng thủ cũng là điều dễ hiểu. Cùng việc nhiều nhà đầu tư đang còn lo ngại về lượng cung cổ phiếu trong thời gian tới thì đây cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền vào thị trường khó được cải thiện. Ở một khía cạnh khác sự đột biến của giá vàng và giá USD tiếp tục trở thành đề tài thảo luận chính của giới đầu tư. Sự hấp dẫn của kênh đầu tư này tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và tạo không ít áp lực lên thị trường chứng khoán khi mà ít nhiều cũng có những ngờ vực là dòng tiền đầu cơ đang nằm trong thị trường vàng và USD. Chính vì thế cơ hội cho TTCK những ngày tới đây là không nhiều và những lo ngại về diễn biến sắp tới của thị trường sẽ còn tiếp diễn và có thể tuần sau, thị trường vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng đi ngang hoặc tiếp tục đi xuống nhẹ nhàng, như chiếc xe lu đi từ đầu dốc, chầm chậm tiến về chân dốc khó có thể kìm lại. * Khuyến nghị: Với diễn biến trong những phiên giao dịch vừa qua, tôi nhận thấy lực mua luôn được cố ý đẩy vào những BCs trong phiên 3 như BVH, STB, OGC... nhằm giữ nhịp cho thị trường, trong khi các cổ phiếu nhỏ thì cứ giảm dần đều không thể ngóc đầu dậy trong suốt 2 tuần qua. Điều này cho thấy một thực tế là các NĐT lớn đang muốn giữ thị trường ở trạng thái cân bằng thông qua các cổ phiếu lớn, nhằm bán ra những cổ phiếu nhỏ, mang tính rủi ro lớn hơn. Theo kinh nghiệm của tôi thì khi tính rủi ro được đặt lên hàng đầu thì thị trường chưa có khả năng đi lên. Chính vì thế bài toán thận trọng nhằm bảo toàn đồng vốn nên được NĐT tính đến trong giai đoạn hiện nay. CPLS khuyến nghị các NĐT nên hạn chế vào thêm hàng mới. NĐT nào vẫn quá kỳ vọng vào thị trường trong giai đoạn vừa qua nên vẫn chiếm phần nhiều là cổ phiếu thì nên căn bán ra vào lúc thị trường hưng phấn trong phiên để thoát bớt hàng nhằm thu về tỷ lệ cổ phiếu hợp lý hơn (ở mức 20-40%). Danh mục cổ phiếu nắm giữ chủ yếu là BCs, ngân hàng hoặc các cổ phiếu đang ở tầng giá bền lại có dự báo kết quả kinh doanh quý 3 là khả quan để kỳ vọng vào con sóng nhỏ của chúng trong tương lai ngắn. Còn những NĐT ít kinh nghiệm có thể thoát hết hàng và xem xét quay lại khi thị trường ổn định hơn. Phương châm với nhóm NĐT này là chậm mà chắc, mua cao và bán lại còn cao hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthi_truong_hien_tai_dang_cho_thay_dieu_gi.pdf