Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu hướng dẫn:
GS.TS Nguyễn Văn Nam & PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị trường
chứng khoán, NXB Tài chính, 2002.
Trần Đăng Khâm, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB ĐH Kinh tế
Quốc dân, 2009.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Trang Web môn học.
Nội dung
Cấu trúc của thị trường chứng khoán.
Vai trò của thị trường chứng khoán.
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Điều kiện phát triển thị trường chứng khoán.
Mục tiêu
Kết thúc bài 1, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
Hiểu được các khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán; vị trí, vai trò của thị
trường chứng khoán trong cấu trúc thị trường tài chính.
Phân biệt được các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Phân tích được xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới
25 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thị trường chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động mua bán chứng khoán đều phải qua
môi giới là các công ty chứng khoán được quyền hoạt động trên TSE (TSE có 125
Công ty chứng khoán, trong đó có 25 công ty nước ngoài) để đảm bảo sự tin cậy của
thị trường, tránh sự giả mạo, lừa đảo.
Nguyên tắc tập trung: Có nghĩa là tập trung tất cả mọi đơn đặt hàng, đơn chào bán vào
TSE để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực, hợp lý.
Nguyên tắc đấu giá: Bao gồm quyền ưu tiên giá (ưu tiên giá chào bán thấp nhất và giá
đặt mua cao nhất) và quyền ưu tiên về thời gian. Sau khi đưa hệ thống giao dịch bằng
máy tính chính thức đi vào hoạt động (ngày 18/03/1991). Hiện nay, các cổ phiếu trên
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
18 TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222
TSE vẫn được giao dịch theo haiphương thức khác nhau: giao dịch tại sàn và thông
qua hệ thống máy tính Trên TSE, hầu hết các giao dịch mua bán chứng khoán được
thanh toán vào ngày làm việc thứ ba sau ngày giao dịch (T+3).
Hiện nay, Nhật Bản có 8 Sở giao dịch chứng khoán theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
Sapporo, Niigata, Tokyo, Nagoya, Kyoto, Osaka, Hiroshima và Fukuoka. Trong đó 3 Sở
giao dịch chứng khoán Tokyo, Nagoya, Osaka là Sở giao dịch chứng khoán mang tính
"quốc gia", giao dịch chiếm tới 98,1% tổng giá trị giao dịch chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Nhật Bản. Bên cạnh các Sở giao dịch chứng khoán, tại Nhật Bản còn có các
thị trường chứng khoán phi tập trung, tiêu biểu đó là Nhật Bản có hai thị trường OTC
cùng hoạt động đồng thời, đó là thị trư ờng Jasdaq và thị trường Jưnet. Thị trường Jasdaq,
hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC truyền thống hoạt động từ
tháng 2/1963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Nhật Bản (JSDA) quản lý.
Luật chứng khoán sửa đổi năm 1983 đã đưa thị trường OTC này vào quỹ đạo quản lý của
Nhà nước, cơ chế thương lượng giá tay đôi giữa các công ty chứng khoán và giữa công ty
chứng khoán với khách hàng được đổi sang cơ chế đấu giá tập trung qua hệ thống các nhà
tạo lập thị trường. Hiện nay trên thị trường Jasdaq, có 449 công ty làm vai trò tạo lập thị
trường. Thị trường Jưnet mới được đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản
lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Osaka (OSE), được tổ chức dàn cho các chứng
khoán không được niêm yếttrên sở giao dịch nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm thời gian và
chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường, hoạt động theo phương thức thương lượng
giá. Thành viên của OSE, người đầu tư và trung tâm quản lý được trực tiếp nối mạng với
nhau thông qua một mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện cho các đối tượng này có thể chia
sẻ thông tin thị trường.
1.3.3. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc ra đời và chính thức
đi vào hoạt động vào năm 1956 cùng với sự khai sinh
của Sở giao dịch chứng khoán Deahan - tiền thân của Sở
giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Từ đó đến nay, thị
trường chứng khoán Hàn Quốc đã trở thành một trong 10
thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Thị trường này
đã phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong giai đoạn
năm 1990-1999, khối lượng giao dịch cổ phiếu đã tăng
từ 53 triệu tỷ Won lên 867 triệu tỷ Won, khối lượng giao dịch trái phiếu tăng từ 39 triệu tỷ
lên đến 2.183 triệu tỷ Won, trong khi đó giá trị niêm yết trên thị trường cũng tăng từ 79
triệu tỷ Won lên 350 triệu tỷ Won.Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) là một sàn
giao dịch duy nhất có tổ chức ở Hàn Quốc, có 3 khu vực giao dịch trên Sở: Khu vực giao
dịch cho cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phát sinh. Khu vực cho cổ phiếu được
chia ra thành hai khu vực: Khu vực thứ nhất dành cho các công ty có quy mô lớn, với hơn
80% tổng số cổ phiếu trên thị trường; Khu vực thứ hai là địa điểm cho các cổ phiếu mới
được niêm yết, hoặc cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ được giao dịch. Đến tháng
03/2001, tổng số công ty chứng khoán hoạt động tại Hàn Quốc là 64 công ty, trong đó có
43 công ty trong nước và 21 công ty nước ngoài. Thị trường OTC truyền thống của Hàn
quốc được thành lập tháng 04/1987 nhằm tạo môi trường hoạt động cho các chứng khoán
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222 19
không được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn quốc (KSE), thị trường chịu sự
kiểm soát của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc (KSDA) thành lập
năm 1953.
Tháng 04/1997, Chính phủ Hàn quốcquyết định tổ chức lại và thúc đẩy phát triển thị
trường này bằng việc thành lập thị trường mạng máy tính điện tử Kosdaq nhằm tạo
điều kiện cho các công ty mạo hiểm, công ty công nghệ cao, quỹ tương hỗ và các công
ty vừa và nhỏ không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường tập trung có thể huy động
vốn trực tiếp. Thị trư ờng được xây dựng theo mô hình thị trường Nasdaq, tiến hành
giao dịch qua mạng điện tửcó sự kiểm soát của trung tâm. Các tổ chức niêm yết trên
thị trường Kosdaq phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như mức vốn điều lệ tối thiểu, tỷ
lệ phát hành ra công chúng... Tuy nhiên, việc đấu giá được thực hiện theo phương thức đấu
lệnh tập trung tương tự như Sở giao dịch.
1.4. Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán
1.4.1. Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán
Mặc dù thị trường chứng khoán ở mỗi nước có những đặc điểm riêng, phản ánh các
điều kiện cụ thể của nước đó, song vẫn có những xu hướng phát triển chung cho
TTCK của các nước trên thế giới.
Xu hướng quốc tế hóa thị trường chứng khoán
Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa TTCK đang trở
nên phổ biến trên khắp thế giới. TTCK là công cụ
quan trọng để huy động các nguồn vốn dài hạn cho
phát triển kinh tế, bởi vậy nhiều nước phát triển đã
mở cửa thị trường chứng khoán để thu hút các
nguồn vốn đầy tiềm năng từ nước ngoài. Tại các
nước phát triển, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư không cao
bằng các nước đang phát triển, vì vậy nhiều nhà đầu tư ở các nước phát triển thích
đầu tư vào các nước đang phát triển, và ngay cả Chính phủ những nước đang phát
triển cũng có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Khi đầu tư được đa dạng hóa, mang tính quốc tế thì các rủi ro trong đầu tư cũng
được giảm xuống. Bởi vậy đầu tư thông qua các quỹ đầu tư quốc tế ngày càng trở
nên được ưa chuộng trên thế giới. Thêm vào đó, sự phát triển của kỹ thuật thông tin
liên lạc làm cho hoạt động của TTCK các nước có liên quan chặt chẽ với nhau hơn,
hoạt động của thị trường này phản ánh các thông tin của thị trường khác. Chính vì
vậy, xu hướng quốc tế hóa TTCK trên thế giới ngày càng rõ nét.
Xu hướng gia tăng các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Xu hướng phát triển mạnh mẽ TTCK phái sinh.
Cùng với sự phát triển của TTCK và sự hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc,
ngày nay các sản phẩm chứng khoán phái sinh ngày càng trở nên phổ biến. Các sản
phẩm chứng khoán phái sinh ngày càng được ưa chuộng vì nó cung cấp những
công cụ làm hạn chế đáng kể các rủi ro về thay đổi giá. Hơn nữa, thị trường các sản
phẩm phái sinh rất đa dạng, có thể thực hiện cho tất cả các loại hàng hóa bao gồm
cả các chứng khoán, lại có thể thực hiện nhanh gọn với số lượng lớn.
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
20 TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222
1.4.2. Các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường chứng khoán
Các chứng khoán khả mại - hàng hoá của thị trường
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán, vì thế, muốn
phát triển cần phải tạo ra nhiều hàng hoá cho thị trường, tức là các chứng khoán có
khả năng chuyển nhượng trên thị trường. Có rất nhiều loại chứng khoán khác
nhau, song những loại hàng hoá cơ bản của thị trường chứng khoán là cổ phiếu và
trái phiếu.
Trái phiếu chính phủ là một loại hàng hoá quan
trọng trong giai đầu phát triển của thị trường.
Những chứng khoán này có khối lượng phát
hành lớn, rủi ro thấp nên chắc chắn sẽ hấp dẫn
với các nhà đầu tư. Trái phiếu công ty, đặc biệt
là trái phiếu do các ngân hàng thương mại và
các trung gian tài chính phát hành cung cấp
mức độ bảo đảm cao cho các nhà đầu tư nên
cũng sẽ có khả năng thị trường cao.
Khả năng lưu thông của các cổ phiếu do các công ty phát hành có điều kiện khó
khăn hơn do mức độ rủi ro cao hơn và cần có thời gian kiểm chứng. Các cổ phiếu
sẽ là các hàng hoá quan trọng trong tương lai khi thị trường phát triển, vì thế cần
quan tâm giám sát và tạo điều kiện phát hành các loại cổ phiếu thông qua quá trình
cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước cũng như khuyến khích hình thành các công
ty cổ phần.
Điểm cần lưu ý, quyết định sự phát triển của thị trường là lượng chứng khoán khả
mại, hay lượng chứng khoán có thể giao dịch. Khi quy mô của các doanh nghiệp
quá nhỏ, lượng chứng khoán khả mại thấp, tính thanh khoản của chứng khoán chắc
chắn sẽ không cao, thị trường dễ bị chi phối bởi các hoạt động đầu cơ, thao túng
giá cả chứng khoán. Mặt khác, quy mô nhỏ sẽ khó có điều kiện chuyên môn hoá
về quản lý, khó đa dạng hoá hoạt động, do vậy, gặp bất lợi về quy mô và hiệu quả
hoạt động không cao. Vì vậy, cần tăng quy mô của các doanh nghiệp, đặc biệt là
các công ty niêm yết trên thị trường tập trung thông qua chính sách khuyến khích
phát hành chứng khoán ra công chúng, khuyến khích thâu tóm và sáp nhập doanh
nghiệp. Chính sách của Chính Phủ Hàn Quốc đầu những năm 80 và của Chính Phủ
Hoa Kỳ, Chính Phủ Vương Quốc Anh cuối những năm 80, đầu những năm 90 của
thế kỷ XX về tăng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp, giảm tỷ lệ Nợ/Vốn chủ
sở hữu trong cải cách kinh tế là bài học tốt cho các nước đi sau trong việc phát
triển thị trường chứng khoán.
Khuyến khích các thành viên tham gia thị trường
Cũng giống như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng vận động theo
quy luật cung cầu. Hệ thống thị trường chứng khoán phải được thiết lập để người
mua và người bán có thể gặp nhau và thực hiện các giao dịch.
Cần phải cho các công chúng đầu tư thấy bản chất của việc đầu tư vào chứng
khoán. Họ phải nhận thức được rằng, chứng khoán có giá trị, song nó cũng chứa
đựng rủi ro, nghĩa là, các nhà đầu tư có thể tăng tài sản của họ nhờ kinh doanh
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222 21
chứng khoán, song họ cũng có thể bị thua lỗ, thậm chí mất toàn bộ tài sản và bị
phá sản. Kinh doanh chứng khoán không phải là trò chơi may rủi mà là lòng yêu
nước, sự ham muốn đóng góp vào phát triển kinh tế, đồng thời đây là sự thử sức trí
tuệ với những bài toán mang đầy chất thơ của sự mạo hiểm. Chỉ những người có
trí tuệ, biết tập hợp và xử lý thông tin, giám đương đầu và chế ngự được rủi ro mới
có cơ hội kiếm được lợi trên thị trường. Các nhà quản lý cần trang bị những kiến
thức cơ bản cho các nhà đầu tư và tạo các điều kiện hỗ trợ về tài chính khi họ tham
gia thị trường (Chẳng hạn việc cấp không cổ phiếu, mua với giá ưu đãi hoặc cho
vay để mua cổ phiếu đối với cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp cổ
phần hoá).
Đối với những người cần vốn hay những người cung cấp các chứng khoán cho thị
trường, Chính Phủ cần tạo điều kiện để các công ty có thực lực và lành mạnh về tài
chính để họ có thể cung cấp các chứng khoán có chất lượng cao cho thị trường
vốn. Cụ thể là các chính sách khuyến khích các công ty đại chúng, chính sách bảo
vệ các công ty chống lại sự thôn tính và sát nhập không công bằng, các ưu đãi về
thuế hoặc trợ giúp huy động vốn. Mặt khác, cần xây dựng quy chế quản trị công ty
thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết nhằm hoàn thiện
vấn đề quản trị điều hành, minh bạch hoá về tài chính và bảo vệ quyền lợi của các
nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư thiểu số.
Chính Phủ cần khuyến khích sự phát triển và tham gia vào thị trường của các nhà
đầu tư có tổ chức như các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu tư,
các ngân hàng và các trung gian tài chính khác. Chính Phủ có thể giao trách nhiệm
cho các công ty tài chính Nhà Nước đầu tư một phần vốn vào chứng khoán hoặc
có các chính sách ưu đãi về thuế.
Thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán có
vai trò quan trọng nhằm tăng tính hiệu quả hoạt động của thị trường. Cần tăng số
lượng và chất lượng của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, phát triển
loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, thúc đẩy các trung gian tài chính tham gia các
dịch vụ như môi giới, đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn và đầu tư
chứng khoán, thanh toán và lưu ký chứng khoán
Những chính sách tác động vào cung và cầu của chứng khoán sẽ có tác dụng tích
cực trong giai đoạn đầu phát triển của thị trường chứng khoán.
Hệ thống kế toán và kiểm toán
Hệ thống kế toán và kiểm toán là hệ thống phụ trợ
quan trọng nhất trong nền kinh tế tư bản. Hệ thống
này cung cấp các thông tin cần thiết và tin cậy cho
việc xác định giá trị kinh tế cơ bản của công ty hay
các thông tin về điều kiện tài chính, kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trưởng
của công ty trong tương lai. Đây là các thông tin cơ bản giúp cho việc định giá
chứng khoán. Hệ thống kiểm toán và kế toán cung cấp các quy tắc nền tảng buộc
phải tuân theo đối với các công ty. Chỉ có hệ thống kế toán, kiểm toán tin cậy mới
có thể cung cấp các thông tin chính xác cho các nhà đầu tư. Các tiêu chuẩn về kế
toán và kiểm toán của các nước cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
22 TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222
biệt cần thiết trong giai đoạn quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư
sẽ đặc biệt quan tâm tới hệ thống kiểm toán độc lập trong việc làm tăng uy tín cuả
các báo cáo tài chính.
Trong giai đoạn phát triển của thị trường vốn, hệ thống lưu giữ và thanh toán bù
trừ chứng khoán cũng rất quan trọng, vì thế, nó cần phải được xem xét đầy đủ khi
thành lập thị trường nếu các nhà quản lý không muốn thị trường bị tê liệt.
Hệ thống công bố công khai
Mục đích cơ bản của hệ thống này là để cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin
đầy đủ và chính xác liên quan đến chứng khoán và để ngăn chặn các gian lận trong
giao dịch. Điều này được biểu hiện trong các quy định về đăng ký và báo cáo định
kỳ. Hệ thống đăng ký đòi hỏi người phát hành phải công bố một số tài liệu liên
quan tại thời điểm phát hành chứng khoán, còn hệ thống báo cáo định kỳ đòi hỏi
các công ty đại chúng cập nhật thông tin đã được công bố bao gồm các báo cáo
quý, báo cáo giữa năm, báo cáo năm và báo cáo hiện hành.
Hệ thống công bố công khai góp phần lầm tăng độ tin cậy của thị trường chứng
khoán và giải quyết vấn đề về thông tin không cân xứng và rủi ro đạo đức. Nó
tạo điều kiện công bằng về thông tin giữa các nhà phát hành với các nhà đầu tư
trên thị trường.
Cần xây dựng hệ thống các tổ chức định mức tín nhiệm nhằm cung cấp chuẩn xác
thông tin và đánh giá xếp hạng cho các chứng khoán, đặc biệt là các chứng khoán
nợ. Hoạt động có hiệu quả của các tổ chức này làm tăng lòng tin của công chúng
đầu tư đối với thị trường.
Hệ thống quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
Sự điều tiết thị trường chứng khoán đòi hỏi nhưng
kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm và sự tinh tế
rất cao của các nhà quản lý. Thẩm quyền và trách
nhiệm của các cơ quan quản lý thị trường chứng
khoán là khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống pháp
lý, vào cơ sở kinh tế và văn hoá của từng quốc gia.
Việc lựa chọn mô hình quản lý thị trường chứng khoán cần phải xem xét, cân nhắc
kỹ lưỡng các yếu tố và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường
trên nguyên tắc tối đa hoá sự tin cậy của các nhà đầu tư đối với thị trường. Chúng
ta không để cho thị trường trở thành sòng bạc với các trò gian lận làm thiệt hại cho
các nhà đầu tư, cũng không nên hạn chế thị trường bằng sự can thiệp quá mức của
chính phủ. Chúng ta nên nhớ, mục đích đầu tiên của quản lý là bảo vệ quyền lợi của
các nhà đầu tư chứ không phải bảo vệ nhà phát hành.
Vấn đề đào tạo
Vấn đề đào tạo bao gồm đào tạo các chuyên gia cho thị trường và đào tạo kiến
thức cơ bản cho cả nhà phát hành lẫn các nhà đầu tư. Ngành chứng khoán là thành
phần cấp tiến nhất trong ngành tài chính. Các chuyên gia của thị trường đòi hỏi
những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cao, kinh nghiệm phong phú. Công tác
cán bộ và công tác đào tạo quyết định sự phát triển của thị trường. Cần tận dụng
tối đa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp như các trường đại học về kinh tế, hệ thống
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222 23
thông tin đại chúng trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách,
pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như tăng cường phổ biến
kiến thức đến công chúng đầu tư.
Các yêu cầu khác
Mục tiêu của việc phát triển thị trường chứng khoán là để tăng cường huy động vốn,
thúc đẩy phát triển kinh tế, song ngược lại, điều kiện ổn định và tăng trưởng kinh tế
vĩ mô là một trong những điều kiện cần thiết cho phát triển của thị trường. Chỉ có
trên cơ sở tăng trưởng và ổn định kinh tế mới có thể tăng tiết kiệm và đầu tư.
Một điều kiện khác không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của thị
trường là hệ thống pháp luật. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở quyền
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được tôn trọng và các nhà đầu tư cũng như các
nhà phát hành chỉ an tâm tham gia thị trường khi quyền lợi của họ được tôn trọng.
Cần xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ nhằm bảo vệ quyền lợi
của các thành phần tham gia thị trường.Vì thế, song song với việc ban hành các
Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, cần hoàn thiện các Luật Doanh
nghiệp, các Luật thuế, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật
Đầu tư,... cho phù hợp với điều kiện mới.
Cuối cùng là sự ứng dụng các thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ cũng
như việc đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của thị trường. Thị trường
chứng khoán là thị trường bậc cao, hoạt động của nó đòi hỏi phải trang bị các
phương tiện kỹ thuật tiên tiến phù hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là các tiến bộ tin học. Đây là cơ sở cho sự phát triển thành công
của thị trường.
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
24 TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222
Tóm lược cuối bài
Cấu trúc của thị trường chứng khoán.
Vai trò của thị trường chứng khoán.
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Điều kiện phát triển thị trường chứng khoán.
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222 25
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày mối liên hệ giữa Thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp?
2. Trình bày vai trò của Thị trường chứng khoán?
3. Phân tích đặc điểm của các công cụ trên Thị trường tiền và Thị trường vốn?
4. Các chủ thể trên Thị trường chứng khoán? Liên hệ thực tiễn Thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện nay.
5. Phân tích xu hướng phát triển của Thị trường chứng khoán thời gian tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_txnhck01_bai1_v1_0014109222_5223.pdf