Định nghĩa thi pháp và thi pháp học
Thi pháp là nguyên tắc tổ chức nội tại của tác phẩm hoặc một hệ thống các tác phẩm văn học.
Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tạo ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học.
92 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thi pháp học và đọc hiểu tác phẩm văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười kể chuyện đối với câu chuyện- Tiêu cự zero: người kể chuyện biết tất cả nhưng không hiển lộ trong câu chuyện- Tiêu cự bên trong: người kể chuyện đóng vai trò như một nhân vật trong truyện- Tiêu cự bên ngoài: người kể chuyện đứng ngoài, không tham gia vào câu chuyệnCHÍ PHÈO Nam CaoHắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết.Hắn về hôm trước hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa cho đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bả cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng kết cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả. Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền miệng ấy, chửi rồi lại nghe. Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượụ.. Thật là ầm ỹ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngắt làm sao! Họ bảo nhau: phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất. Cũng có người hiền lành hơn bảo, "Phúc đời nhà nó, chắc ông lý không có nhà". Ông lý đây là ông lý Cường, con giai cụ bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác. Phải ông lý Cường thử có nhà xem nào! Quả nhiên họ nói có sai đâu! Ðấy, có tiếng người sang sảng quát, "Mày muốn lôi thôi gì? Cái thằng không cha không mẹ này! Mầy muốn lôi thôi gì?" Ðã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường. Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết. A ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch. Thôi cứ gọi là tan xương!II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ5. Không gian và thời gian nghệ thuậtCó cơ sở từ không gian và thời gian có thực, nhưng không gian và thời gian nghệ thuật được xây dựng và tổ chức lại theo quan niệm riêng của tác giả, có thể hoàn toàn không giống với trật tự của không gian và thời gian bên ngoài. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ5. Không gian và thời gian nghệ thuậtKHÔNG GIAN NGHỆ THUẬTKhông gian nghệ thuật có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới. Chịu ảnh hưởng của quan điểm tác giả, không gian nghệ thuật cũng biến đổi không ngừng trong lịch sử văn học. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ5. Không gian và thời gian nghệ thuậtTrong thần thoại, đó là không gian không định tính, nhân vật tồn tại như ở ngoài không gian. Không gian trong truyện cổ tích là không gian không cản trở, cho phép con người làm nên những điều kỳ diệu và thực thi được công lý, lẽ phải trên đời.Trong văn học trung đại, không gian chủ yếu là không gian vũ trụ.Không gian nghệ thuật trong Truyện Kiều- Không gian lưu lạc, lữ thứ: con người bị cắt đứt khỏi mọi liên hệ tình cảm, trở nên mất phương hướng (hoa trôi bèo dạt, mặt nước cánh bèo, bể sâu sóng cả, chiếc bách sóng đào, chiếc bách giữa dòng) -> con người hãi hùng, khiếp sợ, buộc phải “nhắm mắt đưa chân”, liều lĩnh đánh cược với số phận.- Không gian tù hãm: con người bị cầm tù, bó buộc trong những bức tường dày -> con người khao khát vùng thoát để đến với tự do.II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ5. Không gian và thời gian nghệ thuậtTrong văn học hiện đại, không gian ngày càng đa dạng hoá với nhiều kiểu, nhiều dạng: không gian xã hội (văn xuôi hiện thực), không gian tâm linh (tiểu thuyết tâm lý), không gian huyền thoại (kịch và tiểu thuyết phi lý), v.v. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ5. Không gian và thời gian nghệ thuậtTHỜI GIAN NGHỆ THUẬTThời gian nghệ thuật có tác dụng mô hình hoá chiều vận động của thế giới nghệ thuật. Luôn luôn mang quan niệm, cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh có tính chủ quan II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ5. Không gian và thời gian nghệ thuậtThời gian thần thoại: là thời gian có tính tuần hoàn, là thời gian vũ trụ vĩnh viễn khép kín, không liên hệ với thời gian lịch sử. Thời gian sử thi: là thời gian của quá khứ tuyệt đối. Thời gian cổ tích: gắn liền với các sự kiện, biến cố, nhân vật chỉ sống với hiện tại, không có hồi tưởng hay ước mơ.-> Cả ba đều là thời gian khép kín. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ5. Không gian và thời gian nghệ thuậtThời gian Văn học trung đại: mang tính chất tuần hoàn, vận hành theo quy luật bốn mùa của tự nhiên. Ngoài ra nó có nhiều dạng thức như thời gian sinh mệnh con người, thời gian lịch sử, thời gian tâm trạngTrong tiểu thuyết hiện đại, thời gian năng động hơn rất nhiều: nó có thể đảo chiều để tìm về quá khứ hoặc vượt trước đến tương lai, có thể dồn nén cả thế kỷ trong khoảnh khắc hoặc kéo dài một giây phút thành vô tận. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ6. Thể loạiPhân định truyện ngắn và tiểu thuyết:- dung lượng : truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn (số trang, số nhân vật, số tình tiết)- thi pháp : tình huống được xem là hạt nhân thể loại của truyện ngắn; còn tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, nó không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ6. Thể loạiTruyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn bản :- Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính (Nguyễn Công Hoan)- Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình (Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh)- Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là : nhân vật tư tưởng. Diện mạo của loại truyện ngắn này là nghiêng về triết luận (Nam Cao, Nguyễn Minh Châu)II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ6. Thể loạiTheo cách phân loại của phương Tây, có rất nhiều loại thể tiểu thuyết:- Tiểu thuyết trinh thám: nhân vật chính là thám tử, cốt truyện là điều tra vụ án, tình tiết được giữ bí mật cho đến kết thúc tác phẩm. - Tiểu thuyết lịch sử: lấy nhân vật, sự kiện lịch sử làm đề tài, tuy có hư cấu một số nhân vật hay tình tiết phụ nhưng về cơ bản là tôn trọng sự thật lịch sử. - Tiểu thuyết giáo dục: kể về quá trình trưởng thành của một con người.- Tiểu thuyết luận đề: thông qua nhân vật và sự kiện để trình bày một vấn đề chủ yếu.- Tiểu thuyết tâm lý: đặt trọng tâm ở miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật. - Tiểu thuyết tự truyện: nhà văn tự kể lại đời mình một cách khách quan, trung thực.II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ7. Ngôn ngữ nghệ thuậtNgôn ngữ nghệ thuật được phát triển dựa trên cơ sở ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của con người, nhưng nó không chỉ phục tùng quy luật của ngôn ngữ tự nhiên mà còn phục tùng quy luật nghệ thuật nội tại của tác phẩm.Những nội dung nghiên cứu thi pháp ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm nghiên cứu từ pháp, cú pháp, thiên pháp.II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ7. Ngôn ngữ nghệ thuậtNghiên cứu từ pháp là nghiên cứu cách dùng từ trong câu. Mỗi nhà văn có một trường từ ngữ riêng của mình, và với mỗi trường từ ngữ riêng đó, nhà văn thể hiện cách cảm nhận, cách mô tả thế giới của anh ta. Nghiên cứu cú pháp là nghiên cứu những cách cấu tạo của câu. Sử dụng cú pháp như thế nào không chỉ là hình thức mà còn ẩn chứa trong đó cảm nhận của nhà văn về thế giới. Nghiên cứu thiên pháp là nghiên cứu sự tổ chức của toàn bộ lời văn nghệ thuật trong tác phẩm hoặc hệ thống tác phẩm. CÔ KẾU, GÁI TÂN THỜI Nguyễn Công Hoan Nhưng cô có nhận cái tên ấy nữa đâu! Kếu là nghĩa thế nào? Nghĩ bao nhiêu, cô lại oán cha trách mẹ, không đặt cho cô cái tên mỹ miều. Mà chữ nho, nào thiếu gì tiếng hay, sao cô chịu mang cái tên nôm na xấu xí ấy mãi? Nhất là đi ngoài phố, bay là ở chỗ đông người, mà mẹ cô gọi: Kếu ơi! Thì cô đỏ mặt tía tai, hậm hực, lấy làm ngượng quá! Lại còn những chị em bạn cô. Cứ những lúc ở Bờ Hồ, hay thấy cô gặp một công tử quen nào, là nhè ngay cái tên cúng cơm của cô ra mà réo quang quác, rồi cười rúc rích. Nhiều lần cô đã van lạy, xin rằng giữ sĩ diện cho cô mà gọi cái biệt hiệu cô mới nhờ người ta đặt hộ là Bạch Nhạn ấy, nhưng các mẹ ranh tai ngược, cứ vờ quên, để bêu cô, mới tức chứ? Rồi từ đó, mỗi buổi chiều, cô thu thu hộp phấn vào bọc, cô đến chơi nhà cô Bích Ngọc. Đến nơi, cô xổ khăn, lấy lược ra chải lại mái tóc. Rồi rẽ lệch đường ngôi. Rồi uốn lại mái tóc cho cong xuống và thò ra mang tai. Rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vươn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề dài môi ra để tô son. Rồi cô mặc quần trắng, xếp cho thẳng nếp, đứng ống. Rồi cô vận cái áo sơ-mi, cái áo cánh và áo dài sặc sỡ, vuốt cho phẳng phiu. Xong đâu đấy, cô lận đôi giày mang cá, ôm cái ví đầm, đến trước tú gương mà đứng. Cô quay đằng trước. Cô quay đằng sau. Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm. Cô khoái lắm! Rồi trong độ nửa giờ, ngắm chán, cô trút bộ cánh ra, xin thau nước, lau kỹ cái mặt rồi mặc quần áo thâm, đi về. Ấy chẳng ngày nào là cô Bạch Nhạn không diễn tân thời một mình, một lúc như vậy. Có thế cô mới đỡ thèm, đỡ hậm hực. Nhưng những hôm mưa lướt sướt cả ngày, thì cô nóng ruột quá. Mà cứ đến cái giờ ấy, quái lạ, cô nằm bẹp gí, chẳng thiết làm cái phải gió gì cả. SỐ ĐỎ - Vũ Trọng PhụngĐây...Đây... Tiệm may chúng tôi có rất nhiều kiểu, toàn do những sinh viên mỹ thuật có danh tiếng chế tạo ra cả. Đây, bà cứ xem những biển đề ở tượng, là rõ nghiã lý của từng bộ y phục một. Đây là bộ Lời hứa, nghiã là để cho thiếu nữ nào mặc bộ ấy có thể như hứa với bạn lòng một cuộc hẹn hò vậy. Đây là bộ Chiếm lòng. Mặc bộ ấy thì ta đã nắm vận mệnh bọn nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho con gái mới nhớn. Từ đây vào là của các bà thiếu phụ, các bậc nội tướng rồi... Thưa bà, đây là bộ Nữ quyền, của người đàn bà lúc nào cũng được chồng khiếp sợ. Còn đây là bộ Kiên trinh, cho những bà quả phụ nhất quyết ở vậy thờ chồng, và đây là bộ Lưỡng lự, cho những đàn bà góa chồng, mà không biết là nên thủ tiết hay là thôi. []Mẹ kiếp! Quần với chả áo! - Cái này là cái gì? À Lời hứa!... Thắt đáy, nở ngực, nở đít... phải phải! Thắt đáy nở ngực, nở đít là Lời hứa! Hở ngực, hở tay, hở đùi là Chinh phục! Hở ngực, hở đùi là Chinh phục! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_phap_hoc_tpvh_6591.pptx