Vài tuần trước khi chào đời, hầu hết thai nhi sẽ di chuyển
đến tư thế sinh, đầu hướng đến gần ống sinh. Nếu chuyện
này không xảy ra, mông và/hoặc chân bé sẽ nằm ở vị trí đó
để lọt lòng đầu tiên. Đây là hiện tượng sinh ngược. Các ca
sinh ngược chiếm 1/25 số trường hợp sinh đủ tháng.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thế nào là sinh ngược?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế nào là sinh ngược?
Vài tuần trước khi chào đời, hầu hết thai nhi sẽ di chuyển
đến tư thế sinh, đầu hướng đến gần ống sinh. Nếu chuyện
này không xảy ra, mông và/hoặc chân bé sẽ nằm ở vị trí đó
để lọt lòng đầu tiên. Đây là hiện tượng sinh ngược. Các ca
sinh ngược chiếm 1/25 số trường hợp sinh đủ tháng.
Vài tuần trước khi chào đời, hầu hết thai nhi sẽ di chuyển
đến tư thế sinh (google image)
Thế nào là sinh ngược?
Trong trạng thái sinh bình thường, đầu là phần to nhất của
thai nhi ra trước, các phần còn lại: vai, mông… lần lượt
theo sau “ đầu xuôi thì đuôi lọt” không có gì khó khăn. Đó
là ngôi thuận. Còn gặp ngôi ngược, mông ra trước (nên gọi
là ngôi mông), các phần còn lại: vai và đầu to hơn sẽ khó
ra, đặc biệt đầu có thể bị kẹt lại ở cổ, không ra được (gọi là
kẹt đầu hậu).
Có hai loại ngôi mông:
1. Ngôi mông đủ: gồm có mông và hai chi dưới gập lại,
thai nhi ngồi xếp bằng hay ngồi xổm trong buồng tử cung.
Thường gặp những người sinh con rạ.
2. Ngôi mông thiếu: chỉ có mông, còn hai phần chân duỗi
thẳng xuống hoặc thai nhi có dạng quỳ gối trong tử cung.
Thường gặp ở người sinh con so.
Bình thường, trước tuần lễ thứ 28, thai nhi nhỏ, kích thước
phần đầu to hơn phần thân, mà tử cung có dạng hình quả lê
nên đầu thai nhi có xu hướng chiếm chỗ to. Khi tuổi thai
càng lớn, thân mình và tay chân thai nhi phát triển to hơn
phần đầu. Lúc đó thai nhi tự động xoay ngược lại, đưa đầu
xuống dưới gọi là ngôi thuận. Hiện tượng này được gọi là
sự bình chỉnh của thai vào tháng thứ 6-7 (trước tuần 28).
Nếu thai không xoay được, đầu thai nhi vẫn ở bên trên, thì
ngôi ngược xuất hiện, thường chiếm 3-4 % tổng số trường
hợp sinh nở.
Có hai nguyên nhân gây ra ngôi ngược:
1. Sinh non, tức là thai nhi chưa kịp xoay theo chiều ngôi
thuận.
2. Các yếu tố cản trở sự bình chỉnh của thai. Về phía mẹ:
tử cung kém phát triển, tử cung đôi, tử cung hai sừng, tử
cung có vách ngăn, u sơ tử cung… Về phía thai nhi: đa
thai, dị dạng thai (nảo úng thủy). Cũng có mấy yếu tố phụ:
nước ối ít, nhau đóng phía trước đường đi của thai (nhau
tiền đạo).
Tất nhiên, so với ngôi thuận, trường hợp sinh ngôi
ngược dễ sinh tai biến như:
* Về mẹ: dễ bị rách phần mềm (tầng sinh môn, cổ tử
cung) khi đầu lọt ra.
* Về thai nhi: dễ sa dây rốn hay chèn ép dây rốn dẫn đến
tử vong. Nhẹ hơn là các sang chấn trong lúc sinh như xuất
huyết não - màng não, liệt thần kinh cánh tay, gãy xương
đùi, rách cơ ức đòn chũm. Nếu nắm thai kéo không đúng
cách, có thể gây tổn thương các tạng trong bụng.
Có một số yếu tố khác cũng dễ gây tai biến: sản phụ rặn đẻ
khi cổ tử cung chưa mở trọn, gây kẹt đầu hậu; tay thai nhi
giơ cao làm cuộc sinh bị kéo dài, thai ngạt, có thể gãy
xương cánh tay khi thủ thuật hạ tay. Đầu ngửa làm cho
đường kính trở nên quá lớn, gây kẹt đầu hậu. Cho nên sinh
ngôi ngược khó khăn và nguy hiểm. Các cách sau đây
thường được áp dụng:
* Cho sinh tự nhiên, nếu thai nhỏ, con rạ, tầng sinh môn
đã giãn nhiều.
* Sinh ngã âm đạo, có can thiệp từng phần: thai nhi được
để sinh tự nhiên đến rốn. Sau đó, người đỡ sinh sẽ phụ giúp
trong thì sinh vai, tay và đầu.
* Đại thủ thuật kéo thai: hiện nay không được áp dụng vì
nguy hiểm.
* Mổ lấy thai: nhằm giảm tỷ lệ sang chấn cho thai nhi.
Được áp dụng trong các trường hợp: con so, ước lượng thai
nặng trên 3 kg; con rạ, ước lượng thai nặng hơn kỳ sinh
trước; con so, mẹ lớn tuổi; có sa dây rốn; suy thai trong
chuyển dạ hay chuyển dạ kéo dài.
Từ tháng thứ 6, thai phụ có thể cảm nhận được ngôi thai
thuận hay ngược nếu chú vị trí đạp của thai: ở ngôi thuận,
thai nhi đạp ở vùng trên rốn, thỉnh thoảng có thể cảm nhận
chân của thai nhi gồ lên ở vùng hạ sườn; còn ở ngôi ngược,
thai nhi đạp ở vùng bụng dưới, đôi khi cảm thấy tức tức ở
vùng hạ sườn do đầu bé chèn vào. Ngày nay, nhờ có siêu
âm, người ta có thể xác định có ngôi ngược hay không.
Điều cần thiết là thai phụ đi khám thai đều đặn, nhất là vào
tháng thứ 7, để gặp trường hợp thai chưa xoay, cán bộ sản
khoa theo dõi và can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn
cho mẹ và con.
Theo Thuốc & Sức khỏe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 92_8648.pdf