Trong văn vần bình dân ta, có một thể thơ gọi là nói lối. Nói lối ở đây có nghĩa
là nói ra đường lối, đặt những câu nối tiếp nhau có phép tắc vần điệu, chứ không nói
lung tung, lộn xộn. Thể nói lối này cốt ở chỗ đặt những câu có vần với nhau, mà vần
thì đặc biệt hay dùng cước vận, gieo thành từng cặp, thường hết một cặp vần bằng lại
đến một cặp vần trắc, cứ như thế luân phiên nối tiếp nhau cho đến hết bài. Thể nói lối
cũng có thể dùng thêm yêu vận nhưng không bắt buộc. Ví dụ thể cách thể nói lối qua 2
bài đồng dao sau đây:
Con công nó múa Mế ơi là mế !
Nó múa làm sao Mế hương mế hoa
Nó rụt cổvào Mế cà mế rợ
Nó xòe cánh ra Mế ởbốn mùa
Nó đỗ cành đa Ai muakhông bán
Nó kêu ríu rít Ai hoạnkhông cho
Nó đỗ cành mít Cắt cỏ ăn no
Nó kêu vít chè Cày bừa cho mẹ
Nó đỗ cành tre Mế ơi là mế !
Nó kêu bè muống Mế hương mế hoa
Nó đỗ dưới ruộng Mế cà mế rợ
Nó kêu tầm vông. .
54 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thể loại văn trung đại Việt Nam - Chương III: Những thể thơ thuần việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhau. Vị trí chữ này khá linh động, có thể là chữ thứ 5 để tạo nên sự đối
xứng giữa các âm tiết 1,2,3 vơí 4,6,7 :
Đó một thì / đây cũng một thì.
(Nguyễn Qúy Tân, “Hậu trung thu vọng nguyệt”)
hay chữ thứ 6 để tạo nên sự đối xứng giữa 1,2,3 với 4,5,7 :
Bên văn sang / bên võ cũng sang.
(Nguyễn Công Trứ, “Vịnh văn võ”)
hoặc chữ thứ 7 để tạo nên sự đối xứng giữa 1,2,3 với 4,5,6 :
Đứng núi này / trông núi nọ cao.
Tuy nhiên, chữ tạo nên sự đối xứng trong cách ngắt nhịp trên thường là hư từ
“mà”, ở vị trí âm tiết thứ 4 trong câu thơ và xuất hiện với tần số rất cao :
Chị cũng xinh / mà em cũng xinh.
(Hồ Xuân Hương, “Tranh tố nữ”)
Bạc qúa vôi / mà mỏng qúa mây.
(Nguyễn Công Trứ, “Vịnh nhân tình thế thái”)
Danh chẳng ham / mà lợi chẳng mê.
(Nguyễn Công Trứ, “Vịnh Di Tề”)
Cũng chẳng giàu / mà cũng chẳng sang
(Nguyễn Khuyến, “Tự trào”)
Chẳng phải quan / mà chẳng phải dân
(Trần Tế Xương, “Tự trào”)
1.5. Qui tắc về thanh hay luật bằng trắc:
Trong một bài thơ Đường luật ngũ ngôn cũng như thất ngôn bát cú, cách xếp
đặt thanh bằng hay thanh trắc cho mỗi chữ trong câu theo thể thức sau :
1- Chữ chót ( chữ thứ 5 đối với ngũ ngôn hoặc thứ 7 đối với thất ngôn) : nếu là
câu mang vần (câu 1,2,4,6,8) thì chữ này mang thanh bằng, nếu là câu thơ không
mang vần (câu 3,5,7) thì mang thanh trắc.
2- Chữ 2,4 hoặc 2,4,6 phối thanh theo phương pháp gián cách, theo phép “nhị
tứ” hoặc”nhị tứ lục phân minh” nghĩa là 3 chữ này có luật rõ ràng, chặt chẽ không thể
thay đổi thanh: nếu câu thơ luật bằng thì chữ 2 bằng, chữ 4 trắc và chữ 6 lại bằng.
Ngược lại, nếu câu thơ luật trắc thì chữ 2 trắc, chữ 4 bằng và chữ 6 lại trắc.
3- Chữ 1,3 hoặc 1,3,5 phối thanh theo phương pháp đi đôi, theo phép “nhất
tam” hoặc”nhất tam ngũ bất luận” nghĩa là 3 chữ này không kể đến, được tự do bằng
trắc. Tuy nhiên trên thực tế, trong thơ ngũ ngôn chỉ có chữ thứ nhất được tự do còn chữ
thứ 3 thường phải khác thanh với chữ thứ 5, cũng như trong thơ thất ngôn chỉ chữ 1 và 3
được tự do, còn chữ thứ 5 thường phải khác thanh với chữ chót câu thơ, nếu không 3
chữ cuối cùng của câu thơ đều là”bằng”hoặc “trắc” cả thì câu thơ sẽ bị khổ độc.
Ta thấy ở luật bằng trắc này, luật lệ nhằm cốt yếu vào các chữ 2,4 hoặc 2,4,6 .
Nhịp thanh của câu thơ dựa vào đó mà thay đổi lên xuống. Việc thay đổi bằng trắc ở
những chữ này đưa đến 2 mẫu câu thơ luật chính :
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 95 -
Bốn mùa cảnh vắng teo,
Một vũng nước trong veo.
hoặc: Từng mây lơ lững trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Câu trên (khởi lên bằng thanh bằng ở chữ 2) gọi là câu thơ luật bằng.
Câu dưới (khởi lên bằng thanh trắc ở chữ 2) gọi là câu thơ luật trắc.
Bài thơ nào bắt đầu bằng một câu thơ luật bằng thì gọi là bài thơ luật bằng
(như bài Thu điếu ở trên).
Bài thơ nào bắt đầu bằng một câu thơ luật trắc thì gọi là bài thơ luật trắc (như
bài Làm quan bị cách ở trên).
1.6. Qui tắc về niêm:
Niêm nghĩa đen là dán dính lại bằng chất hồ. Trong thơ, niêm là cách xếp các
câu thơ dính lại với nhau về nhịp thanh gây sự liên lạc mật thiết về âm điệu, hay nói
một cách khác: niêm là sự phối hợp thanh xen kẻ bằng trắc từng cặp câu 1-8, 2-3, 4-5,
6-7 tức phối hợp thanh theo chiều dọc của bài thơ.
Hai câu thơ niêm với nhau là khi chúng cùng một nhịp thanh bằng trắc, nghĩa là
khi chúng cùng một luật. Câu thơ luật bằng niêm vơí câu thơ luật bằng, câu thơ luật
trắc niêm vơí câu thơ luật trắc. Như vậy có 2 lối niêm : niêm bằng và niêm trắc. (Thực
tiễn hơn, có thể chỉ căn cứ vào chữ thứ 2, hai câu thơ niêm vơí nhau khi nào chữ thứ 2
cùng một loại thanh).
Trong một bài thơ Đường luật bát cú, các câu thơ phải niêm vơí nhau đôi một
và gián cách bằng trắc theo 2 kiểu sau :
NIÊM KIỂU 1 KIỂU 2
(bài thơ luật bằng) (bài thơ luật trắc)
1 B niêm bằng T niêm trắc
2 Niêm T niêm trắc B niêm bằng
3 T B
4 Niêm B Niêm bằng T niêm trắc
5 B T
6 Niêm T niêm trắc B niêm bằng
7 T B
8 B T
Như trên, nói chung câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm
với câu 5, câu 6 niêm với câu 7. Phép niêm lại phải gián cách bằng trắc, nếu cặp 1-2
niêm bằng thì 2-3 niêm trắc, cặp 4-5 niêm bằng và cặp 6-7 lại niêm trắc. Bài thơ có
thể khởi lên bằng 1 câu luật bằng hoặc 1 câu luật trắc, do đó có 2 kiểu niêm khác nhau
như trên.
-Thí dụ cách niêm ở một bài thơ luật bằng :
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Câu luật B
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. T
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, T
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 96 -
Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo. B
Từng mây lơ lững trời xanh ngắt, B
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. T
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, T
Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Câu luật B
-Thí dụ cách niêm ở 1 bài thơ luật trắc:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà. Câu luật T
Cỏ cây chen đá lá chen hoa. B
Lom khom dưới núi tiều vài chú, B
Lác đác bên sông rợ mấy nhà. T
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, T
Thương nhà mõi miệng cái gia gia. B
Dừng chân đứng lại trời non nước, B
Một mảnh tình riêng: ta với ta. Câu luật T
Phép niêm này và thanh luật trên đều nhắm vào việc sắp đặt các thanh bằng
trắc. Có điều khác nhau là Thanh luật áp dụng trong phạm vi mỗi câu thơ, còn phép
Niêm là để áp dụng cho từng cặp câu trong toàn bài. Một câu thơ có chữ không theo
đúng thanh luật thì gọi là câu thơ thất luật. Một bài thơ mà các cặp câu thơ qui định( 1-
8, 2-3, 4-5, 6-7 hoặc 1-4, 2-3)không theo đúng phép niêm thì gọi là bài thơ thất niêm.
Cũng nên nhận xét thêm :
- Muốn cho một bài thơ đúng niêm thì trước hết mỗi câu thơ phải đúng luật.
- Khi bài thơ đã đúng niêm và luật thì tự nhiên 2 câu thực (cũng như 2 câu luận)
ở vào vị trí đối nhau về thanh.
Phối hợp các qui tắc về niêm, luật và vần ...ta có thể xây dựng các khuôn mẫu
thơ Đường luật như sau:
MẪU I : LOẠI NGŨ NGÔN BÁT CÚ:
-Luật trắc 5 vần: Ví dụ 1: Ví dụ 2:
tTtBb(v) Vằng vặc bóng thuyền quyên Thú cổ đoạn nhân hành,
b B t T b(v) Mây quang gió bốn bên. Biên thu nhất nhạn thanh.
b B b T t Nề cho trời đất trắng, Lộ tòng kim dạ bạch,
t T t B b(v) Quyét sạch núi sông đen. Nguyệt thị cố hương minh.
t T b B t Có khuyết nhưng tròn mãi, Hữu đệ giai phân tán,
b B t T b(v) Tuy già vẫn trẻ lên. Vô gia vấn tử sinh.
b B b T t Mảnh gương chung thế giới, Ký thư trường bất đạt,
t T t B b(v) Soi rõ mặt sang hèn. Huống những vị hưu binh.
(“Mặt trăng” - Vô danh) (Nguyệt dạ ức xá đệ - Đỗ Phủ)
-Luật trắc 4 vần: Ví dụ 1: Ví dụ 2:
t T b B t Tuổi mới non sông cũ, Tịch mịch u trai lý,
b B t T b(v) Người xưa vận hội nay. Chung tiêu thính vũ thanh.
b B b T t Trải bao cơn nóng rét, Tiêu tao kinh khách chẩm,
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 97 -
t T t B b(v) Đeo mãi cái râu mày. Điểm trích sổ tàn canh.
t T B b t Tháng tháng mòn con mắt, Cách trúc xao song mật,
b B t T b(v) Năm năm bấm đốt tay. Hòa chung nhập mộng thanh
b B b T t Trẻ thơ khôn lớn mãi, Ngâm dư hồn bất mị,
t T t B b(v) Tuổi tác vẫn còn đây. Đoạn tục đáo thiên minh.
(“Năm mới” - Vô danh) (“Thính vũ” - Nguyễn Trãi)
-Luật bằng 5 vần: Ví dụ 1: Ví dụ 2:
bBtTb(v) Nhung tơ mịn cánh hồng Hà Nam thủ Tín Dương,
tTt Bb(v) Ngào ngạt bưởi khoe bông Thiên hạ thủ trung ương.
tTbBt Tứ mới duyềnh hương bút, Phiến thạch tồn Thân quốc,
bBtTb(v) Đêm mơ rộn phím lòng. Trùng sơn hạn Sở cương.
bBbTt Lan bừng thơm tịnh cốc, Mã minh tư tự mạt,
tTt Bb(v) Mai rộ ngát cao phong. Dân thực bán tỳ khang.
tTbBt Xanh biếc mùa hy vọng, Bạch phát thu hà hạn,
bBtTb( Uyên ương ấm động phòng. Tây phong biến dị hương.
(“Xuân ảnh”- Lạc Nam) (“Tín Dương tức sự”- Ng.Du)
-Luật bằng 4 vần: Ví dụ 1: Ví dụ 2:
b B b T t Gió thơm lồng trướng gấm, Hương giang nhất phiến nguyệt,
t T t B b(v) Nắng sớm lọt nhà vàng. Kim cổ hứa đa sầu.
t T b B t Thềm ngọc hoa đua nở, Vãng sự bi thanh trủng,
b B t T b(v) Hồ trong cỏ dậy hương. Tân thu đáo bạch đầu.
b B b T t Lầu cao con gái múa, Hữu hình đồ dịch dịch,
t T t B b(v) Cây biếc tiếng chim vang. Vô bệnh cố câu câu.
t T b B t Đào lý ngày xuân tốt, Hồi thủ Lam Giang phố,
b B t T b(v) Cung tiên nỗi nhớ thương. Nhàn tâm tạ bạch âu.
(“Thú vui trong cung”- (“Thu chí”- Nguyễn Du)
Tú Xương)
MẪU 2: LOẠI NGŨ NGÔN TUYỆT CÚ:
-Luật trắc 3 vần:
t T t B b(v)
b B t T b(v)
b B b T t
t T t B b(v)
Đả khởi hoàng oanh nhi,
Mạc giao chi thượng đề.
Đềø thời kinh thiếp mộng
Bất đắc đáo Liêu Tê.
(Y Châu ca-Cáp Gia Vận
Liêu lạc cố hành cung,
Cung hoa tịch mịch hồng
Bạch đầu cung nữ tại,
Nhàn tọa thuyết Huyền Tông.
(Hànhcung-Nguyên Chẩn)
-Luật trắc 2 vần:
t T b B t
b B t T b(v)
b B b T t
t T t B b(v)
Người hết danh không hết,
Đời còn việc vẫn còn.
Tội gì lo tính quẫn,
Lập những cuộc con con.
(Đời người - Vô Danh)
Vắt vẻo sườn non Trạo,
Lơ thơ mấy ngọn chùa.
Hỏi ai là chủ đó ?
Có bán tớ xin mua.
(Chùa Vô Vi - Vô Danh)
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 98 -
-Luật bằng 3 vần:
b B t T b(v)
t T t B b(v)
t T b B t
b B t T b(v)
Bốn mùa cảnh vắng teo,
Một vũng nước trong veo,
Phất phới thuyền ai đó?
Xa xa một mái chèo.
(Cảnh mặt nước- NKhuyến)
Sóc phong thiên lý kinh,
Hán nguyệt ngũ canh thanh.
Túng hữu hoàn gia mộng,
Do văn xuất tái thanh.
(Tòng quân hành- Lệnh Hồ Sở)
-Luật bằng 2 vần:
b b b t t
t t t b b(v)
t t b b t
b b t t b(v)
Trường giang bi dĩ trệ,
Vạn lý niệm tương qui.
Huống phục cao phong vãn,
Sơn sơn hoàng diệp phi.
( Tư qui - Vương Bột)
Sơn trung tương tống bãi
Nhật mộ yểm sài phi.
Xuân thảo minh niên lục
Vương tôn qui bất qui?
( Tống biệt -Vương Duy)
MẪU 3: LOẠI THẤT NGÔN BÁT CÚ:
-Luật trắc 5 vần:
t T b B t T b(v)
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn xưa gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
(Bà Huyện Thanh Quan)
-Luật trắc 4 vần:
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
Hỷ đắc thân nhàn quan hựu lãnh,
Bế môn tận nhật thiểu tương qua.
Mãn đường vân khí triêu phần bách,
Nhiễu chẩm tùng thanh dạ thược trà.
Tu kỷ đản tri thân thiện lạc,
Trí thân vị tất độc thư đa.
Bình sinh vu khoát chân ngô bệnh,
Vô thuật năng y lão cánh gia.
(“Ngẫu thành” - Nguyễn Trãi)
-Luậõt bằng 5 vần:
b B t T t B b(v)
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
Trời chiều bảng lãng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mõi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ ở Chương Đài người lữ thứ,
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 99 -
b B t T t B b(v) Lấy ai mà tỏ nỗi hàn ôn.
(Bà Huyện Thanh Quan)
- Luật bằng 4 vần:
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
Lờ đờ mắt trắng đời không bạn,
Lận đận đầu xanh tuổi đã già.
Sống nổi không chìm nên mến nước,
Người tan muốn hợp phải lo nhà.
Rạp tuồng vân cẩu còn đông khách,
Góc túi càn khôn đủ chứa ta.
Hơn kém cõi đời vinh với nhục,
Nhục vinh rồi cũng hóa ra ma.
(“Tự thán”- Khuyết danh)
MẪU 4: LOẠI THẤT NGÔN TUYỆT CÚ:
-Luật trắc 3 vần:
t T b B t T b(v)
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
Oâng đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước vơi đầy có biết không?
(“Oâng phỗng đá”- Nguyễn Khuyến)
-Luật trắc 2 vần:
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
Gần gũi đôi nơi Nam với Khách,
Kỳ kèo ba chữ thiếp làm thê
Chẳng dày mặt phấn quan không hỏi,
Không đủ phù trang gái chẳng về.
(“Tặng bạn cưới vợ Khách”- Tú Xương)
Luật bằng 3 vần:
b B t T t B b(v)
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
Xác không vốn những cậy tay người,
Khôn khéo làm sao buộc cũng rời.
Kêu lắm lại càng tan xác lắm,
Cũng mang một tiếng ở trên đời.
(“Cái pháo”- Nguyễn Hữu Chỉnh)
Luật bằng 2 vần:
b B t T b B t
t T b B t T b(v)
t T b B b T t
b B t T t B b(v)
Đường mây cười tớ ham giong ruỗi,
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.
Ơn nước nợ trai đành nỗi bận,
Cha già, nhà khó, cậy nhau cùng.
(“Ký nội”- Phan Thanh Giản)
2. Những biệt loại trong thơ Đường
Bài thơ Đường luật ngoài thể thức chung cùng mẫu mực phổ biến như trên, đôi
khi còn đi vào những lối riêng, thường dùng trong ngâm vịnh và không ít loại chỉ nhằm
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 100 -
mục đích tỏ tài “điêu trùng khắc triện” hơn là diễn đạt nội dung tư tưởng của người
sáng tác.
2.1. Biệt loại xét theo số câu trong bài:
- Thơ trường thiên :
Thơ trường thiên là bài thơ quá 8 câu hạn định(loại thất ngôn) hoặc qúa 16
câu(loại ngũ ngôn). Có thể làm theo lối cổ phong, chỉ cần bài thơ có vần và mỗi câu 7
chữ còn không phải theo niêm luật gì hết. Nhưng cũng có khi làm theo Đường luật, các
câu thơ phải đúng thanh luật và niêm nhau từng cặp gián cách bằng trắc từ câu thứ 2
tức là loại thơ bài luật. Về vần có thể dùng lối độc vận hoặc liên vận. Thí dụ một bài
cổ phong trường thiên độc vận :
Trời Nam riêng một cõi doanh bồng,
Sơn thủy thiên nhiên cảnh lạ lùng.
Bắc đẩu Nam tào chia tả hữu.
Huyền đăng trăm ngọn đá chông vông.
Mấy vùng cổ thụ bóng sầm uất,
Một dãy cao phong thế chập chùng.
Bãi cỏ xè xè hình lưỡi kiếm,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Dáng tỏa chiều hôm chim ríu rít,
Mây tuôn ban tối khói mịt mùng.
Phong cảnh bốn mặt đẹp như vẽ,
Một tòa lâu đài cao sát không.
Rèm ngọc sáng choang mây núi Bắc,
Gác hoa bóng lộn sóng triều đông.
Đại vương khi nhàn rê trượng trúc,
Theo sau một vài đứa tiểu đồng.
Thủng thỉnh cuộc cờ khi gió mát,
Thung dung ngâm vịnh lúc trăng trong.
Nghĩ mình thú hứng vui ngày sót,
Ngắm cảnh non sông thỏa tấc lòng.
Tuổi già cảnh thú công danh trọn,
Than ôi ! Đại vương thật anh hùng.
(Bùi Kỷ -”Phong cảnh Kiếp Bạc”)
2.2. Biệt loại xét theo số chữ trong câu:
- Thơ lục ngôn:
Đó là lối thơ mà giữ a 8 câu và đa số là câu 7 chữ Đường luật, có gài vào 1,2
hoặc 3,4 câu chỉ có 6 chữ. Câu 6 chữ này không phải là câu 6 ở thể lục bát chẳng hạn,
mà cũng là câu thơ luật thất ngôn nhưng tỉnh lược đi một chữ. Thông thường đó là chữ
thuộc loại bất luận(1,3 hoặc 5).Ngoài ra bài thơ theo đúng các quy tắc một bài bát cú
Đường luật. Lối thơ này, thi gia ta đời Lê, Mạc hay làm, thường bắt gặp trong “Quốc
âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông và Hội
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 101 -
Tao Đàn và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thí dụ một bài lục
ngôn của Nguyễn Trãi với 2 câu 6 chữ (thiếu chữ thứ 5) :
Việc ngoài hương đảng chớ đôi co,
Thấy kẻ anh hùng hãy nhẫn cho.
Nhợ nọ có dai nào có đứt,
Cây kia toan đẳng lại toan đo.
Chớ đua huyết khí nên giận,
Làm mất lòng người những lo.
Hễ kẻ làm khôn thì phải khó,
Chẳng bằng vô sự ngáy o o.
- Thơ yết hậu:
Đó là một mẫu thơ tứ tuyệt mà câu chót rút lại chỉ có một chữ mang vần, (hoặc
2 chữ trong đó chữ cuối phải mang vần)như một tiếng tán thán, có ý nghĩa đặc biệt,
thường là ý nghĩa trào phúng. (yết nghĩa là hết, là dứt, hậu là sau). Thí dụ :
Sống ở nhân gian đánh chén nhè,
Thác về âm phủ cắp lè kè,
Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?
Be !
(Phạm Thái -”Anh nghiện rượu”)
Cứ nghĩ rằng mình ngắn,
Ai ngờ cũng dài đườn.
Thế mà còn chê trạch,
Lươn.
(Vô Danh)
Đa tiền mới đa tình,
Ít tiền son phấn khinh,
Đi qua phố hàng giấy,
Trông nhiều cô cũng xinh:
- Mần thinh !
(Tản Đà -”Tình, Tiền”)
1. SƯ GẠN VÃI 4.VÃI NHIẾC LẠI SƯ
Chơi xuân kẻo nữa già, Đầu trọc tếch nhẵn cừ,
Lâu nay vẫn muốn mà, Trông mặt khéo là như,
Mời vãi vào nhà hậu, Tu hành đâu có thế,
Ta ! Hư !
2. VÃI CỰ LẠI 5. TIỂU TRÔNG THẤY
Đã mang tiếng xuất gia, Thấy sự nực cười thay !
Còn đeo thói nguyệt hoa, Sư ghẹo vãi ban ngày,
Sư mô đâu có thế, Vãi chẳng nghe, sư giận
Ma ! Hay !
3.SƯ GIẬN ĐUỔI VÃI 6.SƯ DỖ TIỂU
Quy y bảo chẳng nghe, Chú tiểu thực là ngoan,
Ngủng ngoẳng có phen què, Đã bảo, chớ nói càn,
Ở chùa ăn hại oản, Mai cho nhiều oản chuối,
Về ! Ngoan !
7. TIỂU ĐÁP
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 102 -
Sự biết, một mình tôi
Làng biết nữa đi đời,
Đã van, không nói nữa,
Thôi !
2.3. Biệt loại xét theo cách gieo vần:
-Thơ Đường luật 8 câu 4 vần:
Bài Đường luật bát cú theo quy tắc đã giải bày trên có 5 câu mang vần. Có
trường hợp đặt biệt mà câu thứ nhất không có vần, chỉ còn lại 4 câu (2,4,6,8) có vần,
khi đó 2 câu 1 và 2 phải đối nhau và chữ chót câu 1 phải trắc. Thí dụ :
Lờ đờ mắt trắng đời không bạn.
Lận đận đầu xanh tuổi đã già.
Sống nổi không chìm nên mến nước,
Người tan muốn hợp phải lo nhà.
Rạp tuồng vân cẩu còn đông khách,
Góc túi càn khôn đủ chứa ta.
Hơn kém cõi đời vinh với nhục,
Nhục vinh rồi cũng hóa ra ma.
(Bùi Kỷ -”Tự thán”)
Tuổi mới non sông cũ,
Ngưòi xưa vận hội nay.
Trải bao cơn nóng rét,
Đeo mãi cái râu mày.
Tháng tháng mòn con mắt,
Năm năm bấm đốt tay.
Trẻ thơ khôn lớn mãi,
Tuổi tác vẫn còn đây.
(Bùi Kỷ -”Năm mới”)
-Thơ vần trắc:
Thơ Đường luật, theo như quy tắc giãi bày trên, chỉ được dùng vần bằng. Một
vài nhà biên khảo nước ta (Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm) cho rằng thơ
Đường cũng có thể có vần trắc và lậïp ra một bảng thanh luật cho loại này, nhưng
không ai dẫn được bài nào làm thí dụ. Các nhà khác (Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim) cho
rằng thơ vần trắc là thơ cổ phong. Trong các tập hợp tuyển Đường thi Trung Hoa, Các
học giả Trung hoa cũng xếp thơ vần trắc vào thơ cổ thể, chứ không phải vào loại thơ
Đường luật. Đây là thí dụ một bài thơ bát cú thất ngôn vần trắc của Nguyễn Khuyến,
ta thấy trong bài, tuy cũng 8 câu 5 vần và có đối, nhưng không hề theo đúng niêm luật
thơ Đường:
Năm ngoái năm xưa đói tưởng chết,
Năm nay phong lưu đã ra phết.
Thóc mùa thóc chiêm hãy còn nhiều,
Tiền nợ tiền công chưa trả hết.
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 103 -
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng,
Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt.
Ta ước gì được mãi như thế,
Hễ hết tết rồi thời lại tết !
(Nguyễn Khuyến -”Tết phong lưu”)
2.4. Biệt loại xét theo cách đặt câu dùng chữ:
-Thơ thủ vĩ ngâm :
Baì thơ bát cú mà câu đầu (thủ), đem xuống nhắc lại nguyên văn làm câu thứ 8
(vĩ), để nói lên sự suy nghĩ quanh co hay tả một cảnh huống, một tâm trạng không có
lối thoát. Thí dụ :
Tương tư không biết cái làm sao,
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào.
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện,
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao.
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.
Một nước một non ngươì một ngả,
Tương tư không biết cái làm sao.
(Nguyễn CôngTrứ -”Tương tư”)
-Thơ liên hoàn :
Lối thơ gồm nhiều bài Đường luật (bát cú hay tứ tuyệït) mà câu chót bài trên
mang xuống nguyên văn làm câu đầu bài dưới, để nối 2 bài lại như bằng 2 cái vòng
móc lấy nhau (liên :liền, hoàn :cái vòng), chủ ý gây sự liên tục trong tư tưởng bao quát
cả mấy bài. Thí dụ :
Ngán nỗi nhà nho bọn hủ ta,
Hủ sao hủ gớm hủ ghê mà.
Phen này cái hủ xua đi hết,
Cứ để cười nhau hủ mãi a ?
Cứ để cười nhau hủ mãi a ?
Cười ta ta cũng biết rằng ta.
Nay đương buổi học ganh đua mới.
Con giữ lề xưa thế mãi a !
(Trần Tế Xương -”Hủ nho tự thán”)
Cũng có khi, chỉ đem 2 chữ chót bài trên xuống làm 2 chữ đầu bài dưới, cũng
gọi là liên hoàn. Thí dụ :
Chồng hỡi chồng con hỡi con,
Cùng nhau trăng khuyết lại trăng tròn.
Bên trời góc bể nơi chim cá,
Rầy gió mai sương tưởng nước non.
Mông điệp khéo vì ai lẽo đẽo,
Hồn quyên luống để thiếp chon von.
Nguyễn Thanh Châu Khoa Ngữ Văn
Thể loại thơ văn trung đại Việt Nam - 104 -
Ngày qua tháng lại coi đằng đẳng,
Muôn dặm xa xa mắt đã mòn.
Đã mòn con mắt một phương âu,
Có thấy chồng con đâu ở đâu.
Dẫu được non xanh cùng bến tốt,
Khó khăn gió thảm vơí mưa sầu.
Trách ai dắt nẽo khôn lừa lọc,
Khiến thiếp ra chân chịu dãi dầu.
Hỡi đức cao xanh sao chẳng đoái,
Tấm lòng trằn trọc suốt canh thâu.
Canh thâu chưa ngủ hãy còn ngồi v.v...
(Thượng Tân Thị -”Khuê phụ thán”)
(nguyên tác gồm 10 bài)
-Thơ tiệt hạ :
Bài thơ mà câu nào cũng bỏ lửng như bị cắt bớt ở cuối (tiệt :chặt, ngắt, hạ
:dưới), để “ý tại ngoại”, cho người xem tự hiểu lấy. Thí dụ :
Trăm năm nào biết có duyên gì...
Gặp gỡ nhau đây thật khác chi...
Thấy nết thấy người toan muốn những...
Nghiêng thành nghiêng nước dễ thường khi...
Trao dây tơ đỏ ai là chẳng...
Giải tấm lòng son đó chỉ vì ...
Ới hỡi minh ơi, như phỏng có...
Nên chăng thì chịu, chịu ta thì...
(Vô Danh -”Người đâu gặp gỡ”)
Thấy gái hồng nhan bỗng chốc mà...
Hỏi thăm cô ấy chửa hay đà...
Hình dung yểu điệu in như thể..
Diện mạo phương phi ngó tưởng là...
Aên mặc ra tuồng người ở chốn...
Nói năng phải lẽ giống con nhà...
Ước gì ta được mà ta để...
Ta để đem về để nữa ta...
(Vô Danh -”Gái hồng nhan”)
Thác bức rèm châu chợt thấy mà...
Chẳng hay người ngọc có hay đà...
Nét thu dợn sóng hình như thể...
Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là...
Khuôn khổ ra chiều người ở chốn...
Nết na xem phải thói con nhà...
Dở dang nhắn gửi xin thời hãy...
Tình ngắn tình dài chút nữa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxhvh0025_p2_0379.pdf