Michael Brooks
Từ những con mèo không biết sống chết ra sao cho
đến những hạt thoắt ẩn thoắt hiện từ hư vô, từ
những cái ấm nước không sôi – thỉnh thoảng thôi –
cho đến những tác dụng ma quỷ xuyên khoảng cách,
vật lí lượng tử mang lại những điều thú vị đánh đổ
các trực giác của chúng ta về sự hoạt động của thế
giới vật chất.
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thế giới lượng tử kì bí: Hiệu ứng Hamlet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế giới lượng tử kì bí: Hiệu ứng
Hamlet
Michael Brooks
Từ những con mèo không biết sống chết ra sao cho
đến những hạt thoắt ẩn thoắt hiện từ hư vô, từ
những cái ấm nước không sôi – thỉnh thoảng thôi –
cho đến những tác dụng ma quỷ xuyên khoảng cách,
vật lí lượng tử mang lại những điều thú vị đánh đổ
các trực giác của chúng ta về sự hoạt động của thế
giới vật chất.
Một cái ấm đã được quan sát thấy không bao giờ sôi.
Với kinh nghiệm hàng ngày và vật lí học cổ điển,
bạn có thể cãi lại phát biểu đó. Nhưng vật lí lượng tử
sẽ ngắt lời bạn. Những cái ấm lượng tử được quan
sát thấy thật sự không thèm sôi – thỉnh thoảng thôi.
Vào những lúc khác, chúng lại sôi nhanh hơn.
Nhưng khi chưa đến những lúc khác đó, thì quan sát
cho thấy chúng ở trong tình thế lưỡng nan mang tính
hiện sinh là không biết có sôi hay không.
Tính “khùng khùng” này là một hệ quả hợp lí của
phương trình Schrödinger, công thức do nhà vật lí
người Áo Erwin Schrödinger pha chế vào năm 1926
để mô tả các đối tượng lượng tử tiến triển như thế
nào về mặt xác suất theo thời gian.
Không biết sôi hay không sôi? (Ảnh: OJO Images /
Rex Features)
Hãy tưởng tượng, chẳng hạn, tiến hành một thí
nghiệm với một nguyên tử phóng xạ ban đầu chưa
phân hủy đựng trong một cái hộp. Theo phương
trình Schrödinger, tại bất cứ thời điểm nào sau khi
bạn bắt đầu thí nghiệm thì nguyên tử đó tồn tại trong
một sự hỗn hợp, hay “sự chồng chất”, của các trạng
thái đã phân hủy và chưa phân hủy.
Mỗi trạng thái có một xác suất gắn liền với nó chứa
trong một mô tả toán học gọi là hàm sóng. Theo thời
gian, hễ khi nào bạn không nhìn, thì hàm sóng đó
tiến triển cùng xác suất của trạng thái đã phân hủy
tăng lên dần dần. Chừng nào bạn thật sự nhìn vào,
thì nguyên tử đó chọn – theo kiểu phù hợp với các
xác suất hàm sóng – trạng thái nào sẽ tiết lộ chính
nó, và hàm sóng “suy sụp” thành một trạng thái hoàn
toàn xác định.
Đây là hình ảnh đã khai sinh ra con mèo tội nghiệp
của Schrödinger. Giả sự phân hủy phóng xạ của một
nguyên tử kích hoạt một lọ chất khí độc mở nắp, và
một con mèo ở trong chiếc hộp cùng với nguyên tử
đó và cái lọ. Có phải con mèo vừa chết vừa sống hễ
khi nào chúng ta không biết phân hủy phóng xạ đã
xảy ra hay chưa?
Chúng ta không biết. Tất cả những gì chúng ta biết
là những kiểm tra với các đối tượng ngày càng lớn
hơn – trong đó có thí nghiệm mới đây, một sợi dây
kim loại đang cộng hưởng đủ lớn để nhìn thấy dưới
kính hiển vi – dường như chứng tỏ rằng chúng thật
sự nhận đồng thời cả hai trạng thái (Nature, vol 464,
tr.697).
Cái lạ lùng nhất của tất cả những điều này là ở chỗ
chỉ cần nhìn vào vật chất đã làm thay đổi cách thức
nó hành xử. Lấy một nguyên tử đang phân hủy: việc
quan sát nó và nhận thấy nó chưa phân hủy thiết đặt
lại hệ ở một trạng thái xác định, và phương trình
Schrödinger tiến triển theo hướng “đã phân hủy”
phải khởi động lại lần nữa từ sự nhập nhằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- the_gioi_luong_tu_ki_b1_5624.pdf