Họ được gọi là các “đại gia” chứng khoán hay "cá mập" chứng
khoán. Họ được cho là khởi nguồn của những "con sóng lớn"
trên TTCK, thao túng giá của nhiều loại cổ phiếu. Vậy thực tế
"cá mập"chứng khoán chơi cổ phiếu và thao túng giá cổ phiếu ra
sao?
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thế giới "cá mập" chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế giới "cá mập" chứng khoán
Họ được gọi là các “đại gia” chứng khoán hay "cá mập" chứng
khoán. Họ được cho là khởi nguồn của những "con sóng lớn"
trên TTCK, thao túng giá của nhiều loại cổ phiếu... Vậy thực tế
"cá mập"chứng khoán chơi cổ phiếu và thao túng giá cổ phiếu ra
sao?
Làm "xiếc" với "ông lớn" SSI
Theo điều tra của PV Thanh Niên, trong giới đầu tư tại Hà Nội đã
hình thành những "đội đại gia" gồm toàn các nhà đầu tư "cá mập"
mở tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Khi dự
định làm giá một loại cổ phiếu nào đó, từng "đội đại gia" hợp sức
các thành viên cùng đẩy giá lên hoặc đánh xuống với nguồn lực
tài chính của cả đội lên tới cả nghìn tỉ đồng (gồm cả đòn bẩy tài
chính do công ty chứng khoán cung cấp). Với sức mạnh tài chính
cỡ này, họ có thể "làm xiếc" giá bất cứ cổ phiếu nào.
"Phi vụ" làm giá cổ phiếu SSI của CTCP chứng khoán Sài Gòn là
một điển hình. Khoảng tháng giữa tháng 3/2009, nhà đầu tư tên
T. (tại Hà Nội) và một nhóm nhà đầu tư đại gia khác cùng "lập
đội" để đẩy giá SSI. Đây là chuyện rất ít khi xảy ra trước đây bởi
SSI là một cổ phiếu có tính đại chúng cao, lượng cổ phiếu lớn
nên khả năng thao túng giá là cực khó.
Tuy nhiên, trong lần này, T. cùng "đội đại gia" của mình đã thực
hiện một cú đẩy giá cũng như thao túng cực kỳ ngoạn mục. Cụ
thể, T. và "đội đại gia" mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng
khoán khác nhau. Nếu muốn mua, ngay từ đầu phiên, họ đặt bán
sàn với khối lượng lên tới cả trăm nghìn cổ phiếu để kích lệnh
bán từ các nhà đầu tư khác.
Khi lệnh bán sàn đổ hàng loạt thì từ một tài khoản khác, các nhà
đầu tư này lại mua vào. Tình trạng ngược lại xảy ra đối với mục
đích muốn bán. Khi kết hợp với nhiều nhà đầu tư khác (giới đầu
tư gọi là "đánh hội đồng"), lực mua và bán của các đại gia như T.
lên tới con số cả nghìn tỉ đồng và có khả năng thao túng giá trong
một vài phiên nếu thị trường đang ở tình trạng tốt.
Với cách này, SSI tăng giá một cách chóng mặt hàng chục phiên
liên tục. Giá của SSI tăng một mạch từ 21.000 đồng/cổ phiếu vào
giữa tháng 3.2009 lên 76.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng
6.2009 và sau này đạt mức đỉnh là 108.000 đồng/cổ phiếu.
Cũng kể từ sự kiện "làm xiếc" thành công với một "blue-chip"
danh tiếng là SSI, rất nhiều nhà đầu tư cũng như dân môi giới có
một cái nhìn hoàn toàn khác về tiềm lực cũng như khả năng của
giới đại gia chứng khoán cá nhân trong nước. Theo điều tra của
PV Thanh Niên, ngoài trường hợp thành công đặc biệt khi đẩy giá
SSI, nhiều trường hợp, cổ phiếu VIC của Công ty Vincom cũng bị
các đại gia chứng khoán thao túng giá theo cách làm tương tự.
"Nuốt chửng" cổ phiếu nhỏ, cổ phiếu mới
Không chỉ các cổ phiếu lớn, các cổ phiếu nhỏ, cổ phiếu mới lên
sàn cũng được giới “cá mập” chứng khoán "phù phép" giá theo ý
đồ của mình. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hầu hết các mã
cổ phiếu họ Sông Đà đều bị các đại gia chứng khoán làm giá.
Các mã như SD2 (tăng một mạch từ 19.000 lên 73.500 đồng/cổ
phiếu); SDD (tăng từ 11.000 lên 38.400 đồng/cổ phiếu); S99
(tăng từ 38.000 lên 79.000 đồng/cổ phiếu)...
Ngoài cổ phiếu "họ" Sông Đà, một số mã cổ phiếu khác có vốn
điều lệ nhỏ cũng bị các đại gia làm giá rất mạnh mà một trong
những trường hợp điển hình là CTM của Công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và khai thác mỏ Vinavico (giá tăng từ 12.000 lên 89.600
đồng/cổ phiếu). Tương tự là cổ phiếu mới lên sàn EFI của CTCP
đầu tư tài chính giáo dục, giá lên sàn là 15.000 đồng/CP tăng một
mạch lên 45.900 đồng/cổ phiếu.
Một “cá mập” trong giới đại gia chứng khoán cho biết, khi thực
hiện làm giá các cổ phiếu này, các đại gia chứng khoán phải
phân tích rất rõ cơ cấu sở hữu của các công ty mới niêm yết. Thứ
nhất, vốn điều lệ của các công ty này chủ yếu là dưới 50 tỉ đồng.
Thứ hai, trong cơ cấu sở hữu của công ty thì hội đồng quản trị,
thành viên ban kiểm soát... - những người không được bán trong
vòng 6 tháng kể từ khi niêm yết, phải chiếm khoảng hơn 50%
tổng số cổ phiếu niêm yết. Thứ ba, công ty có những yếu tố có
thể tung ra các tin đồn hoặc cụm thông tin giúp đẩy giá được.
Đây là lý do các đại gia thường chọn các cổ phiếu bất động sản
để thực hiện làm giá.
Trao đổi với PV Thanh Niên, một môi giới chuyên phục vụ khách
VIP của một công ty chứng khoán ở Hà Nội tiết lộ: "Với việc
những cổ đông không được bán chiếm tới hơn 50%, thì số cổ
phiếu đang lưu hành thực tế trên thị trường chỉ khoảng 20-30%.
Lý do là những người thân, người quen của hội đồng quản trị các
công ty này thường đứng tên sở hữu khoảng hơn 20% tổng số
lượng cổ phiếu. Chính vì thế, chỉ cần thâu tóm khoảng 1-2 triệu
cổ phiếu (tùy từng công ty) là có thể thao túng tùy thích giá của
loại cổ phiếu đó".
Do các "đội đại gia" này "làm giá" khá thành công với nhiều mã
cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7.2009 nên
thời gian sau đó, việc "làm giá" trở nên dễ dàng hơn. Chủ tịch
HĐQT của một công ty chứng khoán tại Hà Nội tiết lộ: "Trước
đây, nhiều nhà đầu tư trong nước "đánh" chứng khoán theo nhà
đầu tư nước ngoài. Giờ thì tình hình đã thay đổi, rất nhiều nhà
đầu tư trong nước chuyển hướng "đánh" chứng khoán ăn theo
đại gia nội địa".