Thất nghiệp và biến chứng tâm lý

Vào thời buổi kinh tế khó khăn này, rất nhiều người bị thất nghiệp hay

bị căng thẳng tinh thần vì áp lực trong việc làm.

Riêng ở người Á châu thì sự căng thẳng và áp lực tâm lý nhiều hơn

người bản xứ vì thế dể gây ra bịnh m ất ngủ và những bịnh tâm thần khác

như lo âu quá độ hay bịnh trầm cảm.

Chúng ta thử phân tích những yếu tố tâm lý bất lợi cho người Á châu.

Do văn hóa tập tục, từ nhỏ phụ huynh đã giáo dục con cái trở thành người

tốt và tạo cho con cái nổi lo sợ “hàng xóm chê cười”. Có lẽ vì thế cái thể

diện rất quan trọng đối với chúng ta. Trong cuộc sống chúng ta cố gắng tạo

cái vẻ bề ngoài thành công. Chúng ta cần cù làm việc, có thể trong nhà ăn

uống thiếu thốn nhưng ta coi nặng việc ăn mặc, xe cộ sang trọng và nhà cao

cửa rộng.

pdf6 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thất nghiệp và biến chứng tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thất nghiệp và biến chứng tâm lý Vào thời buổi kinh tế khó khăn này, rất nhiều người bị thất nghiệp hay bị căng thẳng tinh thần vì áp lực trong việc làm. Riêng ở người Á châu thì sự căng thẳng và áp lực tâm lý nhiều hơn người bản xứ vì thế dể gây ra bịnh mất ngủ và những bịnh tâm thần khác như lo âu quá độ hay bịnh trầm cảm. Chúng ta thử phân tích những yếu tố tâm lý bất lợi cho người Á châu. Do văn hóa tập tục, từ nhỏ phụ huynh đã giáo dục con cái trở thành người tốt và tạo cho con cái nổi lo sợ “hàng xóm chê cười”. Có lẽ vì thế cái thể diện rất quan trọng đối với chúng ta. Trong cuộc sống chúng ta cố gắng tạo cái vẻ bề ngoài thành công. Chúng ta cần cù làm việc, có thể trong nhà ăn uống thiếu thốn nhưng ta coi nặng việc ăn mặc, xe cộ sang trọng và nhà cao cửa rộng. Cũng vì thế thất nghiệp là một biến cố lớn lao đối với người Á châu. Người bản xứ hay thay đổi việc làm và chỗ ở, họ cho đó là chuyện thường. Trong lúc người Á châu thì coi sở làm như một gia đình thứ 2. Họ thích định cư một nơi nhất định. Nếu được thì có thể làm một nơi đến suốt đời. Vì thế họ rất căng thẳng khi thất nghiệp. Họ phải đương đầu với rất nhiều đổi thay, trong nhiều lãnh vực bao gồm xã hội, gia đình và tâm lý. Nói về xã hội, vì ưa chuộng vẻ cầu kỳ bên ngoài, họ xài rất nhiều tiền. Khi thất nghiệp thì sẽ có nguy cơ mất nhà và mất xe rất cao. Họ cảm thấy rất xấu hổ với bạn bè. Họ không còn tiền để bao bạn bè ăn uống nên dần dần xa lánh bạn bè. Khi bị căng thẳng tâm lý mà sống cô lập thì mặc cảm sẽ tăng nhiều và dần dần sẽ dẩn đến những bịnh tâm thần như mất ngủ và trầm cảm. Ở phái nam, khi bị căng thẳng tâm thần thì họ thường dùng thuốc lá và rượu chè để tự an ủi. Lâu ngày sẽ có nguy cơ dẩn đến nghiện ngập. Một số khác thì muốn gở gạt qua cờ bạc, rồi càng thua, họ càng dấng thân sâu vào nghiện cờ bạc. Người bị thất nghiệp, nhất là đàn ông thường bị xấu hổ và mặc cảm vì họ mất khả năng làm ra tiền để giúp đở vợ con. Nếu gặp người vợ không hiểu biết tâm lý, than phiền vì những khó khăn tài chánh trong nhà thì họ rất nhậy cảm, nghĩ rằng vợ họ khi dể họ không làm ra tiền. Từ đó sanh ra chứng gắt gỏng với vợ con. Cũng vì vậy mà người thân dần dần xa lánh họ. Sự kiện đó lại làm tăng mặc cảm và họ dần dần tự cô lập với gia đình. Ðây cũng là nguyên do dẩn đến nghiện thuốc lá, nghiện rượu và nghiện cờ bạc. Với những chứng nghiện đó, bạo hành gia đình rất dể xãy ra. Ða số người Á châu quan niệm rằng giá trị của họ là khả năng làm ra tiền để giúp đỡ gia đình. Thất nghiệp dể làm tinh thần họ suy sụp. Người đàn ông bị thất nghiệp dể có cảm giác xấu hổ. Không như người bản xứ coi thất nghiệp là một chuyện thường, mất việc làm chỗ này thì đi tìm nơi khác, người Á châu có cái nhìn hoàn toàn khác. Trong lúc làm việc thì họ đi sớm về trễ, làm việc hết mình, khi thất nghiệp thì họ coi đó là thất bại cá nhân. Họ hay nghĩ rằng chủ sở không thích họ, đuổi họ nhưng giử lại đồng nghiệp họ. Tối nằm trên giường, họ trằn trọc suy nghĩ đến những lỗi lầm mà họ có thể mắc phải, hoặc bực tức cho rằng người chủ bất công. Nếu không may trong đời họ đã trải qua những biến cố như bị tù cải tạo, đi vượt biên, ở thời gian khá lâu tại trại định cư, thì thất nghiệp thường gây ra những triệu chứng tâm thần đáng kể của chứng bịnh Post Traumatic Stress Disorder (PTSD). Những biến cố trước đó là những hoàn cảnh nguy hiểm mà người ta không điều khiển được. Bây giờ khi thất nghiệp, mặc dù hoàn cảnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gợi lại những nguy cơ mà con người không điều khiển được. Do đó nó có thể khơi dậy những biến chứng của PTSD, như ác mộng, mất ngủ, người bức rức không thích ồn ào, lo âu quá độ, có những cơn giận dử bất thường và trầm cảm. Bịnh trầm cảm có những triệu chứng sau đây. Trong người cảm thấy chán chường, mất khả năng hưởng vui trong cuộc sống (ahedonia), nản chí, không có năng lực làm gì hết. Triệu chứng tâm lý là bi quan, dể tự ái và hờn giận vì mặc cảm, cau có, không có gì làm mình hài lòng. Những cơn buồn hay giận ở lại trong tâm thức rất lâu, dể lo âu, dể khóc, không chú tâm được và dể quên. Ðặc biệt ở người bịnh trầm cảm là chuyện buồn thì khó quên nhưng công việc hàng ngày thì hay quên. Nếu nặng hơn là có cảm giác không muốn sống. Triệu chứng thể xác là ăn mất ngon, mất ngủ hay ngủ lu bù, cơ thể uể oải hay đau nhức. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng mức thì những căng thẳng do mất sở làm sẽ có những ảnh hưởng xấu sâu đậm lên cuộc sống người thất nghiệp. Khi những căng thẳng ban đầu có cường độ lớn và xảy ra hàng ngày thì nó dể dẩn đến bịnh nghiện ngập và bịnh tâm thần. Những bịnh nghiện như nghiện thuốc lá, nghiện rượu và nghiện cờ bạc rất khó trị. Nghiện sẽ đưa đến những hậu quả đau thương như gia đình tan rã, mất nhà cửa và tự tử. Những bịnh tâm thần khi để lâu không trị sẽ làm tế bào thần kinh chết mòn. Từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến trí nhớ. Nếu nặng thì người bịnh sẽ mất khả năng đi làm trở lại. Sau đây là những phương pháp giúp ta tránh được căng thẳng khi mất việc làm. Chúng ta nên tránh lối suy nghỉ củ. Mất việc làm không có dính dáng gì đến giá trị của con người ta. Ta nên giử sự bình tỉnh và làm đơn xin việc làm mới. Bi quan và nản chí làm ta mất khả năng nhìn sự thật một cách khách quan. Ta không nên trốn tránh bạn bè mà ngược lại nên tìm đến họ, may đâu họ có thể giới thiệu ta có việc làm mới. Ta nên dùng thời giờ rảnh rổi đi dạo ở những nơi có cảnh thiên nhiên giúp tinh thần ta đở căng thẳng. Không nên ngồi một mình trong phòng hút thuốc và suy nghĩ nhiều. Ta nên năng tập thể dục thể thao để làm bớt căng thẳng và giúp ta ngủ ngon. Cầu nguyện và tập thiền cũng là những thói quen tốt giúp ta điều khiển được những suy nghĩ lo âu lăng xăng làm ta mất ngủ và bực bội. Nếu bạn là tín đồ Ki tô giáo thì khi cầu nguyện, bạn đặt niềm tin vào Chúa. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy đở cô đơn và lo lắng. Tương đương với cầu nguyện, bên Phật giáo có niệm Phật. Khi bạn niệm Phật, thì tâm bạn hướng về những ý tưởng tốt, từ đó mà diệt trừ được lo âu. Thiền là một phương pháp trực tiếp để giúp bạn làm chủ được những suy nghĩ lăng xăng. Khi thiền bạn không đi theo những suy nghĩ lo âu. Khi chúng vấy lên bạn nhận thức chúng. Khi bạn không tạo những dòng suy nghĩ nối tiếp theo cùng đề tài lo âu, thì những suy nghĩ đó tự xệp xuống và biến mất. Khi tập một thời gian thì dần dần bạn sẽ làm chủ được dòng suy nghĩ trong tâm. Lúc đó bạn sẽ tự tại hơn. Tóm lại, mất việc làm bản chất nó không phải là một tai họa. Tuy nhiên, nó mở cửa cho rất nhiều tai họa vào đời bạn nếu bạn không nhìn ra được những thói quen tập tục văn hóa khiến bạn không đáp ứng được với hoàn cảnh hiện tại. Nếu chẳng may, thất nghiệp tạo ra những hội chứng của trầm cảm (major depression) hay PTSD thì bạn cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa để trị cho đúng mức. Khi bịnh để lâu và trở thành kinh niên thì khả năng bình phục sẽ ít dần và bạn có nguy cơ mất khả năng trở lại làm việc. Bs Thái Minh Trung,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf153_0094.pdf
Tài liệu liên quan