Thảo luận Dược liệu chứa alcaloid có nhân indol (tiếp)

Cây nhỡ mọc leo, cành nhẵn, có rãnh dọc.

Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên mặt nhẵn bóng.

Hoa màu vàng dài, mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá.

Quả nang có vỏ cứng, dài màu nâu; hạt có rìa mỏng bao quanh, màu nâu nhạt, hình thận

ppt30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thảo luận Dược liệu chứa alcaloid có nhân indol (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN INDOL (tiếp theo) NHÓM 8: 1. Nguyễn Đức Anh 2. Dương Thanh Bình 3. Nguyễn Đức Dũng 4. Lê Khắc Dần 5. Lê Xuân Lượng 6. Võ Văn Minh Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoài LÁ NGÓN TKH: Gelsemium elegans Họ: Loganiaceae Tên gọi khác: Cỏ ngón, Đoạn trường thảo, Hồ mạn đằng, Câu vẫn, Thuốc rút ruột, Ngón vàng Đặc Điểm Thực Vật Cây nhỡ mọc leo, cành nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên mặt nhẵn bóng. Hoa màu vàng dài, mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá. Quả nang có vỏ cứng, dài màu nâu; hạt có rìa mỏng bao quanh, màu nâu nhạt, hình thận. Phân Bố Cây mọc hoang ở các vùng núi cao ở Hà Giang, Tuyên Giang, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình đến các tỉnh Tây Nguyên Lá ngón còn có ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á (Trung Quốc...) và ở bắc châu Mỹ có loài Gelsemium sempervirens Thành Phần Hóa Học Gồm các alcaloid: Gelsemin, Gelmicin, Humantenin, Sempervirin, Koumin... Sempervirin Gelsemin : R = - H Gelsevirin R= -OCH3 N (+) N H Koumin Gelsenicin Công dụng: Các alcaloid trong cây có độc tính rất mạnh. Không dùng làm thuốc, cần biết để tránh nhầm lẫn với cây thuốc khác, gây độc chết người. Dùng ngoài: Ở Trung Quốc người ta dùng để chữa mụn nhọt độc, vết thương... Giã đắp lên vết thương Sắc lấy nước rữa vết thương, chỗ đau Độc Tính Trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân alcaloid đã được chiết ra từ lá ngón như koumin, gelsenicin, gelsamydin , gelsemoxonin, 19α-hydroxygelsamydin..., trong đó hàm lượng koumin là cao nhất, còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất. Được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người. Triệu Chứng Ngộ Độc Nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày ,ruột. Sùi bọt mép và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Giải Độc Phải lập tức sử dụng phương pháp tổng hợp, lúc đầu rửa dạ dày, duy trì nhiệt độ, hô hấp nhân tạo, dùng thuốc kích thích, đồng thời tùy hiện tượng mà xử lý cho thích hợp. Nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón. Giải độc lá ngón có thể lấy cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống,hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố. Những Dược Liệu Thường Nhầm Lẫn Với Lá Ngón Chè Vằng dễ nhầm lẫn với Lá ngón không chỉ vì Chè vằng còn có tên là Lá ngón mà còn vì hình dạng bên ngoài, thân, cành tương đối giống với thân cành Lá ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ hết lá.  Phân biệt: Lá Ngón Chè Vằng Kim Ngân Hoa hay còn gọi Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica – Caprifoliaceae Hoa Kim ngân mới nở màu trắng sau mới ngả vàng nên trên cây thường có hai màu hoa trắng và vàng Lá Ngón Kim Ngân Hoa BA GẠC Tên khoa học: Ba gạc Việt Nam: Rauvollfia verticilata Ba gạc Ấn độ: R. serpentina Ba gạc 4 lá: R. vomitoria Ba gạc Cuba: R. tetraphylla Ba gạc lá to: R. campodiana Ba gạc lá nhỏ R.indochinensis Họ: Apocynaceae Bpd: Rễ và vỏ rễ Đặc Điểm Thực Vật Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Cành non dẹt. Lá mọc vòng 3 có khi 4-5; phiến lá hình mác dài. Hoa trắng, mọc thành xim dạng tán kép. Quả dài xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu tím đen. Ra hoa tháng 3-12, có quả tháng 5 trở đi. Ở đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm Phân bố, trồng hái và chế biến Ba gạc Việt Nam mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa... Ba gạc trồng bằng hạt, cũng có thể trồng bằng thân hay rễ. Sau 1 năm rưỡi hoặc 2 năm thì thu hoạch. Thu hái tốt nhất vào mùa Thu, Đông. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì ở vỏ có chứa nhiều hoạt chất nhất. Thành phần hóa học -Alcaloid: 1,5-3% chia làm 3 nhóm chính: Nhóm Yohimbin: yohimbin, reserpin, reserpinin, reserpidin, ajmalicin Nhóm Alstonin: serpentin, alstonin... Nhóm Ajmalin: ajmalin, isoajmalin Kiểm nghiệm Định tính: SKLM so với chuẩn. Định lượng: PP cân PP so màu: tạo tủa màu với thuốc thử amoni reineckat, hoà tan tủa/MeOH, đo cường độ màu rồi so sánh với dung dịch chuẩn. Tác dụng và Công dụng Tác dụng: -Reserpin: tác dụng làm hạ huyết áp, tác dụng này xuất hiện chậm và kéo dài Đối với TKTW: reserpin có tác dụng ức chế, gây an thần rõ rệt giống như các dẫn chất Phenothiazin. Ngoài ra còn có tác dụng thu nhỏ đồng tử, tăng cường nhu động ruột, tăng cường tiết dịch vị gây viêm loét dạ dày, tá tràng α-Yohimbin: có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, gây ngủ, có độ độc tương đối cao Ajmalin: có tác dụng làm mất nhịp tim không đều. Ứng dụng lâm sàng điều trị chứng loạn nhịp tim. Serpentin: hạ huyết áp, ức chế hoạt động của ruột, chống rung tim, nhưng độc hơn Ajmalin. Ajmalicin: tác dụng làm giảm sức cản ở các động mạch nhỏ nên tăng cường lượng máu cung cấp cho các mô. Công dụng: Chiết xuất reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phần hoặc nấu cao hay dùng bột rễ làm thuốc. Rerserpin: điều trị cao huyết áp Liều: 0,1-1,5mg/ngày Dạng dùng: viên nén: 0,1mg, 0,25mg, 0,5mg thuốc tiêm: 5mg/2ml Liều dùng cho bệnh nhân tâm thần thường cao hơn. Alcaloid toàn phần: điều trị cao huyết áp Liều: 2-4mg/ngày Dạng dùng: Viên Raucaxin: 2mg alcaloid toàn phần/viên Viên Raudicin: 50-100mg Cao lỏng: 1,5% alcaloid toàn phần Ajmalin: điều trị loạn nhịp tim Dạng dùng: viên 50mg, ống tiêm 2ml. Ajmalicin: điều trị tai biến mạch máu não, rối loạn tâm thần do chứng não suy ở người già, viêm động mạch chi dưới Dạng dùng: Viên nén, viên bọc đường: 1mg, 5mg, 10mg; 3-6 viên/ngày Ống tiêm 10mg/3ml; tiêm tĩnh mạch chậm 1-2 ống/ngày *Không dùng chung Reserpin và các chế phẩm từ Ba gạc trong các trường hợp loét dạ dày, nhồi máu cơ tim, hen suyễn... Chữa cao huyết áp: -Khi sử dụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Với cao lỏng 1g cao/1g rễ có thể dùng theo liều trung bình 30 giọt mỗi ngày. Có thể tăng tới liều 45-60 giọt/ngày, điều trị một đợt 10-15 ngày. Bài thuốc ứng dụng: -Rễ ba gạc 12g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang. Biệt Dược

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptla_ngon_ba_gac_2826.ppt
Tài liệu liên quan