Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu yếu tố gia đình ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
điều tra khảo sát đối tượng 540 học sinh tại 22 trường THPT trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Kết quả đã chỉ ra rằng nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ và thu nhập
của gia đình có ảnh hưởng đến thành tích toán học của học sinh.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thành tích Toán học của học sinh trung học phổ thông: Ảnh hưởng từ yếu tố gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành tÍCh toán họC CỦa họC Sinh trung họC phỔ thÔng:
Ảnh hƯỞng tỪ yếu tỐ gia đÌnh
TS. Tăng Thị Thùy1
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu yếu tố gia đình ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
điều tra khảo sát đối tượng 540 học sinh tại 22 trường THPT trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Kết quả đã chỉ ra rằng nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ và thu nhập
của gia đình có ảnh hưởng đến thành tích toán học của học sinh.
Từ khóa: Đánh giá ảnh hưởng, Thành tích toán học, Yếu tố gia đình, Học sinh
phổ thông.
1. Đặt vấn đề
Giáo dục được quan tâm là quốc sách ở Việt Nam, được Chính phủ đầu với tỉ
trọng GDP cao hơn so với rất nhiều nước trên thế giới . Đồng thời, sự quan tâm đối
với giáo dục còn thể hiện qua sự hợp tác quốc tế, các văn bản luật về giáo dục,
Trong những năm gần đây, các nhà quản lý giáo dục đã đổi mới chương trình đào
tạo, phương pháp dạy học, tăng cường phương tiện dạy học, nâng cao trình độ
chuyên môn của giáo viên, thúc đẩy sự quan tâm của xã hội, đầu tư nhiều hơn cho
hoạt động giáo dục, Bên cạnh tỷ trọng GDP dành cho giáo dục cao thì việc đầu tư
giáo dục cho con cái của gia đình cũng khá cao. Vì thế gia đình là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Toán học là môn khoa học đề cập đến logic của con số, cấu trúc, không gian và
các phép biến đổi. Toán học có trong mọi thứ xung quanh chúng ta, trong tất cả mọi
thứ chúng ta làm. Đặc biệt, môn Toán trong chương trình THPT đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc phát triển hình thành và phát triển những năng lực chung
cốt lõi (năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng
lực toán học (năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học,
năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng
công cụ toán học). Chương trình Toán ở cấp THPT còn cung cấp những kiến thức,
1 Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, ĐT: 0964306373; Email: thuyussh@
gmail.com
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành550
kỹ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu, tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm, áp
dụng toán học vào thực tế; giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về những
ngành nghề liên quan đến toán học, làm cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cho
học sinh. Vì thế việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích môn Toán của
học sinh là điều rất quan trọng, trong đó vai trò của gia đình (học vấn, nghề nghiệp,
thu nhập của cha mẹ) là yếu tố cần được xem xét và nghiên cứu. Nghiên cứu này
nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố thuộc về gia đình như nghề nghiệp cha mẹ, học
vấn cha mẹ, thu thập của gia đình ảnh hưởng đến thành tích học toán của học sinh.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay có rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả học tập của học
sinh. Trong đó yếu tố gia đình được rất nhiều các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có ảnh
hưởng đến kết quả học tập. Epstein (1988) đã nghiên cứu những khía cạnh của cha
mẹ có tác động đến kết quả học tập của học sinh, bao gồm: (1) môi trường học tập
ở nhà, (2) trao đổi thông tin trên lớp, (3) tích cực tham gia các hoạt động ở trường,
(4) tham gia và giám sát các hoạt động học tập ở nhà, và (5) tham gia vào các quyết
định cơ bản của hội đồng trường. Cụ thể hơn, Epstein (1988) đề nghị sáu loại tham
gia của cha mẹ trong trường học: kỹ năng làm cha mẹ, liên hệ với nhà trường, tình
nguyện hỗ trợ nhà trường, hoạt động hỗ trợ học tập tại nhà, chia sẻ quyết định lập
và quản trị của trường học, và hợp tác với các trường học và cộng đồng. Nhưng sự
tham gia của phụ huynh ở trường chỉ thể hiện được một phần sự tác động của gia
đình lên kết quả học tập của học sinh.
Christenson và các cộng sự (1992) còn chỉ ra được năm loại yếu tố gia đình có
thể ảnh hưởng kết quả học tập của học sinh đó là:
• Sự kì vọng đối với kết quả học tập của con cái và lý do cho sự kì vọng đó.
• Tổ chức học tập, đề cập đến cấu trúc môi trường học tập ở nhà và môi
trường này khuyến khích, hỗ trợ như thế nào đến việc học tập của trẻ.
• Môi trường tình cảm trong nhà.
• Kỉ luật, đề cập đến phương pháp nuôi dạy con cái được dùng để kiểm soát
hành vi của trẻ.
• Sự tham gia của cha mẹ, bao gồm các hoạt động khác nhau cho phép cha
mẹ tham gia vào quá trình giáo dục ở trường và ở nhà.
Đến đây Christenson và các đồng sự (1992) đã bổ sung được các yếu tố về sự kì
vọng, môi trường học tập ở nhà, môi trường tình cảm gia đình, kỉ luật, sự tham gia
giáo dục ở nhà của cha mẹ. Điều này tạo nên cái nhìn đầy đủ hơn về tác động của
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 551
gia đình đến kết quả học tập của học sinh.
Trong phân tích của mình về thành tích của học sinh lớp 8, Sui-Chu và Willms
(1996) đã góp phần bổ sung thêm cho nghiên cứu của Epstein (1988) khi đề cập
đến sự tham gia của phụ huynh ở trường là: liên hệ với nhân viên nhà trường, tình
nguyện và tham dự các hoạt động ở trường như hội nghị phụ huynh - giáo viên.
Sui-Chu và Willms (1996) cũng chỉ ra sự tham gia của cha mẹ ở nhà còn thể hiện qua
việc thảo luận tại nhà về hoạt động của trường, theo dõi hoạt động của học sinh ở
nhà. Tuy nhiên đến năm 1999, Evans bổ sung thêm một số yếu tố từ phía gia đình
tác động đến kết quả học tập của học sinh, Evans đã đề cập đến 6 nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập của học sinh:
(i) Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, bối cảnh văn hoá và ngôn ngữ, giới tính, loại
trường, tình trạng kinh tế xã hội, nơi ở.
(ii) Đặc điểm tâm lý học sinh: sự chuẩn bị cho việc học tập, chiến lược học tập,
cam kết mục tiêu, động lực học tập.
(iii) Kết quả học tập trước đây: Kết quả học tập chung, kết quả học tập môn học,
kết quả các kì thi, học đại học.
(iv) Các yếu tố xã hội: sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, chế độ học tập, tài chính.
(v) Các yếu tố thể chế: cam kết của tổ chức, học tập tích hợp, hội nhập xã hội, kì
vọng, đặc điểm của khoá học, bản chất của khoá học, hoạt động giảng dạy, quản trị.
Trong các yếu tố mà tác giả Evans (1999) đề cập đến thì yếu tố “Sự hỗ trợ của
gia đình” và “sự kì vọng” là những yếu tố từ phía gia đình tác động lên kết quả học
tập của học sinh. Không dừng lại ở đó, kết quả nghiên cứu của Dickie (1999) đã xác
lập một mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập bao gồm:
đặc trưng gia đình, nguồn lực của nhà trường, đặc điểm của người học và năng lực
cá nhân. Đây là mô hình thống nhất vì phản ánh được ảnh hưởng của ba nhóm yếu
tố trên. Nghiên cứu này lại bổ sung thêm yếu tố đặc trưng gia đình là yếu tố từ phía
gia đình tác động lên kết quả học tập của học sinh.
Anderson Kermyt G. (2010) thì lại chú ý đến cơ cấu của gia đình. Anderson
Kermyt G. đã nghiên cứu người dân ở Nam Phi và kết quả cho thấy cơ cấu gia đình
có ảnh hưởng quan trọng đến việc đi học, trình độ học vấn cao nhất họ đã có và độ
tuổi đi học muộn. Kết quả nghiên cứu của Anderson Kermyt cho thấy rằng trẻ em
sống tốt nhất khi chúng sống với cả cha mẹ ruột của chúng, và chúng sống tồi tệ nhất
khi không sống chung với cha mẹ. Những khác biệt này qua các loại của các gia đình
vẫn còn sau khi kiểm soát cho các yếu tố kinh tế xã hội hộ gia đình, cho thấy rằng
sự khác biệt kết quả học không phải là kết quả của nguồn tài nguyên khác nhau trên
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành552
khắp các gia đình, mà là những khác biệt về ưu đãi để đầu tư vào chăm sóc của trẻ
em do mối quan hệ khác nhau.
Nghiên cứu của Daniele Checchi, Francesco Franzoni và các cộng sự (2000) thì
chú ý nhiều về mặt tài chính của gia đình (thu nhập của gia đình, số tiền đầu tư cho
giáo dục). Các nhà nghiên cứu đã xác định mô hình nhằm dự đoán mối quan hệ đầu
tư cho giáo dục của cha mẹ và kết quả học tập của con cái. Cơ sở của mô hình này
là cha mẹ phải dành một phần thu nhập của mình đầu tư vào việc học của con cái.
Nếu việc đầu tư vào việc học cho con cái tăng lên, tiêu dùng của cha mẹ sẽ giảm đi
nhưng thu nhập tương lai của con cái sẽ tăng lên.
Năm 1988, Marlaine E. Lockheed, Bruce Fuller, và Ronald Nyirongo đã chỉ ra
những yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tới thành tích học tập của học sinh nhiều hơn
yếu tố về nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ. Nghiên cứu được thực hiện
đối với học sinh lớp bốn và lớp bảy từ 11 thành thị và 10 trường tiểu học ở nông
thôn, được chọn ngẫu nhiên, sau đó phỏng vấn, làm bài kiểm tra ngôn ngữ và Toán.
Những học sinh sống ở thành thị đã làm tốt hơn bài kiểm tra Toán, tuy nhiên học
sinh ở nông thôn lại làm tốt hơn trong bài kiểm tra ngôn ngữ. Nghiên cứu này đã
cho thấy sự khác biệt giữa kết quả ngôn ngữ và Toán học của học sinh ở nông thôn
so với học sinh thành thị, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chỉ tập trung ở học sinh
lớp bốn và lớp bảy nên kết quả trên có thể không còn đúng nếu xét trên học sinh toàn
khối Tiểu học hoặc THCS.
Năm 2013, Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục Nigeria đã công bố bài báo
nghiên cứu về ảnh hưởng của nền tảng gia đình tới thành tích học tập của học sinh
THCS tại bang Anambra. Nghiên cứu được thực hiện trên 546 học sinh được chọn
ngẫu nhiên từ 14 trường ở Awka, Nnewi và Onitsha, bang Anambra. Dữ liệu được
thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi liên quan tới những thông tin về cấu trúc
gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ, trình độ của phụ huynh. Sau khi phân tích dữ
liệu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những yếu tố trên không ảnh hưởng nhiều tới
thành tựu của học sinh. Vì vậy, nghiên cứu nên tập trung vào các yếu tố khác có thể
đóng góp vào hiệu suất học tập của học sinh, hoặc tổ chức nghiên cứu rộng rãi hơn,
tập trung vào những lớp đối tượng cụ thể hơn: học sinh học chương trình chuyên và
học sinh học chương trình cơ bản.
Năm 2013, Oginni đã công bố bài báo về nền tảng gia đình và kết quả học tập
môn Toán của học sinh. Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ học sinh trường cấp
II cơ bản tại bang Ekiti. Mẫu nghiên cứu bao gồm 100 sinh viên, 20 sinh viên được
chọn ngẫu nhiên ở mỗi trường. Oginni đã sử dụng bảng hỏi về điểm trung bình và
các câu hỏi toán học làm công cụ khảo sát. Từ những phát hiện của nghiên cứu, ông
kết luận rằng trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập gia đình có ảnh hưởng trực tiếp
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 553
và mạnh mẽ tới kết quả học tập của học sinh đối với môn Toán. Nghiên cứu này đã
đem lại kết quả ngược lại với nghiên cứu vào năm 2013 của Viện Nghiên cứu Khoa
học giáo dục tại Nigeria. Điều đó cho thấy đối tượng học sinh ở mỗi quốc gia chịu
tác động khác nhau từ yếu tố gia đình.
Năm 2014, Hossein Kareshki và Zahra Hajinezhad đã tìm hiểu vai trò của chất
lượng trường học với nền tảng gia đình với kết quả học tập môn Toán của học sinh
ở Trung Đông. Hai nhà khoa học đã so sánh tương quan giữa nhà trường và nền
tảng gia đình tại các nước UAE, Syria, Qatar, Iran, Ả Rập Saudi, Ô – man, Lebanon,
Jordan và Bahrain. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu TIMSS năm 2011. Nghiên cứu chỉ ra
rằng yếu tố trường học (tài nguyên học đường, số lượng tài nguyên, ) có tác động
mạnh mẽ tới kết quả học tập môn Toán của người học hơn yếu tố gia đình. Kết quả
trên đã phân tích được sự khác nhau giữa các quốc gia ở châu Á, tuy nhiên chưa bao
gồm Việt Nam.
Năm 2018, Zhonglu Li sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu của Hội đồng gia đình
Trung Quốc năm 2010 (CFPS2010) và phân tích hai khía cạnh ảnh hưởng tới kết quả
học tập của học sinh: Sự cạnh tranh của phụ huynh vào các cơ sở giáo dục chất lượng
cao và hành vi nuôi dạy con cái, hỗ trợ giáo dục từ gia đình. Zhonglu Li đã sử dụng
bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành phân tích kết quả và chỉ ra rằng học sinh ở thành
thị với mức sống cao hơn sẽ chịu tác động mạnh mẽ hơn về sự cạnh tranh của gia
đình, đồng thời được kì vọng cao hơn so với trẻ em ở nông thôn. Nghiên cứu trên
chưa chỉ rõ về sự ảnh hưởng của gia đình đối với kết quả học tập ở một môn học cụ
thể của học sinh.
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Hoan (2007) cũng đưa ra 5 yếu tố từ phía gia
đình ảnh hưởng đến kết quả học tập của con thông qua hoạt động tự học: (1) điều
kiện vật chất cần thiết cho việc tự học của học sinh, (2) xác định động cơ học tập
đúng đắn cho trẻ, (3) hướng dẫn các em về phương pháp tự học, (4) duy trì nề nếp tự
học cho trẻ trong gia đình, (5) cha mẹ động viên, khích lệ tinh thần của trẻ, gây hứng
thú và niềm vui trong học tập cho các em. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có
tồn tại sự khác biệt về kết quả học tập giữa các nhóm học sinh. Các nhóm này được
phân loại dựa trên giới tính, chủng tộc, thu nhập, nơi cư trú chứng tỏ có sự khác biệt
về kết quả học tập giữa các nhóm thu nhập, ảnh hưởng của giới tính.
Trịnh Nguyễn Thi Bằng (2013) nghiên cứu về tác động của yếu tố gia đình
tới kết quả học tập của học sinh THPT. Nghiên cứu này được thực hiện trên 378
phụ huynh và học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả là giới tính
của phụ huynh học sinh (PHHS), tình trạng hôn nhân của PHHS, nghề nghiệp của
PHHS, thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình, trình độ học vấn của PHHS,
thời gian PHHS chăm sóc con cái, số tiền PHHS đầu tư cho con tham gia học thêm
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành554
có ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh. Tác giả cũng đề xuất một số biện
pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THPT thành phố Cần Thơ dựa trên
kết quả nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 540 học sinh tại 22 trường THPT trên địa bàn
thành phố Hà Nội, trong đó có 39 học sinh từ trường THPT chuyên, chiếm 7,6%; 474
học sinh đến từ các trường không chuyên, chiếm 92,4%. Nếu phân chia thành các
trường công lập và ngoài công lập thì có 365 học sinh đến từ trường công lập, chiếm
71,1% và 148 học sinh đến từ trường ngoài công lập, chiếm 28,9%. Mẫu nghiên cứu
có 247 học sinh nam chiếm 48,1% và 266 học sinh nữ, chiếm 51,9%. Chi tiết về mẫu
nghiên cứu như bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Yếu tố Thành phần Tần số Phần trăm (%)
Giới tính
Nam 247 48,1
Nữ 266 51,9
Khối lớp
10 189 36,8
11 151 29,4
12 173 33,7
Trường
Công lập 365 71,1
Ngoài công lập 148 28,9
Trình độ học vấn của
bố
Chưa học hết Tiểu học 3 0,6
Tốt nghiệp Tiểu học 15 2,9
Tốt nghiệp cấp 2 54 10,5
Tốt nghiệp cấp 3 129 25,1
Đại học 246 48,0
Trên Đại học 66 12,9
Trình độ học vấn của
mẹ
Tốt nghiệp Tiểu học 18 3,5
Tốt nghiệp cấp 2 50 9,7
Tốt nghiệp cấp 3 117 22,8
Đại học 249 48,5
Trên Đại học 79 15,4
Nghề nghiệp của cha
mẹ
Lao động trí óc 639 62,3
Lao động chân tay 387 37,7
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 555
Thu nhập trung bình
mỗi tháng
Dưới 5 triệu 18 3,5
5-10 triệu 119 23,2
10-20 triệu 196 38,2
Trên 20 triệu 180 35,1
Số tiền cho con học
thêm Toán mỗi tháng
Dưới 1 triệu/ tháng 194 37,8
Từ 1 – 3 triệu/tháng 290 56,5
Từ 3 – 5 triệu/tháng 24 4,7
Trên 5 triệu/ tháng 5 1,0
Các câu hỏi khảo sát liên quan đến các biến độc lập là về nghề nghiệp của cha
mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập gia đình; và các biến phụ thuộc là về kết
quả điểm trung bình môn toán của học sinh.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Nghề nghiệp của cha mẹ
Trong nghiên cứu này, nghề nghiệp cha mẹ được phân chia thành hai nhóm:
Nhóm lao động chân tay (làm nông, công nhân, đầu bếp, thợ may,), nhóm
lao động trí óc (kĩ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên, giảng viên, doanh nhân,)
Bảng 4.1. Hệ số hồi quy nghề nghiệp của cha mẹ với kết quả môn Toán
Mô hình
B
Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa t Sig.
Sai số chuẩn Beta
1
(Constant) 5.416 .171 31.708 .000
Nghề nghiệp
của cha mẹ
1.426 .095 .554 15.054 .000
a. Biến phụ thuộc: Kết quả học tập môn Toán.
Dựa vào bảng hệ số hồi quy trên cho ta thấy nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh
hưởng đến kết quả học tập môn toán của học sinh có ý nghĩa thống kê sig <.05
Phương trình hồi quy đơn biến như sau:
KQHT= 5.416 + 1.426*NNB + 0.171
Như vậy, cha mẹ của học sinh lao động trí óc sẽ làm tăng 1.426 điểm Toán học
của học sinh. Điều này cũng có thể lý giải do trong Y học cũng chứng minh về gen
của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến con cái, hoặc nghề nghiệp của cha mẹ có liên
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành556
quan đến thu nhập của gia đình để đầu tư cho con cái. Đôi khi cũng có thể cha mẹ
làm những công việc trí óc sẽ sắp xếp thời gian để họ dạy dỗ con cái nhiều hơn, hoặc
quan tâm đến việc học của con cái do họ mong muốn trong tương lai con cái họ cũng
được như họ hoặc cao hơn.
4.2. Thu nhập của gia đình
Nghiên cứu này cũng tìm hiểu về thu nhập của gia đình ảnh hưởng đến thành
tích Toán học của học sinh hay không bằng việc điều tra mức thu nhập của gia đình
hàng tháng: Nhóm 1: Dưới 5 triệu, Nhóm 2: Từ 5 – dưới 10 triệu, Nhóm 3: Từ 10 – 20
triệu, Nhóm 4: Trên 20 triệu.
Bảng 4.2. Hệ số hồi quy thu nhập mỗi tháng của bố mẹ với kết quả môn Toán
Mô hình
B
Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
t Sig.
Sai số
chuẩn
Beta
1
(Constant) 6.227 .144 43.344 .000
Thu nhập của cha mẹ .591 .048 .478 12.296 .000
a. Biến phụ thuộc: Kết quả học tập môn Toán.
Kết quả bảng 2 cho ta thấy thu nhập hàng tháng của cha mẹ có ảnh hưởng đến
kết quả học tập mônTtoán của học sinh có ý nghĩa thống kê sig <.05
Phương trình hồi quy đơn biến như sau:
KQHT= 6.227 + 0.591*TNCM + 0.144
Dựa vào phương trình hồi quy, ta thấy thu nhập gia đình cao lên thì kết quả
Toán học của học sinh tăng lên 0.591.
Cha mẹ Việt Nam có xu hướng đầu tư cho con cái học tập, đặc biệt các môn mà
họ hay gọi là “môn chính” như Văn, Toán, Ngoại ngữ. Trong nghiên cứu này chúng
tôi có tìm hiểu về số tiền hàng tháng họ cho con cái đi học thêm môn Toán có trên
60% đầu từ 1-3 triệu/ tháng, thậm chí có những gia đình một tháng dành đến 5 triệu
đồng cho con đi học thêm môn Toán.
4.3. Trình độ học vấn
Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn của cha mẹ được chia thành 6 nhóm
như sau: (1) Chưa học hết Tiểu học, (2) Tốt nghiệp Tiểu học, (3) Tốt nghiệp cấp 2, (4)
Tốt nghiệp cấp 3, (5) Đại học, (6) Trên Đại học.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 557
Bảng 4.3. Hệ số hồi quy trình độ học vấn của cha mẹ với kết quả môn Toán
Mô hình
B
Hệ số hồi quy chưa chuẩn
hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
t Sig.
Sai số
chuẩn
Beta
1
(Constant) 7.437 .233 31.893 .000
Trình độ học
vấn của cha
.104 .050 .092 2.084 .038
2
Trình độ học
vấn của mẹ
.130 .050 .113 2.580 .010
a. Biến phụ thuộc: Kết quả học tập môn Toán.
Kết quả bảng 2 cho ta thấy học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng đến kết quả học
tập môn Toán của học sinh có ý nghĩa thống kê sig <.05
Phương trình hồi quy như sau:
KQHT= 7.437 + 0.104*HVB+0.130*HVM + 0.233
Dựa vào phương trình hồi quy, tôi thấy rằng trình độ học vấn của cha mẹ tăng
lên một bậc thì kết quả Toán học của con cũng tăng lên, với trình độ học vấn của bố
làm tăng thì điểm số tăng thêm 0.104 còn trình độ học vấn của mẹ làm điểm số tăng
lên 0.130. Học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh có thể
giải thích được do gen hoặc khi cha mẹ học vấn càng cao thì đòi hỏi con cái càng cao
và quan tâm nhiều đến việc học của con.
5. Kết luận
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Toán của học sinh. Tuy
nhiên trong nghiên cứu này, chung tôi tập trung vào nghiên cứu yếu tố từ phía gia
đình. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các yếu tố về gia đình (học vấn, nghề nghiệp
của cha mẹ, thu nhập của gia đình) đã có ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Toán
của học sinh phổ thông. Các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến thành tích của
học sinh. Vì thế không thể phủ nhận vai trò của gia đình trong quá trình học tập của
học sinh. Kết quả này cũng được chứng minh qua các nghiên cứu đi trước như các
nghiên cứu về yếu tố hoàn cảnh kinh tế xã hội gia đình (social economic status) đã
chỉ ra có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu này mới chỉ điều
tra trên đối tượng học sinh ở địa bàn Hà Nôi nên mối quan hệ này khá rõ nét về các
yếu tố thu nhập, nghề nghiệp và học vấn của cha mẹ. Tuy nhiên, từ nghiên cứu này
cũng chỉ ra những nghiên cứu tiếp theo khảo sát trên đối tượng học sinh ở vùng
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành558
nông thôn, vùng sâu vùng xa để thấy được kết quả tương đồng hay khác biệt. Ở
nghiên cứu này chỉ tìm hiểu các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập môn
Toán nên cũng đặt ra vấn đề cho các nghiên cứu tiếp theo về sự ảnh hưởng này đến
các môn học khác của học sinh phổ thông.
Tài liệu tham khảo
1. Anderson, K.G (2010), Family Structure, Parental Investment and Educational
outcomes among Black South Africans.
2. Christenson, Rounds et al (1992), Family Factors and Student Achievement: An
avenue to Increase Student’s Success.
3. Daniele Checchi, et al (2000), College choice and academic performance.
4. Epstein, J.L (1995), School/Family/Community partnerships: Caring for the children
we share.
5. Epstein, J. L. (1988) How do we improve programs for parents involvement?
Educational Horizons, 66, 58-59.
6. Kareshki, H., & Hajinezhad, Z. (2014). A Multilevel Analysis of the Role of School
Quality and Family Background on Students’ Mathematics Achievement in the Middle
East. Universal Journal of Educational Research, 2(9), 593-602.
7. Christenson, S. L., Rounds, T., & Gorney, D. (1992). Family factors and student
achievement: An avenue to increase students’ success. School Psychology Quarterly,
7(3), 178.
8. Evans (1999), School – leavers transition to tertiary study: A literature review.
9. Nguyễn Văn Hoan (2007). A study of families care and students self – education at
secondary school, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng.
10. Sui – Chu, J.D.Willms (1996), Effects of Parental Involvement on Eighth – Grade
Achievement.
11. Oginni O.I (2013). Head Circumference and Students Academic Performance in
Mathematics; Implication for Curriculum Planners and Developers. Journal of
Research in Curriculum Studies. 9 (1) 201-207.
12. Trịnh Nguyễn Thi Bằng (2013), Tác động của yếu tố gia đình tới kết quả học tập của
học sinh THPT, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Võ Thị Tâm (2010), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 559
FAMILY FACTORS INFLUENCE STUDENTS’ ACHIEVEMENT IN MATHEMATICS
Abstract: This study aims to explore the correlation between family factors (parents’
jobs, parents’ education and family income) affecting on student mathematics
achievement. The quantitative research method was employed in this study
through a survey of 540 students in 22 high schools in Hanoi. Research findings
show that family factors have correlation with student mathematics achievement.
The more parents have good education, the higher mathematics score students
get. The more parents earn money, the more mathematics achievement students
have. The more parents’ jobs using brain, the more students get good mathematics
score.
Key words: Student mathematics achievement, Parents’ job, Parents’ education,
Family income
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thanh_tich_toan_hoc_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_anh_huo.pdf