Thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật ngập mặn ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Sự bồi tụ ở phía tây của xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã tạo điều

kiện cho sự phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nghiên cứu được tiến hành

nhằm tìm hiểu thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật ngập mặn thân gỗ

ở khu vực này. Đề tài đã tiến hành khảo sát trên 4 tuyến cự ly từ 1-1,5km, với 30

ô tiêu chuẩn 100m2 (10 x 10m) của khu vực nghiên cứu để điều tra thành phần

loài. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ngập mặn được xác định bằng phỏng

vấn người dân và phân tích các tài liệu trước đó. Kết quả bước đầu đã ghi nhận

được 12 loài cây ngập mặn thân gỗ thuộc 6 họ thực vật khác nhau, có 11 loài

thực vật ngập mặn chính thức và 1 loài thực vật ngập mặn tham gia. Thực vật

rừng ngập mặn có nhiều công dụng khác nhau như làm gỗ, làm than, thực phẩm,

dược liệu. trong đó nhóm công dụng lấy gỗ và dược liệu là chủ yếu. Vì vậy, cần

có những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm

quan trọng của các loài thực vật rừng ngập mặn, sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn

tài nguyên này.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật ngập mặn ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 574 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở XÃ VIÊN AN, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU Lê Thị Thu Hương*, Hồ Thị Kim Yến, Phạm Quốc Việt Trường Đại học Đồng Tháp *Tác giả liên lạc: ltthuong9197@gmail.com TÓM TẮT Sự bồi tụ ở phía tây của xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện cho sự phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật ngập mặn thân gỗ ở khu vực này. Đề tài đã tiến hành khảo sát trên 4 tuyến cự ly từ 1-1,5km, với 30 ô tiêu chuẩn 100m2 (10 x 10m) của khu vực nghiên cứu để điều tra thành phần loài. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ngập mặn được xác định bằng phỏng vấn người dân và phân tích các tài liệu trước đó. Kết quả bước đầu đã ghi nhận được 12 loài cây ngập mặn thân gỗ thuộc 6 họ thực vật khác nhau, có 11 loài thực vật ngập mặn chính thức và 1 loài thực vật ngập mặn tham gia. Thực vật rừng ngập mặn có nhiều công dụng khác nhau như làm gỗ, làm than, thực phẩm, dược liệu... trong đó nhóm công dụng lấy gỗ và dược liệu là chủ yếu. Vì vậy, cần có những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các loài thực vật rừng ngập mặn, sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Từ khóa: Giá trị sử dụng, rừng ngập mặn, thành phần loài. SPECIES COMPOSITION AND VALUE OF MANGROVE PLANTS IN VIEN AN COMMUNE, NGOC HIEN DISTRICT, CA MAU PROVINCE Le Thi Thu Huong*, Ho Thi Kim Yen, Pham Quoc Viet Dong Thap University *Corresponding Author: ltthuong9197@gmail.com ABSTRACT The process of accretion in Vien An commune, Ngoc Hien district, Ca Mau province was favorable condition for developing of mangrove ecosystem. This study aimed to identified species composition and value of woody mangrove plants in Vien An commune. There were four transects 1 – 1,5km interval and 30 plots of 100m2 (10 x 10m) established in study area to investigate the composition of mangrove species. Value of the mangroves was studied by interviewing the local people and analysing document. The result of the study recorded 12 species belonging to six families, including 11 true mangroves and a mangrove associate. Mangrove plants provided wood, coal, medicines and so on, among which timber products and medicines was the main value of these mangroves. So, it requires strategic solutions to raise people's awareness of the importance of mangrove forest's plants, protect and use this resource properly. Keywords: Value of mangroves, mangrove forest, species composition. TỔNG QUAN Cà Mau là tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, trong đó diện tích đất có rừng ở Mũi Cà Mau là 18.129,85 ha (Nguyên et al., 2014), chiếm 48,02% tổng diện tích khu vực, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 575 tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cà Mau rất phong phú và đa dạng với nhiều loài cây ngập mặn đặc trưng. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng rừng ngập Minh Hải (12/1998), Cà Mau có 32 loài cây ngập mặn chính thức thuộc 27 họ. Để bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái ngập mặn quan trọng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg ngày 14/7/2003 về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi thành Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau gồm nhiều tiểu khu, trong đó có Tiểu khu 2 thuộc xã Viên An. Sự bồi tụ ở bờ biển phía Tây của xã Viên An đã tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thực vật ngập mặn ở khu vực này. Thực vật của rừng ngập mặn không những cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, củi, làm than, dược liệu và thực phẩm mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản, là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước, thú quý hiếm (Hồng et al., 1999). Do đó, điều tra về thành phần loài và tìm hiểu về giá trị sử dụng của thực vật ngập mặn, đặc biệt là thực vật thân gỗ không chỉ cần thiết cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ngập mặn phục vụ cho nhu cầu của đời sống mà còn là cơ sở quan trọng cho công tác quản lí và bảo tồn rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra thực địa theo hướng dẫn của Giensen và đồng tác giả (2007). Tiến hành khảo sát trên 4 tuyến có cự ly từ 1 – 1,5km ở phía Tây xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Bố trí 30 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích là 100m2 (10 x 10m) được xác định vị trí bằng GPS và bố trí dọc theo các tuyến điều tra một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo đại diện cho hầu hết các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Tiến hành định danh các loài thực vật ngập mặn thân gỗ trong ô tiêu chuẩn. Đối với những loài chưa biết chính xác thì chụp hình, ghi nhận lại những đặc điểm quan trọng, sau đó thu mẫu để so sánh, định danh trong phòng thí nghiệm. Các loài thực vật ngập mặn thu thập được trong quá trình khảo sát được định danh bằng phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài liệu Cây cỏ Việt Nam, quyển 1,2,3 của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), Mangroves of the Kien Giang Biosphere Reserve Viet Nam của Norm Duke (2012) và Rừng ngập mặn Việt Nam của Phan Nguyên Hồng và đồng tác giả 1999). Giá trị sử dụng của các loài ghi nhận được đã được xác định dựa vào phỏng vấn người dân đang sinh sống ở xã Viên An, kết hợp với tra cứu các tài liệu liên quan. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần loài thực vật ngập mặn thân gỗ ở xã Viên An Theo Phan Nguyên Hồng và đồng tác giả (1999), hệ thực vật ngập mặn được chia thành 2 nhóm, nhóm cây ngập mặn chủ yếu, phân bố ở các bãi lầy ngập triều định kì và nhóm cây tham gia rừng ngập mặn sống trên đất chỉ ngập triều cao hoặc một số loài gặp cả ở vùng đất nước ngọt. Kết quả điều tra về thành phần loài thể hiện ở bảng 1, gồm 11 loài thực vật ngập mặn chính thức, thuộc 5 họ. Trong đó, Đước đôi (Rhizophora apiculata) và Mắm trắng (Avicennia alba) có mặt ở tất cả các tuyến điều tra. Ngoài ra, còn có 1 loài tham gia rừng ngập mặn cũng được ghi nhận ở các tuyến điều tra, đó là Tra nhớt (Hibiscus tiliaceus) thuộc họ Malvaceae. Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 576 Bảng 1. Thành phần loài thực vật ngập mặn thân gỗ tại xã Viên An Tên Việt Nam Tên Khoa học Dạng sống Các loài ngập mặn chính thức Họ Dừa Arecaceae Dừa nước Nypa fruticans Wurmb. Na Họ Mắm Avicenniaceae Mắm trắng Avicennia alba Bl. Me Mắm đen Avicennia officinalis L. Me Họ Xoan Meliaceae Su sung Xylocarpus moluccensis (Lam.) M. Roem. Me Họ Đước Rhizophoraceae Vẹt trụ Bruguiera cylindrica (L.) Bl. Me Vẹt tách Bruguiera parviflora (Roxb.) W. & Arn. ex Griff. Me Dà quánh Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou Me Đước đôi Rhizophora apiculata Bl. Me Đưng Rhizophora mucronata Poir. In Lamk. Me Họ Bần Sonneratiaceae Bần trắng Sonneratia alba Bl. J.E. Smith Me Bần ổi Sonneratia ovata Back. Mi Loài tham gia rừng ngập mặn Họ Bông Malvaceae Tra nhớt Hibiscus tiliaceus L. Me Ghi chú: Me: Cây gỗ vừa có chiều cao trung bình từ 8 đến 30m; Mi: Cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 2 đến 8m; Na: Cây bụi hoặc cây thân gỗ có nhiều cao từ 25cm đến 8m. Số loài thực vật ngập mặn chính thức là 11 loài, trên tổng số 31 loài ngập mặn thân gỗ chính thức ở Việt Nam (Hồng et al., 1999). Trong khi đó, Huỳnh Quốc Tính và đồng tác giả (2009) đã thống kê được các loài cây chủ yếu ở khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là 10 loài, trong đó có 8 loài ngập mặn chính thức và 2 loài tham gia, không chênh lệch nhiều so với kết quả điều tra tại xã Viên An. Tuy nhiên, về thành phần loài có sự khác nhau giữa hai kết quả nghiên cứu, các loài N. fruticans, B. cylindrica, C. decandra, R. mucronata, S. alba và S. ovata được ghi nhận tại xã Viên An lại không xuất hiện trong khu vực nghiên cứu của Huỳnh Quốc Tính và đồng tác giả (2009). Như vậy thành phần loài thực vật có sự khác nhau ở các khu vực rừng ngập mặn khác nhau của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Chính điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú của hệ thực vật của rừng ngập mặn ở Cà Mau. Đa dạng về giá trị sử dụng của cây ngập mặn thân gỗ ở xã Viên An Căn cứ vào kết quả điều tra kết hợp với các tài liệu đã công bố về công dụng của thực vật ngập mặn của Baba và đồng tác giả (2013), Clough (2013), Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (1993), Phạm Hoàng Hộ (2003) và Võ Văn Chi (2003, 2004), tài nguyên thực vật ngập mặn ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được chia thành 10 nhóm. Bao gồm nhóm cây cho gỗ củi, nhóm cho gỗ sản xuất than, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 577 làm cột xây dựng, sản xuất phẩm nhuộm, gia dụng, thực phẩm, thức ăn gia súc, nuôi ong lấy mật, làm thuốc và nhóm cây có công dụng khác. Nhìn chung, nhóm dùng làm gỗ và dược liệu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số loài điều tra được, với 10/12 loài là cây cho gỗ và 11/12 loài có giá trị làm thuốc. Hình 1. Mô tả số loài thực vật ngập mặn thân gỗ theo nhóm giá trị sử dụng Nhiều loài cây ngập mặn như Đước đôi (R. apiculata), Mắm đen (A. officinalis), Mắm trắng (A. alba), Dà quánh (C. decandra), Vẹt tách (B. parviflora), Đưng (R. mucronata), Bần trắng (S. alba), Su sung (X. moluccensis) có thể cho gỗ làm củi đốt. Trong khi đó, những loài thuộc họ Đước, cho ra gỗ nặng, cứng và cho ra nhiệt lượng cao khi đốt cháy (Baba et al., 2013). Vì vậy, Đước đôi (R. apiculata) được sử dụng làm nguồn nguyên liệu quan trọng sản xuất than, không những phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt mà còn đem lại giá trị kinh tế cho người dân. Vẹt tách (B. parviflora), Dà quánh (C. decandra) và Đưng (R. mucronata) cũng là cây cho gỗ làm than tốt, nhưng do số lượng hạn chế nên ít được sử dụng hơn (Hong, San, 1993; Phạm Hoàng Hộ, 2003). Xã Viên An là vùng đất ngập mặn giáp biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão, thủy triều gây sạt lở đất ảnh hưởng đời sống người dân. Để giảm bớt tình trạng đó, nhiều loài cây rừng ngập mặn như Đưng (R. mucronata), Đước đôi (R. apiculata), Mắm trắng (A. alba) được người dân sử dụng làm cọc ven bờ sông, ven biển. Ngoài ra, Dà quánh (C. decandra), Bần trắng (S. alba) cũng có thể được sử dụng để làm cột xây dựng, ván, cọc rào (Clough, 2013). Dừa nước (N. fruticans) là loài phổ biến ở vùng đất ngập mặn Cà Mau được dùng làm nước giải khát, thực phẩm. Dừa nước (N. fruticans), một loài cọ dừa của rừng ngập mặn còn được biết đến với công dụng chế biến đường, rượu và giấm ở vùng Đông Nam Á (Baba et al., 2013). Quả Bần ổi (S. ovata) có vị chua dùng làm thực phẩm. Theo Phạm Hoàng Hộ (2003), trái non và đọt non của cây Đưng (R. mucronata) cũng ăn được. Hiện nay, có những nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của lá một số loài cây rừng ngập mặn, phổ biến như Dà quánh (C. decandra), Đước đôi (R. apiculata), Mắm trắng (A. alba), Mắm đen (A. officinalis). Lá của những loài này có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc (Clough, 2013). Tuy nhiên người dân 0 5 10 15 Công dụng khác Làm thuốc Nuôi ong lấy mật Thức ăn gia súc Thực phẩm Gia dụng Gỗ xây dựng Sản xuất phẩm nhuộm Gỗ sản xuất than Gỗ củi Số lượng loài Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 578 tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chưa biết đến công dụng này. Mật ong cũng là một trong những thực phẩm có giá trị cao trên thị trường. Sản xuất mật ong ở rừng ngập mặn là hoạt động kinh tế quan trọng ở các nước Bangladesh, Việt Nam, Cuba và Guyana (Baba et al., 2013). Các loài cây rừng ngập mặn có dược tính cao đã cung cấp nguyên liệu cho một số bài thuốc dân gian chữa bệnh. Nhiều bài thuốc có sử dụng thân cây Mắm đen (A. officinalis) hay nhựa dầu của Mắm trắng (A. alba); vỏ cây, trái, lá Dà quánh (C. decandra); lá và trái Dừa nước (N. fruticans); vỏ cây, hoa, trái, lá cây Đước đôi (R. apiculata); vỏ Vẹt tách (B. parviflora). Do mục đích bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, dược tính của cây rừng ngập mặn chưa được công bố rộng rãi. Ngoài những nhóm công dụng như đã nêu trên, các loài cây rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân tại xã Viên An. Người dân thường dùng lá cây, thân Mắm trắng (A. alba) để đuổi muỗi; lá cây Mắm trắng (A. alba Bl.), Đước đôi (R. apiculata), Bần trắng (S. alba), Mắm đen (A. officinalis) ủ phân trồng cây; lá Dừa nước (N. fruticans) còn dùng để lợp nhà. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Về thành phần loài, rừng ngập mặn ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 12 loài thuộc 6 họ, trong đó có 1 loài thực vật ngập mặn tham gia. Kết quả tìm hiểu về giá trị sử dụng của hệ thực vật ngập mặn ở xã Viên An cho thấy các loài có nhiều công dụng khác nhau như cho gỗ làm củi, sản xuất than, gia dụng, làm thuốc Trong đó, giá trị chủ yếu là lấy gỗ và dược liệu. Vì vậy, cần có những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các loài thực vật rừng ngập mặn, sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể như sau: Tổ chức tuyên truyền đến các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư về công dụng của các loài thực vật ngập mặn hiện có và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật ngập mặn ở địa phương. Lồng ghép vào các chương trình giáo dục, dự án kinh tế, xã hội ở địa phương liên quan đến quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn, nhằm bảo tồn các loài thực vật ngập mặn ở địa phương nói riêng và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẶNG VĂN SƠN (2014). Hiện trạng tài nguyên thực vật rừng ngập mặn ở Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Huế 97(9): pp. 179-192. PHẠM HẠNH NGUYÊN., TRƯƠNG, QUANG HẢI VÀ LÊ, KẾ SƠN (2014). Thảm thực vật rừng ngập mặn khu vực mũi Cà Mau. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường 30(4): pp. 41- 48. PHẠM HOÀNG HỘ (1999-2003). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. VÕ VĂN CHI (2003-2004). Từ điển Thực vật thông dụng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_loai_va_gia_tri_su_dung_cua_thuc_vat_ngap_man_o_x.pdf