Đời sống của Hồ chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người e đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già của mình phải có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ. Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên"
Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam. Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói và một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì ? Muốn thống nhất, độc lập, muốn ấm no, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ Chủ tịch.
29 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta, nhân dân ta, truyền thống quang vinh của Đảng ta. Người nói: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân - một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm cách mạng, một người công dân tốt hơn.
Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường - là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẻ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại dũng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử.
Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cã dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Vào giữa những năm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ đạt đổ hơn triệu quân vào miền Nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quân ném bom, bắn phá dữ dội miền Bắc, hòng đưa chúng ta trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toán dân ta: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được". Thật hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng". Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi k?òn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Lênin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao! Dù có lúc phải "hòa lệ thành thơ" thì điều đó cũng chỉ là nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu quý, trọng đối với nhân dân, luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, bởi "nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì" Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân, của "những người không quan trọng", không được lên mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc", nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ramặt trận". Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn viêc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối với nhân dân Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của Người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi".Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị và ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lênin, Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng, Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Bác Hồ đã rất xúc động khi được biết Người không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính.
Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường, Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phải của một cá nhân anh hùng nào.
Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người cũng là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo".
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lênin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói là làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội... Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó"
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người.
2-Hoà chí Minh – Nhaân caùch cuûa thôøi ñaïi :
Tổ chức văn hóa giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã phong tặng danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc-Nhà văn hóa lớn dựa trên những cống hiến tư tưởng và đạo của Người trong quá trình phát triển của xã hội văn minh thế kỷ XX. Nhân loại đánh giá rất cao và ca ngợi chủ nghĩa nhân dân đích thực, phong cách sống mẫu mực, phẩm chất đạo đức cao đẹp Hồ Chí Minh.
Đức tính quyết tâm, kiên trì bền bỉ:
Nuôi chí hướng tìm đường cứu nước, Người đã qua 32 nước, làm 12 nghề để sống và hoạt động: phụ bếp, quét tuyết, làm vườn, làm bánh mỳ, vẽ tranh, viết báo... Sau khi bị Quốc dân đảng bắt giam hơn 14 tháng, sức khỏe rất yếu, Người quyết tâm tập nhìn bóng tối để chữa mắt mờ, tập lết từ mươi bước đến leo được núi chữa thấp khớp, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1960, do huyết áp, nửa người bên phải hoạt động khó khăn, Bác kiên trì tập phản xạ hàng ngày cách ném một quả bóng vào bồ đựng giấy từ khoảng cách gần đến xa. Năm 1968, cổ họng bị đau, giọng nói của Bác yếu hẳn đi, để luyện giọng, Bác tập đọc to truyện Kiều hàng ngày, sau đó yêu cầu một đồng chí đứng lùi ra xa dần để nghe xem có rõ câu hay chữ không. Người đã dạy: "Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng không bền; Đào núi và lấp biển; Quyết chí ắt làm nên".
Trung thành, ngay thẳng và khảng khái:
Ý tưởng trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân luôn là phương châm sống của Người. Thời gian hoạt động ở Pháp, trùm thực dân An-be-Xa-rô đã mời Người đến gặp để phủ dụ và đe dọa, Người đáp lại: "Cảm ơn ngài, cái mà tôi cần nhất trên đời này là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập". Năm 1944 ở Liễu Châu, tuy được ra khỏi nhà tù nhưng Người đã nói với tướng Trương Phát Khuê: "Tôi là người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam". Sau khi nhận chức Chủ tịch nước, Người trả lời các nhà báo: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui".
Trước khi đi Pháp đàm phán hòa bình, Người gửi thư cho đồng bào Nam bộ: "Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước". Sau 60 năm cống hiến, Người để lại di chúc: "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi có điều gì phải hối hận, chí tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa"
Mềm mỏng nhẹn hàng nhưng khôn khéo, tự tin
Những sách lược và chiến lược tài tình của Người đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt mọi gian lao. Lúc nhân nhượng với Pháp để đuổi Tưởng về nước, lúc thì hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp bằng phương châm: "Găng nhưng không được bể. Chúng ta sẵn sàng nhân nhượng để có một giải pháp chung. Song độc lập quốc gia và tự do dân tộc thì không được vi phạm". Trong một buổi chiêu đãi của đô đốc Đác-giăng-li-ơ, Người ngồi giữa, một bên là đô đốc hải quân Pháp ở Viễn Đông, Đắc-giăng-li-ơ bóng gió, giậm dọa: "Thưa ông Chủ tịch, ông đã được đóng bộ khung rất đẹp của hải và lục quân đó!". Người mỉm cười: "Giá trị là ở bức tranh chứ không phải bộ khung!". Quan điểm của Người về kẻ đi xâm lược và nhân dân nước họ rất rõ ràng. Sau trận Điện Biên, Người khuyên báo chí nên biểu dương đồng bào và quân đội ta, không nên sỉ nhục quân Pháp vì động đến lòng tự ái dân tộc của họ. Thời chống Mỹ, khi một số đồng chí chủ trương giải phi công Mỹ ta bắt được đi diễu phố Hà Nội, Người đã phê bình nghiêm khắc. Từ chiến khu về thủ đô, Người từ chối ở tại Phủ toàn quyền cũ mà dọn đến căn buồng của một người thợ điện thiếu gió và ánh sáng, mùa hè nóng như nung. Bốn năm sau, Người mới chuyển sang ở một nếp nhà sàn đơn sơ. Lối sống của Người cũng bình dị, thân quen, không chút đặc quyền. Khi ô tô đến ngã tư đèn đỏ, Người đề nghị chờ đèn xanh mới đi tiếp. Vào nhà chùa, Người cũng bỏ dép để bên ngoài theo quy định chung. Lúc đến thăm đồng bào chống hạn, Người lội ngay xuống ruộng cùng đạp guồng nước với bà con nông dân. Người ghét cay ghét đắng thói tham ô, hối lộ, lãng phí, hình thức chủ nghĩa, công thần, dối trên lừa dưới. Một lần nghe báo cáo về tệ tham ô lãng phí, Người hỏi cán bộ: Có bao giờ các chú ăn bớt phần cơm của con mình không? Thế tại sao của cải của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ hễ xểnh ra là đút túi? Ngày sinh nhật của mình, Người thường tạm lánh đi xa để khỏi ảnh hưởng đến thời gian và tiền bạc của tập thể. Nhà báo Mỹ David Stamp đã viết: "Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị... Tính giản dị của ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao, ông càng giản dị và trong sạch. Ông Hồ không cố tìm kiếm cho mình những trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân, với lịch sử".
Lòng nhân ái bao la
Lẽ sống của Người là nâng niu hết thảy chỉ quên mình! Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tựdo, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Có lần một thành viên Chính phủ hỏi về việc lập gia đình, Người trả lời: "Mình cũng chẳng thần thánh gì, cũng như tất cả mọi người thôi. Nhưng với hoàn cảnh đã qua và hiện nay, còn có điều kiện nào mà nghĩ đến chuyện lập gia đình không phải vì đạo đức mà là phải chịu đạo đức đó thôi. Nhưng chưa lập được gia đình nhỏ thì ta hãy lo cho gia đình lớn đã vậy". Đêm mùa đông rét mướt, nghe tiếng chổi tre, Người cố tìm một loại cây rụng lá quanh năm (cây xanh bốn mùa) để những chị công nhân quét lá khô bớt phần nào vất vả. Trưa mùa hè nóng bức, Người thương anh em chiến sĩ trực chiến khát nước nên rút sổ tiết kiệm, chuyển cho Bộ Tổng tham mưu mua nước cho bộ đội. Đến lúc trên giường bệnh trong cơn nguy kịch, Người còn lo phương án cứu đồng bào phòng khi đê vỡ và nhắc nhân dịp Quốc khánh nhớ tặng lụa cho các cụ phụ lão, tặng đường sữa cho những bà mẹ sinh hai, sinh ba...
Lạc quan cách mạng, tin tưởng vào sự tất thắng của chính nghĩa
Trong nhà tù Quốc dân đảng, Người vẫn ung dung làm thơ: "Ví không có cảnh đông tàn; Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân; Nghĩ mình trong bước gian truân; Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng". Trước ý đồ của đế quốc Mỹ muốn đẩy miền Bắc về thời kỳ đồ đá bằng bom hủy diệt, Người kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá; song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có quý hơn độc lập tự do! Nhân dân Việt Nam nhất định thắng! Giặc Mỹ xâm lược nhất định thua". Trong bản di chúc nổi tiếng, Người luôn tin tưởng: "Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn". Nhà văn Stanley Karent nhận xét: "Không hề có sự lay chuyển trong niềm tin của ông Hồ. Ngay cả khi cuộc chiến tranh tàn phá đất nước của Người, Người vẫn tin tưởng vào ngày độc lập của Việt Nam".
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại. Khó có thể kể hết những ngợi ca của thế giới về đạo đức Hồ Chí Minh bởi Người là một Con Người diệu kỳ qua tất cả mọi thời đại.
3. Hoà Chí Minh hình aûnh cuûa daân toäc :
Hồ Chủ tịch là người cha già của dân tộc Việt Nam. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý nhị như ngôn ngữ dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng". Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Kể ra, Người có chỗ được biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc bấy giờ, bao giờ cũng để dành riêng cho Người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ tọa những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì, Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm như thường lệ. Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Trước đây, Người đi bộ một ngày 50 cây số là thường và có thể đi như thế ngày nọ qua ngày kia. Lúc ở Côn Minh, sáng nào Người cũng đi bộ một vòng quanh thành phố. ở Liễu Châu, mùa đông, một hôm tướng Trương Phát Khuê đi ngựa dạo buổi sớm gặp Người tắm trên sông, Trương tướng quân lấy làm lạ một người phương Nam châu á chịu rét giỏi đến thế. ở Cao Bằng, có lúc cơ quan đóng tại một cái suối lớn vừa ở trong hang đá chảy ra, nước trong xanh biếc dưới bóng mát của rừng cây, Hồ Chủ tịch suốt ngày làm việc ở đó với cái máy chữ "Hét-mét" luôn đi theo Người từ năm 1938 đến khi về Hà Nội. ÔÛ rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Trong suốt thời gian ở thượng du Bắc Bộ trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắn một hòn đá tròn bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh thì mới dùng. ở Hà Nội, bác sĩ Tùng, bác sĩ Cẩn chuyên lo sức khỏe của Người, nhưng không mấy khi Người phiền đến. ở Pháp, anh em buộc bác sĩ Cưu ở bên cạnh Người, nhưng rồi bác sĩ làm việc văn phòng nhiều hơn việc thầy thuốc. Sinh hoạt chiến khu thường cực lắm. Có lần suốt mấy tháng mùa mưa, Hồ Chủ tịch ở trong một cái hang chật hẹp, ẩm thấp, ban đêm sâu bọ ở ngoài tràn vào. Lúc ấy vì cơ sở quần chúng kém, nên dẫu ẩn nấp trong hang cùng mà cũng không yên, thường vẫn phải chạy "cảnh báo". Hễ có "cảnh báo" là phải mang hết đồ đạc chạy lánh đến một chỗ an toàn hơn. Lúc ấy Hồ Chủ tịch yếu, nhưng bất kỳ đêm ngày, hễ có tin địch là mấy phút sau Người đã sẵn sàng trước anh em, tay sách máy chữ. Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hôm ấy, tại Bi-a-rít, đại biểu kiều bào đến thăm người, hồi hộp và sung sướng. Khách đông, phòng khách không đủ ghế ngồi, giản dị Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây không phải vị Chủ tịch Chính phủ, đây là Cha già của dân tộc ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người. Hồ Chủ tịch, người giản dị ấy, cũng là người lịch sự một cách thanh tao cao quý và mọi người ngoại quốc đều có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông. ở chiến khu, trong cơ quan, Hồ Chủ tịch thường mặc một bộ đồ xanh, chân đi đất; về Hà Nội, Người mặc một bộ đồ Ka-ki chân đi giày vải. Nhưng khi sang Pháp thì Người mang giày da và mặc một bộ đồ nỉ, cổ cứng. ở Paris, có ngày Hồ Chủ tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhưng Hồ Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở. Đời sống của Hồ chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người e đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già của mình phải có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ. Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam. Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói và một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì ? Muốn thống nhất, độc lập, muốn ấm no, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch thật là hiện thân của dân tộc Việt Nam và mọi người Việt Nam đều thấy mình trong Hồ Chủ tịch. 4. Hoà Chí Minh vôùi theá heä treû :
Từ khi bước chân vào hoạt động cách mạng cho đến lúc từ giã cuộc đời, Bác luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Năm 1925, Bác đã lo đào tạo nhân tài trẻ bằng cách gửi Lê Hồng Phong, Trương Văn Lễnh sang học trường quân sự Hoàng Phố, gửi Trần Phú và một số thanh niên khác sang học trường đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va. Các cháu thiếu niên, nhi đồng, Bác cũng chú ý nhiều. Đó là những cháu ở Trung Kỳ phải sống lưu lạc vì bố mẹ bị thực dân Pháp bắt bớ, tù đày, được Bác đưa từ Phi Chít (Thái Lan) sang Quảng Châu để tổ chức thành nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Năm 1926, Bác đưa một số cháu sang học ở Liên Xô kèm theo bức thư gửi Uỷ ban Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Lê-nin: "... Khi chúng tôi nói cho các em nghe về Lênin, về các bạn, những học trò nhỏ Nga của Lê-nin, các em rất thích và muốn đến nước các bạn để gặp các bạn, sống với các bạn, học tập các bạn, và thật sự trở thành những học trò của Lê-nin như các bạn... Chúng tôi hy vọng rằng các đồng chí không từ chối nhận ba hoặc bốn đồng chí nhỏ tuổi Việt Nam chứ?" Thật là cảm động, Bác lo cho các cháu những điều rất nhỏ, được viết trong lá thư: "... Vào tháng mấy thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu lạnh (vì các em thiếu niên này từ một nước nóng bức tới, phải chọn lúc thời tiết thích hợp cho các em đi)... Đến Mát-xcơ-va,các em tới địa chæ nào?..." Khởi đầu lịch sử Đảng ta cũng là do lực lượng thanh niên được Bác dìu dắt. Hồi đó, Bác đã tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí hội" và tự tay Bác soạn thảo cuốn "Đường kách mệnh" để giảng dạy. Năm 1961, trong Đại hội lần thứ ba của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Bác vui mừng nói: "Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn thanh niên lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác phơi phới như hoa nở trong mùa xuân". Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bác theo dõi rất sát các hoạt động của thanh niên xung phong, kịp thời viết bài, nêu gương những điển hình tốt và gửi thư khen các đơn vị thanh niên xung phong có nhiều thành tích trong xây dựng và chiến đấu. Tháng 5 - 1968, trong phần viết thêm vào Di chúc, có đoạn: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội nước ta".Như vậy, Bác xem tổ chức Thanh niên xung phong không chỉ để làm những việc cụ thể như đắp đường, xây cầu, khai hoang..., mà còn là một trường học để rèn luyện và đào tạo cán bộ tốt cho đất nước. Nếu không nhận thức đầy đủ như vậy tức là chưa thấu hiểu được lời dạy của Bác đối với thanh niên xung phong. Sự quan tâm và niềm tin của Bác Hồ đối với các thế hệ trẻ, người chủ của tương lai, một phần quan trọng đã được thể nghiệm trong chính thời thanh niên của Bác. Với hai bàn tay trắng, chàng trai xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành 21 tuổi đã quyết tâm đi khắp năm châu bốn biển, tự kiếm sống, tự học tập để tìm đường cứu nước. Quyết tâm ấy, niềm tin ấy, Bác dồn tất cả cho các thế hệ trẻ, mùa xuân c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ygadfkuadgfagoadshfuiayewpogjABVI (3).doc