Singapore là một ví dụthành công nổi bật vềphát triển. Chỉriêng dữkiện GNP bình
quân đầu người đã tăng từ921 USD vào lúc giành độc lập năm 1965 lên 23.285 USD năm
2000 là một bằng chứng hùng hồn cho điều này.
2
Càng đáng ấn tượng hơn là Singapore đạt
được thành công này trong lúc phải đối mặt với những trởngại to lớn. Thành công này được
mang lại bởi các thiết chếcó đủnăng lực và kỷcương đểhoàn thành chức năng của mình và
thúc đẩy tăng trưởng cùng với chất lượng cuộc sống cao, và sựra đời của các chính sách tạo
năng lực, điều kiện đểthành công diễn ra nhanh nhưthế.
Trong tác phẩm kinh điển gồm ba bảng Asian Drama của mình, Gunnar Myrdal phân
biệt rõ giữa nhà nước “cứng” và nhà nước “mềm”. Các nhà nước cứng có năng lực để đạt
được phát triển bởi vì họcó thể đưa ra các quyết định chính sách cần thiết và thực thi chúng,
áp đặt ngay cảnhững nghĩa vụít ai ủng hộlên công dân của mình, trong khi các nhà nước
mềm không thểlàm điều đó.
3
Theo kinh điển, Singapore là một nhà nước cứng. Nó được
sinh ra từkhủng hoảng. Nó là một thuộc địa của Anh đã trởthành một bộphận của nước
Malaysia độc lập vào năm 1959 nhưng vào tháng 8 năm 1965 nó bịcắt ra khỏi Malaysia và
bịép buộc, trước sựchống đối của Thủtướng Lý Quang Diệu của Singapore và nhóm lãnh
đạo chính trịcao nhất của ông, phải trởthành một nhà nước độc lập.
Năm 1965, khi Singapore tách ra khỏi Malaysia, các triển vọng đểSingapore tồn tại
trông rất mong manh. Nó có rất ít đất và chẳng có tài nguyên thiên nhiên gì; các nước láng
giềng lại có thái độquá sức thù địch, và nó phụthuộc nặng nềvào trợcấp từAnh Quốc để
đổi lại việc cho phép Anh Quốc duy trì căn cứquân sựchính của mình tại châu Á. Ngoài ra,
nó còn có một cơcấu dân sốcó tiềm năng nổtung gồm người Hoa, người Mã và người Ấn.
Tài sản duy nhất của nó là một ví trí chiến lược và giới lãnh đạo mạnh mẽ, thực dụng. Các
lãnh đạo Singapore nhanh chóng đi đến kết luận rằng, đểtồn tại, quốc gia của họphải cứng
rắn hơn, kỷluật hơn, và có đầu óc thực dụng hơn những quốc gia khác. Nếp tưduy này đã
thấm sâu vào quan điểm của giới lãnh đạo nước này từnăm 1965 cho đến ngày hôm nay.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tham luận Sử dụng các thị trường để quản trị quốc gia tốt hơn ở Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Nieân khoaù 2005-2006
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 1 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
Trường Quản trị công John F. Kenedy
Đại học Harvard
Loạt bài nghiên cứu của đội ngũ giảng viên
Sử dụng các thị trường để quản trị quốc gia tốt hơn ở Singapore
John W. Thomas và Lim Siong Guan
Tháng 8, 2001
RWPO2-010
Bài này có thể lấy xuống miễn phí từ trang web của Thư viện điện tử của
Mạng lưới Nghiên cứu Khoa học Xã hội:
Những quan điểm trình bày trong loạt bài nghiên cứu của đội ngũ giảng viên KSG là
thuộc về tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Quản trị công
John F. Kenedy hay Đại học Harvard. Tất cả những bài được đăng đều thuộc quyền sở
hữu và được đăng ký bản quyền bởi tác giả. Có thể lấy xuống từ mạng các bài nghiên
cứu này nếu chỉ dùng riêng cho mục đích cá nhân.
Sử dụng các thị trường để quản trị quốc gia tốt hơn
ở Singapore
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 2 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
Của John W. Thomas và Lim Siong Guan1
Singapore là một ví dụ thành công nổi bật về phát triển. Chỉ riêng dữ kiện GNP bình
quân đầu người đã tăng từ 921 USD vào lúc giành độc lập năm 1965 lên 23.285 USD năm
2000 là một bằng chứng hùng hồn cho điều này.2 Càng đáng ấn tượng hơn là Singapore đạt
được thành công này trong lúc phải đối mặt với những trở ngại to lớn. Thành công này được
mang lại bởi các thiết chế có đủ năng lực và kỷ cương để hoàn thành chức năng của mình và
thúc đẩy tăng trưởng cùng với chất lượng cuộc sống cao, và sự ra đời của các chính sách tạo
năng lực, điều kiện để thành công diễn ra nhanh như thế.
Trong tác phẩm kinh điển gồm ba bảng Asian Drama của mình, Gunnar Myrdal phân
biệt rõ giữa nhà nước “cứng” và nhà nước “mềm”. Các nhà nước cứng có năng lực để đạt
được phát triển bởi vì họ có thể đưa ra các quyết định chính sách cần thiết và thực thi chúng,
áp đặt ngay cả những nghĩa vụ ít ai ủng hộ lên công dân của mình, trong khi các nhà nước
mềm không thể làm điều đó.3 Theo kinh điển, Singapore là một nhà nước cứng. Nó được
sinh ra từ khủng hoảng. Nó là một thuộc địa của Anh đã trở thành một bộ phận của nước
Malaysia độc lập vào năm 1959 nhưng vào tháng 8 năm 1965 nó bị cắt ra khỏi Malaysia và
bị ép buộc, trước sự chống đối của Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore và nhóm lãnh
đạo chính trị cao nhất của ông, phải trở thành một nhà nước độc lập.
Năm 1965, khi Singapore tách ra khỏi Malaysia, các triển vọng để Singapore tồn tại
trông rất mong manh. Nó có rất ít đất và chẳng có tài nguyên thiên nhiên gì; các nước láng
giềng lại có thái độ quá sức thù địch, và nó phụ thuộc nặng nề vào trợ cấp từ Anh Quốc để
đổi lại việc cho phép Anh Quốc duy trì căn cứ quân sự chính của mình tại châu Á. Ngoài ra,
nó còn có một cơ cấu dân số có tiềm năng nổ tung gồm người Hoa, người Mã và người Ấn.
Tài sản duy nhất của nó là một ví trí chiến lược và giới lãnh đạo mạnh mẽ, thực dụng. Các
lãnh đạo Singapore nhanh chóng đi đến kết luận rằng, để tồn tại, quốc gia của họ phải cứng
rắn hơn, kỷ luật hơn, và có đầu óc thực dụng hơn những quốc gia khác. Nếp tư duy này đã
thấm sâu vào quan điểm của giới lãnh đạo nước này từ năm 1965 cho đến ngày hôm nay.
1 John W. Thomas là Giảng viên ngành Chính sách Công tại Trường Quản trị công John F. Kenedy,
Đại học Harvard, và Lim Siong Guan là Bí thư Thường trực về Tài chính và Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ của Chính phủ Singapore. Bài này được viết cho dự án Tầm nhìn Quản trị quốc gia vào thế
kỷ 21 của Trường Quản trị công John F. Kenedy.
2 Cục Thống kê Singapore, trang web.
3 Myrdal, Gunnar, Kịch bản Á châu: Đào sâu vào Nghèo đói của các quốc gia, Bảng 1, 2, 3. New
York, 1968, Vị thần cho Twentieth Century Fund. Ngược lại, ở các nhà nước mềm “các chính sách đã
được quyết định lại thường không được thực thi, dù chúng đã được ban hành …. Các chính phủ nặng
tính quốc gia dân tộc hơn đòi hỏi …. ít nghĩa vụ dù đó là phải làm những điều vì lợi ích của cộng
đồng hoặc dù đó là tránh các hành động chống lại lợi ích đó”. Bảng 1 trang 66, Bảng 2 trang 895 đến
896.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 3 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
Năm 1965, Lý Quang Diệu đã có tầm nhìn rõ ràng về các triển vọng của Singapore và
phải làm gì để tồn tại:
“Tôi đúc kết rằng một ‘nước đảo quốc đô thị nhỏ’ ở Đông Nam Á không thể được phép là
‘bình thường’ nếu nó muốn tồn tại. Chúng ta phải nỗ lực ‘phi thường’ để trở thành một dân
tộc đoàn kết chặt chẽ, mạnh mẽ và thích nghi tốt, có thể làm nhiều việc tốt hơn và với giá rẻ
hơn các nước láng giềng của chúng ta, bởi vì họ muốn bỏ qua chúng ta và biến thành lỗi thời
vai trò của chúng ta như cảng trung chuyển và bước trung gian cho thương mại của vùng này.
Chúng ta phải khác biệt”.4
Trong những năm gần đây một xu thế phổ biến là chuyển đổi từ mô hình chính phủ
xã hội chủ nghĩa mơ hồ với nhà nước là trung tâm sang mô hình chấp nhận rằng các chính
phủ phải khuyến khích doanh nghiệp/công ty tư nhân theo mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Cho dù dễ nhận thấy nhất ở những quốc gia đang phát triển, nó cũng là một xu thế có thể
cảm nhận được ở Bắc Mỹ và châu Âu. Nó là một sự dịch chuyển đã mang lại nhiều thay đổi,
trong đó có hai điều đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, các quốc gia chịu sự cạnh tranh quốc tế
ngày càng cao, điều này có nghĩa là các chính phủ và các nền kinh tế đất nước phải trở thành
hiệu quả hơn rất nhiều để cạnh tranh một cách hữu hiệu; và thứ hai, sự tăng trưởng nhanh
chóng trong khu vực tư nhân đã đẩy một cách tất yếu doanh nghiệp tư nhân vào các hoạt
động mà theo truyền thống được xem là thuộc lĩnh vực của chính phủ.
Vậy mà, rất lâu trước khi có các thay đổi của những năm gần đây, Singapore đã nhận
biết rằng nó phải trở thành hiệu quả và đủ sức cạnh tranh quốc tế để có thể tồn tại. Một bộ
phận của chiến lược này là sử dụng các cơ chế thị trường để làm cho chính phủ trở nên hiệu
quả hơn, và để mở cửa nền kinh tế cho cạnh tranh toàn cầu. Đối với nhiều quốc gia, sự thâm
nhập của thị trường vào những khu vực trước đây được xem là lãnh địa của chính phủ đã bị
xem là xói mòn năng lực và ảnh hưởng của chính phủ. Tuy thế, Singapore đã nhận biết tiềm
năng của các thị trường có thể nâng cao qui trình quản trị quốc gia và đã khai thác một cách
có chọn lọc các cơ chế thị trường như những công cụ của chính phủ trong một khoản thời
gian. Rất hiếm có những quốc gia ở đó thị trường được sử dụng một cách rộng rãi như thế
trong việc quản trị những chức năng công truyền thống; và không một quốc gia nào đã từng
suy nghĩ chín chắn hơn (là Singapore) trong tiếp cận của mình đối với vấn đề này, có tính
chọn lọc hơn về phương cách sử dụng thị trường vào quản trị quốc gia, hay cẩn trọng hơn
trong việc đánh giá tác dụng của các thị trường và tác động của chúng lên chất lượng của
quản trị quốc gia.
Bài này xem xét kinh nghiệm của Singapore trong việc sử dụng các cơ chế dựa trên
thị trường để đẩy mạnh các mục tiêu của mình. Nhìn từ góc độ của Singapore bài này xem
xét chín (9) tình huống trong đó chính phủ đã sử dụng các cơ chế thị trường để cải thiện việc
quản trị quốc gia. Những tình huống này tạo ra cơ hội để người các nước khác có thể xem xét
và học hỏi từ kinh nghiệm của Singapore.
II. BỐI CẢNH: THỊ TRƯỜNG và CHÍNH PHỦ
4 Lee Kuan Yew, Tiến từ Thế giới Thứ ba lên Thứ nhất: Câu chuyện Singapore: 1965-2000,
Singapore 2000, NXB Times Media Pte. Ltd. trang 24.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 4 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
Trong công cuộc đeo đuổi mục tiêu trở thành có sức cạnh tranh quốc tế cao, bảo đảm
tăng trưởng kinh tế và duy trì chất lượng cuộc sống cao, chính phủ Singapore sử dụng mọi
công cụ có sẵn. Thành công của mình đã được khẳng định bởi Báo cáo Sức cạnh tranh Toàn
cầu 2000, cho thấy rằng trong mục “Xếp hạng Tăng trưởng, Cạnh tranh” Singapore xếp hàng
thứ nhất toàn cầu năm 1999 và hàng thứ hai năm 2000.5 Một phần, sức cạnh tranh của
Singapore đã tiến triển bởi vì nước này đã không chờ mãi đến thập niên 1980 hay 1990 mới
sử dụng các cơ chế thị trường, thời đại mà tư nhân hóa và thị trường trở thành mốt thời
thượng như giải pháp cho những vấn đề quản trị quốc gia. Ngược lại, Singapore đã đưa thị
trường vào trong việc quản trị quốc gia của mình ngay từ hồi những năm 1960, khi mà ý
tưởng này rõ ràng là chưa được mấy ai ưa chuộng.
Điều then chốt tuyệt đối để hiểu được thành công của Singapore trong việc áp dụng
các hệ thống thị trường vào các vấn đề công chính là vai trò trung tâm của nhà nước trong
việc đánh giá, kiểm soát, và điều tiết thị trường. Việc sử dụng thị trường của Singapore mang
dấu ấn của chính phủ kiểm soát và giám sát mạnh mẽ. Các sáng kiến của tư nhân không thay
thế cho chính phủ một cách bất ngờ hoặc bừa bãi – tư nhân hóa chỉ diễn ra vào thời điểm và
khu vực mà Chính phủ đã tin chắc rằng khu vực tư nhân có thể làm việc đó tốt hơn. Chính
phủ sẽ thử nghiệm và xác định khu vực nào các thị trường có thể hoàn thành chức năng với
các mục tiêu xã hội. Chính phủ áp dụng cùng những tiêu chuẩn ngặt nghèo để thử nghiệm và
đánh giá thành quả của thị trường cũng như đối với các chính sách của chính phủ. Thông
thường, điều này có nghĩa là cả một qui trình thử nghiệm các phương án khác nhau và thực
hiện các điều chỉnh, như đã làm với định giá cầu đường điện tử. Cũng cần phải lưu ý rằng các
công cụ thị trường thường được sử dụng kết hợp với sự tham gia và điều tiết của khu vực
công như trong trường hợp chính sách giao thông vận tải.
Chính phủ có thể sử dụng các cơ chế thị trường để cải thiện quản trị quốc gia theo
nhiều phương cách. Singapore sử dụng khu vực tư nhân hay thị trường để đạt được bốn nhóm
mục tiêu.
1. Để phân bổ các nguồn lực khan hiếm – đặc biệt là mặt bằng, một tài nguyên rất khan
hiếm ở một đảo quốc nhỏ;
2. Để thực hiện một số chức năng và dịch vụ thiết yếu mà khu vực tư nhân có thể làm
tốt hơn khu vực công;
3. Để tạo ra trách nhiệm trong quần chúng bằng cách trao cho họ quyền làm chủ đối với
quốc gia và sự thành công của nó; và
4. Để tạo ra các động cơ khuyến khích hành vi kinh tế và khuyến khích các công ty đa
quốc gia đầu tư vào Singapore.
Còn có các biến thể khác nhau trong mỗi nhóm mục tiêu trên. Người ta thừa nhận một
cách rộng rãi rằng các hệ thống thị trường là hiệu quả hơn các hệ thống của chính phủ trong
việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Thị trường, thông qua qui trình tối đa hóa lợi nhuận,
nhìn chung tạo cho các chủ sở hữu nguồn lực và các hãng kinh doanh một động cơ khuyến
khích mạnh mẽ để tiến hành các dự án tạo ra giá trị mới. Tính hiệu quả của cơ chế này, tuy
5 Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Đại học Harvard, Báo cáo Sức cạnh tranh Toàn cầu 2000, New York,
NXB Oxford University Press, 2000, trang 11, Bảng 1.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 5 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
thế, lại phụ thuộc vào thị trường cạnh tranh. Các thị trường không cạnh tranh thường thất bại
trong việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và chính phủ phải bước vào để sửa sai các
hậu quả. Thất bại thị trường có nhiều hình thức. Một ví dụ điển hình là trường hợp có “ngoại
tác”. Chính phủ muốn kiềm chế các ngoại tác tiêu cực như ô nhiễm và thúc đẩy các ngoại tác
tích cực như giáo dục cơ sở bằng biện pháp điều tiết, đánh thuế hay trợ cấp, hoặc chính phủ
trực tiếp cung cấp dịch vụ đó. Thị trường còn thất bại trong việc cung cấp các hàng hóa
“công”. Các tính chất “không-tranh giành” và “không-loại trừ” của hàng hóa từ quốc phòng
cho đến đèn đường (và hậu quả là không thể nào tính tiền vào người sử dụng) ngầm cho thấy
rằng khu vực tư nhân sẽ thiếu động cơ khuyến khích để cung cấp các hàng hóa này.
Dù chính phủ có tiềm năng để cải thiện tính hiệu quả kinh tế bằng cách sửa sai những
thất bại thị trường này, chẳng có gì bảo đảm rằng xã hội sẽ thu lợi từ những hành động đó.6
Thất bại của chính phủ cũng có thể xảy ra do những lý do như:
• “Hội chứng tiệc buffet”: Tiêu dùng quá mức các dịch vụ của chính phủ mà việc tài trợ
lại có tính tập thể (thông qua thuế), do thiếu cơ chế hạch toán phí trên người sử dụng
trực tiếp.
• Tác động quyền lợi-đặc biệt: Vận động hành lang của các nhóm có quyền lợi riêng để
thúc đẩy chi tiêu trong lĩnh vực chọn lọc, điều này làm cho việc phân bổ nguồn lực bị
lệch khỏi các kết cục hiệu quả.
• Thiếu dòng lãi/lỗ hay cơ chế chấm dứt: Sản lượng của chính phủ nhìn chung không
được gắn liền với bất kỳ dòng kết toán lãi/lỗ nào để đánh giá thành quả. Hơn nữa,
chẳng có cơ chế đáng tin cậy nào để chấm dứt các hoạt động của chính phủ khi chúng
không thành công. Một khi chi tiêu công đã được cam kết cho một dòng hạn mục nào
đó, thì rất khó để rút lại.
Nói cho cùng, sự chọn lựa giữa thị trường và chính phủ là vấn đề phức tạp. Thông
thường nó không có tính thuần khiết hay nhị phân, mà ngược lại đó là một vấn đề về mức độ
và sự chú trọng.7 Lý do để chính phủ can thiệp biến đổi khác nhau tùy theo tình hình, phụ
thuộc vào hoàn cảnh và nhóm hành động liên quan. Để hiểu đầy đủ hơn kinh nghiệm của
Singapore chúng ta cần xem xét cụ thể những phương cách mà Singapore đã thực sự sử dụng
các hệ thống thị trường để bảo đảm quản trị quốc gia tốt hơn, chúng ta sẽ làm điều này trong
phần IV.
6 Lời nhận xét cách đây một thế kỷ của nhà kinh tế học người Anh Henry Sidgwick vẫn còn phù hợp
với ngày hôm nay: “Không nhất thiết rằng khi nào thị trường tự do không đáp ứng được thì sự can
thiệp của chính phủ là có lợi; vì những hạn chế tất yếu của chính phủ lại có thể, trong những trường
hợp cụ thể, còn tệ hại hơn các khiếm khuyết của doanh nghiệp tư nhân”.
7 Charles Wolf Jr., trong sách của ông “Thị trường hay Chính phủ” nêu lên tính chất của sự chọn lựa
như ‘chọn lựa giữa các phương án không hoàn hảo’.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 6 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
III. CÁCH TIẾP CẬN CỦA SINGAPORE
Nền tảng của quản trị quốc gia
Kể từ những ngày đầu mới độc lập, Singapore đã phải vừa làm vừa học, luôn luôn
tỉnh táo trước cơ hội cũng như trước các đe doạ, đồng thời sửa sai và điều chỉnh chính
sách trên suốt đường đi. Kết quả là, nhu cầu phải cứng rắn, kỷ luật, và có đầu óc thực
dụng đã thấm sâu vào nếp tư duy của lãnh đạo Singapore. Điều này đã biến thành những
nguyền tắc cơ bản của quản trị quốc gia.
Thứ nhất: nguyên tắc tự lực cánh sinh. Chẳng có ai mắc nợ Singapore về sự tồn
tại của nó. Singapore phải tạo dựng cuộc sống bằng sự siêng năng và khéo léo của người dân
nước mình. Thứ hai: một niềm tin vững chắc vào tầm quan trọng của “Phần thưởng cho công
việc; Làm việc để giành phần thưởng”. Chính phủ ngăn chặn tham nhũng và bè phái và thúc
đẩy chế độ nhân tài để khai thác tốt nhất tài năng của con người. Các phúc lợi xã hội rất thấp,
và tiền trợ cấp của chính phủ được tập trung vào giáo dục, y tế và nhà ở chung cư, kèm
những điều kiện ‘cùng-chi trả’ để ngăn chặn việc sử dụng quá mức. Thứ ba: kiểm tra đánh
giá kết quả, chứ không dựa vào sự đồng tình của quần chúng. Không được phép quyết định
chính sách bằng ý thức hệ hay giáo điều. Cuối cùng, áp dụng những phương pháp nào cho ra
kết quả có hiệu quả cao nhất.
Thị trường trong quản trị quốc gia
Những nguyên tắc cơ bản ở trên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phân tích hợp lý
và các nguyên lý kinh tế trong việc hoạch định chính sách. Ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo
Singapore đã nhận biết cả tính hiệu quả của hệ thống thị trường trong việc thưởng công cho
nỗ lực, sáng kiến và kinh doanh, lẫn tiềm năng sử dụng các sức mạnh thị trường để cải thiện
hoạt động chức năng của chính phủ. Qua thời gian, Singapore đã phát triển đến mức dựa vào
thị trường như phương cách chủ yếu để phân bổ nguồn lực. Chính phủ chỉ can thiệp khi nào
xảy ra thất bại thị trường, nghĩa là khi có các ngoại tác tích cực hay tiêu cực, hoặc thiếu sự
canh tranh và người bán và/hoặc người mua thiếu thông tin. Tuy nhiên, hình thức can thiệp
mà chính phủ sử dụng lại tuân theo các nguyên tắc và qui trình của thị trường như trong Sơ
đồ 1.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 7 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
Sơ đồ 1:
Sử dụng các thị trường vào quản trị quốc gia ở Singapore
Hành động của Chính phủ:
Cơ chế dựa trên thị trường Cơ chế
phi thị trường
Thất bại
Thị trường
Tiếp cận theo cầu Tiếp cận theo cung
Hệ thống tính tiền người sử
dụng: Người dân chỉ trả
tiền cho những dịch vụ họ
trực tiếp sử dụng
Chính phủ điều tiết:
- Khuyến khích thị trường
cạnh tranh
- Phân bổ nguồn lực bằng
cơ chế thị trường
Chính phủ phân
bổ: Tiền thu thuế
tài trợ cho các cơ
quan chính phủ
nào cung cấp dịch
vụ miễn phí
Cùng-chi trả; Cùng-đầu tư
Chính phủ trợ cấp cho công
ty và cá nhân trên cơ sở
cùng chi trả hoặc cùng đầu
tư
Nâng cao hiệu năng hoạt
động bằng thái độ kinh
doanh và giải pháp quản
trị
Ngoại tác
tích cực
Ngoại tác
tiêu cực
Thiếu sự
cạnh tranh
Thông tin
không hoàn hảo
Có thể chia việc sử dụng các cơ chế thị trường thành hai nhóm biện pháp chính: phía
cầu và phía cung. Các nguyên tắc chính yếu làm nền tảng cho mỗi nhóm có thể được liệt kê
như sau:
Phía cầu: Liên quan đến cách Chính phủ tính tiền các dịch vụ. Các nguyên tắc chính yếu là:
• Nếu có thể xác định người sử dụng, áp dụng nguyên tắc “người sử dụng trả tiền”, với
giá được định theo cầu của người sử dụng.
• Trong trường hợp có các ngoại tác tích cực đáng kể (ví dụ trong trường hợp hàng hóa
công), Chính phủ sẽ bước vào để trợ cấp.
• Chính phủ trợ cấp dựa trên cơ sở cùng-đầu tư/cùng-chi trả. Điều này tạo ra các động
cơ thị trường đúng đắn, vì nó dựa trên nguyên tắc độ sẵn lòng chi trả, theo đó giá phù
hợp sẽ phát tín hiệu để đạt sự phân bổ/phân phối hiệu quả.
• Mức độ trợ cấp của chính phủ (và mức cùng-chi trả tương ứng) phụ thuộc vào mức
độ thiết yếu của dịch vụ liên quan và mức độ của các ngoại tác đi kèm. Ví dụ, dịch vụ
nhà ở, giáo dục và y tế nhận được lượng trợ cấp lớn nhất trong ngân sách của chính
phủ.
Phía cung: Liên quan đến cách Chính phủ cung cấp các dịch vụ công. Các nguyên tắc chính
yếu là:
• Việc cung cấp dịch vụ sẽ được giành cho khu vực tư nhân nếu có sẵn các giải pháp
thị trường.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 8 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
• Nếu sẽ hiệu quả hơn để duy trì chỉ một ít nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (do Singapore
có qui mô nhỏ và bị giới hạn về đất đai và mặt bằng), chính phủ sẽ phân bổ thông qua
các cơ chế thị trường (ví dụ, đấu thầu để giành giấy phép hoạt động). Điều này cho
phép chính phủ thu lại khoản tô kinh tế (rent: tiền thuê = siêu lợi nhuận) và sau đó tái
phân phối cho công chúng. Điều này được ưa chuộng hơn là các công ty độc quyền tư
nhân, vì họ có thể khai thác tô kinh tế từ người tiêu dùng dưới hình thức tỷ lệ lãi cao.
• Các thị trường nội bộ được lập ra bên trong khu vực chính phủ để đưa vào các sức
mạnh thị trường và áp đặt kỷ cương cùng những động cơ khuyến khích lên người
cung cấp và người tiêu dùng các dịch vụ nội bộ.
• Thái độ kinh doanh và giải pháp quản trị được áp dụng để nâng cao hiệu năng hoạt
động của các tổ chức công.
Sơ đồ 2 trình bày dưới dạng sơ đồ các nguyên tắc trên, tóm lược phương cách chúng được áp
dụng như một bộ phận của bộ khung hoạch định chính sách chung.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 9 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
Sơ đồ 2:
Áp dụng thực tế của các Nguyên tắc thị trường
IV. CÁC VÍ DỤ CHÍNH SÁCH CỤ THỂ TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE
Các nguyên tắc thị trường được kết hợp vào nhiều chính sách, chương trình và hoạt động của
chính phủ. Một số ví dụ như bảo hiểm xã hội; nhà ở chung cư; y tế; giáo dục; tắc nghẽn giao
Khu vực tư nhân
cung cấp dịch vụ
Chính phủ can
thiệp
Trung ương tài
trợ thông qua
thu thuế
Chính phủ phân
bổ thông qua cơ
chế thị trường
Người sử dụng trả tiền; giá
tính theo cầu sử dụng và
khả năng chi trả
Cơ quan chính phủ
cung cấp dịch vụ
Có ngoại
tác
không?
Tính đủ chi
phí, không
trợ cấp
Triển khai các thị
trường nội bộ và áp
dụng thái độ kinh
doanh vào quản trị
(ví dụ, tính tiền giữa
các ban ngành,
EVA), lấy cầu làm
nguyên tắc hạch
toán
Chính phủ trợ cấp,
trên cơ sở cùng-
chi trả
Xác định
được từng
người sử
dụng
không?
Có thể mua ngoài
từ các nhà cung
cấp cạnh tranh
không?
Có thất bại thị
trường không?
Phía cầu Phía cung
KHÔNG
CÓ
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Taøi chính coâng
Baøi ñoïc
Söû duïng caùc thò tröôøng ñeà quaûn trò quoác
gia toát hôn ôû Singapore
John W. Thomas vaø Lim Siong Guan 10 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ
thông và sở hữu và sử dụng xe ôtô; thuế đối với lao động người nước ngoài; công nghệ của
những công ty có liên kết với chính phủ và phát triển chuỗi xí nghiệp; và các thị trường bên
trong các cơ quan chính phủ. Ta sẽ thấy rõ thêm vấn đề khi tìm hiểu những chính sách này đã
được xây dựng như thế nào, và lưu ý việc sử dụng các nguyên tắc thị trường trong từng loại
chính sách.
Bảo hiểm xã hội - Quỹ Tiết kiệm Trung ương
Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF) là chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc tiết kiệm khi có thu
nhập, dựa trên nguyên tắc tiết kiệm, tự lực và cá nhân tự chịu trách nhiệm. CPF được thành
lập năm 1955 nhằm khuyến khích tiết kiệm để có thu nhập cơ bản khi nghỉ hưu. Đây là quỹ
tiết kiệm bắt buộc đối với tất cả người lao động ăn lương của chính phủ và tư nhân, nhưng
được phép tùy chọn đối với các cá nhân làm nghề tự do.
Hiện nay CPF có 2,8 triệu thành viên, và chỉ có 40.000 người Singapore ở độ tuổi
trưởng thành không có tài khoản CPF.
Ý định ban đầu chỉ thuần túy là tiết kiệm cho nghỉ hưu, CPF từ đó đã tiến triển thành
một chương trình tiết kiệm toàn diện giúp tài trợ cho thành viên CPF về y tế, nhà ở, giáo dục
và các nhu cầu khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, tính chất quan trọng nhất của nó đã không thay đổi
kể từ 1955. Suất sinh lợi trên số dư tài khoản CPF của các thành viên phản ánh lãi suất thị
trường,8 và có mối liên kết trực tiếp giữa tiền đóng vào và lợi ích tích lũy, vì tất cả tiền đóng
vào đều được ghi vào tài khoản riêng của cá nhân, không có tái phân phối giữa các thành
viên, điều này ngăn chặn những ý nghĩ cho rằng tiền hưu trí là một hàng hóa cho không.
Mọi người lao động ăn lương phải đóng góp 20% thu nhập của mình vào CPF, và
người sử dụng lao động phải góp thêm một khoản tương đương.9 Chính phủ không đóng góp
gì cho CPF ngoài tiền phải đóng với vai trò là người sử dụng lao động trong khu vực công,
và các ưu đãi về thuế – với CPF tiền đóng góp, tiền tích lũy và tiền rút ra đều được miễn
thuế. Mặc dù tỷ lệ đóng góp CPF tổng cộng cho thấy một khoản chênh lệch lớn giữa chi phí
lao động và tiền lương người lao động mang về nhà, nó vẫn được thực hiện thành công với
sự bóp méo rất nhỏ đối với thị trường lao động do được chấp nhận rộng rãi bởi người sử
dụng lao động và người lao động ăn lương. Ngoài ra, tính linh hoạt của thị trường lao động
được bảo đảm bằng các biện pháp khác như áp dụng lương trọn gói khả biến và thành lập
Hội đồng Tiền lương Quốc gia vào năm 1973 – một cơ quan gồm ba bên để củng cố những
mối quan hệ giữa chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động (giới chủ) và đưa ra
các chỉ đạo về điều chỉnh tiền lương hàng năm.
Ngoài việc tạo ra một cơ chế để khuyến khích tiết kiệm cho nghỉ hưu, thiết kế của
CPF còn bảo đảm rằng các nhu cầu cơ bản như nhà ở, y tế và giáo dục được đáp ứng. Các
thành viên được tự do rút tiền tiết kiệm CPF của mình cho mục đích mua nhà, đầu tư tài
8 Lãi suất trên tài khoản của thành viên được tính dựa trên trung bình với trọng số 20% là lãi suất tiết
kiệm và 80% là lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng thươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- singgapore_683.pdf