Bứơu diệp thể vú là dạng bệnh lý hiếm gặp. Qua nghiên cứu 41 trường hợp bệnh nhân được chẩn
đoán bướu diệp thể tại bệnh viện Ung Bướu – TP.HCM từ 6/2001 – 4/2003, chúng tội ghi nhận: bướu diệp
thể chiếm tỉ lệ 2% bệnh lý tuyến vú, tuổi trung bìnhtừ 40-49tuổi (48,8%), nữ. Kích thước trung bình là 9,1
cm. 29,2% là bướu diệp thể ác. FNA chính xác 28,5%. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bướu với rìa an
toàn cách bướu 2cm. 10/41 ca phải đoạn nhũ vì bướu lớn. Không có ca nào tái phát sau mổ. Thời gian
theo dõi trung bình là 9,2 tháng.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tham luận Điều trị bướu diệp thể vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
ĐIỀU TRỊ BƯỚU DIỆP THỂ VÚ
Võ Đăng Hùng* Nguyễn Chấn Hùng**
TÓM TẮT
Bứơu diệp thể vú là dạng bệnh lý hiếm gặp. Qua nghiên cứu 41 trường hợp bệnh nhân được chẩn
đoán bướu diệp thể tại bệnh viện Ung Bướu – TP.HCM từ 6/2001 – 4/2003, chúng tội ghi nhận: bướu diệp
thể chiếm tỉ lệ 2% bệnh lý tuyến vú, tuổi trung bình từ 40-49tuổi (48,8%), nữ. Kích thước trung bình là 9,1
cm. 29,2% là bướu diệp thể ác. FNA chính xác 28,5%. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bướu với rìa an
toàn cách bướu 2cm. 10/41 ca phải đoạn nhũ vì bướu lớn. Không có ca nào tái phát sau mổ. Thời gian
theo dõi trung bình là 9,2 tháng.
SUMMARY
TREATMENT OF PHYLLODES TUMORS OF THE BREAST
Vo Dang Hung, Nguyen Chan Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 137 – 145
Phyllodes tumors of the breast are rare. In two years 2001-2003, 41 cases of phyllodes tumors of the
breast have been performed at Oncology Hospital: 2% in all breast diseases. Average Ages are 40-49
(48.8%), all are females, the mean size is 9.1cm, malignant phyllodes tumor are 29.2%. FNA of accurate
appraisal are 28.5%. Treatment are essential surgery with 2cm excised margin. 10/41 cases are total
mastectomy as large tumor. After surgery is no recurrence. Median follow-up are 9.2 months.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu diệp thể là dạng bệnh lý khá đặc biệt của
vú. Bướu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng
thường nhất trong khoảng từ 30-50 tuổi(4,11). Chiếm tỉ
lệ từ 2,2% -4% trong các loại bướu lành tuyến vú(19). Ở
Việt Nam, theo N.S. Trung là 4,6%(12) trong các loại
bướu lành tuyến vú.
Về mặt lâm sàng bướu diễn tiến chậm, kích thước
thường lớn, đa số lành tính, tiên lượng tốt nếu điều trị
đúng cách. Bướu diệp thể vú thường chẩn đoán lâm
sàng không quá khó ngoại trừ một số ít trường hợp cần
chẩn đoán phân biệt với bướu sợi - tuyến va øphân biệt
lành ác trước khi tiến hành điều trị.
Vấn đề điều trị bướu trên thế giới cũng như các
tác giả trong nước đều chấp nhận phẫu thuật là
phương pháp điều trị lựa chọn, nhưng phẫu thuật
như thế nào và mức đo rộng của phẫu thuật ra sao?,
vấn đề còn đang được bàn cãi và tiếp tục hoàn thiện.
Thực hiện công trình này chúng tôi nhằm các
mục tiêu sau
Khảo sát một số yếu tố dịch tễ học của bướu diệp
thể
Khảo sát các đặc điểm bệnh học và chẩn đoán
Khảo sát các phương pháp điều trị bướu diệp thể
Khảo sát tỉ lệ tái phát và biến chứng của điều trị
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là bướu
diệp thể được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu
TPHCM từ 6/2001 – 4/2003, có xác định giải phẫu
bệnh, được chẩn đoán và điều trị theo qui trình đã
được đề xuất, được theo dõi định kỳ sau mổ.
* Khoa Ngoại 5 BV Ung Bướu TP HCM.
** Bộ ung thư học môn – ĐH Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Ung bướu TP HCM.
137
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, quan sát và đánh giá kết quả điều trị và
so sánh với các kết quả của các tác giả trong và ngoài
nước. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 10.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Một số yếu tố dịch tễ học
Tần suất
Trong 2 năm tương ứng với thời gian nghiên cứu
này, Bệnh Viện Ung Bướu điều trị 2050 ca bệnh lý
tuyến vú. Trong đó có 41 trường hợp nghiên cứu
tương ứng với 2%.
Bảng 1. So sánh các tần suất
Tác giả Tần suất (%)
Jeanne A. Petrek 4,4
Lester 2,5
Phạm Văn Ngà 2,7
Nguyễn Sào Trung 4,6
Bệnh Viện Ung Bướu 1994 3
Bệnh Viện Ung Bướu 1998 2,3
Loạt nghiên cứu này 2
Tần suất bướu diệp thể thay đổi từ 2%-4% tùy
tác giả tương đương với số liệu các tác giả trong
nước. Tuy nhiên, so sánh này chỉ mang tính chất
tương đối vì cách chọn mẫu của các tác giả khác
nhau. Ví dụ, tác giả Nguyễn Sào Trung (12), tính
tần suất bướu diệp thể trên bệnh lý tuyến vú lành
tính được thử giải phẫu bệnh tại Trường Đại Học Y
Dược TPHCM. Trong khi các tác giả của Bệnh Viện
Ung Bướu tính tần suất trên số bệnh nhân nhập
viện điều trị tại Khoa Ngoại 3 và Khoa Ngoại 4, và
đa số các bệnh nhân này là bệnh lý ác tính ở vú.
Tần suất trong loạt nghiên cứu này cũng hơi
thấp hơn khi so sánh với hai công trình trước cũng
của Bệnh Viện Ung Bướu. Vì đây là đề tài tiền cứu
nên có một số trường hợp không thỏa các yếu tố
qui định chúng tôi phải loại trừ.
Tuổi
Bảng 2. So sánh tuổi mắc bệnh
Tác giả Tuổi
Armando E. Guiliano (16) 40 – 50
William L. Donegan (38) 52 (17- 82)
Đoàn Hữu Nam (6) 30 – 40
Bệnh Viện Ung Bướu 1994 (5) 39,8 (16 - 72)
Nguyễn Sào Trung (12) 30 – 50
Bệnh Viện Ung Bướu 1998 (2) 38,79 (13 - 67)
Loạt nghiên cứu này 40 – 50 (23 -76)
Đa số các tác giả đều cho rằng bướu diệp thể xuất
hiện ở một khoảng tuổi rộng, tuổi trung bình là 45
tuổi, lớn hơn độ tuổi trung bình của bệnh nhân mắc
bệnh bướu sợi-tuyến là 20 tuổi.
Trong loạt nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận độ
tuổi 40 – 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất và vượt trội hẳn
(48,8%) phù hợp với các tác giả nước ngoài. Tuy
nhiên, khi so sánh với các tác giả trong nước chúng
tôi chỉ phù hợp với tác giả Nguyễn Sào Trung, nhưng
lại cao hơn các tác giả khác.
Tuổi nhỏ nhất là 23 tuổi và lớn nhất là 76 tuổi, số
liệu cũng phù hợp với các tác giả là tuổi thanh niên ít
gặp. Nhưng ngược lại so với tác giả Lê Văn Cường có
12 trường hợp bệnh nhân < 20 tuổi (chiếm tỉ lệ
8,5%). Đây là tỉ lệ bướu diệp thể vú xảy ra ở tuổi thanh
thiếu niên cao nhất được báo cáo từ trước đến nay.
Giới
Tất cả các trường hợp bướu diệp thể vú của
chúng tôi đều ở nữ giới. Cũng phù hợp với các tác
giả khác, như công trình ghi nhận 40 bệnh nhân từ
năm 1980–1997 tại Bệnh Viện Đa Khoa
Massachusettes Boston (15), cũng không có trường
hợp nam giới nào. Bướu diệp thể ở nam giới rất
hiếm. Trong nước, các tác giả trước cũng chưa ghi
nhận trường hợp nào là bướu diệp thể vú ở nam giới.
Dân tộc
Ở các nước đa chủng tộc, các tác giả có ghi
nhận rằng người da trắng gốc Latin và gốc Đông Á
thì bị bướu diệp thể vú nhiều hơn. Trong loạt
nghiên cứu của chúng tôi, tất cả đều là người kinh,
không có trường hợp nào là người dân tộc thiểu số.
138
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Tiền căn
Tiền căn sản phụ khoa
Tình trạng kinh nguyệt
Bảng 3. So sánh tình trạng có kinh đầu
Tác giả Tuổi có kinh trung bình Khoảng tuổi
Abeel và cộng sự (15) 13,2 10 – 16
Loạt nghiên cứu này 15,3 13 – 18
Trong loạt nghiên cứu này có 29 bệnh nhân được
ghi nhận tuổi có kinh đầu tiên và tuổi có kinh trung
bình là 15,3 trải đều trong khoảng tuổi từ 13 đến 18
tuổi. So sánh vói Abeel và cộng sự(15) với tuổi trung
bình là 13,2, trong độ tuổi từ 10 – 16 tuổi. Như vậy
nhận thấy rằng tuổi dậy thì của phụ nữ của chúng tôi
trễ hơn phụ nữ ở Boston – Hoa Kỳ. Và đa số các công
tình khác không có nghiên cứu yếu tố này nên chúng
tôi ghi nhận như trên nhưng không rút ra được có
mối liên quan giữa tuổi có kinh và bệnh lý bướu diệp
thể hay không.
Cũng như yếu tố tuổi có kinh đầu, tình trạng
mãn kinh hay còn kinh cũng không được các tác giả
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được 25 trường hợp
còn kinh và 5 trường hợp đã mãn kinh. So sánh với
Abeel thì cũng có sự phù hợp (30 trường hợp/ 10
trường hợp).
Số con
Bảng 4. So sánh số con của bệnh nhân
Độc thân 0 con 1 con 2 con 3 con 4 con 5 con
13 4 5 8 7 1 1
Theo kết quả trên ta nhận thấy rằng đa số bệnh
nhân có ít con từ 3 con trở xuống. Đặc biệt là số độc
thân và có gia đình mà không con chiếm tỉ lệ 17/39
# 43,5%. Đây là tỉ lệ rất cao. Trong 13 trường hợp độc
thân, chỉ có 2 trường hợp dưới 30 tuổi còn 11 trường
hợp trên 30 tuổi. Và 4 trường hợp không con đều lập
gia đình trên 3 năm đến 10 năm, nghĩa là không có
con không do kế hoạch.
Như chúng ta đã biết, đối với carcinôm ở vú thì
độc thân và ít con là một yếu tố nguy cơ được xác
định, nhưng đối với bướu diệp thể thì ít được ghi
nhận, và qua nghiên cứu này chúng tôi chỉ ghi nhận
và không kết luận.
Tiền căn bệnh lý tuyến vú
Trong loạt nghiên cứu của chúng tôi không có
bệnh nhân nào có tiền căn về bệnh lý tuyến vú.
Theo S.J. Parker và S.A. Harries(37): “nhiều bệnh
nhân có cả 2 sang thương là bướu sợi-tuyến và bướu
diệp thể cùng một lúc hoặc có trước có sau”.
Theo Abeel(15) và cộng sự: nghiên cứu 40 bệnh
nhân bướu diệp thể từ 1980-1977 tại Bệnh Viện Đa
Khoa Massachusetts Boston. Trong 40 trường hợp có
đến 12 trường hợp có tiền căn mổ bướu vú từ trước.
Trong đó, 7 trường hợp giải phẫu bệnh là bướu
sợi-tuyến, và đã được mổ từ 5 đến 26 năm trước khi
được chẩn đoán là bướu diệp thể. 5 trường hợp còn lại
có giải phẫu bệnh là xơ nang tuyến vú. Và được thực
hiện sinh thiết từ 1 đến 12 năm trước khi phát hiện
bướu diệp thể.
Và để trả lời cho câu hỏi tại sao công trình nghiên
cứu của ông có quá nhiều bệnh nhân có tiền căn
bệnh lý tuyến vú nhất là bướu sợi-tuyến, Abeel giải
thích “có thể 7 trường hợp bướu sợi-tuyến đó là bướu
diệp thể ngay từ đầu vì chúng tôi không có rà soát lại
xem các nhà giải phẫu bệnh của chúng tôi theo tiêu
chuẩn nào để chẩn đoán phân biệt giữa bướu sợi-
tuyến và bướu diệp thể”.
Lâm sàng
Vị trí bướu
Bảng 5. So sánh vị trí bướu (1)
Tác giả Vú (P) Vú (T)
BVUB 1994(5) 43,1% 56,9%
BVUB 1998(2) 42% 58%
Loạt nghiên cứu này 58,53% 41,46%
Theo hầu hết các tác giả trước đây đều ghi nhận
tỉ lệ mắc bệnh ở vú trái cao hơn vú phải. Nhưng trong
loạt nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có sự khác
biệt. Sự khác biệt này là sự khác biệt ngẫu nhiên
trong mẫu nghiên cứu chứ không mang ý nghĩa nào
khác. Trong loạt nghiên cứu này không ghi nhận
được trường hợp nào bướu diệp thể hai bên, phù hợp
với các tác giả khác.
139
Bảng 6. So sánh vị trí bướu (2)
Tác giả 1/4 trên ngoài
Bệnh Viện Ung Bướu 1994(5) 17,7%
Bệnh Viện Ung Bướu 1998(2) 21,4%
Nguyễn Sào Trung(12) 48%
Loạt nghiên cứu này 30%
Vị trí 1/4 trên ngoài thường gặp nhất. Điều này
cũng phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, trong các nghiên cứu của Bệnh Viện Ung
Bướu, chúng tôi nhận thấy rằng, vị trí 1/4 trên ngoài
tăng đều theo thời gian. Điều này giải thích được là
càng về sau thì hồ sơ bệnh án ghi chính xác hơn.
Trong hồ sơ ghi rõ, hiện tại bướu chiếm toàn bộ vú
nhưng xuất hiện đầu tiên ở 1/4 trên ngoài, ... Còn
Bệnh viện Ung Bướu 1994: tỉ lệ chiếm toàn bộ tuyến
vú rất cao.
Kích thước bướu
Bảng 7. So sánh kích thước bướu
Tác giả Kích thước trung bình (cm)
Kesinger (1972) 11,8
BVUB 1994 5 – 10
BVUB 1998 9,1
Loạt nghiên cứu này 9,1
Kích thước bướu lớn nhất khác nhau giữa các tác
giả. Tuy nhiên, có cùng nhận định chung là kích
bướu thường lớn. Và cũng ghi nhận được là kích
thước bướu diệp thể ác thường lớn hơn bướu diệp thể
lành vì đa số các trường hợp bướu diệp thể giáp biên
và bướu diệp thể ác được xác định sau khi phẫu thuật
đoạn nhũ.
Tính chất bướu
Hầu hết mật độ bướu được ghi nhận là chắc,
những bướu to thì có thêm nhận định chắc và không
đồng nhất.
Bảng 8. Tính chất da trên bướu
Dính da 4
Lỡ ra da 1
Mỏng da 5
Da bình thường 27
Đa số các tác giả đều công nhận là bướu diệp thể
dù lành hay ác cũng đều không xâm nhiễm ra da.
Những triệu chứng biểu hiện ra thường do các yếu tố
tác động bên ngoài như sẹo mổ cũ (dính da), điều trị
không đúng cách (lỡ loét ra da), hoặc mỏng da do
kích thước bướu quá to và gây kéo dãn da trên bướu
mỏng đi và lộ rõ tuần hoàn bàng hệ dưới da. Bướu
diệp thể có giới hạn rõ, di động dễ dàng, khi bướu to
do tính chất có từng “múi”, từng thuỳ nên khi khám
thấy bờ đa cung.
Thời gian phát hiện bướu
Trung bình 26,7 tháng, phù hợp với báo cáo của
Bệnh viện Ung Bướu 1998 và cao hơn các tác giả
khác và cao hơn rất nhiều so với báo cáo của Bệnh
viện Ung Bướu 1994. Có lẽ do hồ sơ bệnh án của các
năm về sau này ghi nhận chính xác hơn. Đa số bệnh
nhân phát hiện bướu khoảng 2-3 năm trước và 5-6
tháng nay lớn nhanh.
Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết các tác giả đều ghi nhận triệu chứng
bướu là triệu chứng đầu tiên và luôn luôn có. Những
triệu chứng khác như: đau vú, tiết dịch núm vú, co
kéo đầu vú,... thì rất hiếm. Lỡ loét ra da thường do
bướu lớn gây chèn ép, thiếu máu hay do tác nhân bên
ngoài hơn là do bướu xâm nhiễm. Nói chung, triệu
chứng lâm sàng của bướu diệp thể vú rất nghèo nàn.
Triệu chứng hạch nách thường rất ít và hầu như nếu
có thường là hạch viêm, không có di căn hạch.
Cận lâm sàng
Siêu âm
Theo các tác giả Cole – Beuglet (1983), Buch
Berger (1992), Libertmau L. (1996) trên siêu âm
bướu diệp thể và bướu sợi-tuyến đều có giới hạn rõ rất
khó phân biệt. Jeanne Petrek (28) đề nghị dựa vào
những nang dài (bị ép dẹp) trong một bướu đặc để
chẩn đoán phân biệt giữa bướu diệp thể và bướu sợi-
tuyến. Theo Bruno (1980)(19), siêu âm với một số
hình ảnh khối bướu nhiều thuỳ, giới hạn rõ, với
những nang nước, không xâm lấn vỏ bao, cho phép
chẩn đoán bướu diệp thể. Nhưng thực tế không phải
bướu diệp thể nào cũng có nang.
Trong loạt nghiên cứu này, chúng tôi có 29/41
trường hợp có siêu âm được ghi nhận như sau:
140
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Bảng 9. Kết quả siêu âm chẩn đoán
Siêu âm chẩn đoán số ca %
Bướu diệp thể 21 72,4
Bướu sợi-tuyến 3 10,3
Bướu vú không điển hình bướu diệp thể 1 3,4
Bướu vú không điển hình lành tính 1 3,4
Ung thư vú 2 6,9
Sarcôm vú 1 3,4
Tổng cộng 29 100,0
Như vậy, trong đợt khảo sát này chúng tôi có
27,6% chẩn đoán của siêu âm không phù hợp với giải
phẫu bệnh.
Bảng 10. So sánh sự phù hợp giữa siêu âm và giải
phẫu bệnh
% phù hợp siêu âm/giải phẫu
bệnh
Bệnh Viện Ung Bướu 1994 99,9%
Bệnh Viện Ung Bướu 1998 50%
Loạt nghiên cứu này 72,4%
Nhũ ảnh
Đa số các tác giả đều công nhận bướu diệp thể
còn nhỏ (<3 cm) hình ảnh trên X quang rất giống
bướu sợi-tuyến. Còn khi bướu lớn >3 cm phải chẩn
đoán phân biệt với bướu sợi-tuyến khổng lồ. Không
có dấu hiệu chẩn đoán cho bướu diệp thể lành hay ác.
Trong một nghiên cứu E. Yilmaz(24), ông báo cáo
chuyên đề về chẩn đoán phân biệt bướu diệp thể và
bướu sợi-tuyến bằng nhũ ảnh và siêu âm.
Nghiên cứu của ông được thực hiện từ 1986-2000
trên 12 bướu diệp thể và 19 bướu sợi-tuyến. Tất cả
các trường hợp đều được chụp nhũ ảnh và siêu âm.
Kết quả nhũ ảnh và siêu cho chẩn đoán bởi hai bác sĩ
X quang khác nhau và trên tiêu bản giải phẫu bệnh
cũng được đọc bởi 2 bác sĩ giải phẫu bệnh khác nhau.
Sau khi phân tích nhiều triệu chứng khác biệt ông đi
đến kết luận: “Một cách tương đối có thể phân biệt
bướu sợi-tuyến và bướu diệp thể. Tuy nhiên, không
thể phân biệt rõ ràng 2 loại bướu này trên nhũ ảnh và
siêu âm, do đó, cần phải có sinh thiết mở để xác định
chẩn đoán”.
Trong loạt nghiên cứu này, chúng tôi không tiến
hành thực hiện nhũ ảnh cho bệnh nhân vì những lý
do trên.
Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)
Theo J.R. Harris để chẩn đoán một bướu diệp thể
bằng FNA, tiêu bản phải hiện diện đầy đủ hai thành
phần mô đệm và mô tuyến bình thường. FNA thất
bại trong 22% và 83% trong hai báo cáo. Trong một
công trình nghiên cứu khác có 4 bướu diệp thể lành
thì 2 được chẩn đoán lầm là carcinôm vú, 1 trường
hợp nghi ngờ là carcinôm, và 1 là biểu mô ống tuyến
vú bình thường.
Một báo cáo lớn nhất tổng kết các xét nghiệm tế
bào học của 22 trường hợp được khẳng định mô học
là bướu diệp thể đã kết luận: các nhà tế bào học nên
cẩn thận
Bảng 11. So sánh sự phù hợp giữa FNA và giải phẫu
bệnh
Tác giả Tỉ lệ phù hợp FNA và giải phẫu bệnh
STANLEY M.W 88%
SALVA DORI 14%
BVUB 1994 0%
BVUB 1998 34,8%
NGHIÊN CỨU NÀY 28,5%
Vậy với kết quả FNA cũng không cho độ chính
xác cao trong chẩn đoán bướu lành và bướu diệp thể
ác. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu của nhiều
nhà giải phẫu bệnh mà đứng đầu là Richard A.
Scoleyer với chuyên đề “bằng cách sử dụng FNAC có
thể phân biệt được bướu bướu diệp thể với bướu sợi-
tuyến hay không”.
Mỗi nhà nghiên cứu khảo sát độc lập 16 đặc điểm
tế bào trên 8 bướu diệp thể (6 lành, 2 ác) và 13 bướu
sợi-tuyến. Sau khi khảo sát 16 đặc điểm và cho điểm
các đặc điểm, so sánh với nhau và các tác giả khuyến
cáo: “Nên làm FNA nhiều chỗ khắp sang thương vú
để gia tăng chẩn đoán chính xác” và đưa ra kết luận:
“Trong hầu hết các trường hợp có thể phân biệt được
bướu diệp thể và bướu sợi-tuyến bằng FNAC. Sự phân
biệt trước mổ như thế sẽ giúp phẫu thuật hợp lý hơn
cho bệnh nhân và hạn chế phải mổ lần hai. Vì ậy,
chúng tôi đề nghị nếu thấy thành phần mô đệm quá
mức trên tiêu bản FNA của một bướu biểu mô sợi,
nhà tế bào học nên cho kết quả bướu diệp thể và
phẫu thuật nên có xử trí thích hợp”
141
Cắt lạnh
Cắt lạnh toàn bộ bướu sợi-tuyến vú để tìm ra tỉ lệ
hiếm của bướu diệp thể vú quả là một điều không
nên. Và ngay trong tiêu bản cắt lạnh cũng khó phân
biệt giữa bướu diệp thể và bướu sợi-tuyến, hơn nữa
các thành phần sarcôm trong bướu diệp thể có thể bị
chẩn đoán lầm là carcinôm kém biệt hoá, từ đó dẫn
đến phẫu thuật triệt để không cần thiết.
Hóa mô miễn dịch và yếu tố tiên lượng
Phần lớn di căn xa do bướu giáp biên hay ác tính,
không giống như tái phát tại chỗ, kích thước bướu tỏ
ra là một yếu tố quan trọng trong việc tiên đoán di
căn xa. Nhiều yếu tố tiên lượng về mặt mô học được
đánh giá khá quan trọng: quá phát mô đệm, hoại tử
bướu, xâm nhiễm bờ của bướu, thành phần nhu mô
hỗn hợp, tỉ lệ phân bào cao và mô đệm không điển
hình, ... nhưng từng yếu tố riêng lẻ tỏ ra có giá trị
tiên đoán thấp. Reinfuss và cộng sự, bằng kỹ thuật
phân tích thống nhất xác định sự quá phát mô đệm,
bờ phẫu thuật và loại mô học là các yếu tố tiên lượng
độc lập. Tương tự Cohn-Cedremark và cộng sự, trong
một phân tích thống nhất khác xác định hoạt động
phân bào, quá phát mô đệm, tính không điển hình tế
bào, hoại tử bướu và thành phần mô đệm là các yếu
tố tiên lượng quan trọng, nhưng phân tích đa biến thì
chỉ có sự hiện diện của hoại tử và loại mô đệm là yếu
tố quan trọng.
Vì các nghiên cứu yếu tố tiên lượng về mặt mô
học không mang lại kết quả nhiều, các nghiên cứu
gần đây tập trung vào các chất đánh dấu sinh học
bướu. Sự đột biến gen đè nén bướu p53 được xác định
trong các bệnh lý ác tính ở người và được cho rằng có
vai trò quan trọng trong sự phát triển bướu. Tăng
phản ứng miễn dịch p53 của mô đệm được phát hiện
trong các bướu diệp thể ác tính và phản ứng miễn
dịch p53 tỏ ra có liên quan với các yếu tố tiên lượng
xấu, nhưng một mình nó không tiên đoán được tái
phát tại chỗ hay sống còn. Các nghiên cứu về dòng tế
bào (flow cytometric) sự liên quan giữa thành phần
DNA, tăng sinh tế bào, grad mô học được mô tả. Vài
nghiên cứu đã xác lập sự liên quan giữa các chất đánh
dấu bướu của tế bào và hệ quả lâm sàng, tuy nhiên
hầu như không có. Các nghiên cứu gần đây nhất cho
thấy rằng telomerase, một enzym ribonucleoprotein
tạo ra telomerase có thể có yếu tố tiên lượng trong
bướu diệp thể.
Và với các công trình nghiên cứu của Yamaz
Erhan và cộng sự năm 2002 chuyên đề “Hiện diện
của P53 và Ki67 như là các yếu tố tiên lượng trong
bướu diệp thể”. Ông nghiên cứu 12 trường hợp bướu
diệp thể lành và 9 trường hợp bướu diệp thể ác. Bệnh
phẩm đã được nhuộm hóa mô miễn dịch và tìm sự
hiện diện của gen ức chế P53 và kháng nguyên Ki67.
Kết quả là tất cả 12 trường hợp bướu diệp thể
lành và 10 trường hợp bướu sợi-tuyến đều có P53(-)
và Ki67(-). Trong khi 5/9 trường hợp ác tính có
P53(+) và 6/9 trường hợp ác tính có Ki67(+). Và giá
trị P53 và Ki67 cao trong những trường hợp tái phát
và cho di căn.
Và ông cho rằng Ki67 và P53 có thể đóng vai
trò trong việc tiên đoán tiên lượng và đưa ra điều
trị hỗ trợ cho bệnh nhân bị bướu diệp thể ác tính
sau phẫu thuật.
Hiện tại chúng tôi chưa thực hiện được các
phương pháp khảo sát p53 và Ki67 cho bệnh nhân
Việt Nam
Tỉ lệ sống còn 5 năm đối với bướu diệp thể lành
96%; bướu diệp thể giáp biên 74%; và bướu diệp thể
ác 66%. Vorherr và cộng sự, tiên lượng 5 năm cho
toàn bộ bướu diệp thể ác là 80%.
Điều trị
Phẫu trị lần đầu
Hầu hết các tác giả đều đồng ý phẫu trị là phương
pháp điều trị lựa chọn cho bướu diệp thể vú.
Đối với các bướu diệp thể lành: cắt rộng với bờ cắt
“sạch”, nghĩa là không còn tế bào bướu. Nếu chỉ “lấy
bướu” hay chỉ cắt cách bướu vài mm, tỉ lệ tái phát tại
chỗ là 20%. Bờ diện cắt được coi là đủ rộng, an toàn
được nhiều tác giả công nhận là phải hơn 1cm. Jeane
A. Petrek chọn 2cm(28), W. L. Donegan chọn 2–
3cm(38), Abeel A. Mangi chọn 1 – 2 cm(15).
Vì đây là nghiên cứu tiền cứu nên chúng tôi chọn
diện cắt an toàn cách bướu 2 cm ngay từ đầu. Trong
loạt nghiên cứu này chúng tôi có tất cả 15/41 trường
142
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
hợp được cắt rộng với khoảng cách 2 cm, và tất cả các
trường hợp này đều được kiểm tra diện cắt không còn
bướu. Lẽ dĩ nhiên là chúng tôi chỉ kiểm tra được từ 4
đến 6 vị trí trên diện cắt, chứ không đủ điều kiện để
làm tiêu bản hàng loạt trên diện cắt. Nhưng để mổ
cắt rộng được bướu đúng tiêu chuẩn đã định cần phải
tùy thuộc vào kích thước bướu và nhất là phần mô
tuyến vú còn bình thường. nếu kích thước bướu lớn
trên một tuyến vú kém phát triển thì đôi khi cắt rộng
cũng đồng nghĩa với đoạn nhũ.
Chúng tôi có 10/41 trường hợp là bướu diệp thể
lành nhưng phải đoạn nhũ đơn giản vì kích thước
bướu to so với mô tuyến vú còn bình thường không
bao nhiêu, tức là mô tuyến vú bị ép dẹp lại nhỏ
hơn 2 cm. Cùng quan điểm với chúng tôi có Abeel
và cộng sự “Nếu cắt rộng bướu mà không an tâm,
gây biến dạng thẩm mỹ trầm trọng thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7076_dieu_tri_buou_diep_the_vu.pdf