Yêu cầu:
Sinh viên phải nắm vững các kiến thức sau:
-Đặc điểm bất động sản và thị trường BĐS
-Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị BĐS
-Nội dung quy trình thẩm định giá bđs
-Thu thập và phân tích số liệu
-Áp dụng các pp thẩm định giá
197 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thẩm định giá bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được
- Nguyên nhân do khiếm khuyết cần bù đắp: nếu
sự lỗi thời là có thể sửa chữa được và nguyên
nhân do thiếu một bộ phận nào đó, thì:
HM = CF lắp đặt trong ngôi nhà thẩm định –
CF lắp đặt trong ngôi nhà mới
Ví dụ: Một tòa nhà thiếu hệ thống thông gió. Để
lắp đặt hệ thống này trong một công trình mới
xây dựng thì chi phí là 30 triệu đồng, nhưng nếu
lắp đặt trong tòa nhà hiện hữu thì chi phí là 40
triệu đồng do những chi phí lao động và vật tư
phát sinh. Khi đó hao mòn chức năng là 10 triệu
đồng.
Hao mòn chức năng có thể sửa chữa được
- Nguyên nhân do khiếm khuyết cần thay
thế: Nếu khiếm khuyết có thể sửa chữa
phát sinh do sự lỗi thời của một bộ phận
thì giá trị hao mòn được đo lường bằng
chi phí thay thế bộ phận này
Hao mòn chức năng có thể sửa chữa được
- Nguyên nhân do sự cải tạo thừa:
+ Nếu sử dụng chi phí thay thế thì CF cho bộ phận
thừa không được tính vào tổng CF công trình. Khi đó
HM của bộ phận thừa được tính bằng:
HM = CF tháo dỡ - giá trị thu hồi
+ Nếu sử dụng chi phí tái tạo thì CF cho bộ phần
thừa có tính vào tổng CF công trình. Khi đó HM của
bộ phận thừa bằng:
HM = CF tái tạo – HM vật lý + CF tháo dỡ - giá trị
thu hồi
Hao mòn chức năng không thể sửa chữa được
- Phương pháp vốn hóa tổn thất tiền thuê:
Ví dụ: Tòa nhà văn phòng do mặt bằng bố
trí không hợp lý khiến tiền thuê thấp hơn các tài
sản cùng loại trên thị trường 40USD/m2/năm.
Sự mất giá do hao mòn chức năng được tính
toán như sau:
Mức giảm giá công trình do HM chức năng
Chỉ tiêu Tài sản so sánh Tài sản thẩm
định
1. Giá thuê hàng năm,
USD/m2
240 200
2. Diện tích cho thuê, m2 840
3. Tổn thất tiền thuê, USD 33600
4. Tỷ suất vốn hóa, % 12 12
5. Giá trị vốn hóa, USD 280.000
Hao mòn chức năng không thể sửa chữa được
- Phương pháp vốn hóa chi phí vận hành tăng
thêm:
Ví dụ: Một khách sạn có trần xây quá cao so
với tiêu chuẩn hiện hành làm phát sinh chi phí
điện cho máy lạnh là 120 triệu đồng/năm. Với tỷ
lệ vốn hóa là 10% thì giá trị tổn thất do HM
chức năng là:
120/0,1 = 1.200 triệu đồng
c. Hao mòn kinh tế
3 phương pháp:
• Vốn hóa tổn thất thu nhập
• So sánh theo cặp
• Phân bổ hao mòn
- Phương pháp vốn hóa tổn thất thu nhập: tiến
hành tương tự như đối với HM chức năng không
sửa chữa được. Tuy nhiên cần phân bổ tổn thất
này cho cả đất và công trình.
Ví dụ: Một khu nhà trọ nằm gần bãi rác có diện
tích cho thuê là 500m2. Lô đất trống có giá 2 tỷ
đồng. Những khu nhà trọ tương tự khác trong
khu vực này không chịu ảnh hưởng của bãi rác
có thu nhập ròng hàng năm cao hơn tài sản
thẩm định 20.000 đồng/m2/tháng. Tổn thất tiền
thuê hàng năm là 20.000*500*12 = 120.000.000
đồng.
Ước tinh HM kinh tế bằng phương pháp vốn hóa tổn thất
Chỉ tiêu Giá trị
1. Thu nhập ròng, triệu đồng 600
2. Tổn thất thu nhập do HM kinh tế, tr đ 120
3. Tỷ suất vốn hóa của đất, % 12
4. Thu nhập từ đất (2000*0,12), tr đ 240
5. Thu nhập từ công trinh (1) – (4), tr đ 360
6. Tỷ lệ thu nhập từ công trình (5):(1), % 60
7. Tổn thất thu nhập tính cho công trình (6)*(2) 72
8. Tỷ suất vốn hóa công trình, % 14
9. Giá trị tổn thất được vốn hóa, tr đ 514,3
Hao mòn kinh tế tính cho công trình, tr đ 514,3
- Phương pháp so sánh cặp: dựa trên dữ
liệu thị trường về các tài sản tương tự mới
được giao dịch ở khu vực khảo sát. Trong
đó giả định rằng tài sản thẩm định và tài
sản so sánh chỉ khác biệt về yếu tố hao
mòn kinh tế
Ví dụ: Hai bất động sản A và B tương
đồng về mọi mặt, ngoài trừ B nằm đối diện
bãi rác còn A thì không. Sự giảm giá do
HM kinh tế được tính toán ở bảng sau:
Ước tính HM kinh tế bằng phương pháp so sánh cặp
Chỉ tiêu Giá trị
1. Giá bán BĐS A nằm xa bãi rác, tr đ 950
2. Giá bán BĐS B đối diện bãi rác, tr đ 800
3. Chênh lệch giá do ảnh hưởng bãi rác, tr đ 150
4. Tỷ lệ giá trị công trình trong tổng giá trị BĐS, % 60
5. Hao mòn kinh tế tính cho công trình, tr đ 90
6. Hao mòn kinh tế tính cho đất, tr đ 60
- Phương pháp phân bổ hao mòn: Được
ước tính bằng cách tính tổng hao mòn
trên tất cả các nguyên nhân, sau đó ước
tính hao mòn vật lý và chức năng, phần
chênh lệch chính là hao mòn kinh tế
Xem ví dụ sau:
Ước tính HM kinh tế bằng phương pháp phân bổ HM
Chỉ tiêu Đơn vị: 1000 đ
1. CF tái tạo 1.000.000
2. Giá bán – giá đất 800.000
3. Tổng hao mòn 200.000
4. HM vật lý có thể sửa chữa được
HM vật lý không thể sửa chữa được
Tổng HM vật lý
15.000
70.000
85.000
5. HM chức năng có thể sửa chữa được
HM chức năng không thể sửa chữa được
Tổng HM chức năng
5.000
7.000
12.000
6. Tổng HM vật lý và HM chức năng 97.000
7. Hao mòn kinh tế 103.000
3. Pp thặng dư
3.1 Nguyên tắc áp dụng:
- Nguyên tắc sự sử dụng cao nhất
và tốt nhất
- Nguyên tắc dự kiến lợi ích trong
tương lai
- Nguyên tắc cung cầu
- Nguyên tắc thay thế
- Nguyên tắc phụ thuộc
- Nguyên tắc thay đổi
3. Pp thặng dư
3.2 Trình tự tiến hành
Xđ cách
sd cao
nhât và
tốt nhất
Ước tính
tổng giá trị
của sự
phát triển
Ước tính
tổng cf
của sự
phát triển
Xác định
giá trị
còn lại
của sự
phát triển
b1
b2
b3
b4
3. Pp thặng dư
3.3 Công thức tính
V0 = ∑DTpt - ∑CFpt – LN nhà đầu tư
Các thông số tính doanh thu phát triển
(1) Diện tích khuôn viên
(2) Tỷ lệ xây dựng
(3) Diện tích xây dựng (1)*(2)
(4) Số tầng xây dựng
(5) Diện tích sàn xây dựng (3)*(4)
(6) Tỷ lệ sàn thương phẩm
(7) Diện tích sàn xây dựng có thể bán (Diện tích sàn
thương phẩm) (5)*(6)
(8) Đơn giá bán 1m2 sàn
(9) Doanh thu các năm (7)*(8)
(10) Chiết khấu doanh thu các năm về đầu năm 1
Stt Các hạng mục chi phí Mô tả
1 CF chuẩn bị dự án -CF khảo sát, thiết kế, lập dự án
-CF giám sát và quản lý xây dựng
-CF bảo hiểm
2 CF chuẩn bị mặt bằng
xây dựng
-CF đền bù
-CF tháo dỡ, san lấp mặt bằng
3 Thuế Nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi mục đích sử dụng
đất
4 CF xd cơ sở hạ tầng CF xd hệ thống giao thông, cầu cống, hệ thống cấp
thoát nước, hệ thống điện, thông tin liên lạc, sân bãi.
5 CF xây dựng cơ bản CF nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công, lợi
nhuận nhà thầu xây dựng
6 CF thiết bị CF mua sắm thiết bị, chuyển giao công nghệ
7 CF marketing và quản lý CF quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới, qlý dự án
8 CF tài chính Lãi vay ngân hàng
9 Lợi nhuận của nhà đầu tư Lợi nhuận dự kiến cho nhà đầu tư
10 CF dự phòng CF ngoài dự kiến trong giai đoạn phát triển
Các hạng mục chi phí chủ yếu
3. Pp thặng dư
3.4 Các hạn chế của pp thặng dư
khó khăn trong việc
xđ sử dụng cao nhất
và tốt nhất
chi phí và giá bán
thay đổi theo điều
kiện của thị trường
cần có kiến thức,
kỹ năng và kinh
nghiệm
pp này chưa tính đến
giá trị thời gian của
đồng tiền
Ví dụ: Bđs là khu nhà xưởng, dt 6.000m2, nhà xưởng chất
lượng còn lại 20%.
- Khu vực này không được tiếp tục sản xuất phải chuyển thành
khu dân cư
- Mục đích sử dụng tối ưu là xd các nhà liền kề để bán có dt
120m2/căn, dt sàn xd 150m2/căn.
- Mật độ xây dựng 60%.
- CF đầu tư xd cơ sở hạ tầng bq: 0,2tr đ/m2
- CF xd nhà: 1,2tr/m2 sàn
- CF khác: 5%/giá trị xd
- CF phá dỡ nhà xưởng cũ: 100tr
- Giá bán một căn nhà 600tr
- LN cho nhà đầu tư phát triển là 15%/doanh thu
- Toàn bộ cf phải vay ngân hàng ls 13,5%/năm, thời hạn vay 1
năm
- CF bán nhà: 2%/dt
a. Doanh thu của sự phát triển
600*(6000*60%/120) = 18.000 triệu
b. Tổng chi phí phát triển:
- CF đầu tư hạ tầng: 0,2* 6000 = 1.200 tr
- CF xây dựng nhà: 1,2*150*30 = 5.400tr
- CF khác: (1200 + 5400)*5% = 330tr
- CF phá dỡ nhà cũ: = 100 triệu
- CF bán nhà:18.000*2% = 360 triệu
- Lãi vay ngân hàng: 13,5%(1200+5400+330+100+360)
= 13,5%*7390 = 997,65 tr
- Lợi nhuận cho nhà đầu tư: 18.000*15% = 2.700 triệu
- Tổng chi phí, bao gồm ln nhà đầu tư: 7390 + 997,65 +
2.700 = 11.087,65 tr
c. Giá trị bất động sản:
(18.000 – 11.087,65) = 6.912,35 triệu
d. Đơn giá bình quân 1m2 đât: 6.912.350.000 đông/6000 =
1.152.058 đông/m2
Ví dụ. Bđs cần định giá là khu nhà xưởng. Dt 4000m2. Chưa có
giấy tờ hợp pháp. Cho biết:
- Mục đích sử dụng tối ưu là xd các nhà liền kề để bán, dt
60m2/căn, dt sàn xd 210m2/căn
- Tỷ lệ sd đất theo quy định: 75%
- Giá đất theo quy định của NN: 2 tr đ/m2
- CF đầu tư xd hạ tầng bq: 0,3tr/m2.
- CF quy hoạch, thiết kế: 200 tr đ.
- Cf phá dỡ nhà xưởng cũ: 100 tr.
- Cf cho việc bán: 100 tr.
- Cf xd nhà mới: 1,8 tr đ/m2 sàn xây dựng
- Giá bán 1 căn nhà: 1,5 tỷ
- Lợi nhuận cho nhà đầu tư dự tính: 10%/doanh thu
- Toàn bộ cf xd nhà mới phải vay ngân hàng với ls 1%/tháng,
thời hạn vay 1 năm (lãi đơn-toàn bộ lãi trả một lần vào cuối
năm)
- Nghĩa vụ tài chính: nộp 100% trên toàn bộ DT đất.
a. Xác định doanh thu phát triển
- Số căn nhà:
- Doanh thu bán nhà:
b. Xác định tổng chi phí phát triển
* CF đầu tư ban đầu:
- CF quy hoạch thiết kế:
- CF phá dỡ nhà xưởng cũ:
- CF đầu tư xd cơ sở hạ tầng:
- CF xây dựng nhà mới:
- Nghĩa vụ tài chính với NN:
* CF khác:
- CF cho việc bán:
- Lợi nhuận cho nhà đầu tư:
- Lãi vay ngân hàng:
=> Tổng CF phát triển là:
c. Giá trị bất động sản là:
4. Phương pháp thu nhập
4.1 Nguyên tắc áp dụng
- Nguyên tắc dự kiến lợi ích trong
tương lai
- Nguyên tắc sự sử dụng cao nhất
và tốt nhất
- Nguyên tắc cung cầu
- Nguyên tắc thay thế
- Nguyên tắc phụ thuộc
- Nguyên tắc thay đổi
4. Phương pháp thu nhập
4.2 Trình tự tiến hành
Tính dòng
thu nhập
hàng năm
Tính
Tỷ suất
Chiết khấu
Tính
Giá trị
Thu hồi
Năm cuối
Ước tính
Giá trị
BĐSb1
b2
b3
b4
4.2.1 Tính thu nhập thuần hàng năm
(1) Tổng thu nhập tiềm năng
(2) Bỏ trống và thất thu
(3) Thu nhập khác
(4) Tổng thu nhập thực (1)-(2)+(3)
(5) Chi phí hoạt động
(6) Khấu hao
(7) Thu nhập thuần trước thuế (4)-(5)-(6)
(8) Thuế thu nhập Doanh nghiệp
(9) Thu nhập thuần sau thuế (7)-(8)
4.2.2 Tỷ suất chiết khấu và tỷ suất vốn hóa
• Tỷ suất vốn hóa là gi? Là tỷ suất chuyển hóa thu nhập
một năm về giá trị bất động sản.
• Tỷ suất sinh lời yêu cầu là gì? Là tỷ suất sinh lời tối
thiểu nhà đầu tư yêu cầu phải đạt được khi đầu tư vào
bất động sản.
• Tỷ suất chiết khấu là gì?. Là tỷ suất chuyển hóa dòng
tiền trong tương lai về giá trị hiện tại.
- Trong phương pháp chiết khấu dòng thu nhập, thẩm
định viên sử dụng tỷ suất sinh lời yêu cầu
- Trong phương pháp vốn hóa thu nhập, thẩm định
viên sử dụng tỷ suất vốn hóa. Tỷ suất vốn hóa có thể
bằng, nhỏ hơn, hoặc lớn hơn tỷ suất sinh lời yêu cầu,
tuy thuộc vào giá trị bất động sản trong tương lai hoặc
không thay đổi, hoặc tăng lên, hoặc giảm xuống.
4.2.2 Tỷ suất chiết khấu và tỷ suất
vốn hóa
Một số phương pháp xác định tỷ suất chiết
khấu và tỷ suất vốn hóa
• Phương pháp so sánh thị trường
• Phương pháp chi phí vốn bình quân gia
quyền
• Phương pháp mô hình tỷ suất đôi
Ví dụ: Xác định tỷ suất vốn hóa trung bình từ
thị trường
Tài sản
SS
Thu nhập một năm Giá giao dịch Tỷ suất vốn
hóa
1 2,8 tỷ 18,42 0,152
2 2,9 tỷ 18,83 0,154
3 3,1 tỷ 19,62 0,158
4 3,2 tỷ 20,51 0,156
Tỷ suất vốn hóa trung bình 0,155
Xác đinh tỷ suất chiết khấu bằng phương
pháp chi phí vốn bình quân gia quyền
(1) k = L*kl + B*kb
(2) k = D*kd + E*ke
Ví dụ: Bất động sản có giá trị đất chiếm
65% tổng giá trị bất động sản, tỷ suất chiết
khấu của công trình là 15%, thu nhập từ
đất là 1 tỷ đồng/năm, giá trị đất là 8 tỷ
đồng.
k = 0,65*(1/8) + (1-0,65)*0,15 = 0,13375
Xác định tỷ vốn hóa theo mô hình tỷ suất đôi
R = k + Rcr
Trong đó:
R là tỷ suất vốn hóa
k là tỷ suất sinh lời yêu cầu
Rcr là tỷ suất hoàn vốn từ việc đầu tư vào
bất động sản
(xem mục 4.5)
4.3 Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập (DCF)
4.3.1 Giá trị quyền khai thác vĩnh viễn
Công thức tổng quát
TNi Vn
V0 = ∑-------- + -------
(1+k)i (1+k)n
Trong đó:
TNi là thu nhập thuần năm i
Vn là giá trị ước tính của BĐS năm n
k là tỷ suất chiết khấu (tỷ suất sinh lời yêu cầu)
i chạy từ 1 đến n
a. Trường hợp thu nhập thuần ổn định không đổi cho
đến vĩnh viễn
V0 = TN / k
0 1 2 n
TN
t
TN1 TN2 TNn
Lưu ý: Trong trường hợp này, giá trị tài sản không đổi
tại mọi thời điểm
b. Trường hợp thu nhập thuần tăng hàng năm với tốc
độ không đổi g cho đến vĩnh viễn
V0 = TN1 / (k – g)
0 1 2 n
TN
t
TN1
TN2
TNn
Lưu ý: Trong trường hợp này, giá trị tài sản tăng với tốc độ g
c. Trường hợp thu nhập thuần tăng hàng năm với tốc độ không
đổi g1 trong n năm đầu, sau đó, kể từ năm thứ n+1 cho đến
vĩnh viễn, thu nhập thuần tăng với tốc độ g2
TNi TNn+1 TN1[1-((1+g1)/(1+k))
n] TNn+1
V0 = ∑-------- + --------------- = ---------------------------- + --------------
(1+k)i (k-g2)(1+k)n k – g1 (k-g2)(1+k)
n
0 1 2 n
TN
t
TN1
TN2
TNn
4.3 Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập
4.3.2 Giá trị quyền khai thác có thời hạn
Công thức tổng quát
TNi + KHi Vn
V0 = ∑--------------- + -------
(1+k)i (1+k)n
Trong đó:
TNi là thu nhập thuần năm i
KHi là khấu hao năm i
Vn là giá trị thu hồi của BĐS năm n
k là tỷ suất chiết khấu (tỷ suất sinh lời yêu cầu)
i chạy từ 1 đến n
Lưu ý: Khấu hao trong công thức trên không phải là khoản tiền
chi thực
4.4 Phương pháp vốn hóa thu nhập
Công thức tổng quát:
V0 = TN1 / R
Trong đó:
- V0 là giá trị bất động sản
- TN1 là thu nhập thuần năm 1
- R là tỷ suất vốn hóa
Lưu ý: Phương pháp này áp dụng khi thu
nhập tương đối ổn định hàng năm
Ví dụ: Tính giá trị của Trung tâm
thương mại, biết:
- Thu nhập cho thuê hàng năm là 5 tỷ
đồng.
- Chi phí sửa chữa, bảo hành, điều
hành, khấu hao là 1.545,454545 tr đ.
Thuế VAT 454,545455 tr đ.
- Suất lợi tức bq cho các hoạt động
kinh doanh trên địa bàn (lãi suất vốn
hoá) là 10%.
Trung tâm
Thương mại
Thu nhập ròng hàng năm:
= 5 tỷ - 1,545454545 – 0,454545455 = 3 tỷ
Giá trị tài sản = TNr/LSvh = 3/(10%) = 30 tỷ
4.5 Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời yêu
cầu k và tỷ suất vốn hóa R
Phương pháp vốn hóa thu nhập chỉ được áp
dụng khi dòng thu nhập ổn định. Do vậy, chúng
ta chỉ xét trường hợp này.
• Khi tài sản giả định được khai thác vĩnh viễn, và
thu nhập hàng năm ổn định thì công thức vốn
hóa thu nhập giống công thức chiết khấu dòng
thu nhập (V0 = TN/k). Do vậy, trong trường hợp
này, tỷ suất vốn hóa chính là tỷ suất sinh lời yêu
cầu.
• Khi tài sản giả định được khai thác có thời hạn
trong n năm, và thu nhập hàng năm ổn định thì
R và k quan hệ như thế nào?
Ta ký hiệu:
- TN là thu nhập hàng năm
- V0 là giá trị tài sản ở thời điểm hiện tại
- Vn là giá trị tài sản năm n, và Vn = (h+1).V0
Theo phương pháp DCF:
V0 = TN*[(1 – (1+k)
-n)/k] + (h+1).V0/(1+k)
n
V0 = TN*[(1 – (1+k)
-n)/k]:[(1+k)n/((1+k)n – 1 – h)]
V0 = TN*[(1+k)
n - 1]:k[(1+k)n – 1 - h] (1)
Theo phương pháp vốn hóa thu nhập:
V0 = TN/R (2)
Từ (1) và (2) ta có:
R = k[(1+k)n – 1 - h]:[(1+k)n - 1] = k – h.k/[(1+k)n - 1]
R = k – h.k/[(1+k)n - 1]
Xảy ra các trường hợp:
- Giá trị tài sản năm cuối không đổi:
Vn = Vo h = 0 thì R = k
- Giá trị tài sản năm cuối bằng 0:
Vn = 0 h = -1, khi đó:
R = k + k/[(1+k)n - 1] = k(1+k)n/((1+k)n – 1)
R = 1/PVFA(k,n)
- Giá trị tài sản năm cuối tăng 50%:
R = k – 0,5.k/[(1+k)n - 1]
- Giá trị tài sản năm cuối giảm 50%:
R = k + 0,5.k/[(1+k)n - 1]
Lưu ý: trong trường hợp TN và V tăng cùng tốc độ là g
thì có sử dụng công thức vốn hóa thu nhập được
không?, nếu có thì R =?
• Ví dụ 1:
Một bất động sản mong đợi có lợi tức 100 triệu
đồng, 95 tr, 95 tr, 100 tr và 110 tr trong 5 năm
tới. Giá trị tài sản mong đợi tăng 10%. Hãy tính
giá trị tài sản nếu tỷ suất chiết khấu thích hợp là
11%.
• Ví dụ 2:
Một tài sản có gía 300 triệu đồng với mong đợi
thu nhập thuần hàng năm 36 tr. Người mua
mong ước gia tăng lợi tức và giá trị hàng năm
3% trong 5 năm. Tính tỷ suất sinh lợi Y
Ví dụ 3: Thẩm định giá cửa hàng thương mại khai thác vĩnh
viễn, có các thông tin về BĐS cần thẩm định giá :
- Diện tích sàn xây dựng : 2.000 m2.
- Diện tích có thể cho thuê / Diện tích sàn xây dựng: 80%.
- Đơn giá cho thuê : 1.100.000 đ/m2/tháng.
- Chi phí khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng : 3 tỷ đồng/năm
- Chi phí quản lý điều hành : 1 tỷ đồng.
- Thuế VAT : 10%.
- Thuế thu nhập : 28% lợi tức trước thuế.
- Thời hạn cho thuê còn lại : 4 năm.
- Đơn giá cho thuê mới, dự kiến sẽ tăng 15 %.
- Chi phí khấu hao, tu sửa, bảo dưỡng tăng : 5 %.
- Chi phí quản lý điều hành tăng : 10%.
- Tỷ suất các loại thuế không đổi.
- Lãi suất vốn hóa 12%.
4.6 Ứng dụng kỹ thuật chiết khấu để định giá
trị bất động sản là công trình dự án
Trong hoạt động đầu tư xây dựng công
trình thường diễn ra hai giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn bỏ vốn đầu tư: Thông thường
giai đoạn này doanh nghiệp chỉ có chi chứ
không có thu.
- Giai đoạn thu hồi vốn và lãi: Trong giai
đoạn này doanh nghiệp phát sinh chi phí
kinh doanh và có doanh thu.
a) Xác định vốn đầu tư ban đầu của dự
án:
- Chi phí xây dựng công trình
- Chi phí đầu tư vào vốn lưu động ròng
- Chi phí cơ hội của tài sản hiện có
- Cộng hoặc trừ thuế phải nộp hoặc được
miễn, giảm
Lưu ý: Dòng tiền này không bao gồm chi
phí chìm.
b) Dòng tiền tăng thêm trong hoạt động kinh
doanh:
Lợi nhuận trước thuế:
= Doanh thu – Chi phí = EBIT
Lợi nhuận sau thuế Pi:
= EBIT(1 – T)
Dòng tiền sau thuế (OCF):
= EBIT(1 – T) + K
Trong đó:
EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay
K là khấu hao trong năm thứ i
T là thuế suất TNDN phải nộp
Xác định doanh thu
• Doanh thu = Số lượng sp tiêu thụ * giá bán
• Các khoản giảm trừ:
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB, thuế xnk
• Doanh thu thuần = doanh thu – các khoản giảm
trừ
Chi phí hoạt động
• Nguyên vật liêu, nhiên liệu, năng lượng
• Tiền lương và bảo hiểm xã hội
• Khấu hao
• Chi phí sản xuất chung
• Chi phí ngoài sản xuất
• Lãi vay
• Chi phí khác
Thu nhập chịu thuế
= doanh thu thuần – chi phí sản xuất dịch vụ
(chưa có lãi vay) – lãi vay
= doanh thu thuần – chi phí sx dịch vụ (chưa có
khấu hao và lãi vay) – lãi vay - khấu hao
Dự tính mức lãi lỗ của dự án
Các chỉ tiêu 1 2 3
1. Tổng doanh thu
2. Các khoản giảm trừ
3. Dthu thuần (1-2)
4. Tổng cf sx dv (chưa có lãi vay)
5. Lãi vay
6. TN chịu thuế (3 – 4 - 5)
7. Thuế TNDN = TN chịu thuế*(t)
8. TN sau thuế (6 - 7)
9. Khấu hao
10.Dòng tiền sau thuế (8 + 9)
Ví dụ 1. Lập dòng tiền ròng của dự án
Một dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại có
tổng số vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào
hoạt động là 1.500 triệu đồng, trong đó vốn cố định là
1.300 triệu đồng, vốn lưu động là 200 triệu. Doanh thu
hàng năm của dự án dự kiến đạt 700 triệu. Tổng chi
phí vận hành hàng năm của dự án kể từ khi bắt đầu
hoạt động là 200 tr. Đời sống dự án 10 năm. Giá trị
thanh lý tài sản là 300 triệu gồm: thanh lý tscđ 100 tr,
thu hồi vốn lưu động ban đầu 200 tr. Xét về khía cạnh
tài chính, dự án có nên đầu tư không?
Cho biết dn áp dụng pp khấu hao đều, thuế TNDN là
30%, chi phí cơ hội của vốn là 12%/năm
Xác định dòg tiền và tính NPV của dự án
tt năm 0 1 2 3 10
1 VĐT
-VCĐ
-VLĐ
1500
1300
200
2 DT thuần 700 700 700 700
3 Thanh lý tscđ 100
4 CF vận hành 200 200 200 200
5 Khấu hao 130 130 130 130
6 TNTT 370 370 370 470
7 Thuế TN 111 111 111 141
8 TNST 259 259 259 329
9 Thu hồi VLĐ 200
10 Dòg tiền ròng -1500 389 389 389 659
NPV = 389((1+r)10 – 1)/r(1+r)10 + 270/(1+r)10 - 1500
Với r = 12% => NPV = 785 triệu
NPV > 0 nên việc đầu tư là có hiệu quả
Ví dụ 2: Lập dòng tiền của dự án đầu tư mới
Doanh nghiệp ABC dự kiến đầu tư xây dựng nhà
hàng với tổng chi phí đầu tư cho TSCĐ là 100 tỷ
đồng, vào vốn lưu động ròng là 2 tỷ đồng, toàn bộ
vốn đầu tư bỏ ra một lần. Thời gian dự án là 10
năm. Doanh thu mỗi năm là 100 tỷ đồng, biến phí
chiếm 60% doanh thu, định phí là 8 tỷ đồng, chưa
kể khấu hao. Riêng 2 năm đầu, doanh thu chỉ đạt
70 tỷ đồng/năm. Từ năm thứ 3 trở đi vốn lưu động
ròng tăng thêm 0,5 tỷ đồng. Khi hết hạn dự án,
TSCĐ được thanh lý với giá dự kiến là 20 tỷ đồng,
vốn lưu động ròng được thu hồi đủ. Thuế suất thuế
TNDN là 25%, riêng hai năm đầu được miễn thuế.
Hãy tính dòng tiền của dự án đầu tư, nếu doanh
nghiệp thực hiện phương pháp khấu hao đường
thẳng. Tính NPV của dòng tiền với tỷ lệ chiết khấu
15%?
năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Vốn ĐT
2. DT
3. KH
4. Địnhphí
5. Biếnphí
6. TNTT
7. Thuế tn
8. TNST
9. Thu hồi
vlđ
10.Dg.tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_tham_dinh_gia_bds_6195.pdf