Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt chậm (xem câu 40, 90 và nhũng câu tiếp
theo0, những phụ nữ thường biết những dấu hiệu nào tỏ ra mình đã có thai và ít
khi họ làm. Trước hết, bạn căn cứ vào nhân nhiệt lúc sáng sớm (xem câu 57): lên
quá 37 độ đã 15 ngày rồi mà vẫn không tụt xuống. Rồi một vài "linh cảm" khó nói
ra cụ thể, chẳng hạn lúc thức dậy buổi sáng thấy hơi khang khác. Chỉ là những
dẫu hiệu nhỏ, nhưng khórõ ràng (xem câu 90). Xem lịch thì đã 10, 12 ngày rồi mà
chưa thấy kinh. Bạn hãy đến thầy thuốc để khám có đúng như mình dự đoán
không?
40 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thai nghén –Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thai nghén – Phần 1
6.1. Chậm thấy kinh một, hai, ba, bốn, năm ngày, liệu đã có "gì" chưa?
Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt chậm (xem câu 40, 90 và nhũng câu tiếp
theo0, những phụ nữ thường biết những dấu hiệu nào tỏ ra mình đã có thai và ít
khi họ làm. Trước hết, bạn căn cứ vào nhân nhiệt lúc sáng sớm (xem câu 57): lên
quá 37 độ đã 15 ngày rồi mà vẫn không tụt xuống. Rồi một vài "linh cảm" khó nói
ra cụ thể, chẳng hạn lúc thức dậy buổi sáng thấy hơi khang khác... Chỉ là những
dẫu hiệu nhỏ, nhưng khó rõ ràng (xem câu 90). Xem lịch thì đã 10, 12 ngày rồi mà
chưa thấy kinh. Bạn hãy đến thầy thuốc để khám có đúng như mình dự đoán
không?
6.2. Nếu đến khám trước khi biết chậm thấy kinh đủ 15 ngày
Thầy thuốc chưa thể nói chắc chắn, nhưng đã có thể phỏng đoán gần đúng (xem
câu 90) và giúp bạn theo dõi thêm. Nếu bạn thấy hay buồn ngủ, luôn mót tiểu tiện,
mệt mỏi, buồn nôn, vú nhạy cảm, dễ đau thì đấy là những dấu hiệu ít khi sai. Thầy
thuốc khám còn cho biết thêm cổ tử cung có gì khác về hình dạng, màu sắc. Thầy
thuốc có thể để nghị bạn làm xét nghiệm (xem câu 91, 92, 93). Và điều duẹ đoán
thường không còn sai.
6.3. Kết quả đúng thế: bạn có thai
Nếu là lần đầu tiên, bạn thấy đất dưới chân như chao đảo. Ngay nếu là lần có thai
thứ 2, 3 và bạn đã có 1, 2 con, cái cảm giác đứng trước một điều huyền bí nào đó
vẫn cứ xuất hiện. Đấu là khi bạn cũng đang muốn có con. Bao nhiêu cảm xúc lẫn
lộn: chút mừng vui, chút kiêu hãnh. Bạn đừng lấy làm lạ nếu thấy có những cảm
giác đó. Và tất nhiên cạn cũng có đôi chút hồi hộp lo lắng. Đức trẻ trong bụng là
trai hay gái? Liệu nó sẽ thế nào? Tốt nhất đừng băn khăn một mình mà bạn nên
trao đổi với thầy thuốc hơn là với mẹ hay bà con, cô bác. Việc sinh đẻ ngày hôm
nay, đâu còn bí mật và may rủi như thời cổ xưa nữa. Khoa học đã khám phá ra bao
nhiều điều và sẽ giúp được bạn trong mọi tình huống một cách tốt đẹp.
6.4. Những nỗi lo
Sự có thai kéo theo bao nhiêu biến đổi trong cơ thể và tâm trạng bạn. Thân thể bạn
nặng nề thêm, lại những nỗi mỏi mệt. Vú to ra và nặng, chân phù lên, da có thể
mang những chấm nâu. Bạn hồi hộp và lo âu đủ thứ. Bản hỏi người hơn tuổi, đọc
sách báo nói về sinh nở, tìm những lời khuyên. Tính tình bạn trở nên cả tin và dễ
xúc động hơn.
Bắt đầu có thai, bạn nên đi khám mỗi tháng một lần, ít nhất cũng trong bảy tháng
đầu, rồi sau đó, hai tháng một lần cũng đủ. Tháng cuối cùng, bạn cần được theo
dõi tỉ mỉ và chu đáo.
6.5. Những dấu hiệu mà bạn phải lưu ý
Thông thường sự mang thai và sinh nở diễu ra tốt đẹp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần
theo dõi và lưu ý những dấu hiệu sau:
- Tháng đầu bạn có thể thấy những lúc quặn nhẹ, cảm giác nằng nặng ở bụng dưới.
Nhưng nếu đau dữ dội và lặp lại liên tiếp thì đó là dấu hiệu không bình thường,
bạn cần đến thầy thuốc khám.
- Huyết ra: nếu có thai mà huyết ra là chuyện không bình thường. Tất nhiên, lúc
mới có thai, huyết có thể ra vài lần nhưng ít và nguyên nhân do việc tiết hormon bị
thay đổi. Dù sao bạn cũng nên khám phụ khoa để biết rõ nguyên nhân. Nếu huyết
ra do chảy máu ở cổ tử cung thì không có chuyện gì, nhưng nếu là do vị trí của rau
hay do thai thì bạn phải coi chừng. Biện pháp thăm bằng sóng siêu âm là các tốt
nhất để biết thai có làm sao không.
- Không thấy thai máy. Mới hôm qua thôi còn thấy nó đạp, nhưng bây giờ không
thấy. Đây là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng, bạn phải đi khám ngay.
- Đi tiểu buốt và mót luôn. Rất có thể chỉ là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng
cũng cần đi khám bởi vì nếu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh về thận, rất dễ
gây đẻ non hoặc có thể gây nhiều nguy cơ khác.
6.6. Khi nào bắt đầu thấy bụng to
Đây là dấu hiệu nhất thiết phải có. Tất nhiên bụng ro làm hình dáng bạn trở nên
khác lạ, thậm chí xâu đi, nhưng bạn vẫn có thể tạo cho mình một ngoại hình dễ
mến.
Bụng bắt đau to, trước tháng thứ 3 hay thứ 4, bạn vẫn có giấy vì hình dạng bên
ngoài không thay đổi. Tuy nhiên ngay từ tháng thứ nhất, bạn đã thấy có thây đổi,
cạp quần hay váy trở nên chật, không phải do tử cung to ra (thật ra tử cung mới
twf kích thước bằng quả lê nhỏ sang kích thước quả cam) mà do da và cơ bụng
chứ nhiều nước, do estrogene thấm lâu vào máu gây nên. Đến tháng thứ 3, eo bạn
biến mất nhưng nói chung, dáng người bạn vẫn chưa thay đổi nhiều lắm. Từ tháng
thứ 4, tử cung lớn hẳn lên và nhô lên ngang rốn. Tháng thứ 5, tử cung cao vượt
trên rốn và bụng phình ra lên phía vú. Tháng thứ 9, bụng to nhất (đo được 33cm)
và lấn chiếm hết khu vực lõm ở nơi dạ dày. Hai vai ngả ra phía sau và dáng đi của
bạn biến đổi hẳn.
Thêm một nét nữa: một đường màu nâu chạy từ rốn xuống mu do sắc tố của da
thay đổi do chịu ảnh hưởng của hormon. Vú nở to trong suốt thời gian mang thai
và hai núm sẫm lại. Thường xuất hiện những mạch máu xanh chạy trên hai vú,
ngay dưới da và nếu bóp vào núm, bạn sẽ thấy xuất hiện vài giọt nước trắng gọi là
sữa non. Sắc da mặt cũng thay đổi, được gọi là "mặt nạ mang thai".
6.7. Thời gian bình thường của quá trình mang thai
Có hai cách tính: một cách tính từ ngày thụ thai nghĩa là 14 ngày trước kỳ thấy
kinh đáng lẽ xảy ra nhưng đã không xảy ra. Ví du: vòng kinh 28 ngày thì ngày thụ
thai được tính vào ngày thứ 14. Nhưng nếu vòng kinh là 34 ngày thì ngày thụ thai
lại được tính là ngày thứ 20 của vòng kinh, nhưng cách tính này người ta đã bỏ vì
vòng kinh có thể thay đổi, không đều. Ngày nay, thông thường người ta tính từ
ngày thấy kinh cuối cùng và như thế thời gian thai nghén sẽ là 40,5 tuần hay 283
ngày. Nên nhớ rằng thời gian 283 ngày là trung bình, còn trên thực tế, thời gian
mang thai xê dịch từ 265 ngày đến 294 ngày.
6.8. Những sự biến hóa của cuộc sống thai nhi
Hai, ba tháng đầu tiên đối với người mẹ không có gì phải lo lắng nhiều: buồn nôn,
chóng ặmt và hơi mệt mỏi. Nhưng đối với thai nhi thì đây là thời kỳ quan trọng
nấht và diễn ra những biến hsoa kỳ diệu nhất của cuộc sống. Y học gọi 10 tuần đầu
tiên là thời kỳ "phôi thai" khi từ cái trứng biến thành một con người tuy mới đơn
sơ. Từ một tế bào đầu tiên đã được nhân lên rất nhanh và các mô đã xuất hiện liên
tiếp tạo nên những cơ quan. Lúc đầu phôi chưa có hình, chưa có mặt, mới chỉ là
cái phôi mờ nhạt, nhưng nó phát triển theo một chương trình định trước, từng giây
đồng hồ một, chính xác và nhanh đến chóng mặt.
Tuần thứ 4, "đứa trẻ" đã dài 5mm, trông giống như hạt đậu nhưng đã có 4 cái núm
nhỏ nhô ra để sau đất trở thành hai chân, hai tay. Xuất hiện dần dần dạ dày, ruột,
gan, tuyến, tụy, thực quản, khí quản, phổi, thận, tim (mới chỉ là một cái ống đang
nở dần), cột sống rồi não (mới chỉ là ba túi nhỏ xíu)
Tuần thứ 5, "bé" dài đến 8mm, đã có một mẩu giống như cái đuôi, ruột dài ra, phế
quản, tim lớn dần và não đã có thêm hai túi nhỏ.
Tuần thứ 6 đã dài 12mm. Nhìn rõ đầu và tứ chi, trai hay gái, lúc này còn chưa rõ,
nhưng tim đã bắt đầu đập. Não tiếp tục được tạo dựng, tai bắt đầu nhú ra.
Tuần thứ 7, "bé" đã dài 17mm, thấy rõ các ngón. Đuôi nhỏ lại, mặt và cổ hiện ra.
Thấy được cả hai mắt, và tim bắt đầu có van. Lúc này "bé" giống như cái cây đang
mọc, nảy nở ra theo đúng "chương trình" đã định trước. Hai tháng, "bé" đã dài 2, 3
cm gần bằng con bọ hung và mọi bộ phần đã gần đủ.
Lúc này không còn là phôi nữa mà đã thành thai. Bộ phận sinh dụng xuất hiện để
em thành trai hay gái. Bộ xương bắt đầu hình thành. Hai tháng rưỡi, "bé" dài 4cm,
đã có tuỷ sống, tụy, thanh đới bắt đầu xuất hiện. Ba tháng, "bé" dài 5, 6cm và mọi
bộ phận hầu như đã đủ.
Tháng thứ 4, "bé" lớn lên rất nhanh và dài 11cm, đã có mắt, mũi, miệng và cơ bắt
bắt đầu cử động.
Bụng bạn to dần và bạn hãy thật thanh thản.
6.9. Lúc sắp ra, "bé" như thế nào?
Thai nặng chừng 3,2kg và dài chứng 50cm, đã có đủ các móng chân, móng tay và
tóc đã khá dài. Bạn sẽ thấy "bé" hơi lắm lông, nhưng không sao, rồi sẽ mất đi.
6.10. Rau và dây rốn
Rau làm nhiệm vụ tạo cho thai phát triển. Tiếng latin, rau (placenta) nghĩa là "cái
bánh ngọt". Quả vậy, cái bánh đó bán vào thành tử cung và nối với thai bằng dây
rốn, cung cấp các chất bổ cần thiết cho thai, làm trung gian giữa mẹ và thai trong
suốt thời gian 9 tháng 10 ngày. Rau hình thành ngay từ lúc trứng thụ tinh vào
"nằm ổ" và nờ nó mà thấy thuốc biết bạn có thai hay không. Rau lớn lên cùng với
thai và đến tháng thứ 4, có đường kính 8cm. Khi bạn sinh con, rau đã có đường
kính 20cm và nặng khoảng 0,5kg.
Dây rốn nối rau với thai, dài chứng 50cm và đường kính 1-2cm. Rau không chỉ
cung cấp chất bổ mà còn thải cặn bã. Nó làm nhiệm vụ thay phôi, thay bộ máy tiêu
hóa và thận, đồng thời còn bảo vệ thai khỏi những tấn công của các vi khuẩn có
thể có. Rau càng "khoẻ" thì thai càng phát triển tốt.
6.11 Nước ối
Trong thời kỳ bạn thai nghén, tử cung biến thành cái túi và đựng trong một thứ
chất lỏng gọi là nước ối, trong hơi trắng, khối lượng chừng 0,5lít, chủ yếu là nước
(99%) và các muối khoáng, đường mỡ và các hormon.
Vai trò của nó là duy trì lượng nước cần thiết cho thai, đồng thời bảo vệ thai bởi vì
chỉ trong môi trường nước như vậy, thai mới chuyển dịch dễ dàng và những va
đập bên ngoài không ảnh hưởng trực tiếp được. Chẳng hạn, bạn ngã, vấp, vé được
lớp nước ối che chở nên không bị va đập gì. Sau hết, lớp nước ối còn bảo vệ cho
thai khỏi mọi tiếp cận của vi khuẩn độc hại trong suốt thời gian này. Đến lúc trở
dạ, nước ối cũng tạo chất nhờn cho thai dễ dàng chui ra ngoài.
6.12. Còn tử cung thì sao
Đây là bộ phận quan trong bậc nhất cho thai. Nó thay đổi hình dạn vô cùng, bình
thường chỉ là một cái túi nhỏ cao 7cm, rộng3cm, vậy mà đến khi bạn sinh nở, nó
cao lên đến 32cm và rộng 22cm, nghĩa là dung tích tăng gấp 10 lần. Trọng lượng
của nó từ 50g đến 1kg. Bình thường dung tích của nó chỉ 2-3ml, vậy mà cuối cùng
lên đến 5l.
Muốn vậy, cơ của nó thay đổi ghê gớm, biến thành hệ thống sợi có tính đàn hồi rất
cao. Tử cung to ra, thành của nó cũng dày lên. Tất cả những biến đổi ấy là nhờ các
hormon sinh dục, chủ yếu là progesterone.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cũng phải thích ứng với những
biến đổi trên. Bàng quang của bạn bị đẩy lên phía trước, ruột lui ra phía sau, sang
hai bên, khiến bạn luôn thấy mót tiểu tiện và bị táo bón. Dạ dày bị đẩy lên trên
khiến bạn hay thấy bụng óc ách. Nhưng yên tâm, sau khi vị khách quý chui ra
ngoài, mọi thứ sẽ trở lại bình thường như ngày trước.
6.13. Buồn nôn và nôn
Thai nghén kèm theo những cơn buồn nôn trong thời gian đầu, bạn rất khó chịu
trong người. Đây là một trong những dẫu hiệu thụ thai và mức độ khó chịu tăng
giảm tùy theo từng người. Nôn hoặc chỉ buồn nồn xuất hiện và sáng sớm hoặc
trong các bữa ăn. Bạn tưởng như do các mùi lạ (mùi thơm dưới bếp, mùi thuốc là)
nhưng không phải. Triệu chứng buồn nôn mát đi vào tháng thú 4. Nguyên nhân có
lẽ do các hormon tăng lên. Nếu nôn nhiều quá, ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn hãy
hỏi thầy thuốc.
6.14. Đau lưng và đau dây tọa
Đau lưng nhói đau ở xung quanh lưng cũng như đứng lâu, ngồi lâu thấy mỏi, đều
là những"khó chịu nhỏ" kèm thêm. Nguyên nhân là do phải đỡ cái bụng mỗi lúc
một nặng, bạn phải ngửa lưng và bắt cột sống phải chịu những tư thế chưa quan,
các cơ bắp bên dưới lưng cũng không thích hợp kiph. Tốt nhất là bạn nên thường
xuyên "nghỉ lưng" nhất là vào những tháng cuối. Tránh đứng lâu và tránh làm việc
nặng. Có khi bạn phải dùng phương pháp động lực học giảm nhẹ cho bạn những
khó chịu đó ở lưng.
6.15 Trĩ
Là những giãn tĩnh mạch nhỏ ở hậu môn, nhiều khi rất đau và chảy máu. Nếu như
trĩ xuất hiện liên tiếp trong thời gian mang thai thì bắt nguồn từ hai nguyên nhân:
một do táo bón, phải rặn nhiều, hai ở tử cung phìn ra, ép vào ruột và bụng khiến
các tĩnh mạch nở to, tạo dễ chảy máu.
Người ta thường dùng thuốc mỡ bôi. Nếu trĩ vẫn tiếp tục sau khi đẻ (trường hợp
hiếm) thì phải tiêm một số thuốc sclerose, trĩ mới khỏi hẳn được. Bệnh này không
có gì nguy hiểm.
6.16. Ra nưóc bọt nhiều, làm thế nào?
Có khi ra tới 1 lít trong một tiếng đồng hồ, khiến bạn hết sức mất thời gian, không
còn làm được gì và triệu chứng này kéo dài cho tới tháng thứ 7, thậm chí cho tới
lúc sinh. Nhưng có điều nước bọt ngừng tiếp ra trong giấc ngủ. Phải chăng đây là
dấu hiệu của thần kinh không ổn định.
6.17. Và cơ đau rát như bỏng
Ở dạ dày và kéo lên đến thực quản, thường xuất hiện vào những tháng cuối, đặc
biệt là trong lúc bạn nằm ngửa hoặc cúi người về phía trước. Khi đứng thẳng, bệnh
hết. Phương pháp chữa đơn giản nhất là đề nghị thầy thuộc kê đơn cho mua thứ
bột uống để tráng lên thành dạ dày và thực quản một lớp bảo vệ.
6.18. Coi chứng táo bón
Rất phiền toái tuy không có gì nguy hiểm. Bạn không nên dùng thuốc. Nên ăn các
thức ăn mền và dùng viên nhuận tràng gốc thực vật hoặc dầu parafine. Phải quan
tâm hàng ngày mới hy vọng giảm được nỗi khó chịu do táo bón gây ra.
6.19. Mất ngủ: hảy xảy thai
Vào những tháng 5, 6, 7. Tuy tầm thường nhưng bạn đừng coi thường vì làm bạn
dễ mệt mỏi. Đừng ngại dùng loại thuốc an thần nhẹ vì không ảnh hưởng gì đến
thai hết mà giúp bạn thoải mái lúc sáng dậy. Thời gian thai nghén cần được nghỉ
ngơi đầy đủ.
6.20. Nước da người mang thai
Nhiều bạn thấy xuất hiện những chấm nâu, như thể rám nắng ở trán, má khiến vẻ
mặt bạn xấu đi. Đành chịu vậy thôi, đẻ xong alf hết, những tốt nhất tránh phơi
nắng.
6.21. Những vết chân chim
Do vỡ những sợi đàn hồi ở da, xuất hiện ở háng, bụng, vú. Nhiều bạn không có
nhưng nhiều bạn lại đầy những vệt dài, phân nhánh như vết chân chim. Những
thuốc thấy bán ở thị trường nói chung đều không công hiệu. Chỉ có một cách nên
áp dụng là giữa vệ sinh da và xoa dầu hạnh nhân.
6.22. Nhiễm độc thai nghén: có nghiêm trọng hay không
Nghiêm trọng, khoảng 5% phụ nữ có thai mắc phải bệnh này. Biểu hiện là trong
nước tiểu có protein, phù hai mắt cá chân, sưng mi mắt và huyết áp lên cao. Nếu
bệnh được phát triện và điều trị kịp thời thì không sao, đứa trẻ ra đời vẫn khoẻ
mạnh. Nhưng nếu không phát hiện ra và điều trị, sẽ gây sản giật, nguyen hiểm đến
tính mạng cả mẹ và con.
Để biết trước, thầy thuốc theo dõi cần thường xuyên đo huyết áp, xét nghiệm nước
tiểu, tìm protein và cảnh giác với những hiện tượng phù.
Thai nghén – Phần 3
6.48. Còn rượu?
Ai cũng hiểu nghiện rượu không hay ho gì, mẹ nghiện thì con cũng khó mà không
nghiện. Đấy là chưa kể rượu ảnh hưởng xấu đến gan. Điều này không cần nói bạn
cũng thấy rõ.
Tuy nhiên, một ly vang tốt hoặc một cốc champagne khi vui thậm chí còn có lợi,
không phải vì cơ thể mà vì bạn được sảng khoái. Mà những niềm vui đúng mức
bao giờ cũng có lợi cho sức khoẻ.
6.49. Ma túy
Nếu loại được gọi là "nhẹ" như haschisch hay marijuana (chế từ cây cannabis) thì
mức nguy hiểm cũng ngang với thuốc lá và giống như thế. Còn loại được gọi là
"nặng" (đặc biệt là morphine) thì rất nguy hiểm. Đứa con dễ bị đẻ non, dễ bị
nhiễm độc và thể lực sẽ rất kém. Còn nếu như mẹ đã cai từ lâu thì thai sẽ hoàn
toàn bình thường. Sự sống trong trường hợp này không lưu giữ kỷ niệm.
6.50. Đi du lịch? Được, nhưng...
Người ta nghiệm thấy trong những thời gian nghỉ hè, nghỉ đông, các dịp lễ tết, số
sảy thau tăng nhiều. Đơn giản thôi. Tư thế ngồi trên xe không thích hợp với người
có thai và dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non, chưa kể những "sự cố" dọc đường.
Ngồi xe đường dài thì không nên, nhưng quãng đường ngắn thì không sao. Nếu
bạn phải đi thì nên đáp tàu hỏa hoặc máy bay để thời gian đi không kéo dài. Bạn
nên biết rằng, các hãng máy bay không nhận phụ nữ có thai 8 tháng trở lên, đề
phòng trường hợp đẻ non trên máy bay. Tốt nhất là từ tháng thứ 8 không nên đi
xa. Tuyệt đối không dùng các loại xe hai bánh.
6.51. Chơi thể thao? Còn tùy
nếu bạn là vận động viên thì vẫn có thể tập luyện, nhưng nên giảm bớt cường độ
và đừng bao giờ cố gắng quá với sức mình. Những môn thể thao "nặng" như đua
ngựa, trượt tuyết, lướt ván... nên tạm thời kiêng. Ngay cả những bài thể dục quá
nặng cũng không nên. Tốt nhất là làm những động tác vừa sức, luyện cơ bụng và
mỗi ngày đi bộ chừng 1 đến 2km.
6.52. Tránh làm gì mệt nhiều
Chẳng hạn hàng ngày ngồi tàu xe hai tiếng đồng hồ liền, làm những việc phải tốn
sức... đều nên tránh.
6.53. Phải ăn gấp đôi để nuôi con? Không, vấn đề là ăn tốt
Có bao nhiêu lời khuyên bảo chân tình của những người tự coi là "hiểu biết" cho
một phụ nữ có thai về cách ăn uống. Trong số đó có lời khuyên phải ăn thật nhiều,
gấp đôi để còn nuôi cả đứa con trong bụng. Đấy là lời khuyên dại dột. Bởi vì ăn
qúa mức có thể gây nhiễm đỗ, và lại thai to quá 4kg là đẻ rất khó khăn. Trọng
lượng nặng như vậy có thể còn do sự mất thăng bằng về lượng mỡ và đường trong
máu, tất nhiên thiếu ăn là không được nhưng ăn nhièu quá cũng có hại. Vậy người
có thai nên ăn theo chế độ nào là đúng?
Trước hết, cần nhiều đạm hơn bình thường, khoảng gấp 1,5 lần. Đạm có trong thịt
nạc, trứng, cá, sữa, phomát. Chất béo thì không cần nhiều hơn bình thường. Chất
bột và đường không cần tăng, thậm chí có khi còn phải giảm vì dễ tạo béo quá
mức, cơ thể chỉ tăng từ 10 đến 12kg so với trước khi có thai.
Các chất như phospho và calci nếu ăn như nói trên thì đã là đủ. Không cần dùng
thêm thuốc bổ có hai thứ ấy là gì vô ích. Chất sắc có cần nhiều hơn nhưng với chế
độ ăn như trên cũng đã đủ.
Khi có thai, nên khám xem có bị "thiếu máu" không. Nếu lượng sắt trong hồng cầu
hơi thiếu thì bạn nên dùng thêm ít chất sắc để cân bằng lại. Đối với sinh tố, cũng
không cần thêm. Ăn nhiều hoa quả, rau tươi là đủ.
Còn muối? Trừ phi thầy thuốc thấy có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, huyết áp
cao, nước tiểu có protein... không kể, còn thì chế độ ăn vừa đủ độ mặn như bình
thường là tốt, suốt trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy
một số chế độ ăn giảm muối đôi chút là cho những tháng cuối đễ chịu hơn. Tránh
các thức ăn ướp vào 3 tháng cuối.
Tóm lại, chế độ ăn của người có thai không khác chế độ ăn bình thường, chỉ cần
tăng thêm chút ít đạm và không tăng mỡ, đường, bột. Cũng không cần các muối
khoáng và vitamin.
6.54. Người có thai ăn dở?
Có một quan niệm cho rằng, người có thai nghén thèm thứ gì tức là cơ thể thiếu
thứ đó. Cho nên đã có những ông chồng chạy khắp phố phường tìm bằng được cho
vợ có thai ít quả dâu trái mùa. Phụ nữ được chiều trong lúc có thai, sau khi đẻ, dễ
cảm thấy bị lạnh nhạt
6.55. Cần giao phó việc chăm sóc phụ nữ có thai cho ai?
Chỉ cần một thầy thuốc không chuyên khoa cũng đủ. Vì tối đại đa số trường hợp,
việc chửa đẻ, diễn ra suôn sẻ. Tốt nhất là được một thầy thuốc phụ khoa kiêm đở
đẻ trông nom và nếu bạn đến một nhà hộ sinh nhờ theo dõi thì thế là đầy đủ.
6.56. Trong thời gian thai nghén, có thể tiến hành phẫu thuật được không?
Được nhưng nếu để lui lại sau khi đẻ thì vẫn hơn. Xin nhắc các bạn có thai, các
bạn dễ quan niệm người có thai yếu ớt hơn người khác. Nên nghĩ rằng có thai
cũng vẫn như không có thai, chỉ cần lưu ý hơn một chút là đủ.
6.57. "Bé" đạp nhiều quá: chắc sau này sẽ nóng nảy, hung bạo lắm?
Không thể đoán trước được tính nết đứa con sau này ra sao chỉ căn cứ vào nó đạp
nhiều hay ít. Tất cả những phỏng đoán ấy chỉ là "cho vui" mà thôi, bạn nên nhớ là
như thế. Bé giẫy mạnh là bé phát triển tốt, cơ bắp khoẻ.
6.58. Xúc động quá mạnh có thể làm sảy thai
Có chứ. Có phụ nữ sảy thai chỉ vì cha chị ấy bị tai nạn và chết đột ngột. Một phụ
nữ khác đẻ non vào tháng thứ 7 chỉ vì một cơn hoảng sợ dữ dội. Tình trạng tinh
thần thanh thản, tươi vui rất cần thiết cho sự phát triển, ổn định của cái thai. Bạn
nên tránh xúc động mạnh hay lo âu nhiều. Cần tự xác định và chủ động tạo niềm
vui cho bản thân. Bắt mình phải vui ư? Đúng thế, vì đó là cần thiết cho đứa con
sau này.
6.59. Phụ nữ có thai có dễ sợ lạnh không?
Có, và không phải là điều đồn đại sai lầm. Phụ nữ có thai dễ nhạy cảm với cái lạnh
và rất có hại cho họ. Mùa đồng, bạn cần giữ ấm hơn.
6.60. Sữa non
xem chương sau về vú
6.61. Giãn tĩnh mạch và chân phìn to: làm thế nào?
Đây là hiện tượng rất thường xảy ra, nhất là với những phụ nữ đã đẻ nhiều lần:
tĩnh mạch người có thai bao giờ cũng giãn nở hơn bình thường, do tác động của
hormon estrogene và progesterone. Thông thường, hiện tượng giãn tĩnh mạch xuất
hiện trong 3 tháng cuối, biêu rhiện ở chỗ bạn thích gãi vào chỗ mắt cá chân và
bọng chân. Chân to và nặng. Bạn nên nằm nhiều và gác chân hơi cao, đặt một
cuốn sách dày dưới mỗi bên chân giường, có thể quấn băng đàn hồi để ngăn mạch
giãn thêm. Tránh ăn nhiều gia vị, tắm hơi, tắm nước quá nóng, những thứ làm
phồng thêm hệ thống tĩnh mạch. Ngâm chân vào nước mát sẽ làm bạn dễ chịu.
Nên đi bộ và tập những động tác thể dục nhẹ. Đừng hy vọng có thứ thuốc gì giúp
được bnạ. Gắng chịu đựng và nghĩ đến đứa con sau này nó sẽ sinh ra và trở thành
giống hệt như bạn.
6.62. Trai hay gái, bao giờ có thể biết?
Việc là trai hay gái, được quyết định ngay từ lúc trứng thụ tinh do tinh trùng mang
nhiễm sắc thể X hay Y. Còn trừng thì bao giờ cũng mang nhiễm sắc thể X. Nếu X
gặp Y thì thành XY: con trai, nếu X gặp X thì thành XX: con gái. Trai hay gái là
do người bố quyết định. CHo nên bảo một phụ nữ không thể có con trai là không
đúng. Tuy điều này đã được quyết định ngay từ ngày đâu tiên thụ tinh, nhưng phải
đến cuối tháng thứ 2 mới có thể biết được, do thai bắt đầu xuất hiện bộ phận sinh
dục.
6.63. Liệu có thể biết trước được không
Mọi cách đoán trước, căn cứ vào bụng gọn hay không, vào khi bất ngờ bị gọi,
quay bên phải hay bên trái... đều hoàn toàn không có căn cứ. Muốn biết trước, chỉ
có một cách duy nhất là hút một chút nước ối ra để xét nghiệm những tế báo lẫn
trong đó. cách này chỉ có thể tiến hành từ tháng thứ 4 và mục đích là xem có sự
bất thường nào trong thể nhiễm sắc không. Còn việc để biết con trai hay gái chỉ là
phụ và cũng khó có thể chính xác hoàn toàn.
Cách sớm hơn là sinh thiết rau, có thể làm ngay từ tháng thứ 2. Tuy nhiên, cách
này hiện mới chỉ thực hiện được tai những phòng thí nghiệm trang bị đặc biệt. Hy
vọng sau này sẽ trở thành những phương pháp phổ biến.
Cách thứ 3 là dùng sóng siêu âm, sai số khoảng 20%, nhưng chỉ làm được vào
tháng thứ 6 hay thứ 7.
6.64. Có thể chủ động sinh trai hay gia theo ý muốn được không?
Về lý thuyết thi được nhưng trên thực tế thì rất khó khắn. Về lý thuyết, chúng ta
biết nếu trứng của mẹ (X) gặp tinh trùng bố (Y) sẽ thành con trai và ngược lại.
Vấn đề là tạo cho tinh trùng X đến gặp trứng nếu muốn con gái và tinh trung Y
nếu muốn con trai. Người ta đưa nhiều phương pháp nhưng chưa có phương pháp
nào thật sự mỹ mãn.
- lý thuyết 1: người ta cho rằng môi trường tử cung là kiềm thì dễ thành con trai,
môi truờng acid dễ sinh con gái hoặc nói cách khác, tinh trung Y không thích hợp
môi trường acid và tinh trung X thích hợp. Áp dụng thực tiến, đưa dung dịch kiềm
hoặc acid vào tử cung trước lúc giao hợp.
- lý thuyết 2: một số thầy thuốc cho rằng giới tính của đứa trẻ tùy thuộc tinh trùng
gặp trứng cách xa hay gần ngày rụng trức. Càng gần thì tinh trung Y càn có nhiều
khả năng vào vòi trứng. Vì loại tinh trung này kém dẻo dai, muốn sống sót, cần
phải gặp trứng ngay. Tinh trung X khoẻ hoen hơn có thể làm công việc thụ tinh
chậm hơn.
- lý thuyết 3: dựa trên chế độ ăn trong suốt thời gian của vòng kinh trước đó.
Muốn sinh giá, kiêng muối, tăng cường chất calci và chất magie. Muốn sinh trai,
ăn thật mặn và giao hợp vào ngày trứng rụng.
- lý thuyết 4: là dựa vào sức ly tâm của tinh dịch. Hai loại tinh trùng có trọng
lượng phân tử khác nhau. Dùng cách ly tâm có thể tách riêng hai loại ra. Sau đó
chỉ cần bỏ đi loại nào không cần, rồi dùng thụ tinh nhân tạo đưa loại cần thiết vào.
Tuy lý thuết này chính xác nhất nhưng chưa được áp dụng mặc dù đã dùng trong
ngành thú y cho giống bò để chủ động tạo bò đực hay bò cái.
6.65 Bé vào tháng thứ 8 trong bụng mẹ làm những gì
Thai nhi lúc đó nặng trừng 2,5 ký và sống theo một thời gian biểu khá chính xác.
Sáng sớm, bé thức dạy cùng với mẹ. Duỗi chân, duỗi tay và tiếp tục tắm trong
nước ối 37 độ. Nếu khát, bé sẽ nháp thứ nước đó một cách ngon lành vì bé đã quen
với nó và sẽ còn uống cả ngày. Rất có thể bé tập thể dục, dướn mình, co chân, co
tay duỗi ra, đầu đã cử động được rồi, cái túi hơi chật vì bé đã khá lớn. Nhưng
không sao, bé chịu được.
Bé nhận thức ăn từ ống dây rốn, thở cũng nhờ nó, động mạnh rau mang oxy mang
ô xi, đến và thải đi những chất cặn, chủ yếu là khí cacbon níc. Bé ngủ rất nhiều,
suốt buổi sáng trong tiếng ru của nhịp tim mẹ và tiếng mẹ nói và bé cũng rất quen
tai cùng với những âm thanh khác từ bên ngoài dội vào. Bé mơ những giấc mơ rất
nhoè. Buổi chiều bé thức dạy và tham dự vào các cuộc dạo chơi của mẹ ngoài phố
và các cửa hàng, một tiếng động của ô tô, xe điện đều lọt vào tai bé. Bé thấy được
cả niềm vui và nỗi buồn của mẹ qua nhịp tim mẹ. Buổi tối cha về và bé thấy cả
giọng nói của cha hoà nhập với các âm thanh khác. bé cảm thây chung quanh ấm
áp, dễ chịu vè bé lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thainghen_9411.pdf