Thai chết lưu trong tử cung

- Mẹ bị các bệnh lý mãn tính, viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao

phổi, bệnh tim, HA cao.

-Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp trạng, đái tháo

đường, thiểu năng hay cường năng thận.

-Nhiễm độc thai nghén

-Mẹ bị nhiễm độc mãn tính, cấp tính

-Tuổi mẹ cao

-Dinh dưỡng kém, lao động nặng, tử cung dị dạng

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thai chết lưu trong tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAI CHẾT LƯU TRONG TỬ CUNG Tất cả trường hợp thai chết mà lưu trong buồng TC trên 48h I. Nguyên nhân: 1. Về phía mẹ: - Mẹ bị các bệnh lý mãn tính, viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, HA cao. - Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp trạng, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thận. - Nhiễm độc thai nghén - Mẹ bị nhiễm độc mãn tính, cấp tính - Tuổi mẹ cao - Dinh dưỡng kém, lao động nặng, tử cung dị dạng 2. Về phía con: - Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu thai lưu dưới 03 tháng. Có thể do di truyền từ bố mẹ, do đột biến trong qúa trình tạo noãn, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên theo tuổi mẹ. - Thai dị dạng: Não úng thuỷ - Bất đồng yếu tố Rh - Thai già tháng: Bánh rau bị lão hoá, không đủ dinh dưỡng nuôi thai - Đa thai, có thế mất một thai 3. Từ phần phụ của thai: - Dây rau: Thắt nút, xoắn vặn ngắn tương đối tuyệt đối. - Bánh rau xơ hoá, bong non - ối: Đa ối cấp hay mãn tính II. Giải phẫu bệnh: Tuỳ giai đoạn mà có thế có các hình thái sau: - Thai bị tiêu: Thai chết lưu trong những tuần đầu tiên, ở giai đoạn rau toàn diện thì thai có thể bị tiêu hoàn toàn, chỉ còn để lại một bọc nước. - Thai bị teo đét: Khoảng thai 3- 4 tháng bị chết, teo đét khô lại, da màu vàng xám như màu đất, nước ối ít, đặc sánh, vẩn đục cuối cùng bị khô đi để lại lớp sáp trắng bệch bao quanh cái thai - Thai bị ủng mục: Thai 5 tháng chết ủng mục lớp ngoại bì sẽ bong, lột dần từ phía chân lên đầu. Lớp nội bì thấm Hemoglobin nên có màu đỏ tím. Các nội tạng rữa nát làm cho đầu ọp ẹp, các xương sọ chồng nhau, ngực xẹp bụng ỏng, bánh rau vàng úa, nước ối ít dần, sánh lại có màu hồng đỏ. Dây rốn teo nhỏ lại. + Ngày thứ 3: Lột da bàn chân + Ngày thứ 4: Lột da chi dưới + Ngày thứ 8 : Lột da toàn thân - Thai bị thối rữa: Nước ối vỡ lâu, thai bị nhiễm trùng nhanh và nặng có thể gặp vi khuẩn kị khí, gây hoại thư sinh hơi. III. Triệu chứng: 1- Thai dưới 20 tuần: Triệu chứng thường âm thầm, khó phát hiện Bệnh nhân có dấu hiệu có thai: Chậm kinh, nghén, bụng to dần, HCG (+), siêu âm đã có hoạt động thai, tim thai. Sau đó ra máu âm đạo tự nhiên, ít một, không đau bụng, máu đỏ sẫm hay màu đen. Tử cung nhỏ dần, bé hơn tuổi thai. Khi khám TC bé hơn tuổi thai, TC có khi chắc hơn so với thai đang sống. HCG có thể (+) hoặc (-) khi thai chết đã lâu. Siêu âm mất tyim thai, ối trông méo mó không đều. Trong trường hợp nghi ngờ nên siêu âm sau 1 tuần. - Thai trên 20 tuần bị chết: Tính chất tương đối rõ, bệnh nhân thường đi khám ngay - Trước đó bệnh nhân thường có các dấu hiệu thai như: Thai cử động, rõ tim thai sau đó không thấy thai cử động nữa - Ra máu âm đạo ( ít gặp) - Hai vú tiết sữa - Bụng bé đi Nếu có bệnh kết hợp như nhiễm độc thai nghén thấy bệnh giảm đi * Khám: Sờ nắn các phần thai, không nghe được tim thai, siêu âm mất tim thai, đầu méo mó, chồng sọ. IV. Phân biệt thai dưới 20 tuần có thể nhầm với: - Chửa ngoài dạ con: Vì cùng có máu đen, tử cung bé hơn tuổi thai, đau bụng khi thai lưu, sắp sẩy thai. - Chửa trứng. - U xơ tử cung - Thai còn sống. Để tránh nhầm lẫn phải khám xét nhiều lần kỹ lưỡng. V. Tiến triển: - ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm, lo âu, sợ buồn. - Rối loạn đông máu Thromboplastin trong nước ối T/c thai chết vào tuần hoàn mẹ, hoạt hoá quá trình đông máu, gây ra đông máu rải rác trong long mạch và gây tiêu sinh sợi huyết thứ phát. Gây chảy máu mẹ. Fibunogen trong máu tụt thấp hay không có, các sản phẩm phân huỷ Fibrui tăng cao, giảm Plasminblogen, giảm Antithrombin, đôi khi có giảm tiểu cầu. Nhiễm trùng khi ối vỡ lâu: Nhiễm khuẩn nhanh và nặng khi ối vỡ, vi khuẩn hay gặp nhưu: Tụ cầu, trực khuẩn Proteus, vi khuẩn yếm khí như Clostudium perfring có thể có choáng nội độc tố. Chuyển dạ của thai hư: ối quả Lê Nước màu hồng, ngôi gì cũng đẻ đường dưới, ngôi ngang gặp cột sống sau cổ thai phải KSTC một cách chủ động, hệ thống dùng KS có hệ thống. VI. Điều trị: - Điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu: Fibrinogen thấp, truyền TM dùng Transamin, Heparin. Nong cổ tử cung, gắp nạo khi tử cung nhỏ < 8 cm - Gây chuyển dạ: Phương pháp Stein: Bệnh nhân tắm nước nóng thụt tháo dùng Estrogen ( Benzogynestryn 10mg/ ngày) trong 3 ngày. Ngày thứu 4 dùng Oxytoxin tĩnh mạch 30 đv/ ngày trong 3 ngày giữa các đợt cách nhau 7 ngàacdd Oxytoxin truyền TM đơn thuần. Prostaglandin: Nhóm E2 như Prostril, Nalador, Cervageme: Đặt âm đạo, tiêm bắp, tiêm TM. Đặt âm đạo Cytotec Thành công phụ thuộc vào tuổi thai. Tuổi thai cao tỷ lệ thành công cao. Thai lưu có thể chuyển dạ tự nhiên sau 1 vài tuần vì vậy có thể không cầ vội vã can thiệp gì nếu không có nguy cơ rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn ối.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthai_chet_luu_trong_tu_cung_5245.pdf
Tài liệu liên quan