Nhìn lại lịch sử thế giới, thiên niên kỷ thứhai ghi đạm dấu ấn của bốn sự kiện làm
chuyển động nhân loại:
• Thế kỷ thứ 11: tốc độ ghê hồn của vó ngựa Mông Cổ đã làm dịch chuyển các dân
tộc Trung Á từ Đông qua Tây, từ Á sang Âu.
• Thế kỷ thứ 15-16: những cánh buồm lớn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã “mở
rộng” bản đồ thế giới và đưa dân Châu Âu sang tận Tân thế giới (Châu Mỹ).
• Thế kỷ 18-19: năng lượng than đá và máyhơi nước đã chuyển tải văn hoá và ngôn
ngữ “Ăng-lê” đến khắp năm châu.
• Thế kỷ 19-20: dầu hoả và năng lượng nguyên tử đã đưa Mỹ và Liên Xô (cũ) lên vị
trí cường quốc hàng đầu thế giới.
Qua đó chúng ta thấy rằng năng lượng đã mang lại sức mạnh cho con người và từng
thang bậc năng lượng khác nhau đã tạo nên những cường quốc khác nhau ở từng thời
đại.
Nay nhân loại đang chuẩn bị bước sang thế kỷ 21, mở đầu cho thiên niên kỷ thứ ba là
thời đại mà năng lượngkhông còn ngự trị thế giới, thay vào đó là công nghệ thông tin.
Chúng ta đã và đang chứng kiến quá trình từng bước hình thành mộtcấu trúc thế giớ i
mới trong xu thế toàn cầu hoá, trong đó mọi nước, mọi nền kinh tế đều hội nhập lại và
cùng nhau chia sẻ tài nguyên trí tuệ loài người thông qua mối liên hệ thông tin toàn
cầu. Từ đó dòng tài chính quốc tế được lưu chuyển khắp mọi ngõ ngách của thế giới.
Một cấu trúc thế giới mới từng bước hình thành như một sinh vật trong đó:
* Hệ thống thông tin tựanhư thần kinh hệ và
* Dòng luân chuyển tài chính tiền tệ như dòng máu trong cơ thể
Hai hệ thống này đang nối kết các nước lại với nhau. Do đó ai làm chủ được chúng
người đó có khả năng nắm vận mạng thế giới. Như vậy có thể dự báo là phát triển của
internet, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ là những điểm nóng nhất của thế kỷ 21.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thách thức và nguy cơ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khố 2004-2005
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 1 5/4/05
THÁÙCH THỨÙC VÀØ NGUY CƠ
TRONG QUÁÙ TRÌNH HỘÄI NHẬÄP KINH TẾÁ QUỐÁC TẾÁ
(ÝÙ tưởûng vềà mộät giảûi pháùp)
12/8/2002
I- TÌNH HÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ
Nhìn lại lịch sử thế giới, thiên niên kỷ thứ hai ghi đạâm dấu ấn của bốn sự kiện làm
chuyển động nhân loại:
• Thế kỷ thứ 11: tốc độ ghê hồn của vó ngựa Mông Cổ đã làm dịch chuyển các dân
tộc Trung Á từ Đông qua Tây, từ Á sang Âu.
• Thế kỷ thứ 15-16: những cánh buồm lớn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã “mở
rộng” bản đồ thế giới và đưa dân Châu Âu sang tận Tân thế giới (Châu Mỹ).
• Thế kỷ 18-19: năng lượng than đá và máy hơi nước đã chuyển tải văn hoá và ngôn
ngữ “Ăng-lê” đến khắp năm châu.
• Thế kỷ 19-20: dầu hoả và năng lượng nguyên tử đã đưa Mỹ và Liên Xô (cũ) lên vị
trí cường quốc hàng đầu thế giới.
Qua đó chúng ta thấy rằng năng lượng đã mang lại sức mạnh cho con người và từng
thang bậc năng lượng khác nhau đã tạo nên những cường quốc khác nhau ở từng thời
đại.
Nay nhân loại đang chuẩn bị bước sang thế kỷ 21, mở đầu cho thiên niên kỷ thứ ba là
thời đại mà năng lượng không còn ngự trị thế giới, thay vào đó là công nghệ thông tin.
Chúng ta đã và đang chứng kiến quá trình từng bước hình thành một cấu trúc thế giới
mới trong xu thế toàn cầu hoá, trong đó mọi nước, mọi nền kinh tế đều hội nhập lại và
cùng nhau chia sẻ tài nguyên trí tuệ loài người thông qua mối liên hệ thông tin toàn
cầu. Từ đó dòng tài chính quốc tế được lưu chuyển khắp mọi ngõ ngách của thế giới.
Một cấu trúc thế giới mới từng bước hình thành như một sinh vật trong đó:
∗ Hệ thống thông tin tựa như thần kinh hệ và
∗ Dòng luân chuyển tài chính tiền tệ như dòng máu trong cơ thể
Hai hệ thống này đang nối kết các nước lại với nhau. Do đó ai làm chủ được chúng
người đó có khả năng nắm vận mạng thế giới. Như vậy có thể dự báo là phát triển của
internet, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ là những điểm nóng nhất của thế kỷ 21.
Qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á, và Đông Á (Hàn Quốc, Nhật),
các nhà kinh tế nêu ra nhiều nguyên nhân, nhưng đáng được quan tâm nhất là:
- Sau chiến tranh lạnh, chiến lược toàn cầu của các nước lớn thay đổi: giảm đi sự đối
đầu về quân sự chính trị nhưng gia tăng cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tạo nên những
liên minh mới. Thể hiện rõ đặc tính “không có kẻ thù lâu dài mà chỉ có lợi ích vĩnh
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 2 5/4/05
cửu”. Do đó, vị thế trọng lượng của các nước bị thay đổi trước một cuộc diện mới.
Sự ưu đãi lẫn nhau giữa các nước cũng thay đổi.
- Các nước châu Á có một cơ cấu kinh tế khá bấp bênh. Khi cuộc diện thế giới đã
thay đổi nhưng cơ cấu kinh tế của từng nước chưa thay đổi kịp hoặc vẫn tiếp tục
như cũ, thì bị những mức độ khủng hoảng kinh tế như ta đã thấy.
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 3 phát triển nhanh tạo ra những hệ thống
sức mạnh mới. “Thông tin” và “dòng tài chính tiền tệ toàn cầu”, hai dòng thác này
vừa có thể giúp cho một nước phát triển đồng thời cũng có thể xô ngã nó nếu không
thích nghi được.
- Thế giới đang ở trạng thái sản xuất khủng hoảng thừa, sự cạnh tranh giành thị
trường càng ngày càng gây gắt. Kết quả cải cách Trung Quốc đã đưa Trung Quốc
thành một cường quốc kinh tế, bản thân tạo ra một thị trường khổng lồ đồng thời
tham gia giành giật thị trường ở khắp mọi nơi. Một cuộc phân chia thị trường lại
đang diễn ra.
Sau chiến tranh lạnh và sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Đông Á và Đông Nam
Á, chúng ta có thể phác hoạ cuộc diện hiện nay như sau:
∗ Mỹ là cường quốc hàng đầu về khoa học kỹ thuật nay đã nắm giữ vị trí chủ đạo về
kỹ thuật tin học, lũng đoạn được dòng thác tài chính thế giới (các quỹ đầu tư), thêm
vào đó là thế mạnh của đồng đô la và bá quyền về chính trị. Bốn yếu tố trên sẽ tạo
cho Mỹ tiếp tục là cường quốc số một vào đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, sau sự kiện
ngày 11/9/2001*, nước Mỹ đã phải đương đầu với một trận tuyến mới, một loại kẻ
thù mới: yếu thế, quyết tử và tàn khốc. Họ chống Mỹ ở khắp mọi nơi với mọi loại
vũ khí, hệ quả này cũng do chính sách nước lớn kẻ cả của Mỹ gây ra trong nhiều
thập kỷ qua tạo nên. Điều này sẽ ảnh hướng đến những chính sách của Mỹ trong
tương lai.
Nước Mỹ sẽ thực hiện chính sách quản lý con người chặt chẽ hơn, chi phí an ninh
xã hội sẽ gia tăng lớn lao và sự tự do của người dân sẽ giảm xuống. Sự đóng góp
của người dân sẽ tăng cho chi phí phi kinh tế này.
Mỹ sẽ nhân sự kiện này để cứng rắn hơn đối với những nước Mỹ không thân thiện
và tiến hành những chiến tranh ngắn cục bộ, đồng thời cùng tiến hành những sự
liên minh liên kết mới với các nước để thay đổi cục diện hiện nay nhằm giành lấy
ưu thế lâu dài về sau. Chính sách này làm cho nhiều nước phải nhanh chóng có đối
sách và cũng phải nhanh chóng chụp lấy thời cơ. Vì mọi thay đổi chính sách của
Mỹ đều ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
* Sự kiện 11/9: Ngày 11/9/2001, hai toà nhà World Trade Center cao nhất tại Thành phố NewYork của Mỹ
bị quân khủng bố tấn công thành bình địa làm chết khoảng 5.000 người.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 3 5/4/05
∗ Nhật Bản qua 10 năm suy thoái kinh tế, đầu tư tại Mỹ vừa qua bị thua thiệt nặng
(khoảng 700 tỷ USD). Nay lại gặp cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Đông
Nam Á, làm nợ khó đòi gia tăng (lên đến hơn 500 tỷ USD). Nền kinh tế của Nhật
bị khủng hoảng và suy yếu, không còn khả năng cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, với
dự trữ ngoại tệ hùng hậu (228 tỷ USD) và nguồn vốn đầu tư trên khắp nơi vô cùng
lớn (tính đến 1997 vào khoảng 1.600 tỷ USD trong đó có 200 tỷ USD trái phiếu của
Mỹ) Nhật có đủ điều kiện để điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế và vẫn còn khả năng đầu
tư ra nước ngoài. Như vậy Nhật Bản vẫn có thể tiếp tục phát triển vào đầu thế kỷ
21. Nhưng nếu Nhật không thay đổi tính bảo thủ, trọng phương Tây nhẹ sự hợp tác
với các nước phương đông, các nước nhỏ như trước đây, thì họ khó có thể kịp thời
điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tình hình thế giới mới và Nhật sẽ từng
bước mất đi vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế châu Á, và trở thành nước tư bản
già như nước Anh so với châu Aâu.
∗ Trung Quốc qua 20 năm cải cách nền kinh tế đã bước qua giai đoạn phát triển mới.
Vừa là một thị trường lớn lao vừa có sức mạnh phân chia lại thị trường thế giới. Sau
khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc, sức mạnh kinh tế tổng hợp của Trung Quốc
đã đủ sức so sánh với Nhật Bản hiện nay. Sau khi vào WTO, Trung Quốc đã trở
thành một lực hút làm cho dòng tài chính thế giới đổ nhiều hơn về Trung Quốc, làm
ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư của các nước Đông Nam Á và kèm theo đó
là khoa học kỹ thuật công nghệ mới cũng bị dịch chuyển đến Trung Quốc, làm ảnh
hưởng đến các nước Đông Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan). Nếu Trung Quốc và
Nhật có sự liên kết về kinh tế thì có thể cân bằng với sức mạnh kinh tế của Mỹ.
Nhưng nếu hai nước cạnh tranh nhau thì hệ quả cũng không thể lường trước được.
∗ Châu Âu đang đi vào hợp nhất. Sư hợp nhất tiền tệ có thể làm cho đồng đô la Mỹ
giảm bớt sức khống chế thế giới và sức mạnh kinh tế Châu Âu sẽ mạnh hơn trở
thành một lực lượng kinh tế có khả năng kình chống với Mỹ. Nhưng sự hợp nhất
còn gặp nhiều khó khăn (do nước Anh còn quá nặng nợ với Mỹ).
∗ Nước Nga tuy được thừa hưởng nền công nghiệp cũng như trình độ khoa học kỹ
thuật hùng mạnh của Liên Xô cũ, nhưng chính trị vẫn chưa thật ổn định, công cuộc
cải cách kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, khó có thể nhanh chóng phục hồi
được trong 10 năm tới. Việc đầu tư vốn ra nước ngoài hay tham gia vào sự cạnh
tranh kinh tế trên thị trường thế giới còn phải cần nhiều thời gian hơn nữa. Tuy
nhiên, Nga luôn luôn là một cực quan trọng trong thế giới đa cực buộc mọi nước
đều phải tranh thủ.
∗ Hàn Quốc đang phải đối phó vất vả với cuộc khủng hoảng. Sức mạnh kinh tế hầu
như bị tan rã, do đó cần phải có thời gian để cơ cấu lại nền kinh tế. Gần đây với sự
gia nhập WTO của Trung Quốc đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến cơ
cấu kinh tế Hàn quốc, hơn nữa chính sách “Ánh Dương” của Tổng thống (Kim Đại
Trọng) còn phải quan tâm với người “anh em” “thù nghịch” Bắc Triều Tiên của họ
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 4 5/4/05
đang trên đà đổi mới, nên Hàn quốc khó có khả năng đầu tư ra nước ngoài như
trước.
∗ Đài Loan tuy có vững vàng hơn, nhưng chính quyền hiện nay đang đối phó chống
lại sự hợp nhất với Trung Quốc. Người giàu muốn chạy vốn ra nước ngoài, nhưng
vẫn chưa có lối thoát cụ thể (Tổng đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc tương
đương tổng đầu tư vào các nước Đông Nam Á; khoảng 32 tỷ USD cho mỗi khu vực
theo số thống kê năm 2001. Nếu kể cả những khoản đầu tư không đăng ký với nhà
cầm quyền Đài Loan thì tổng đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan thông qua nước
thứ 3 để vào Trung Quốc lên đến khoảng 100 tỷ đô la USD).
Hiện nay các ngành công nghệ kỹ thuật cao có xu thế buộc phải chuyển dần vào
Trung Quốc để tồn tại bất chấp sự cản trở của nhà cầm quyền và một số ngành
công nghiệp truyền thống phải chuyển ra nước ngoài. Do đó, nếu nơi nào có thể tạo
điều kiện cho họ sản xuất ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới thì họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào.
∗ Các nước Đông Nam Á qua cơn bão tài chính tiền tệ làm lung lay cả nền kinh tế,
buộc phải tái cấu trúc lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp. Nếu không có được sự góp
sức của Nhật và Trung Quốc, hệ quả của cuộc khủng hoảng sẽ còn nặng nề hơn.
Các nước này sẽ chậm hồi phục và khả năng đầu tư ra nước ngoài sẽ rất hạn hẹp
(ngoại trừ các doanh nghiệp gốc Hoa, chẳng hạn tại Indonesia, đang có xu hướng
dịch chuyển tài sản qua nước khác).
Nêu lên tình hình thế giới như trên để thấy rằng chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam nói chung và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta, không thể
thoát ra khỏi xu thế chung. Nước ta là thành viên của Asean và sắp tới là APEC, WTO.
Sự hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ và chúng ta không thể ngăn chặn
xu thế đó lan toả đến đất nước chúng ta. Do đó ta phải có sự chuẩn bị, có đối sách thích
nghi để tồn tại và phát triển bền vững.
II- THÁCH THỨC VÀ NGUY CƠ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
Chúng ta đã biết loài người tiến hoá đến ngày nay, xét cho cùng đó là quá trình chinh
phục thiên nhiên và thích nghi với thiên nhiên. Nghĩa là con người vừa cải tạo môi
trường để phù hợp với yêu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình, đồng thời cũng tự
cải tạo mình để thích nghi với môi trường mới. Trong quá trình đó, đã có sự hội nhập
vào nhau giữa các cộng đồng người khác nhau.
Quá trình hội nhập giữa các cộng đồng con người thể hiện ở 3 lĩnh vực:
- Kinh tế: sự trao đổi hàng hoá, kỹ thuật, sản xuất v.v…
- Văn hoá: trao đổi, học tập lẫn nhau về thói quen cuộc sống, tập tục, tôn giáo, ngôn
ngữ, v.v…
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 5 5/4/05
- Chủng tộc: cưới, gả nhau tạo ra những thế hệ con người sau có sự kết hợp huyết
thống của đa chủng tộc (ngày nay ít có dân tộc nào, người nào được gọi là thuần
chủng).
Trong 3 lĩnh vực trên, trong thời đại hiện nay, thì yếu tố kinh tế mang tính quyết định
và đồng thời chi phối cả hai yếu tố còn lại.
Quá trình hội nhập kinh tế ngày xưa thể hiện ở hai hình thức:
∗ Tự phát thông thương trao đổi mua bán giữa những nhà buôn của các nước thường
là theo nguyên tắc thuận mua vừa bán.
∗ Sự áp đặt của một quốc gia lên một quốc gia hay một dân tộc khác qua một cuộc
chiến tranh xâm lược.
Ngày nay sự hội nhập kinh tế trên bình diện vô cùng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực kinh tế
khác nhau: thương mại, dịch vụ, đầu tư, tài chính, tiền tệ - ngân hàng, các hình thức tài
trợ, v.v… nhưng tất cả đều phải qua sự chấp thuận của Nhà nước, thể hiện bởi những
hiệp định song phương giữa hai quốc gia hay đa phương qua các tổ chức kinh tế quốc
tế; như tổ chức WTO, tổ chức AFTA, v.v… Những hiệp ước kinh tế đã ký là nền tảng
cho sự hợp tác kinh tế, cũng là sự ràng buộc của quốc tế đối với nước ta. Do đó nếu ta
vi phạm cũng bị trừng phạt, và nếu ta không chấp thuận thì đó là sự đối đầu với quốc
tế, điều này không một nước nào dám đối đầu như vậy!
1. Thách thức trong quá trình hội nhập:
Quá trình hội nhập hiện nay là quá trình tham gia một luật chơi quốc tế. Trong đó
luật chơi đã do những người đã tham gia chơi trước đó đặt ra, đương nhiên họ đã đặt
ra những quy định phải có lợi cho họ. Và khi trò chơi càng lúc càng phong phú,
người tham gia chơi càng nhiều, luật chơi cũng từng bước bổ sung mới. Tuy nhiên
đối với người mới vào, thì phải tôn trọng "luật chơi hiện có", và khả năng tác động
sửa đổi bổ sung mới sau này của từng thành viên vào luật chơi còn lệ thuộc vào
trọng lượng nền kinh tế của nước thành viên, nếu không thì khả năng tác động vào
cũng không cao.
Như vậy thách thức lớn nhất của nước ta là gì? Thật ra có thể rút lại thành 3 yếu tố:
a). Sự hiểu biết về luật chơi đã có, đó là những luật lệ các tổ chức kinh tế quốc tế
mà ta sẽ ký và trở thành một trong những thành viên. Từ đó ta phải có ngay một
kế hoạch để đối phó và thích nghi đồng thời tranh thủ các lợi thế của mình
nhanh chóng phát triển kinh tế nước nhà.
b). Khi đã là thành viên của cộng đồng tổ chức kinh tế quốc tế, thì chiến lược phát
triển kinh tế quốc gia trong trung hạn và dài hạn sẽ là như thế nào.
Với tổ chức kinh tế quốc tế, ta xem như một sinh vật mà mỗi thành viên là bộ
phận của sinh vật đó. Như vậy trong tương lai, theo sự phát triển lớn mạnh của
sinh vật đó (tổ chức kinh tế), thì nền kinh tế nước ta giữ vị trí nào? (đầu, mình
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 6 5/4/05
hay tay chân…) và làm cách nào để tiến đến vị trí ta mong muốn. Điều phải
nhấn mạnh ở đây là ta chọn một trong những bộ phận của sinh vật chứ không
thể bộ phận nào cũng có. Nghĩa là, nền kinh tế của ta sẽ phải cân nhắc chọn
lựa, bỏ đi những lãnh vực ngành nghề để tập trung vào những lãnh vực ngành
nghề mà ta có thể đạt được đỉnh cao nhất mà các nền kinh tế khác không thể
đạt đến hay không chọn.
c). Khả năng của lực lượng doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp thế giới hay không? Và phải có sự chuẩn bị như thế nào để vượt
qua.
Ví dụ: Nước ta đã là thành viên của khối ASEAN, đã tham gia Tổ chức kinh tế
AFTA, và theo Hiệp ước thì đến năm 2006 các nước trong khối ASEAN sẽ
thông thương với một thoả ước thuế quan chung, nghĩa là đại bộ phận hàng hoá
các nước vào Việt Nam, hay ngược lại đều trong điều kiện thuế suất bằng
không hay rất thấp. Như vậy nếu hàng hoá sản xuất trong nước ta nếu không
cạnh tranh được thì các xí nghiệp phải phá sản, và chuyển qua các ngành sản
xuất khác mà ta còn có thể cạnh tranh. Mặt khác ta cũng có những mặt hàng có
thể bán với qui mô số lượng lớn đến các nước Asean nếu thuế quan của họ giảm
xuống. Như vậy những kiến thức này đã đến với mọi nhà sản xuất Việt Nam
chưa, và Nhà nước đã có kế hoạch gì để giúp cho các doanh nghiệp chuyển đổi
các ngành sản xuất yếu kém!
Khi ta thông qua Hiệp ước mậu dịch Việt – Mỹ, các công ty Mỹ được lập công
ty, xí nghiệp tại Việt Nam, và tổ chức cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, và Việt
Nam cũng được phép làm như vậy tại Mỹ. Và tiến tới ta tham gia vào tổ chức
thương mại quốc tế WTO, thì mối giao thương đầu tư mở rộng cho mọi nước
thành viên như khối Châu Âu, Nhật, Trung Quốc, v.v… thì chúng ta chuẩn bị
như thế nào? Đây chính là thử thách lớn nhất trong quá trình hội nhập.
2. Nguy cơ trong quá trình hội nhập
a). Nguy cơ đầu tiên trong quá trình hội nhập là sự chậm hội nhập. Thật vậy, khi
chúng ta đã nhận thức được hội nhập là qui luật tất yếu, thì sự chậm hội nhập sẽ
làm cho ta lỡ nhiều cơ hội để vận dụng những mốc phát triển của thời đại (thời
đại mở cửa thu hút đầu tư, thời đại điện tử, thời đại tin học, internet, điện tử
thương mại, v.v…) để phát triển đất nước, làm cho nền kinh tế bị tuột hậu, làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia dân tộc. Hơn nữa, càng chậm hội
nhập thì luật chơi luôn do người khác đặt ra, ta luôn tham gia ở thế yếu. Do đó,
sự chậm trễ đó trở thành gánh nặng cho con cháu ta ở thế hệ sau.
b). Sự phản ứng về mặt tâm lý xã hội khi xuất hiện hố ngăn cách giàu nghèo trong
từng vùng và trong các tầng lớp nhân dân.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 7 5/4/05
Trong quá trình hội nhập tất yếu sẽ xuất hiện những vùng phát triển nhanh và
những vùng phát triển chậm có tầng lớp người, hành nghề có điều kiện phát
triển mạnh hay bị sự tác động cạnh tranh làm cho phá sản, cuộc sống buộc phải
thay đổi, tao nên một trạng thái mâu thuẫn mới và có thể làm xảy ra hai trường
hợp sau:
- Chính trị xã hội không ổn định
- Sự hội nhập sẽ bị chậm lại hay dỡ lỡ.
Do đó, trong chiến lược hội nhập phải có dự đoán những tình huống này xảy ra
và có đối sách để đảm bảo không xảy ra hai tình huống trên, hoặc giảm thiểu
tác hại do các tình huống trên xảy ra.
c). Khi nền kinh tế phát triển và thay đổi nhanh, nhất là có yếu tố tác động từ bên
ngoài, tư tưởng văn hoá lối sống của con người cũng thay đổi theo. Xu thế tư
tưởng hưởng thụ vật chất, yêu cầu tiêu dùng cao ắt phát triển nhanh, làm cho
phương cách giáo dục tư tưởng chính trị văn hoá như hiện nay của Nhà nước ta
sẽ bị lạc lõng. Điều này sẽ dễ dẫn đến sự mất phương hướng cho lớp trẻ nếu
không có được một nền giáo dục gia đình tốt và một lý tưởng về tương lai của
quốc gia dân tộc đúng đắn và mảnh liệt. Chúng ta không được quên rằng dân số
ta hiện nay trên 53 % là được sinh ra sau chiến tranh và tỷ lệ này sẽ tăng
nhanh. Lớp trẻ hiện nay bức xúc với cuộc sống hiện tại, sự thua sút của ta với
các nước chung quanh, những tự hào về quá khứ không đủ để họ vượt qua khó
khăn trước mắt và thoả mãn yêu cầu cho tương lại.
III- Ý TƯỞNG VỀ MỘT GIẢI PHÁP KHAI QUẬT ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ.
Trong quá trình hội nhập ta phải đề ra một chiến lược xuyên suốt, và mục tiêu của
chúng ta phải được đề ra phù hợp cho từng giai đoạn và đảm bảo từng giai đoạn
đều đạt được mục tiêu. Nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta
theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, điểm then chốt trong quá trình hội nhập,
đảm bảo sự ổn định xã hội chính trị là lao động phải được toàn dụng, và từng bước
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, lao động
giản đơn qua khu vực lao động công nghiệp, dịch vụ và lao động có kỹ thuật. Từ đó
đời sống nhân dân được nâng cao, tạo ra một sức mua lớn trong dân, hình thành thị
trường nội địa càng ngày càng lớn, đảm bảo kinh tế phát triển bền vững.
Để đạt được mục tiêu trên ta nên có những chỉ tiêu và biện pháp trong tiến trình hội
nhập như sau:
1. Chỉ tiêu tăng trưởng cần phải có
Để vượt qua thách thức và những nguy cơ trong quá trình hội nhập. Chúng ta
phải có một chiến lược phát triển kinh tế dài hạn trong 20 năm và kế hoạch cụ
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc Thá
ùch thứùc vàø nguy cơ
trong quáù trình hộäi nhậäp kinh tếá quốác tếá
Phan Chánh Dưỡng 8 5/4/05
thể từng giai đoạn 5 năm, trong đó ta có thể chọn nước Thái Lan để làm đối
chiếu so sánh về tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập đầu người hằng năm, và
cơ cấu kinh tế của họ tương ứng với từng thời kỳ để làm những cột mốc.
Ta có thể tham khảo những số liệu như sau: theo số liệu thống kê của Tuần báo
Châu Á (20/3/2000):
• Toàn khối Asean (10 nước): dân số 516 triệu, bình quân thu nhập đầu người
992 USD.
• Thái Lan: dân số 62 triệu, bình quân thu nhập đầu người 1.850 USD.
• Việt Nam: dân số 79 triệu, bình quân thu nhập đầu người 310 USD.
Nếu giả định rằng 10 năm tới đây bình quân thu nhập đầu người của khối Asean
tăng là 5% năm, Việt Nam muốn đạt được mức thu nhập đầu người của Asean
hiện nay trong 10 năm tới thì mức tăng trưởng (BQTNĐN) # 12,5% năm. Và
nếu với tốc độ phát triển đó (12,5%/năm) ta muốn đạt được như Thái Lan hiện
nay thì cần 15 năm và muốn rượt kịp Thái Lan (với điều kiện Thái Lan chỉ tăng
5%/năm) thì phải cần 19 năm.
Điều này nói lên là phải có tốc độ tăng trưởng nhanh (phải trên 12,5% năm) thì
mới có được một vị trí tương xứng trong khu vực.
2. Phải có cuộc vận động giáo dục sâu rộng trong bộ máy nhà nước cao cấp trong
quần chúng nhân dân về những thách thức trong quá trình hội nhập nhất là cung
cấp đầy đủ thông tin và kiến thức thị trường, các qui định ràng buộc giữa đôi
bên trong các Hiệp định thương mại cho các doanh nghiệp của ta để có một sự
tập trung sức toàn dân tham gia vào quá trình hội nhập này, và quyết tâm đẩy
mạnh sự tăng trưởng kinh tế theo yếu cầu kế hoạch nhà nước đề ra.
3. Khai phóng tiềm năng tạo động lực phát triển mới:
Một chiến lược phát triển kinh tế phải được hoạch định trên cơ sở 3 nội dung
chủ y
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thach_thuc_va_nguy_co_tro.pdf