Giới thiệu về beyondblue
beyondblue là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng trầm
cảm, lo âu và các chứng rối loạn có liên quan tại Úc.
Một trong những ưu tiên chính của beyondblue là tập trung đến những người đã từng bị chứng trầm
cảm/lo âu và các chứng rối loạn có liên quan (đôi khi được gọi là ‘những người tiêu thụ’) và người chăm sóc
của những người này. Những người bị chứng trầm cảm/lo âu và các chứng rối loạn có liên quan, cũng như
những người chăm sóc, tham gia vào nghiên cứu của beyondblue, đóng góp vào việc biên soạn các tư liệu
thông tin của beyondblue (chẳng hạn tập sách này) và giúp nâng cao nhận thức bằng cách nói chuyện về các
kinh nghiệm cá nhân của họ.
blueVoices
beyondblue đã hỗ trợ sự phát triển của nhóm tham chiếu người tiêu thụ và người chăm sóc toàn quốc,
blueVoices, gồm những người có các kinh nghiệm cá nhân trực tiếp về:
• chứng trầm cảm
• chứng lo âu
• chứng trầm cảm và/hoặc chứng lo âu chu sanh (tiền – và hậu sanh)
• chứng rối loạn lưỡng cực
• việc sử dụng các chất và chứng trầm cảm cùng tồn tại
• bệnh tật mãn tính về thể xác và chứng trầm cảm cùng tồn tại
36 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập hướng dẫn của beyondblue dành cho người chăm sóc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành vi của
cha mẹ chúng. Chúng có thể không biết
chắc nên nói cho người khác biết như
thế nào. Con cái cũng có thể lo lắng về
việc liệu chúng cũng sẽ sẽ phát chứng rối
loạn hay không. Bản thân chúng có thể
không nhận ra điều này, và do đó thấy
khó nói về nó.
Anh chị em
“Quý vị muốn con cái quý vị hợp nhau và quý
vị nghĩ làm sao chúng có thể trở nên gần gũi
với nhau được? Mỗi đứa chúng chỉ có một
anh/em mà thôi, và quý vị muốn chúng chơi
với nhau.”
Anh chị em của trẻ bị một chứng bệnh tâm
thần nào đó, như trầm cảm, có thể lo lắng –
“Bệnh này sẽ xảy ra với cả mình nữa không?”
Chúng có thể cảm thấy xấu hổ về tình trạng
này và khép mình khỏi gia đình và anh chị
em của chúng. Chúng có thể lo là chúng sẽ
phần nào tác động đến hành vi ở anh/chị/em,
và phẫn nộ về sự quan tâm mà anh/chị/em
của chúng được dành cho, do có bệnh hay
do không vui.
Vietnamese
25
Người phối ngẫu
“ tôi không có được một cuộc hôn nhân bình
thường. Tôi là mẹ của anh ta hơn là vợ của
anh ấy. Tôi là người chăm sóc. Có tình cảm,
nhưng không có phương diện thể xác trong
hôn nhân của chúng tôi, chuyện này chấm dứt
chừng ba tháng sau khi chúng tôi lấy nhau.”
Chăm sóc một người phối ngẫu bị bệnh
tâm thần có thể là một việc rất mệt mỏi.
Mối quan hệ có thể trở nên căng thẳng.
Những người chăm sóc thường mô tả cảm
giác bị mất mát khi sự gần gũi về tình cảm
và thể xác thay đổi hay mất đi. Chẳng hạn,
sự gần gũi có thể thay đổi do người này
có cảm giác tự ti và độ tự tin thấp, hay do
các tác dụng phụ của thuốc.
Nhiều người chăm sóc nói, họ có cảm giác
tiếc nuối và mất mát vì họ không còn có mối
quan hệ với người phối ngẫu như họ vốn
đã có nữa.
Một số người phối ngẫu nghĩ đến việc ra đi
khỏi mối quan hệ này. Điều này có thể làm
cho người chăm sóc cảm thấy mặc cảm tội
lỗi vì đã nghĩ đến chuyện bỏ rơi người phối
ngẫu của mình trong giai đoạn khó khăn của
người này.
Điều quan trọng là quý vị cố tìm kiếm sự
giúp đỡ và có thời gian được nghỉ ngơi để
cho riêng mình. Cách này sẽ giúp quý vị cảm
thấy thoải mái và lùi lại để nhìn nhận mối
quan hệ và tình hình này một cách rõ ràng
hơn. Dịch vụ tư vấn cho quý vị và/hoặc cho
cả hai quý vị cũng có thể giúp quý vị ứng
phó được.
Bạn bè
Bạn bè gánh vác vai trò chăm sóc có thể lo về
việc trở thành tham gia quá sâu. Duy trì được
tình bạn, đồng thời thúc giục người này hãy
yêu cầu được giúp đỡ/điều trị có thể là việc
khó khăn. Người này đang không khỏe, nên
có thể thấy là quý vị đang gây phiền phức.
Bạn bè có thể lo rằng sẽ chọc giận người
mà họ chăm sóc, làm cho người này khép
mình khỏi mối quan hệ bạn bè và trở thành,
thậm chí càng khép mình hơn. Cũng thật khó
khăn khi chỉ có một người trong nhóm bạn biết
về vấn đề này mà lại không thể chia sẻ điều
đó với những người bạn khác.
Cố gắng luôn chuyện trò cởi mở với người
này. Khuyến khích người này tìm đến
biện pháp điều trị và sự hỗ trợ từ bạn bè,
người nhà và/hoặc các nhóm giúp đỡ.
Mặc dù quý vị có thể cảm thấy đó là một đặc
ân khi bạn của quý vị đã cởi mở với quý vị,
nhưng điều này lại có thể là điều khó nếu
người này trở nên phụ thuộc chủ yếu vào
quý vị.
Tìm được sự cân bằng hợp lý
“Chừng nào tôi còn có thể tránh được,
thì tôi không muốn để mặc anh ta quá lâu
trong tuần tôi không đi đâu cả.”
Vietnamese
26
Một trong những khó khăn lớn cho người
chăm sóc và người nhà là cố cân bằng các
nhu cầu của người bệnh với các nhu cầu của
gia đình. Các mối quan hệ gia đình có thể thay
đổi khi quý vị cố giảm sự tác động đến những
người khác và duy trì để mọi thứ trong tầm
kiểm soát. Đôi khi, do quý vị thích nghi quá
nhiều, nên quý vị bắt đầu thấy tình trạng này
bình thường. Hành vi cũng như chất lượng
cuộc sống của quý vị thường thay đổi do quý
vị cố làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn
cho người này.
Nhiều người chăm sóc mô tả tình trạng này
giống như “rón rén, gượng nhẹ”. Hãy nhớ là
quý vị cũng có các nhu cầu. Đến một lúc nào
đó, quý vị có thể phải đặt các nhu cầu này lên
trên hết.
Đôi khi, quý vị có thể cảm thấy cần làm
chủ tình hình – đưa ra những gợi ý về các
phương án và thay mặt người này, thực
hiện những dàn xếp. Quý vị có thể cần
quyết đoán bởi người bị bệnh này có thể
chỉ tập trung đến bản thân mình mà thôi
và có thể không còn hơi sức để gắn mình
với thế giới bên ngoài.
Nhiều người chăm sóc nói, điều quan trọng là
có được sự giúp đỡ chuyên môn để giúp họ
trong vai trò chăm sóc. Cách này có thể giúp
làm quý vị vững tâm và trang bị cho quý vị
một số chiến lược để ứng phó.
“Cách duy nhất tôi có thể có được sự cân
bằng hợp lý là nhờ sự hướng dẫn của một
tâm lý gia, người đã giúp tôi học được những
gì tôi cần phải biết, cũng như khi nào và
bằng cách nào để ứng phó với những tình
huống khác nhau.”
Vietnamese
27
Chăm sóc bản thân quý vị
“Tôi muốn được dừng lại không phải cứ lúc
nào cũng nghĩ đến điều đó.”
Chăm sóc một người bị vấn đề về sức khỏe
tâm thần có thể là một việc làm kiệt sức.
Nhiều người mô tả vai trò người chăm sóc
của họ là “khắc nghiệt”. Nếu người chăm sóc
sống cùng với người này, hay tình trạng bệnh
là trầm trọng, thì vai trò chăm sóc có thể thậm
chí còn vất vả hơn.
Người chăm sóc có thể cảm thấy đơn độc,
không chỉ trong cộng đồng của họ mà trong
cả gia đình và bạn bè của chính họ nữa,
bởi mọi người thường không hiểu về chứng
trầm cảm/lo âu hay tính chất liên tục, lâu dài
của việc chăm sóc mà các chứng bệnh
này đòi hỏi.
Tùy thuộc vào bệnh tâm thần, người chăm
sóc có thể phải ứng phó với những hành vi
thái quá,như người này hành động một cách
bốc đồng, hoặc có tâm trạng rất trầm buồn
hay rất hưng phấn. Các hành vi này có thể
thậm chí làm cho người bị bệnh và người
chăm sóc bị đơn độc hơn. Điều đặc biệt khó
khăn là nếu người mà họ chăm sóc lại không
muốn được giúp đỡ.
Nếu người này lại có cả vấn đề về sức khỏe
thể xác và cả vấn đề về sức khỏe tâm thần,
thì việc này có thể là vô cùng khó khăn cho
người chăm sóc. Điều quan trọng là tất cả
các vấn đề về sức khỏe đều được nhận ra và
được điều trị.
Hy vọng
“Tôi đã mất đến cả mười một năm để lại hy
vọng được trở lại đó là cả một tiến trình.”
Đối với nhiều người chăm sóc, cảm giác sợ,
lo ngại và lo lắng là luôn hiện diện, tồn tại,
ngay cả khi họ đang không ở bên cạnh với
người mà họ chăm sóc. Họ thường tự hỏi sức
khỏe của người này thế nào và liệu người
này sẽ có khả năng bình phục được và trở
lại được như trước kia hay không. Điều quan
trọng là quý vị phải có hy vọng.
Vietnamese
28
Vào những ngày khi khó có hy vọng, thì hãy
nhớ là trong hầu hết các trường hợp, chứng
trầm cảm, lo âu và các vấn đề về sức khỏe
tâm thần có liên quan, là có thể điều trị và
quản lý được. Có thể là những điều nhỏ nhặt
làm cho quý vị có hy vọng, như khi người mà
quý vị chăm sóc đi đến cuộc hẹn với bác sĩ,
ra khỏi giường hay đi gặp một người bạn.
Những việc làm được này đều có thể giúp
làm cho quý vị không bỏ cuộc.
Hãy ân cần với bản thân mình
“Một trong những cách tốt nhất để chăm sóc
được một ai khác là trước hết hãy chăm sóc
bản thân quý vị.”
Nhiều người chăm sóc lo lắng là họ nên làm
nhiều hơn nữa cho người mà họ chăm sóc.
Họ có thể cảm thấy là một số các vấn đề về
sức khỏe tâm thần của người này là do lỗi của
họ. Điều quan trọng cần nhớ là, đó không
phải là lỗi của quý vị. Quý vị không làm cho
người này bệnh, hay gây nên các vấn đề về
sức khỏe tâm thần của người này. Đó không
phải là lỗi của ai cả.
Hãy nhắc nhở bản thân quý vị là mặc dù quý
vị có thể không có được tất cả những lời giải
đáp, nhưng quý vị đang làm hết khả năng
của mình. Quý vị muốn điều tốt đẹp nhất cho
người này, ngay cả vào những ngày khi quý vị
cảm thấy vô cùng nản lòng. Khi người này cáu
giận và bực bội với quý vị, thì hãy nhớ là khi
người này có thể nhìn nhận được rõ ràng hơn,
người này sẽ biết ơn là quý vị luôn ở bên.
Người chăm sóc của người bị bệnh tâm thần
thường nói là, điều quan trọng là hãy định
ra ranh giới. Việc này có thể khó làm được,
nhưng hãy dành thời gian để tập thể dục và
thư giãn. Dành thời gian với bạn bè và duy trì
các sở thích của quý vị. Hãy chăm sóc bản
thân quý vị và cho bản thân quý vị được nghỉ
ngơi. Cố chấp nhận mỗi ngày như nó đến với
quý vị và hãy ân cần với bản thân mình.
Biết được các nhu cầu của quý vị
“Một cách nào đó, tôi không được phép căng
thẳng hay trầm cảm hay bệnh, bởi điều đó làm
anh ta lo lắng ... và rồi quý vị gặp khó khăn
do không khỏe hay trầm cảm. Đôi khi, quý vị
giả vờ ”
Điều quan trọng là hãy hiểu khi nào quý vị
cần được giúp đỡ thêm và được hỗ trợ thêm
cho bản thân mình. Hãy theo dõi quý vị đang
nghĩ những gì và quý vị đang cảm thấy như
thế nào. Hãy để ý nếu quý vị đang bị đau
đầu nhiều hơn, nếu quý vị đang bị cứng cơ,
nếu quý vị đang ngủ không yên hay không tập
trung được. Tất cả đều là các dấu hiệu của sự
căng thẳng. Đây là một số gợi ý về các cách
để chăm sóc bản thân quý vị và nơi để tìm
kiếm giúp đỡ:
• tìm hiểu về các chuyên viên tư vấn
địa phương
• sử dụng Chương trình Giúp đỡ Nhân viên
(Employee Assistance Program) của quý
vị (tư vấn miễn phí) tại chỗ làm của quý vị
nếu có
• mát-xa
• tập thể dục tại hồ bơi hay trung tâm giải
trí địa phương của quý vị
• đi bộ đều đặn
• ngủ đủ
• ăn uống tốt.
Vietnamese
29
Sự hỗ trợ thích hợp cho quý vị
Phần lớn vai trò của quý vị là người chăm sóc,
là việc giúp đỡ người có vấn đề về sức khỏe
tâm thần – nhưng còn sự hỗ trợ cho quý vị
thì sao?
Khi đang ứng phó với bệnh tâm thần,
nhiều người không muốn cho ai biết.
Điều quan trọng là điều này không ngăn trở
quý vị có được sự hỗ trợ cho chính bản thân
mình. Đừng nghĩ là khi quý vị nói chuyện với
ai đó về tình trạng này là quý vị đang phản
bội người mà quý vị chăm sóc. Hãy nhớ
là, quý vị cần phải khỏe mạnh về thể xác
cũng như tâm thần để có thể giúp đỡ được
những người khác.
Gia đình và bạn bè
Một số người chăm sóc nói là họ thích trông
cậy vào gia đình và bạn bè để được giúp đỡ
hơn. Tuy nhiên, có thể có những thời gian
quý vị có thể cũng cần một người độc lập,
như một chuyên viên tư vấn, nói chuyện,
để chuyện trò với họ - ai đó mà quý vị có thể
thực sự nói thật được hết. Việc này là đặc biệt
quan trọng nếu quý vị đang bắt đầu cảm thấy
phẫn nộ về tình trạng này hay đang nghĩ đến
việc rời bỏ một mối quan hệ.
Tư vấn, nói chuyện
“Là người chăm sóc, tôi cần sự giúp đỡ,
không phải là có chuyện gì với chồng tôi
cả. Đó chỉ là tôi cần một nơi nào đó để tôi
được hỗ trợ.”
Một số người chăm sóc đã thấy là việc tư vấn,
nói chuyện cá nhân giúp ích được, bởi họ có
thể nói mà không bị ngắt lời. Đó là một nơi an
toàn để nói về những lo lắng và sự bực bội
của họ, mà không cảm thấy là họ sẽ xúc phạm
hay làm tổn thương ai đó.
Các nhóm hỗ trợ
“Thông qua các nhóm hỗ trợ, tôi đã có được
một số người bạn tốt nhất và sự hỗ trợ.
Họ thật sự hiểu không chỉ những gì mà quý
vị đang trải qua khi đó, mà thậm chí khi mọi
thứ đã ổn rồi, họ vẫn luôn ở bên với quý vị.”
Vietnamese
30
Các nhóm hỗ trợ có thể là hữu ích, bởi quý
vị nói chuyện với những người ở vào tình
trạng tương tự và biết những gì quý vị đang
trải qua.
Quý vị có thể tham dự nhóm hỗ trợ chừng
nào mà quý vị thấy việc này còn giúp ích
được quý vị. Ngay cả nếu quý vị không
tham dự nữa, thì quý vị có thể gặp gỡ
những người mà quý vị tiếp tục gặp ngoài
nhóm này. Hãy ghé đến Trung tâm Y tế Cộng
đồng (Community Health Centre), Trung tâm
Cộng đồng (Community Centre) hay Nhà
Láng giềng (Neighbourhood House) tại địa
phương của quý vị để tìm hiểu xem có các
nhóm hay các hoạt động hỗ trợ nào gần quý
vị hay không.
Có nhiều nhóm hỗ trợ khác nhau,
trong đó có các nhóm dành riêng cho
người chăm sóc. Điều quan trọng là tìm
được một nhóm là quý vị cảm thấy thoải
mái. Một số người chăm sóc nói là điều
quan trọng nhất cần tìm hiểu về một
nhóm nào đó là nhóm đó phải lạc quan,
tích cực và nhìn về phía trước.
Những gì sẽ có tác dụng đối với quý vị
Để giúp quý vị quyết định xem loại hỗ trợ nào
có tác dụng đối với quý vị, hãy nói chuyện với
GP của quý vị về những lựa chọn của quý vị.
Một số người chăm sóc thấy các nhóm hỗ trợ
rất hữu ích, trong khi những người khác lại
thích nói chuyện với một chuyên viên tư vấn
hơn. Những người khác lại tìm thấy sự thoải
mái trong việc hỗ trợ và tư vấn, nói chuyện
về tâm linh. Quý vị cần chọn xem loại nào là
tốt nhất đối với quý vị.
Các tờ dữ kiện và tài nguyên thông tin
của beyondblue đều có thể được yêu
cầu hoặc tải xuống miễn phí tại trang
mạng www.beyondblue.org.au hoặc
bằng cách gọi đường dây thông tin của
beyondblue ở số 1300 22 4636. Các tờ
dữ kiện sẵn có bằng trên 20 ngôn ngữ,
cũng như ở các định dạng là chữ nổi
Braille và CD tiếng.
Vietnamese
31
Thông tin thêm và sự hỗ trợ
beyondblue
www.beyondblue.org.au
Đường dây thông tin của beyondblue 1300 22 4636
(cước phí bằng một cuộc gọi địa phương)
Các thông tin về chứng trầm cảm, lo âu và các
chứng rối loạn có liên quan, các biện pháp điều trị
hiện có và tới đâu để được giúp đỡ
Youthbeyondblue
www.youthbeyondblue.com
Trang mạng của beyondblue dành cho giới trẻ –
thông tin về chứng trầm cảm, lo âu và nơi để tìm
kiếm giúp đỡ.
Lifeline
13 11 14
Dịch vụ hỗ trợ khi khủng hoảng, thông tin và giới
thiệu (cước phí bằng một cuộc gọi địa phương)
Suicide Call Back Service
1300 659 467
Dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại dành cho những
người đang có nguy cơ tự tử, những người chăm
sóc những người này và những người chịu tang
chế do việc tự tử.
MensLine Australia
1300 78 99 78 hoặc www.mensline.org.au
Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp dành cho nam giới
có các vấn đề về gia đình và quan hệ (cước phí
bằng một cuộc gọi địa phương)
Kids Helpline
1800 55 1800
Dịch vụ tư vấn dành cho trẻ em và những người trẻ,
tuổi từ năm đến 25 tuổi.
Post and Antenatal Depression Association
(PANDA)
1300 726 306
Dịch vụ hỗ trợ và giới thiệu dành cho bất kỳ ai đang
gặp phải chứng trầm cảm hậu sanh và tiền sanh,
kể cả người phối ngẫu và gia đình, họ hàng
Relationships Australia
1300 364 277 hoặc www.relationships.org.au
Dịch vụ hỗ trợ và tư vấn, nói chuyện về các
mối quan hệ
CÁC TỔ CHỨC DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM
SÓC, BAO GỒM:
ARAFMI
Hiệp hội cho Họ hàng và Bạn bè của Bệnh nhân
Tâm thần (Association for Relatives and Friends
of the Mentally Ill - ARAFMI) cung cấp nhiều dịch
vụ khác nhau cho những người chăm sóc người bị
bệnh tâm thần. Các dịch vụ này bao gồm các nhóm
hỗ trợ, các tư liệu thông tin, thư viện, sự hỗ trợ vươn
tới qua điện thoại và tại nhà.
• New South Wales
www.arafmi.org
Sydney 02 9332 0700
Các khu vực miền quê của NSW –
Số điện thoại miễn phí 1800 655 198
• Tasmania
www.arafmitas.org.au
Chi Nhánh Phía Bắc và Trụ Sở Chính
03 6331 4486
Chi Nhánh Phía Nam 03 6228 7448
• Queensland
www.arafmiqld.org
07 3254 1881
• Victoria
www.arafemi.org.au
03 9810 9300
• Western Australia
www.arafmi.asn.au
08 9427 7100
Số điện thoại miễn phí của vùng nông thôn
1800 811 747
• Northern Territory
www.arafmiaustralia.asn.au/northern-
territory.html
COPMI
www.copmi.net.au
Con cái của Bệnh nhân Tâm thần (Children of
Parents with a Mental Illness - COPMI) cung cấp các
nguồn hỗ trợ cho các nhân viên, cha mẹ và giới trẻ.
Vietnamese
32
CARERS AUSTRALIA (HIỆP HỘI NGƯỜI
CHĂM SÓC ÚC)
www.carersaustralia.com.au
Hiệp hội Người chăm sóc Úc (Carers Australia) là
một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên về việc cải thiện
cuộc sống của những người chăm sóc. Hiệp Hội
Người Chăm Sóc Úc là một tổ chức về người chăm
sóc cấp cao nhất, trên toàn quốc, với tám tổ chức
hội viên – Hiệp Hội Người Chăm Sóc tại mỗi tiểu
bang và lãnh thổ.
Hiệp Hội Người Chăm Sóc Úc làm việc để thúc đẩy
vai trò quan trọng của người chăm sóc trong cộng
đồng của chúng ta và để giúp họ có các thông tin
và tài nguyên tốt hơn. Cùng với các hiệp hội tại
mỗi tiểu bang và lãnh thổ, tổ chức này cung cấp
các dịch vụ quan trọng như tư vấn, nói chuyện, cố
vấn, quảng bá cũng như đào tạo và huấn luyện cho
người chăm sóc.
Để tìm các thông tin mới nhất về các
dịch vụ và sự kiện, hãy tới trang mạng
www.carersaustralia.com.au và nhắp chuột
vào tiểu bang hay lãnh thổ của quý vị:
• Người chăm sóc Bang NSW (Carers NSW)
• Người chăm sóc Bang Victoria (Carers Victoria)
• Người chăm sóc Bang Queensland
(Carers Queensland)
• Người chăm sóc Bang Tây Úc (Carers WA)
• Người chăm sóc Bang Nam Úc (Carers SA)
• Người chăm sóc Tasmania (Carers Tasmania)
• Người chăm sóc Lãnh thổ Bắc Úc (Carers NT)
• Người chăm sóc Lãnh thổ Thủ đô Úc
(Carers ACT)
Carer Advisory and Counselling Service
(Dịch Vụ Tư Vấn, Nói Chuyện và Cố Vấn
cho Người Chăm Sóc)
Để có dịch vụ hỗ trợ và tư vấn, nói chuyện cho
gia đình người chăm sóc, quý vị có thể liên hệ
với Hiệp Hội Người Chăm Sóc của tiểu bang
hay lãnh thổ của quý vị ở số 1800 242 636
(miễn phí nếu gọi từ điện thoại cố định)
Commonwealth Respite and Carelink Centres
Trung tâm Kết nối và Tạm thế Người chăm sóc Liên
bang (Commonwealth Respite and Carelink Centres)
hỗ trợ những người chăm sóc để tiếp cận được dịch
vụ chăm sóc tạm thế hoặc ‘nghỉ ngơi’. Các Trung
Tâm này có thể:
• cung cấp thông tin và lời khuyên về các lựa
chọn về dịch vụ chăm sóc tạm thế
• giúp thu xếp dịch vụ chăm sóc tạm thế khẩn cấp
hay có kế hoạch trước
• mua hoặc trợ cấp dịch vụ chăm sóc tạm thế
ngắn hạn hay khẩn cấp nếu cần.
Gọi số 1800 052 222 để tìm Trung tâm Kết nối và
Tạm thế Người chăm sóc (Respite and Carelink
Centres) gần quý vị nhất.
Mental Illness Fellowship of Australia
1800 985 944 hoặc
www.mifellowshipaustralia.org.au
Hội ái hữu Bệnh nhân Tâm thần của Úc (The
Mental Illness Fellowship of Australia) là một tổ
chức phi chính phủ, hoạt động dựa trên tư cách
hội viên, có các chi nhánh tại mỗi tiểu bang và lãnh
thổ. Tất cả các phân hội đều cung cấp nhiều dịch
vụ khác nhau cho người chăm sóc người bị bệnh
tâm thần, kể cả thông tin, đào tạo (thông qua các
chương trình như Wellways), quảng bá và hỗ trợ.
Tất cả các hội viên đều có dịch vụ thông tin và hỗ
trợ qua điện thoại và một số hội viên cung cấp dịch
vụ vươn tới qua điện thoại và các dịch vụ chăm sóc
tạm thế cho người chăm sóc.
Vietnamese
33
Ghi chú
Vietnamese
34
Vietnamese
35
beyondblue
đường dây thông tin: 1300 22 4636
www.beyondblue.org.au
© Beyond Blue Ltd
Để biết thêm thông tin, www.beyondblue.org.au hoặc đường dây thông tin của beyondblue số 1300 22 4636
B
L
/0
85
7
09
/1
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bl_0857_09_11_2571.pdf