Biết được những định hướng và nhiệm vụ đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông nói chung, môn Công nghệ nói riêng.
Biết được quy trình biên soạn đề kiểm tra và cách xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Công nghệ theo yêu cầu đổi mới.
Biết được sự cần thiết, yêu cầu và cách thức xây dựng thư viện câu hỏi cho môn Công nghệ.
60 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập huấn về biên soạn đề kiểm tra, đánh giá môn công nghệ cấp THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP HUẤN VỀ BIÊN SOẠNĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁMÔN CÔNG NGHỆCẤP THCSATriển khai nội dung Hội nghị tập huấn của Sở GD&ĐT Tiền GiangBThực hành: biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệCChốt vấn đề.Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bộ môn * Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giáĐịnh hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giáI Biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệHướng dẫn biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ cấp THCS2. Ví dụ minh hoạ ( một số đề kiểm tra )3II Hướng dẫn xây dựng thư viện câu hỏi bài tập4III Hướng dẫn triển khai tại đơn vị IV* A. TRIỂN KHAI NỘI DUNGHỘI NGHỊ TẬP HUẤN CỦA SỞ GD&ĐT TIỀN GIANGMỤC TIÊU TẬP HUẤNVề kiến thức *Biết được những định hướng và nhiệm vụ đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông nói chung, môn Công nghệ nói riêng.Biết được quy trình biên soạn đề kiểm tra và cách xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Công nghệ theo yêu cầu đổi mới.Biết được sự cần thiết, yêu cầu và cách thức xây dựng thư viện câu hỏi cho môn Công nghệ.MỤC TIÊU TẬP HUẤNVề kĩ năng * Thực hiện được quy trình biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng biên soạn đề kiểm tra theo ma trận vào thực tiễn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ. Đánh giá được độ giá trị và độ tin cậy của đề kiểm tra.MỤC TIÊU TẬP HUẤNVề thái độ * Thay đổi nhận thức về kiểm tra, đánh giá trong môn Công nghệ. Quan tâm tìm hiểu những vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá để vận dụng vào thực tiễn dạy học.PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN* Trải nghiệm. Học tập tích cực thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm. Kết hợp giữa hoạt động hướng dẫn của người báo cáo với hoạt động của cá nhân, nhóm. Chú trọng thực hành để áp dụng vào thực tiễn.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) nhằm theo dõi quá trình học tập của HS, đưa ra các giải phápkịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp HS tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Thế nào là kiểm tra? Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động GV sử dụng để thu thập thông tin về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của HS trong học tập. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin, những bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá. *Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Thế nào là đánh giá? - Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thốngnhững thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót *Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Thế nào là đánh giá? - Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy để xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu (hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin) nhằm ra một quyết định.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Thế nào là đánh giá? - Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. - Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo. *Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Chức năng của đánh giá? - Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này. - Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Thế nào là đánh giá kết quả học tập của học sinh?Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạocơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. *Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Độ giá trị và độ tin cậy trong đánh giá - Phép đo được xây dựng thông qua một bài kiểm tra đánh giá cần chính xác (có độ giá trị) và có thể lặp lại được (độ tin cậy) để hỗ trợ các mục tiêu đánh giá đã đề ra. - Độ giá trị của bài kiểm tra chỉ mức độ theo đó những kết luận dựa trên kết quả của bài kiểm tra là có nghĩa, hữu ích và phù hợp.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Độ giá trị và độ tin cậy trong đánh giá Độ giá trị của một công cụ đánh giá chỉ việc sử dụng và diễn giải những bằng chứng đã thu thập được. Một công cụ đánh giá có thể có giá trị cao cho khi sử dụng cho một mục đích/hay sử dụng trong một bối cảnh cụ thể, tuy nhiên lại có thể không có giá trị khi sử dụng trong những điều kiện và bối cảnh khác. Khi đánh giá cần đảm bảo tính công bằng trong đánh giá.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Độ giá trị và độ tin cậy trong đánh giá Việc đánh giá là công bằng nếu nó không gây bất lợi cho bất cứ người học nào.- Công cụ và phương pháp đánh giá cần công bằng đối với tất cả học sinh.- Đưa ra những nhận xét hợp lý- tránh gây bất lợi đối với bất cứcá nhân nào.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Độ giá trị và độ tin cậy trong đánh giáCông khai quy trình đánh giá và tiêu chí đánh giá. Quy trình đánh giá cần được xây dựng/thống nhất giữa người đánh giá và người được đánh giá.Tạo cơ hội cho phép người học được quyền phúc khảo và kiếnnghị đối với các quyết định của giáo viên/người đánh giá.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Độ giá trị và độ tin cậy trong đánh giáThế nào là độ tin cậy? Là mức độ nhất quán của kết quả đạt được trong đánh giá màkhông phụ thuộc vào ai tiến hành đánh giá cũng như thời gianvà địa điểm tổ chức đánh giá.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Độ giá trị và độ tin cậy trong đánh giá Độ tin cậy sẽ được gia tăng nếu giảm được những sai sót trong các bằng chứng. Nhìn chung, độ tin cậy có thể được nânglên thông qua việc chuẩn hoá các dạng bằng chứng có thể tập hợp, cách thức tập hợp và diễn giải các bằng chứng có được. Độ tin cậy là đặc tính của các bằng chứng và kết quả, chứ không phải của công cụ đánh giá.Mục tiêu Mục đích của KT, ĐG là xác định mức độ đạt được mục tiêu. Mục tiêu là giá trị cụ thể cần đạt tới. a.Nội dung KT, ĐG có vai trò quan trọng trong việc xem xét lại nội dung. b.Phương pháp dạy học- Kết quả kiểm tra vừa giúp đánh giá được chất lượng học tập của HS, vừa giúp GV đánh giá được khả năng sư phạm của mìnhc.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giáMối quan hệ giữa KT, ĐG với một số thành tố của quá trình dạy họcMục tiêuMục tiêu là căn cứ quan trọng nhất để so sánh các kết quả đạt được với giá trị cụ thể cần đạt tới. a.Nội dungĐối với nội dung dạy học, qua KT, ĐG có thể đo được mức độ nông, sâu của kiến thức, b.Phương pháp dạy họcvà có sự điều chỉnh PPDH kịp thời cho phù hợp với đối tượng HS- Giúp HS tự đánh giá được khả năng tiếp thu bài, tự điều chỉnh cách học.c.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giáMối quan hệ giữa KT, ĐG với một số thành tố của quá trình dạy họcMục tiêuMục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm đối tượng và điều kiện dạy học.a.Nội dungđộ khó đối với HS, mức độ phù hợp với đối tượng HS. Từ đó có sự điều chỉnh nội dung dạy học kịp thời và phù hợpb.Phương pháp dạy học- Kiểm tra, đánh giá và PPDH ảnh hưởng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau.c.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giáMối quan hệ giữa KT, ĐG với một số thành tố của quá trình dạy họcĐảm bảo mối quan hệ giữa KT, ĐG và phát triển, giữa chuẩn đoán và dự báoaĐảm bảo sự phù hợp với mục tiêu dạy họcbĐảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm-sinh lý lứa tuổicĐảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ giá trị của phương pháp KT, ĐGdĐảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giáeNguyên tắckiểm tra, đánh giá*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giáĐảm bảo tính khách quan, chính xácĐảm bảo tính toàn diệnĐảm bảo tính hệ thốngĐảm bảo tính công khai và tính phát triểnĐảm bảo tính công bằngYêu cầucơ bản trong kiểm tra, đánh giá*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD1 Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn2 Cần lấy ý kiến XD của HS để hoàn thiện PPDH và KT, ĐG33 Phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện DH44 Phát huy vai trò của đổi mới KT, ĐG đối với đổi mới PPDH 5 Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.6*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giáCác cấp QLGD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG trong từng năm học.aTổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GVbChỉ đạo của các cơ quan quản lý GD và các trườngcVừa coi trọng việc nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt động KT-ĐG của từng GV.d*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới KT, ĐGCông tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biện pháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm họca.Các cấp q.lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút KN, nhân điển hình t.thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới KT-ĐG.b.Tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới KT-ĐG ở các trường.c.*Phần I. Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới KT, ĐG*Phần II. Biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ1. Hướng dẫn biên soạn đề KT môn Công nghệ2. Ví dụ minh họa ( một số đề kiểm tra )Cấp độ Mô tảNhận biết- Nhận biết là học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.- Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra- Các động từ tương ứng có thể là: xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,Ví dụ: Gọi tên đồ vật thông dụng đang sử dụng trong nhà ;chỉ ra đồ các loại đồ dùng điện.*MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUYCấp độ Mô tảThông hiểu- Là HS hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách GV đã giảng hoặc như các VD tiêu biểu về chúng trên lớp học.- Các hoạt động tương ứng: diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình- Các động từ tương ứng: tóm tắt, giải thích, diễn dịch, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, đối chiếu, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi Ví dụ: Phân tích được nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha ,đèn huỳnh quang .*MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUYCấp độ Mô tảVận dụng ở cấp độ cao- Là HS có thể sử dụng các k.niệm về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống HS sẽ gặp phải ngoài xã hội.Ở cấp độ này có thể hiểu nó tổng hòa cả 3 cấp độ nhận thức là Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá theo bảng phân loại các cấp độ nhận thức của Bloom.*MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUYCấp độ Mô tảVận dụng ở cấp độ thấp- Là HS có thể hiểu được k.niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các k.niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của GV hoặc trong SGK.- Các HĐ tương ứng: XD mô hình, trình bày, tiến hành TN, phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề) - Các động từ tương ứng: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành*MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUYCấp độ Mô tảVận dụng ở cấp độ thấpVí dụ: Tính toán được điện năng tiêu thụ trong gia đình ;phát hiện được hư hỏng ở mạng điện gia đình *MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUYCấp độ Mô tảVận dụng ở cấp độ cao- Các hoạt động tương ứng: thiết kế, đặt kế hoạch hoặc sáng tác; biện minh, phê bình hoặc rút ra KL; tạo ra SP mới- Các động từ tương ứng: lập kế hoạch, thiết kế, tạo ra,Ví dụ: Phát hiện được những hư hỏng trong mạng điện gia đình.*MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY*Phần III. Hướng dẫn xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập - Thư viện câu hỏi, bài tập là tiền đề để xây dựng Ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc dạy và học của các thầy, cô giáo và học sinh, đặc biệt là để đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Sau đây là một số vấn đề về Xây dựng Thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Mục đích của việc xây dựng Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng Internet - Cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc xây dựng đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Các câu hỏi của thư viện chủ yếu để sử dụng cho các loại hình kiểm tra: kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì; dùng cho hình thức luyện tập và ôn tập.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Học sinh có thể tham khảo Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học.Các đối tượng khác như phụ huynh học sinh và bạn đọc quan tâm đến giáo dục phổ thông tham khảo. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Để Thư viện câu hỏi, bài tập của các trường học, của các sở GDĐT, Bộ GDĐT ngày càng phong phú cần tiếp tục tổ chức biên soạn, chọn lọc câu hỏi, đề kiểm tra có phần gợi ý trả lời; qui định số lượng câu hỏi và bài tập, font chữ, cỡ chữ; cách tạo file của mỗi đơn vị.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG2. Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng và sử dụngthư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet a) Về dạng câu hỏi Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGb) Về số lượng câu hỏi - Số câu hỏi của mỗi chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận. - Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên. - Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT. - Cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG3. Yêu cầu về câu hỏi - Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất . - Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. - Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.4. Định dạng văn bản - Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. - Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi : ______MÔN HỌC: _____________Thông tin chung* Lớp: ___ Học kỳ: ______* Chủ đề: _____________________________* Chuẩn cần đánh giá: _____________VIẾT CÂU HỎIHƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢNHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG5. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của môn học Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGBước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” ( hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra ) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức ( tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá ). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGBước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng. Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũviết câu hỏi? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGNội dungNội dung kiểm tra( Theo chuẩn KT, KN )Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng Cấp độ thấpCấp độ caoTNTLTNTLTNTLTNTLI. Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống 1) Biết được vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống 1010010032) Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình sản xuất. 101000002*VÍ DỤ BIÊN SOẠN MA TRẬN CÂU HỎI HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VÀ SỐ CÂU HỎI TƯƠNG ỨngPhần hai – lớp 8 – Bài 17 và Chương III*VÍ DỤ BIÊN SOẠN MA TRẬN CÂU HỎINội dungNội dung kiểm tra( Theo chuẩn KT, KN )Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng Cấp độ thấpCấp độ caoTNTLTNTLTNTLTNTLII. Vật liệu, dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí 1) Biết được một số vật liệu cơ khí trong sản xuất và đời sống (tên và tích chất, phân biệt) 4030011092) Biết được cấu tạo, vật liệu chế tạo, công dụng của một số dụng cụ cơ khí 22221101113) Quy trình và phương pháp gia công cơ khí bằng tay 2221111010Cộng10493242135Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGBước 5: Điều chỉnh các câu hỏi ( nếu cần thiết ), hoàn chỉnhhệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.- Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính - Cách thức bảo mật thư viện câu hỏi - Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi - Cách thức xây dựng đề kiểm tra - Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏiNHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG6. Sử dụng câu hỏi của môn học trong thư viện câu hỏi Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân. Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho các em.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Xem một số ví dụVÍ DỤ BIÊN MINH HỌA*Phần IV. Hướng dẫn triển khai tại đơn vị - Tổ chức cho các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi. - Kiểm tra, giám sát và đánh giá chặt chẽ việc thực hiện của giáo viên về xây dựng ma trận đề kiểm tra.Các địa chỉ tham khảo: 1/ bdcongnghe@gmail.com ( pw: congnghe123456 ) 2/ taphuancn2012@gmail.com ( pw: doson2012 ) 3/ cn.duan@yahoo.com ( pw: cn2012 ) 4/ thcongnghe@yahoo.com ( pw: cn211012 )GV dạy lớp 6 + Lớp 9 ( môđun nấu ăn )1GV dạy lớp 7 + Lớp 9 ( môđun trồng cây ăn quả )2GV dạy lớp 8 + Lớp 9 ( môđun lắp đặt mạng điện trong nhà )3Chia thành 3 nhóm* B. Thực hành: Biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệBIÊN SOẠN ĐỀ KT HỌC KÌ I*C. Chốt vấn đề.Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bộ môn Các trường THCS trong huyện Cái Bè gởi đề kiểm tra 1 tiết và Học kì I ( lớp 6, 7, 8 ) có thành lập ma trận về địa chỉ email: tocongnghethcs@gmail.com trước ngày 20/11/2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- file1362_5499.ppt