1 Khái niệm
Dự báo tình hình tội phạm là 1 họat động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận định mang tính phán đóan về tình hình tội phạm trong tương lai, những thay đổi về nhân thân người phạm tội những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tội phạm và khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể. Từ đó kiến nghị các phương hướng để phòng ngừa tội phạm
2 Các nội dung cơ bản của dự báo tình hình tội phạm
· Dự báo về tội phạm phải cho thấy sự thay đổi của tình hình tội phạm trong tương lai, phải thấy khả năng xuất hiện của những lọai tội phạm mới, cũng như khảnăng mất đi hay giảm hẳn của 1 số tội phạm cụ thể trước những biến đổi của đời sống xã hội
· Dự báo về người phạm tội sự thay đổi trong những đặc điểm nhân thân của người phạm tội, sự thay đổi về phương thức thủ đọan công cụ phương tiện trong tình hình mới
· Dự báo về những nhân tố vẫn còn tiếp tục tác động ảnh hưởng đến tình hình tội phạm trong tương lai Ví dụ như mặt trái của nền kinh tế thị trường,
· Dự báo khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là khả năng của các chủ thể chuyên trách
26 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. Nhóm chưa thành niên chưa có vai trò vị trí trong xã hội, định hướng giá trị chưa chín chắn, vững vàn nên muốn tự khẳng định bản thân
è Yếu tố lứa tuổi của người phạm tội ảnh hưởing đến việc thực hiện tội phạm cũng xuất phát từ các đặc điểm thể chất, tâm lý, xã hội của mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong đó, vai trò vị trí xã hội của mỗi độ tuổi luôn ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan thực hiện tội phạm
2 - Các đặc điểm xã hội
Nghề nghiệp
Khi nghiên cứu về nghề nghiệp, tội phạm học nhận thấy những người không có việc làm ổn định thường có tỷ lệ phạm tội cao hơn so với người có việc làm ổn định. Tội phạm cũng có sự liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mà người phạm tội đang đảm nhiệm ( Ngành hải quan thì phổ biến tội phạm buôn lậu, hối lộ; ngành kiểm lâm thì phổ biến tội phạm phá rừng … )
Hòan cảnh gia đình
Khi nghiên cứu về hòan cảnh gia đình, tội phạm học nhận thấy tội phạm có mối liên hệ đến những gia đình có hòan cảnh kinh tế khó khăn, những gia đình có hòan cảnh hôn nhân bất hạnh hay điều kiện quản lý buông lỏng
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách.
Nơi cư trú
Khi nghiên cứu về nơi cư trú, tội phạm học nhận thấy tình hình tội phạm thường tập trung ở những thành phố lớn, những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa, tốc độ dịch chuyển cơ cấu xã hội ở mức cao. Đặc biệt tội phạm cũng thường phát sinh ở những địa bàn có sự giáp ranh về địa giới hành chính, có sự khó khăn trong việc quan hệ xã hội, quan hệ con người. Ví dụ Tam giác Hà nội - Qủang ninh - Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,
3 Các đặc điểm về tâm lý, nhận thức của người phạm tội
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn giữ vai trò quan trọng trong nhận thức con người, có liên quan chặt chẽ, có ảnh hửơng xác định đến việc hình thành những nhu cầu, lợi ích sở thích, định hướng giá trị, quan điểm sống của cá nhân, tác động đến việc sử dụng thời gian, đến cách xử sự của con người nói chung và các hành vi phạm tội nói riêng
Những người có học vấn thấp thường chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu tình hình tội phạm; ở những lọai tội phạm khác nhau thì trình độ học vấn của người phạm tội cũng có sự khác nhau. Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, tội phạm xâm phạm sở hữu, tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, các tội phạm có sử dụng bạo lực mang tính côn đồ hung hãn thường do nhóm người có trình độ học vấn thấp thực hiện. Riêng nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về kinh tế, chức vụ, xâm phạm họat động tư pháp lại thường do nhóm người có trình độ học vấn cao thực hiện. Đối với nhóm người có trình độ học vấn cao khi thực hiện tội phạm thường có thủ đọan phương thức tinh vi xảo quyệt hơn những người có trình độ học vấn thấp
Nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Nhu cầu gây cho con người đang ở trong tình trạng thiếu thốn và cá nhân tìm mọi cách để đáp ứng thỏa mãn nó. Nhu cầu của người phạm tội có các đặc điểm
Người phạm tội thường có sự hạn hẹp trong hệ thống nhu cầu
Người phạm tội thường có sự mất cân đối trong hệ thống nhu cầu, thường quá tập trung quá mức vào những nhu cầu thực dụng, cực đoan.
Người phạm tội thường tồn tại những nhu cầu biến dạng, đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật ( nhu cầu lệch chuẩn : thể hiện sự mâu thuẫn với sự phát triển bình thường của đời sống xã hội )
Biện pháp thõa mãn nhu cầu của người phạm tội thường là vô đạo đức, phi pháp luật, không lựa chọn những phương pháp thỏa mãn nhu cầu hợp lý. Ví dụ : chiếm đọat tài sản của người khác để thõa mãn nhu cầu vật chất của cá nhân.
à giữ vai trò quyết định trong việc hình thành động cơ phạm tội
Định hướng giá trị
Định hướng giá trị là tập hợp những giá trị tích lũy ở cá nhân trong quá trình sống dưới sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, kinh nghiệm sống và sự giáo dục. Định hướng giá trị được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài. Định hướng giá trị của người phạm tội có 1 số biểu hiện cụ thể
Người phạm tội thường có sự đánh giá không đúng, có sự nhầm lẫn giữa các giá trị trong xã hội ( xung đột giữa quan niệm của người phạm tội và chuẩn mực chung của xã hội )
Có sự mất cân đối trong hệ thống giá trị, người phạm tội thường tập trung vào các giá trị thứ yếu, giá trị thực dụng, mang tính cực đoan
Người phạm tội thường xác định thứ bậc các giá trị theo mục đích ích kỷ, riêng biệt ( nhóm giá trị xã hội, nhóm giá trị tập thể, nhóm giá trị cá nhân ). Người phạm tội sẵn sàng đặt nhóm giá trị cá nhân lên trên các giá trị xã hội, tập thể.
Hứng thú
Có vai trò quan trọng trong hành vi của con người nói chung, hành vi phạm tội nói riêng. Cùng c71i nhu cầu nó được coi là 1 trong hệ thống động lực của nhân cách
Ý thức đạo đức, ý thức pháp luật
Sự hiểu biết giá trị đạo đức và pháp luật của người phạm tội còn hạn chế
Quan niệm của người phạm tội về giá trị đạo đức và pháp luật có sự xung đột với các chuẩn mực chung của đời sống xã hội
à Các đặc điểm nhận thức tâm lý của người phạm tội đóng vai trò trực tiếp, quyết định trong việc hình thành động cơ phạm tội
4 Các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự
Ví dụ Người lần đầu phạm tội, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp, phạm tội côn đồ, người tổ chức, cầm đầu, đồng phạm, người chưa thành niên phạm tội … được qui định trong luật hình sự à thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội
IV Phân lọai người phạm tội
Tham khảo tập bài giảng ( p113 ), có thể phân lọai dựa trên
Căn cứ vào đặc điểm sinh học xã hội
Căn cứ vào khuynh hướng chống đối xã hội của người phạm tội
Căn cứ vào dấu hiệu pháp lý hình sự
CHƯƠNG VI PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
I Khái niệm phòng ngừa tội phạm
1 Khái niệm
Theo nghĩa hẹp, chỉ tập trung vào việc ngăn cản tội phạm xảy ra, khắc phục lọai bỏ nguyên nhân điều kiện
Theo nghĩa rộng, ngòai việc ngăn cản tội phạm xảy ra còn sử dụng các biện pháp để phát hiện xử lý tội phạm kịp thời
Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và nhà nước nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và lọai trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
2 Nội dung của phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa xã hội à ( thuyết phục, giáo dục ) lọai trừ khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phạm tội thông qua việc cải thiện quan hệ xã hội, hòan thiện hệ thống pháp luật để tình hình tội phạm không còn cơ sở để phát sinh phát triển. Đây là biện pháp căn cơ, nền tảng, cốt lõi, mang tính chủ động nhưng để tiến hành triệt để thì sẽ đòi hỏi 1 thời gian lâu dài, luôn luôn có độ trễ,
Phòng ngừa bằng sự cưỡng chế ( mang tính nhà nước ) à được thể hiện qua việc phát hiện và xử lý tội phạm, trọng tâm là các họat động khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án hình sự ( Ví dụ các biện pháp xử lý hành chính, các trung tâm cai nghiện )
3 Ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm đem lại ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội à nhà nước và xã hội có sự chia sẻ trách nhiệm với người phạm tội
Về mặt kinh tế, phòng ngừa tội phạm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế mà tình hình tội phạm gây ra trong xã hội kể cả những thiệt hại gián tiếp mà nhà nước, xã hội phải chi phí để khắc phục hậu quả do tội phạm để lại.
Về mặt quản lý xã hội, thông qua họat động phòng ngừa tội phạm, nhà nước có thể kiểm sóat được mảng tối của đời sống xã hội là tình hình tội phạm, qua đó nâng cao tính hiệu quả của họat động quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường hiệu quả trong họat động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật
II Phân lọai các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Căn cứ vào phạm vi và mức độ tác động
Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm chung
Các biện pháp phòng ngừa các nhóm tội phạm
Các biện pháp phòng ngừa các tội phạm cụ thể
Căn cứ vào nội dung và tính chất của các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Các biện pháp về kinh tế xã hội
Các biện pháp về chính trị tư tưởng ( Ví dụ : bình đẳng giới tính, tôn giáo )
Các biện pháp về văn hóa tâm lý
Các biện pháp về tổ chức, quản lý xã hội
Các biện pháp về pháp luật và phát hiện xử lý tội phạm
Căn cứ vào đối tượng tác động của các biện pháp phòng ngừa
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng chung cho mọi đối tượng trong xã hội : tuyên truyền giúp đỡ. Ví dụ nâng cao dân trí, dạy nghề …
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho đối tượng có nhân thân xấu dễ phạm tội
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho người đã phạm tội à Ví dụ biện pháp trách nhiệm hình sự
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước.
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội
Căn cứ vào địa bàn và lĩnh vực cần phòng ngừa tội phạm
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng chung trên phạm vi tòan bộ lãnh thổ quốc gia
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng riêng cho từng địa phương và vùng miền
Các biện pháp phòng ngừa áp dụng riêng cho từng ngành và từng lĩnh vực họat động
III Các nguyên tắc phòng ngừa tội phạm
Nguyên tắc pháp chế à Mọi họat động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, các công dân phải hợp hiến và hợp pháp
Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa à mọi cơ quan tổ chức công dân đều có thể tham gia họat động phòng ngừa tội phạm và nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho các chủ thể tham gia họat động phòng ngừa tội phạm à phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội vào việc phòng ngừa tội phạm
Nguyên tắc nhân đạo trong phòng ngừa à các biện pháp phòng ngừa tội phạm không được hạ thấp danh dự nhân phẩm con ngừơi mà phải nhằm khôi phục con người và tạo điều kiện để con người phát triển
Nguyên tắc khoa học và tiến bộ trong phòng ngừa à các biện pháp phòng ngừa phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, các thành tựu khoa học nhất định, phải ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội phát triển bình đẳng, không được phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, thái độ chính trị
Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong công tác phòng ngừa tội phạm à mỗi chủ thể khi tham gia phòng ngừa tội phạm trong phạm vi và nhiệm vụ phòng ngừa ở từng địa phương, từng ngành mà mình quản lý đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác để có thể thực hiện 1 cách tốt nhất họat động phòng ngừa tội phạm
Nguyên tắc cụ thể hóa trong phòng ngừa tội phạm à biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn được nhận thức rõ ràng, chứa đựng các giải pháp khả thi và phù hợp với điều kiện đặc thù về phòng chống tội phạm ở mỗi địa phương mỗi ngành mỗi lĩnh vực
IV Các chủ thể phòng ngừa tội phạm
Tham khảo tập bài giảng , gồm 5 nhóm
Các tổ chức của Đảng cộng sản Việt nam
Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
Các cơ quan quản lý nhà nước : chính phủ và UBND các cấp
Các cơ quan tư pháp : viện kiểm sát, tòa án
Các tổ chức đòan thể và mọi công dân
CHƯƠNG 7 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ KẾ HỌACH HÓA
HỌAT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
I Dự báo tình hình tội phạm
1 Khái niệm
Dự báo tình hình tội phạm là 1 họat động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận định mang tính phán đóan về tình hình tội phạm trong tương lai, những thay đổi về nhân thân người phạm tội những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tội phạm và khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể. Từ đó kiến nghị các phương hướng để phòng ngừa tội phạm
2 Các nội dung cơ bản của dự báo tình hình tội phạm
Dự báo về tội phạm à phải cho thấy sự thay đổi của tình hình tội phạm trong tương lai, phải thấy khả năng xuất hiện của những lọai tội phạm mới, cũng như khảnăng mất đi hay giảm hẳn của 1 số tội phạm cụ thể trước những biến đổi của đời sống xã hội
Dự báo về người phạm tội à sự thay đổi trong những đặc điểm nhân thân của người phạm tội, sự thay đổi về phương thức thủ đọan công cụ phương tiện trong tình hình mới
Dự báo về những nhân tố vẫn còn tiếp tục tác động ảnh hưởng đến tình hình tội phạm trong tương lai à Ví dụ như mặt trái của nền kinh tế thị trường,
Dự báo khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là khả năng của các chủ thể chuyên trách
3 Các đặc điểm của dự báo tình hình tội phạm
Dự báo tình hình tội phạm là 1 bộ phận của dự báo xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm quan trọng của dự báo xã hội, nhất là
Tính phạm vi à khi dự báo ở phạm vi không gian càng lớn và thời gian càng dài và xa bao nhiêu thì tính phức tạp của phương án dự báo càng cao bấy nhiêu và tính chính xác càng giảm
Tính xác suất ( tính đa khả năng ) à phải tìm ra nhiều mô hình và chọn phương án có xác suất xảy ra cao nhất
Ngòai ra, dự báo tình hình tội phạm còn có các đặc điểm riêng sau
Dự báo tình hình tội phạm luôn được xem là dự báo bước 2 và được tiến hành sau các dự báo kinh tế xã hội à do tình hình tội phạm luôn là kết quả, hậu quả của các hiện tượng kinh tế xã hội
Dự báo tình hình tội phạm là dự báo chọn lọc của các dự báo kinh tế xã hội à chỉ những nhân tố tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm mới được chọn ra để tiến hành dự báo
4 Các thông tin tài liệu được sử dụng trong việc dự báo tình hình tội phạm
Có 5 lọai thông tin
Thông tin về tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại
Thông tin về các lọai tệ nạn xã hội có mối quan hệ gần gũi với lọai tội phạm cần dự báo ( khái niệm tệ nạn xã hội không có tính pháp lý hình sự, khác với khái niệm tình hình tội phạm ) Ví dụ tệ nạn mê tín dị đoan
Các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý, quản lý còn tiếp tục tác động đến tình hình tội phạm trong tương lai
Thông tin về hệ thống pháp luật và định hướng hòan thiện pháp luật trong thời gian tới Ví dụ tội trốn thuế khi áp dụng luật thuế cá nhân,
Thông tin về các chủ thể của họat động phòng chống tội phạm, đặc biệt là nhóm chủ thể chuyên trách về việc tổ chức, sắp xếp nhân sự, trang thiết bị hỗ trợ. Ví dụ tòa án
5 Các phương pháp dự báo
Trong điều kiện hiện nay sử dụng 4 phương pháp
Phương pháp thống kê ( lọai suy )
Là phương pháp dự báo tội phạm mà chủ yếu dựa vào những thông tin về tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại. Từ đó phát hiện ra các qui luật vận động và phát triển của tình hình tội phạm để rồi cho rằng các qui luật này vẫn còn tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến tình hình tội phạm trong tương lai.
Khi sử dụng phương pháp này trong dự báo tội phạm thì yêu cầu đặt ra là
Phải có đầy đủ thông tin về tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại
Chỉ có thể dự báo các lọai tội phạm có độ ẩn thấp trong xã hội : có độ nguy hiểm cho xã hội cao. Ví dụ : tội giết người, gây thương tích … ( Do số liệu thống kê không thể phản ánh đầy đủ các lọai tội phạm có độ ẩn cao: thường là tội phạm ít nghiêm trọng, liên quan đến các chủ thể đặc biệt )
Tình hình tội phạm trên địa bàn phải có mức độ ổn định tương đối, nếu có sự biến động thì cũng phải có sự ổn định về mặt thời gian
Phương pháp mô hình hóa ( phương pháp xác lập phương trình )
Là phương pháp dự báo tội phạm dựa trên mô hình về tình hình tội phạm được thiết lập phản ánh qui luật của tình hình tội phạm và thường sử dụng mô hình tóan và phương trình tóan để dự báo. Sau khi đưa các thông tin về tội phạm và các thông tin liên quan khác vào mô hình, mô hình sẽ cho ra kết quả dự báo tình hình tội phạm trong tương lai
Yêu cầu khi áp dụng phương pháp này cũng tương tự phương pháp lọai suy
Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp dự báo tình hình tội phạm dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu và họat động thực tiễn phòng chống tội phạm. Các chuyên gia có thể làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập. Sau khi tổng hợp ý kiến của tất cả các chuyên gia thì chủ thể của họat động phòng chống tội phạm sẽ lựa chọn 1 phương án dự báo mang tính khoa học đầy đủ tòan diện nhất
Ưu điểm :
Khi đưa ra dự báo thì các chuyên gia không chỉ sử dụng các thông tin chính xác đã thu thập được mà còn sử dụng các thông tin do kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp mang lại à có thể khắc phục được tình trạng thiếu thông tin về tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại.
Có thể dự báo các tội phạm có độ ẩn cao
Phương pháp tương tự ( xây dựng kịch bản trong họat động dự báo tội phạm )
Là phương pháp dự báo tình hình tội phạm dựa vào việc nghiên cứu tình hình tội phạm đã xảy ra ở những quốc gia khác nhau trên thế giới hay ở các vùng lãnh thổ khác nhau từ đó phán đóan xu thế vận động và phát triển tình hình tội phạm ở nước ta hay ở vùng lãnh thổ khác
6 Ý nghĩa của dự báo tình hình tội phạm
Dự báo tình hình tội phạm sẽ tạo sự chủ động cho các chủ thể khi tiến hành họat động phòng ngừa tội phạm, làm nên chất lượng phòng chống tội phạm cao
Dự báo tình hình tội phạm tạo cơ sở cho việc họach định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong đó có các chính sách về pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng
Dự báo tình hình tội phạm còn tạo cơ sở cho việc hòanthiện bộ máy phòng chống tội phạm như nhân sự, cơ cấu tổ chức, lực lượng, cơ chế phối hợp kết hợp, trang thiết bị,
7 Phân lọai dự báo
Tham khảo tập bài giảng, bao gồm 4 lọai
Thời gian ( ngắn trung dài )
Đối tượng ( tội phạm và người phạm tội)
Phạm vi ( quốc gia, địa phuơng, ngành nghề )
Chủ thể ( cơ quan chức năng, khoa học )
II Kế họach hóa họat động phòng chống tội phạm
1 Khái niệm
Kế họach hóa là họat động sọan thảo các phương hướng chương trình cũng như các biện pháp phòng ngừa trên 1 địa bàn cụ thể trong 1 khỏang thời gian xác định
2 Các thông tin tài liệu được sử dụng trong việc xây dựng kế họach
Các kết quả dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn trong thời gian tới
Thông tin về tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm về địa lý tự nhiên và dân cư trên địa bàn
3 Các giai đọan của kế họach phòng chống tội phạm
Bao gồm 4 bước
Sọan thảo ( xây dựng ) kế họach phòng chống tội phạm
Thẩm định ( khoa học ) và phê duyệt ( pháp lý ) kế họach
Triển khai thực hiện kế họach trong thực tế
Sơ kết tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm đối với việc thực hiện kế họach
4 Các nội dung cơ bản của kế họach phòng chống tội phạm
Phải xác định cụ thể về đối tượng ( người phạm tội có đặc điểm nhân thân gì, lọai tội phạm nào )
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu của kế họach ( các mục tiêu cụ thể cần đạt được của kế họach : 4 chỉ tiêu của tình hình tội phạm )
Xác định các chủ thể thực hiện kế họach
Xác định thời hạn của việc thực hiện kế họach ( ngắn hạn, trung hạn 3-5 năm, dài hạn )
Các biện pháp cụ thể để thực hiện kế họach trong thực tế
Xây dựng cơ chế phối hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật các chủ thể trong việc thực hiện kế họach
Xác định nguồn ngân sách để đáp ứng cho việc thực hiện kế họach
5 Các tiêu chí đánh giá kế họach trong thực tế
Tính khoa học à phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, không mang tính chủ quan, duy ý chí
Tính ưu việt à phải chọn phương án có chi phí thấp hiệu quả cao
Tính khả thi à phải có khả năng triển khai trong thực tế
6 Phân lọai
Tham khảo tập bài giảng
Kiểm tra học trình
Các nhận định sau đây đúng hay sai ? Tại sao ?
1 Sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu tình hình tội phạm không phụ thuộc vào yếu tố pháp luật hình sự
Sai
2 “Nạn nhân của tội phạm” và “ khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là 2 khái niệm đồng nhất với nhau
Sai. Con người cụ thể
3 Có những biện pháp chữa bệnh được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm ( Ví dụ : cai nghiện ma túy, tâm thần, các bệnh lây nhiễm trên diện rộng có thể làm phát sinh dịch bệnh )
Đúng
Được sử dụng tài liệu
Thời gian 75 phút
Tự luận ( 3 đ ) Phân tích chứng minh so sánh, trình bày ý nghĩa
Tự luận ( 3 đ )
4 câu nhận định ( 4 đ)
Chú ý Nhầm lẫn các khái niệm trong nguyên nhân điều kiện tình hình tội phạm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- jhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (27).doc