1.1. DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có
nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện đƣợc bởi các doanh nghiệp chứ không
phải là các cá nhân.
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi.
Đặc điểm của doanh nghiệp:
- Là một tổ chức kinh tế.
- Là một tổ chức có đủ điều kiện do pháp luật quy định.
- Mục đích của doanh nghiệp là thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
mục đích sinh lời.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Phân loại doanh nghiệp là việc phân chia doanh nghiệp thành các loại khác nhau
tùy thuộc vào từng tiêu thức.
Căn cứ vào hình thức sở hữu, mỗi quốc gia thƣờng có những loại hình doanh
nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các loại hình doanh nghiệp gồm có doanh
nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiệp tƣ nhân là doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu và chịu trách
nhiệm vô hạn đối với tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có hai hay nhiều chủ sở hữu; nó có thể là công
ty hợp danh trách nhiệm vô hạn hoặc trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của
công ty. Trong công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn, các thành viên không chịu trách
nhiệm bằng tài sản cá nhân đối với các khoản nợ của công ty.
Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp đƣợc thành lập theo luật, có nhiều
chủ sở hữu (cổ đông) góp vốn bằng hình thức cổ phần. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu
hạn trong phạm vi vốn góp của mình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thức kết hợp một số đặc tính của công ty cổ
phần và công ty hợp danh.2
Theo luật doanh nghiệp Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp gồm có: Doanh
nghiệp Nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công
ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân. Các
loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
- Doanh nghiệp Nhà nƣớc là doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ, đƣợc thành lập
và hoạt động bằng vốn của ngân sách Nhà nƣớc.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều
phần bằng nhau đƣợc gọi là cổ phần, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ
đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác trừ trƣờng hợp
cổ đông nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi và cổ đông sáng lập (có quy định riêng).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên là doanh nghiệp trong đó: thành
viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lƣợng thành viên không vƣợt quá 50, thành viên
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó: phải có ít nhất hai thành viên hợp
danh, ngoài hai thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn, thành viên hợp
danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty, thành viên góp
vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
vào công ty.
- Doanh nghiệp tƣ nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng. Trong phạm
vi môn học này, loại hình công ty cổ phần sẽ đƣợc lấy làm điển hình để xem xét, trong
khi tài chính của các loại hình doanh nghiệp khác đƣợc xem nhƣ là một sự vận dụng
tài chính công ty cổ phần.
Loại hình công ty cổ phần đƣợc chọn làm điển hình nghiên cứu vì loại hình
doanh nghiệp này đã và đang là loại hình doanh nghiệp chủ yếu ở các nƣớc cũng nhƣ ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm đáng chú ý mà các
loại hình doanh nghiệp khác không có là có sự tách rời giữa chủ sở hữu doanh nghiệp
và ngƣời điều hành doanh nghiệp. Sự tách rời giữa sở hữu và điều hành có thể tạo ra
một số ƣu thế nội dung về tài chính để nghiên cứu hơn so với những loại hình doanh
nghiệp khác.
211 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Mới), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 500.000
2 Vật liệu phụ 15 80.000
3 Nhiên liệu 20 40.000
4 Phụ tùng thay thế 30 25.400
5 Sản phẩm dở dang 6 250.600
6 Chi phí trả trƣớc - 20.000
7 Thành phẩm 7 320.000
Cộng (I) 1.235.000
II Nợ phải thu 15 120.000
III Nợ phải trả 20 150.000
IV
Nhu cầu vốn lƣu động
(IV=I+II-III)
- 1.205.000
Nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch là 1 tỷ 205 triệu đồng. Nếu doanh thu thuần
dự kiến năm kế hoạch là 12 tỷ đồng thì có thể tính đƣợc tỷ lệ nhu cầu vốn lƣu động so
với doanh thu thuần là:
1,205
x 100% = 10,04%
12
Phƣơng pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch thích hợp
với các doanh nghiệp hoạt động ốn định, các hợp đồng cung cấp, tiêu thụ xác định rõ
thời hạn mua bán, các định mức kinh tế – kỹ thuật đã xác định.
Phƣơng pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lƣu động
Phƣơng pháp này dựa trên kinh nghiệm thực tế của năm trƣớc để xác định nhu
cầu vốn lƣu động năm kế hoạch. Cơ sở để tính toán là tỷ lệ của từng loại vốn lƣu động
chủ yếu so với doanh thu thuần (thƣờng là 3 thành phần vốn lƣu động chính, gồm giá
trị hàng tồn kho, nợ phải thu và nợ phải trả).
Có 2 trƣờng hợp áp dụng:
- Trƣờng hợp đơn giản:
Trƣờng hợp đơn giản là trƣờng hợp dựa vào 2 yếu tố doanh thu thuần năm kế
hoạch và tỷ lệ vốn lƣu động so với doanh thu thuần thực tế năm trƣớc để tính.
148
Ví dụ: Các năm trƣớc tỷ lệ vốn lƣu động so với doanh thu thuần là 40%. Dự kiến
năm kế hoạch doanh thu thuần là 3 tỷ đồng thì:
Nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch = 3.000 * 40% = 1.200 triệu đồng
- Trƣờng hợp điều chỉnh:
Trƣờng hợp điều chỉnh là trƣờng hợp xác định nhu cầu vốn lƣu động năm kế
hoạch dựa vào tỷ lệ vốn lƣu động so với doanh thu thuần năm trƣớc để điều chỉnh cho
nhu cầu năm kế hoạch. Theo cách này cần tính toán 3 bƣớc sau:
Bƣớc 1: Xác định số dƣ bình quân các loại vốn lƣu động năm trƣớc để tham khảo
Trị giá hàng tồn
kho bình quân
năm trƣớc
=
Trị giá hàng tồn kho đầu năm +Trị giá hàng tồn kho cuối năm
2
Nợ phải thu bình
quân năm trƣớc
=
Nợ phải thu đầu năm + Nợ phải thu cuối năm
2
Số liệu tính dựa trên bảng cân đối kế toán năm trƣớc.
Bƣớc 2: Tính tỷ lệ các khoản vốn lƣu động bình quân (ở bƣớc 1) và tỷ lệ vốn lƣu
động so với doanh thu thuần năm trƣớc.
Tỷ lệ hàng tồn kho
năm trƣớc =
Trị giá hàng tồn kho bình quân năm trƣớc
x 100%
Doanh thu thuần năm trƣớc
Tỷ lệ nợ phải thu
năm trƣớc
=
Nợ phải thu bình quân năm trƣớc
x 100%
Doanh thu thuần năm trƣớc
Tỷ lệ nợ phải trả
năm trƣớc
=
Nợ phải trả bình quân năm trƣớc x 100%
Doanh thu thuần năm trƣớc
Từ các tỷ lệ này, tổng hợp lại thành tỷ lệ nhu cầu vốn lƣu động so với doanh thu
thuần năm trƣớc:
Tỷ lệ vốn lƣu động so
với doanh thu thuần
năm trƣớc
=
Tỷ lệ hàng
tồn kho năm
trƣớc
+
Tỷ lệ nợ phải
thu năm trƣớc
-
Tỷ lệ nợ
phải trả năm
trƣớc
Nợ phải trả bình quân
năm trƣớc
=
Nợ phải trả đầu năm + Nợ phải trả cuối năm
2
149
Bƣớc 3: Tính nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch
Nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch đƣợc tính dựa vào doanh thu thuần năm kế
hoạch và tỷ lệ vốn lƣu động ở năm trƣớc (ở bƣớc 2) nhƣng đã đƣợc điều chỉnh tăng
hay giảm do tác động của điều kiện kinh doanh năm kế hoạch. Chẳng hạn năm kế
hoạch nhờ làm tốt công tác quản lý nên số ngày dự trữ nguyên vật liệu giảm đi thì tỷ lệ
nhu cầu vốn lƣu động sẽ giảm đi.
Nếu gọi:
- VIC là nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch.
- M1 là doanh thu thuần năm kế hoạch.
- Tđ là tỷ lệ nhu cầu vốn lƣu động so với doanh thu thuần năm trƣớc.
- Tt là tỷ lệ tăng (+) hay giảm (-) nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch.
Thì:
VIC = M1 x (Tđ ± Tt)
Cần lƣu ý rằng tỷ lệ Tt tăng (+) hay giảm (-) có thể nằm ở các yếu tố hợp thành
vốn lƣu động nhƣ hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả mà mỗi yếu tố lại có biện
pháp quản lý khác nhau nên tỷ lệ tăng hay giảm cũng khác nhau. Do đó tỷ lệ Ttphải
tính tổng hợp từ nhiều yếu tố trên
Ví dụ: Hãy xác định nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch (năm N+1) theo
phƣơng pháp gián tiếp căn cứ vào dữ liệu sau đây của công ty A:
- Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm năm N+1 dự kiến đạt 50 tỷ đồng, năm N
là 40 tỷ đồng.
- Tổng mức chi phí vật tƣ cả năm N+1 dự kiến là 7,2 tỷ đồng. Năm N+1 sẽ tìm
đƣợc nguồn cung cấp vật tƣ gần hơn nên giảm đƣợc số ngày dự trữ vật tƣ là 5 ngày so
với năm N. Các yếu tố khác không thay đổi.
- Bảng cân đối kế toán cuối năm N có số liệu nhƣ sau:
150
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản
Số
cuối
năm
Số
đầu
năm
Nguồn vốn
Số
cuối
năm
Số
đầu
năm
A. Tài sản ngắn hạn 11.000 10.000 A. Nợ phải trả 9.000 7.000
I. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
II. Đầu tƣ TC ngắn
hạn
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn
khác
B. Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải thu
dài hạn
II. TSCĐ
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn
luỹ kế
III. Bất động sản đầu
tƣ
IV. Đầu tƣ TC dài
hạn
V. Tài sản dài hạn
khác
120
250
3.000
6.200
1.430
14.000
-
14.000
16.100
(2.100)
-
-
-
100
200
2.800
6.000
900
12.000
-
12.000
14.000
(2.000)
-
-
-
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn
hạn
2. Phải trả ngƣời bán
4. Khoản phải nộp
ngân sách
5. Phải trả ngƣời lao
động
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn
ngƣời bán
2. Vay và nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ
sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tƣ của
chủ sở hữu
7,8,9. Các quỹ của
doanh nghiệp
10. Lợi nhuận sau
thuế chƣa phân phối
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác
1- Quỹ khen thƣởng
phúc lợi
2,3-Nguồn khinh phí
4.900
2.500
2.020
180
200
4.100
-
4.100
-
16.000
16.000
13.900
600
1.500
-
-
-
4.000
1.900
1.850
150
100
3.000
-
3.000
-
15.000
15.000
14.000
700
300
-
-
-
Tổng tài sản 25.000 22.000 Tổng nguồn vốn 25.000 22.000
Xác định nhu cầu vốn lƣu động năm N+1 theo phƣơng pháp gián tiếp.
151
Bƣớc 1: Xác định số dƣ bình quân các loại vốn lƣu động năm N (năm trƣớc):
Trị giá hàng tồn kho bình quân năm N = (6.000 + 6.200)/2 = 6.100 (triệu đồng)
Khoản phải thu bình quân năm N = (2.800 + 3.000)/2 = 2.900 (triệu đồng)
Nợ phải trả bình quân năm N = (4.000 + 4.900)/2 = 4.450 (triệu đồng)
Bƣớc 2: Xác định tỷ lệ vốn lƣu động (VLĐ) so với doanh thu thuần năm trƣớc.
Tđ =
6.100 + 2.900 - 4.450
x 100% = 11,37%
40.000
Bƣớc 3: Xác định nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch:
Tỷ lệ giảm nhu cầu VLĐ năm
kế hoạch
(Tg)
=
(-5) x
7.200
x 100%
= - 0,25%
360
40.000
Nhu cầu vốn lƣu
động năm kế hoạch
= 50.000 x (11,37% -0,25%) = 5.560 (triệu đồng)
Nhƣ vậy vốn lƣu động cần có năm kế hoạch là 5.560 triệu đồng. So sánh số vốn
cần có này với nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên hiện có đầu năm kế hoạch (cuối năm
N) sẽ xác định đƣợc số vốn lƣu động thừa hoặc thiếu để có kế hoạch sắp xếp:
Nguồn vốn lƣu
động thƣờng xuyên
hiện có đầu năm kế
hoạch
=
Tổng nguồn vốn
thƣờng xuyên
(nguồn vốn chủ sở
hữu + nợ dài hạn)
-
Giá trị còn
lại của
TSCĐ
-
Các khoản
đầu tƣ dài
hạn khác
= ( 16.000 + 4.100) - 14.000 - 0
= 6.100 (triệu đồng)
Số vốn lƣu động
dƣ thừa năm kế
hoạch
= 6.100 - 5.560 = 540 (triệu đồng)
Nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch đã tính ở trên là 5.560 triệu đồng do vậy,
công ty dƣ thừa vốn lƣu động trong năm tới là 540 triệu đồng, không cần tìm thêm
nguồn mà cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn dƣ thừa này cho hoạt động kinh doanh
mở rộng.
8. Dựa vào bài đọc về biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu
động, cho biết có những chỉ tiêu nào đƣợc sử dụng để đo lƣợng hiệu quả sử dụng vốn
lƣu động; tóm tắt những biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lƣu động.
152
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động thể hiện qua việc tăng nhanh sự vận động của
vốn để với một số vốn lƣu động nhất định có thể đạt đƣợc mức doanh thu cao hơn.
Cũng có thể nói hiệu quả sử dụng vốn lƣu động thể hiện qua việc mức doanh thu tăng
mà không cần tăng thêm vốn lƣu động, có nghĩa là tiết kiệm đƣợc vốn và chi phí sử
dụng vốn.Vì vậy, để đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, thƣờng dùng 2 loại chỉ
tiêu là tốc độ luân chuyển vốn lƣu động và mức tiết kiệm vốn lƣu động.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động thể hiện qua hai chỉ tiêu có quan hệ với nhau là
số lần luân chuyển vốn lƣu động (số vòng quay vốn lƣu động) và kỳ luân chuyển vốn
lƣu động (số ngày của 1 vòng quay vốn lƣu động).
- Số lần luân chuyển vốn lƣu động:
L =
M
LĐV
Trong đó: L: số lần luân chuyển vốn lƣu động.
M: tổng mức luân chuyển của vốn lƣu động trong kỳ thể hiện
khối lƣợng giá trị sản phẩm, dịch vụ mà vốn lƣu động thực hiện đƣợc trong kỳ, phản
ánh thông qua doanh thu thuần.
: Số vốn lƣu động sử dụng bình quân trong kỳ.
- Kỳ luân chuyển vốn lƣu động:
K =
N
L
Hoặc
K =
N x
M
Trong đó: K: kỳ luân chuyển vốn lƣu động
N: Số ngày trong kỳ.
Kỳ luân chuyển vốn lƣu động thể hiện số ngày bình quân cần thiết để vốn lƣu
động thực hiện đƣợc một lần luân chuyển hay độ dài thời gian của một vòng luân
chuyển vốn lƣu động.Hai chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển vốn lƣu động có quan hệ với
nhau: vốn lƣu động luân chuyển càng nhanh thì số ngày của một vòng luân chuyển
càng ngắn.
Mức tiết kiệm vốn lưu động
Khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động thì có thể đạt đƣợc mức doanh thu
thuần nào đấy mà không phải bỏ thêm vốn lƣu động. Số vốn lƣu động không cần bỏ
thêm đó là mức tiết kiệm tƣơng đối về vốn lƣu động. Ngƣợc lại, nếu tốc độ luân
L§V
L§V
153
chuyển vốn lƣu động giảm thì để đạt đƣợc mức doanh thu thuần nào đấy phải bỏ thêm
ra một số vốn lƣu động.
VTK =
M1 x (K1 – K0)
N
Hoặc:
VTK = -
0
1
L
M
Trong đó: VTK: mức tiết kiệm hay tăng thêm vốn lƣu động
M1: doanh thu thuần kỳ này
N: số ngày trong kỳ (thƣờng tính 360 ngày)
K1: kỳ luân chuyển vốn lƣu động kỳ này
K0: kỳ luân chuyển vốn lƣu động kỳ trƣớc
là vốn lƣu động bình quân kỳ này
L0: số lần luân chuyển vốn lƣu động kỳ trƣớc
Ví dụ: Hãy tính hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty năm N theo các dữ
liệu sau đây:
- Vốn lƣu động năm N-1: đầu năm: 5.000 triệu đồng, cuối quí I: 5.100 triệu đồng,
cuối quí II: 5.200 triệu đồng, cuối quí III: 5.300 triệu đồng, cuối quí IV: 5.400 triệu
đồng.
- Doanh thu thuần năm N-1: 15.600 triệu đồng (M0)
- Năm N: Doanh thu thuần 18.000 triệu đồng (M1), vòng quay vốn lƣu động : 4
vòng (L1)
Tính toán nhƣ sau:
- Số lần luân chuyển của vốn lƣu động năm N-1:
L0 =
M0
=
15.600
LĐV (5.000/2 + 5.100 + 5.200 + 5.300 + 5.400/2)/4
=
15.600
= 3 (lần)
5.200
- Kỳ luân chuyển vốn lƣu động:
K0 =
360
= 120 (ngày)
3
K1 =
360
= 90 (ngày)
4
L§1V
L§1V
154
- Mức tiết kiệm vốn lƣu động năm N so với năm N-1 do tốc độ luân chuyển vốn
lƣu động tăng từ 3 vòng lên 4 vòng là:
VTK =
18.000
x (90 - 120) = - 1.500 (triệu đồng)
360
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Để sử dụng vốn lƣu động có hiệu quả, doanh nghiệp phải tìm các quản lý tốt nhất
các yếu tố cấu thành nên nhu cầu vốn lƣu động, đó là các khoản vốn ở khâu dự trữ, các
khoản nợ phải thu, các loại vốn bằng tiền.
Quản lý vốn ở khâu dự trữ
Mục tiêu quản lý
Dự trữ trong doanh nghiệp bao gồm các loại vật tƣ hàng hoá tồn kho. Mức dự trữ
cần đảm bảo cho nhu cầu cần thiết của việc kinh doanh. Dự trữ quá ít có thế vật tƣ
hàng hoá không đủ cho sản xuất, tiêu thụ, làm gián đoạn việc kinh doanh. Ngƣợc lại,
dự trữ quá lớn tới mức dƣ thừa không cần thiết sẽ làm đọng vốn lƣu động, tăng chi phí.
Mục tiêu của quản lý vốn dự trữ là:
- Đảm bảo dự trữ đủ vật tƣ, hàng hoá cho nhu cầu kinh doanh liên tục.
- Tối thiểu hoá số vốn lƣu động ở khâu dự trữ để tránh đọng vốn.
Biện pháp quản lý vốn dự trữ
Các biện pháp quản lý vốn dự trữ nhằm vào các nhân tố ảnh hƣởng tới mức dự
trữ vật tƣ, hàng hoá (hàng tồn kho). Biên pháp chủ yếu là:
- Xác định đúng nhu cầu dự trữ vật tƣ, hàng hoá cho nhu cầu kinh doanh trong
kỳ. Nếu là dự trữ vật tƣ thì tính toán trên cơ sở các định mức kinh tế – kỹ thuật về tiêu
dùng vật tƣ. Nếu là dự trữ hàng hoá thì tính tới mức sản xuất và tiêu thụ thành phẩm
hàng ngày và trong kỳ.
- Tìm nguồn cung ứng hàng hoá vật tƣ ổn định, thích hợp. Nguồn cung ứng lệ
thuộc vào nhiều yếu tố có thể ảnh hƣởng tới mức dự trữ nhƣ ngƣời cung cấp ở gần hay
xa, phƣơng tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển, giá cả, Chẳng hạn, nếu nguồn
cung ứng là 7 ngày mới có một chuyến thì cần dự trữ dài ngày hơn so với nguồn cung
cấp gần, chỉ 2- 3 ngày một chuyến.
- Quản lý tốt hàng tồn kho để tránh tổn thất ứ đọng, hạ phẩm chất vật tƣ, hàng
hoá. Nếu vật tƣ hàng hoá bị ứ đọng, hạ phẩm chất cần phải có biện pháp thanh lý để
thu hồi vốn hoặc thay đổi chủng loại.
- Áp dụng các biện pháp tài chính nhƣ mua bảo hiểm, lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho để có nguồn tài chính bù đắp tổn thất.
155
Quản lý khoản phải thu
Mục tiêu quản lý
Khoản phải thu (nợ phải thu) trong doanh nghiệp tồn tại là khách quan nhƣng
mức phải thu cao hay thấp cũng phụ thuộc vào nhân tố chủ quan là cách quản lý của
doanh nghiệp. Nợ phải thu có nhiều loại, đó là khoản phải thu của ngƣời mua, khoản
trả trƣớc cho ngƣời bán, khoản phải thu nội bộ, khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) đƣợc
khấu trừ, khoản phải thu khác. Trong số này, khoản phải thu của khách hàng mua hoặc
bán thƣờng lớn nhất.Nợ phải thu quá lớn làm cho vốn lƣu động bị chiếm dụng tạm thời
tăng lên, tức là tăng chi phí sử dụng vốn. Nợ phải thu giảm quá mức cần thiết có thể
giảm cơ hội kinh doanh. Vì vậy, mục tiêu quản lý các khoản phải thu là:
- Tối thiểu hoá các khoản nợ phải thu để giảm mức độ bị chiếm dụng vốn, không
ảnh hƣởng xấu tới chi phí, lợi nhuận.
- Không để xảy ra tình trạng nợ khó đòi, nợ bị mất.
- Tạo thuận lợi trong quan hệ mua ,bán liên quan đến việc thanh toán tiền hàng.
Biện pháp quản lý khoản phải thu
Tuỳ theo từng loại nợ phải thu và căn cứ vào mục tiêu quản lý nợ mà có các biện
pháp quản lý có hiệu quả.
- Đối với khoản phải thu của khách hàng mua: biện pháp quản lý chủ yếu là lựa
chọn thể thức thanh toán qua ngân hàng và có chiến lƣợc bán chịu thích hợp.
Biện pháp quản lý khoản phải thu của khách hàng mua
Biện pháp áp dụng Tác dụng
(1). Lựa chọn thể thức thanh toán qua
ngân hàng thích hợp
- Rút ngắn đƣợc thời gian thanh toán tiền
hàng
(2). Xây dựng chính sách bán chịu thích
hợp
- Cho phép trả chậm có thời hạn, quá thời
hạn phải trả lãi, nếu trả trƣớc thì đƣợc
giảm theo tỷ lệ (chiết khấu thanh toán)
- Khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm,
mở rộng thị trƣờng. Tăng tính cạnh tranh
(chiết khấu thƣơng mại), và khuyến
khích trả tiền sớm (chiết khấu thanh
toán).
- Xác định đối tƣợng bán chịu phải đủ tín
nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ.
- Giảm bớt rủi ro do nợ khó đòi, nợ mất.
(3). Kiểm soát nợ phải thu
- Theo dõi các khoản nợ theo từng kỳ hạn - Chủ động trong việc đòi nợ và áp dụng
156
(số ngày) của nợ trong hạn và nợ quá hạn
bằng sổ theo dõi công nợ.
các biện pháp cần thiết để đôn đốc trả nợ
- Lập chỉ tiêu kiểm soát nợ phải thu: - Để biết rõ mức độ bị chiếm dụng vốn,
mức độ đạt đƣợc của doanh thu, từ đó có
các biện pháp đôn đốc công nợ
Hệ số nợ
phải thu
= Tổng số nợ phải thu
Doanh số hàng bán ra
(4). Thực hiện thu nợ
- Đối chiếu công nợ - Để xác định rõ các khoản nợ còn địa
chỉ để thu và để thoả thuận cách thu nợ
- Các bƣớc thu nợ quá hạn thanh toán:
+ Đôn đốc khách hành băng mọi biện
pháp
- Tạo điều kiện cho khách hàng kịp tìm
nguồn vốn để trả nợ
+ Áp dụng biện pháp pháp lý (gia hạn nợ,
chuyển sang nợ quá hạn)
- Đặt khách hàng nợ vào trạng thái bắt
buộc phải trả nợ
+ Đƣa ra toà án kinh tế để giải quyết - Là cách cuối cùng để thu nợ có nguy cơ
khó đòi
(5). Xử lý nợ mất, nợ khó đòi bằng nguồn
tài chính dự phòng của doanh nghiệp
(nhƣng vẫn theo dõi để tận thu).
- Làm sạch bảng cân đối kế toán về nợ
phải thu của khách hàng nhƣng đã tăng
chi phí.
- Đối với khoản trả trƣớc cho ngƣời bán: khoản trả trƣớc cho ngƣời bán thực chất
không phải là khoản phải thu về mà là khoản tiền đặt cọc hoặc tiền hàng trả trƣớc (một
phần hay toàn bộ) nhƣng hàng hoá chƣa nhận đƣợc. Nhƣ vậy vốn của doanh nghiệp
tạm thời bị chiếm dụng nên cũng cần phải qản lý cho tốt.
Biện pháp quản lý nợ này là:
+ Việc trả trƣớc phải thực sự cần thiết và phải có hợp đồng cung ứng rõ ràng về
trách nhiệm của nhà cung cấp.
+ Các khoản trả trƣớc nên có thời hạn ngắn để tránh hiện tƣợng biến dạng từ tín
dụng thƣơng mại (công nợ trong thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ) thanh hình thức
huy động vốn của nhà cung cấp.
+ Cần đánh giá mức độ tín nhiệm của nhà cung cấp về khẻ năng cung ứng hàng
hoá, dịch vụ, về sự biến động của giá cả thị trƣờng để giảm thiểu rủi ro mất vốn.
- Đối với khoản phải thu nội bộ: khoản phải thu nội bộ thƣờng là các khoản tạm
ứng nội bộ, các khoản phải thu từ các cơ sở trực thuộc. Biện pháp quản lý chủ yếu với
khoản phải thu nội bộ là theo dõi, đôn đốc thanh toán kịp thời khi hoàn thành công
việc và thu hồi các khoản dƣ thừa.
157
Quản lý vốn bằng tiền
Nội dung vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của d0anh nghiệp bao gồm tiền mặt tại
quĩ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các loại vốn bằng tiền phát sinh là cần
thiết nhƣng nếu để dƣ thừa quá lớn cũng hạn chế tới hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy cần
có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại.
Biện pháp quản lý vốn bằng tiền
Biện pháp áp dụng Tác dụng
(1). Tiền mặt tại quĩ :
- Không để tiền mặt tại quĩ quá lớn, nếu dƣ
thừa vƣợt mức thì gửi ngân hàng.
- Đảm bảo an toàn và tăng tính hiệu
quả (có lãi tiền gửi ngân hàng)
- Chi tiêu có nguyên tắc chế độ kế toán quĩ. - Đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Kiểm quĩ cuối ngày, đối chiếu giữa tồn quĩ
tiền mặt với sổ sách kế toán và sổ quĩ (cân
bằng ba mặt)
- Tránh sự lạm dụng của nhân viên
trực tiếp quĩ tiền mặt và kế toán.
(2). Tiền đang chuyển :
(Tiền đang làm thủ tục chuyển qua ngân
hàng từ cơ sở trực thuộc hoặc từ khách hàng
về tài khoản của doanh nghiệp)
- Theo dõi chặt chẽ thời hạn từ khi chuyển
từ đơn vị trực thuộc tới khi nộp về doanh
nghiệp (nếu chuyển trực tiếp)
- Tránh sự lạm dụng của nhân viên nộp
tiền từ cơ sở và của nhân viên tiếp
nhận khác.
- Nên áp dụng biện pháp thu tiền qua ngân
hàng và chuyển vào tài khoản tại ngân hàng.
- Tính an toàn cao và tiện lợi.
(3). Tiền gửi ngân hàng :
- Đảm bảo số dƣ tiền gửi cần thiết tại ngân
hàng để đủ khả năng thanh toán thƣờng
xuyên. Nếu thiếu phải tìm nguồn bổ sung
- Chủ động về khả năng chi trả, khả
năng thanh toán và nhu cầu kinh doanh
- Khi dƣ thừa quá lớn tại tài khoản phải có
biện pháp sử dụng nhƣ trả bớt nợ, đầu tƣ tài
chính ngắn hạn.
- Tăng tính hiệu quả của vốn lƣu động
158
CHƢƠNG 6: QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP
6.1. QUẢN LÝ TÀI SẢN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
6.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản lƣu động
6.1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động
Tài sản lƣu động trong doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng tƣơng
đối ngắn và chuyển đổi hình dáng dễ dàng khi sử dụng. Trên bảng cân đối kế toán, tài
sản lƣu động thể hiện ở các khoản mục nhƣ tiền, các chứng khoán đầu tƣ tài chính
ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lƣu động khác.
Tài sản lƣu động là tài sản chỉ tham gia 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh tức là đến
chu kỳ sản xuất kinh doanh sau lại phải dùng tài sản lƣu động mới. Do đặc điểm này
nên toàn bộ giá trị của tài sản lƣu động đƣợc chuyển dịch 1 lần vào sản phẩm và đƣợc
bù đắp toàn bộ khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ.
Tài sản lƣu động (trừ dụng cụ lao động) qua quá trình sản xuất hợp thành thực
thể của sản phẩm nên mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh luôn thay đổi hình thái
biểu hiện theo một vòng khép kín nhƣ sau:
Hình 6.1: Chu kỳ chuyển đổi của tài sản lưu động
Xét về mặt giá trị thì doanh nghiệp thu đƣợc một số tiền lớn hơn tiền mua nguyên
vật liệu do chi phí nhân công, chi phí khấu hao, lãi kinh doanh... cũng đƣợc tính vào
giá trị sản phẩm tiêu thụ.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục thì luôn cần dự trữ
tài sản lƣu động ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất: dự trữ nguyên vật liệu, dự
trữ bán thành phẩm, thành phẩm, dự trữ tài sản dƣới dạng các khoản phải thu, dự trữ
tiền. Nhƣ vậy tại mỗi thời điểm, tài sản lƣu động của doanh nghiệp luôn tồn tại dƣới
các hình thái ở trên. Với doanh nghiệp thƣơng mại, vòng luân chuyển của tài sản lƣu
động đơn giản hơn, tồn tại dƣới dạng tiền, hàng hoá và các khoản phải thu.
Tiền
Nguyên vật liệu Các khoản phải thu
Bán thành phẩm Thành phẩm
159
6.1.1.2. Phân loại tài sản lưu động
Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà tài sản lƣu động đƣợc phân loại thành các thành
phần khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại tài sản lƣu động thƣờng dùng.
a. Phân loại tài sản lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo tiêu chí phân loại này, tài sản lƣu động biểu hiện dƣới hinh thái cụ thể gì,
thì có thể chia tài sản lƣu động thành 2 loại: tiền và vật tƣ, hàng hoá.
* Tài sản lƣu động biểu hiện bằng tiền bao gồm các loại sau:
- Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền:
+ Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, vàng bạc, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền
đang chuyển.
+ Các khoản tƣơng đƣơng tiền là trị giá các chứng khoán nhƣ kỳ phiếu, tín
phiếu có kỳ hạn thanh toán không quá 3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp mua.
- Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn là giá trị các chứng khoán đã mua có thời
hạn thanh toán trên 3 tháng đến 1 năm và các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn.
- Các khoản phải thu: đây là nhóm công nợ phải thu của ngƣời mua, các khoản
trả trƣớc (ứng trƣớc) cho ngƣời bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng.
- Các khoản khác: chi phí trả trƣớc, thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ, các khoản
phải thu từ nhà nƣớc (thuế nộp thừa), tạm ứng cho công nhân viên chƣa thanh toán.
* Tài sản lƣu động biểu hiện bằng vật tƣ, hàng hoá bao gồm giá trị của các loại
hàng tồn kho nhƣ:
- Trị giá hàng mua đang đi trên đƣờng
- Trị giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tồn kho,
- Trị giá công cụ dụng cụ,
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,
- Trị giá thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán,
b. Phân loại theo vai trò của tài sản lưu động
Xét theo tiêu chí từng loại tài sản lƣu động có vai trò gì trong các khâu của quá
trình kinh doanh, có thể chia tài sản lƣu động thành 3 loại: tài sản lƣu động trong khâu
dự trữ sản xuất, tài sản lƣu động trong khâu sản xuất và tài sản lƣu động trong khâu
lƣu thông.
* Tài sản lƣu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm có:
- Nguyên liệu chính
- Nguyên liệu phụ
- Nhiên liệu
160
- Phụ tùng thay thế
- Công cụ, dụng cụ
* Tài sản lƣu động trong khâu sản xuất gồm có:
- Sản phẩm đang chế tạo
- Chi phí trả trƣớc
- Chi phí chờ kết chuyển
* Tài sản lƣu động trong khâu lƣu thông gồm có:
- Thành phẩm
- Tiền
- Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
- Khoản phải thu,tạm ứng
Tài sản lƣu động vận động không ngừng qua các khâu kinh doanh và mang tính
chu kỳ. Việc phân loại tài sản lƣu động chỉ mang tính chất tƣơng đối. Điều quan trọng
nhất của việc phân loại tài sản lƣu động là giúp cho công tác quản lý tài sản lƣu động
đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu là lợi nhuận
- Luôn đảm bảo cho các khâu của quá trình kinh doanh đƣợc liên tục, không bị
gián đoạn.
- Đảm bảo khả năng thanh toán của công nợ ngắn hạn
6.1.2. Nội dung quản lý tài sản lƣu động
Giá trị các loại tài sản lƣu động của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất
thƣờng chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản. Vì vậy, quản trị và sử dụng hợp lý
các loại tài sản lƣu động có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Mặc dù có khá nhiều nguyên nhân làm cho doanh nghiệp bị
phá sản, song sự hoạch định và quản lý yếu kém các loại tài sản lƣu động là một
nguyên nhân rất quan trọng.
Một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu không có tài sản lƣu động. Bởi vậy,
các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hiệu quả khi đầu tƣ vào các loại tài sản lƣu
động. Khi phân tích cần chú ý tới những điểm khác biệt giữa tài sản lƣu động và tài
sản cố định:
- Các loại tài sản lƣu động có thể chuyển đổi thành tiền nhanh hơn so với tài sản
cố định.
- Không nhƣ tài sản cố định, các khoản đầu tƣ ngân quỹ vào tài sản lƣu động
thƣờng có thể bị hủy bỏ tại bất cứ thời điểm nào mà không phải chịu chi phí tốn kém.
Song do tài sản lƣu động phải đáp ứng nhanh chóng sự biến động của doanh thu và sản
161
xuất, nên những tài sản thuộc loại này chịu sự lệ thuộc khá nhiều vào những dao động
mang tính thời vụ và chu kỳ trong kinh doanh.
Một đặc điểm quan trọng của tài sản lƣu động là lợi nhuận đầu tƣ vào những tài
sản này là lợi nhuận gián tiếp. Bởi vậy, lợi nhuận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_moi.pdf