Tập bài giảng Nghệ thuật học

Mở đầu

Nghệ thuật học là môn học mang tính đại cương không quá đi sâu vào các loại hình nghệ thuật, không trình bày diễn trình phát triển của lịch sử mỹ thuật nói riêng, mà ở đây vấn đề nghiên cứu chính là những thành tựu của con người đạt được qua các giai đoạn lịch sử về: văn học, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, hội họa Từ đó nghiên cứu sâu về khái niệm, lịch sử hình thành cũng như những đặc trưng cơ bản của các loại hình nghệ thuật.

Từng chương trong học phần này sẽ giải quyết các vấn đề đó. Chương 1 sẽ bắt đầu với việc lý giải nguồn gốc của nghệ thuật.

Mục tiêu

- Giải thích các căn cứ nguồn gốc của nghệ thuật

- Nêu bật được tính khoa học và ưu thế của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực thừa. Từ đó giúp người học có cái nhìn toàn diện về sự ra đời và nguồn gốc của nghệ thuật.

 

doc116 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Nghệ thuật học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i diện cho Trừu tượng như Pie Mônđrian (Piet Mondrian) và Têô Van Đats buốc (The’o Van Doesburg). Mônđrian đến Paris năm 1911 và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Lập thể, sau đó, trong tranh của mình Mônđrian chỉ sử dụng đường thẳng và góc vuông cùng những màu cơ bản đỏ, vàng, lam, và đen trắng để tạo bố cục. Ông tạo ra nhiều cách sắp xếp những đường vuông góc ngang dọc khác nhau mang tên gọi bố cục 1, 2, 3 Ông là người theo ảnh hưởng của Lập thể song Trừu tượng vừa hiện thực. Mônđrian cho rằng hội hoạ Trừu tượng phải có phong cách sáng tác hoàn toàn Trừu tượng và nghệ thuật chỉ thực sự là nghệ thuật khi nó không phụ thuộc vào môi trường thế giới tự nhiên. Như vậy, đến Trừu tượng, nghệ thuật mang tính phủ định hoàn toàn hiện thực khách quan và nó mang tính biểu hiện chủ quan thông qua các yếu tố ngôn ngữ tạo hình do hoạ sĩ lựa chọn. Phong cách của Môđrian là phong cách Trừu tượng, hay là khuynh hướng tân tạo hình. Lý thuyết ông xây dựng dựa trên cơ sở toán học với mục đích muốn đạt tới hình thể lý tưởng của sự vật, mang tính vĩnh cửu. Khuynh hướng này được kiến trúc hiện đại ưa thích. Nghệ thuật Trừu tượng Ở Đức Khi thế chiến lần thứ nhất kết thúc, có một nhóm nghệ sĩ thành lập nhóm “Người kỹ sĩ xanh”. Linh hồn của nhóm là một hoạ sĩ gốc Nga Kanđinsky. Do say mê âm nhạc, Kanđinsky và nhóm đưa ra một lý thuyết về hội hoạ mang tính nhạc, hay còn gọi là thể loại âm nhạc màu. Tranh của Kanđinsky cũng sử dụng thuần tuý các yếu tố đường nét, màu sắc, bố cục để biểu hiện. Ông muốn chia thác ý nghĩa hàm chứa trong mỗi yếu tố diễn đạt: hình, màu, đường nét. Đó là biểu hiện của nghệ thuật Trừu tượng ở Đức. Nghệ thuật Trừu tượng ở Nga Từ năm 1910 – 1913 ở Nga có 3 biểu hiện Trừu tượng: Cấu trúc, Tia sáng và Siêu Việt. Mỗi một khuynh hướng cấu trúc mang ảnh hưởng từ các xu hướng nghệ thuật khác nhau. Khuynh hướng cấu trúc là sự tiếp tục của xu hướng Lập thể muốn tạo ra sự vật mới. nghệ thuật cấu trúc vừa giống Lập thể lại vừa giống phong cách tân tạo hình của Mônđrian. Khuynh hướng Tia sáng lại là một biểu hiện Trừu tượng khác. Phù hợp với tên của nó, khuynh hướng này chú ý nhiều về ánh sáng. Nhưng ánh sáng ở đây là ánh sáng của các thiết bị điện. Nhiều nguồn sáng giao thoa tạo nên màu sắc mới lạ Biểu hiện khuynh hướng này lại gần với nghệ thuật Vị lai. Khuynh hướng Siêu việt với đại diện Malêvich, ông cho rằng người nghệ sĩ phải tạo ra một thực tại mới, vượt xa hiện tại vật chất tầm thường, một thực tại siêu việt nhất. Tranh mang tính chất tuyên ngôn của Malêvích là một hình vuông đen trên nền trắng. Ngoài ra trong tranh của ông có đề cập tới một số hình cơ bản khác: Hình chữ nhật, hình thang, hình tròn và những màu cơ bản: Đỏ – vàng – lam. Qua một số biểu hiện Trừu tượng Pháp, Nga, Đức, Hà Lan ta thấy nghệ thuật Trừu tượng đã làm theo đúng tuyên ngôn của họ. Theo quan niệm của các hoạ sĩ Trừu tượng khả năng biểu đạt của hội hoạ hiện thực bị giới hạn. Trên cơ sở của hội hoạ điển hình, các thế hệ đi trước khai thác đã cạn rồi. Nếu đi trên con đường đó cũng chỉ tạo ra các tác phẩm giống cổ điển mà thôi. Họ cho rằng nếu Xêdan sống lại thì Xêdan cũng vẽ Trừu tượng. Đây chính là hội hoạ của thế kỷ hiện đại ngày nay. Hoạ sĩ Trừu tượng Vaxili Kanđinsky (Wassily Kandinsky: 1866 – 1944) Sinh ngày 4/12/1866 tại Nga. 20 tuổi theo học luật và kinh tế, năm 1896 Kanđinsky quyết định dành thời gian vẽ tranh, và chuyển đến học vẽ tại trường nghệ thuật Azbeis. Thời kỳ đầu trong nghệ thuật, Kanđinsky chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Dã thú. Tranh của ông giai đoạn này có nét gì đó phảng phất tranh Matitxơ. Tuy vậy với những tác phẩm từ 1910 trở về sau, tranh của Kanđinsky mang đặc trưng của hội hoạ Trừu tượng. Trong các bức tranh vẽ 1910 Kanđinsky ta thấy ba yếu tố ngôn ngữ hội hoạ được ông sử dụng triệt để, đó là hình, màu sắc, bố cục. Để có thể diễn tả được nhu cầu chủ yếu của tâm linh, nội tại chủ quan mìn, Kanđinsky chủ trương dùng màu sắc nguyên chất, tươi tắn mạnh mẽ: hoặc màu cơ bản, màu gốc hoặc màu bổ túc rực rỡ tươi sáng. Ông không bóp hình hay tạo hình khác xa nguyên mẫu như Lập thể hay Dã thú. Ông không xuất phát từ hình dáng tự nhiên của con người, cảnh vật mà dùng hình thể trừu tượng bằng nét, hình học, kỷ hà, ông đã tạo ra một thứ tranh mới,thuần tuý hội hoạ. 1.6. Nghệ thuật Siêu thực (SURRÉALESME) 1.6.1. Sự ra đời và những quan niệm sáng tạo của nghệ thuật Siêu thực Siêu thực: Điều vượt quá hiện thực mang lại sự lạ lùng thậm chí kì dị, người ta có thể tìm tấy tính chất siêu thực trong nhiều tác phẩm văn học, Hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, Chủ nghĩa Siêu thực hay phong cách Siêu thực dùng để chỉ trào lưu văn nghệ phát sinh ở Pháp từ khoảng đầu thế kỉ 20 kéo dài đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (phát triển mạnh nhất vào những năm 1920 – 1930). Chủ nghĩa Siêu thực nổi lên nhằm chống lại tất cả những luật lệ về hình thể, những quy ước logic và đạo đức xã hội, chủ nghĩa Siêu thực say mê cái kì quặc phi lí, muốn nổi loạn trong cách diễn đật và tiến hành Hiện thực hoá tư duy và lí tưởng hoá. Nhìn chung quan điểm của trường phái Siêu thực là sự tiếp nối của chủ nghĩa Đa đa (Dada), chúng đều giống chủ nghĩa duy lí. Có lẽ sự tàn khốc của chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho các nghệ sĩ mất lòng tin nên họ có xu hướng lẩn trốn thực tại. Thuật ngữ chủ nghĩa Siêu thực được nhà thơ A pôn li ne rơ (Apolliinaire) dùng trong tác phẩm của mình vào năm 1917. Nhà thơ An đrê Brơ tông (André Breton) đã viết “tuyên ngôn của cách mạng Siêu thực” (1942). Từ đó thuật ngữ này được dùng thường xuyên trong giới văn học nghệ thuật. Mục đích chính của phong trào Siêu thực là :giải quyết tình trạng mâu thuẫn tồn tại giữa mộng và thực, đưa nó tới một thực tế tuyệt đối: “trạng thái Siêu thực”. Nghệ sĩ Siêu thực thể hiện phong cách nghệ thuật của mình rất khác nhau, họ luôn có những quan điểm trái ngược về học thuyết, do vậy, trong quá trình hoạt động sáng tạo của phong trào đã nhiếp ảnh sinh ra nhiều mâu thuẫn, có người bị khai trừ, có người tự từ bỏ phong trào. Các hoạ sĩ nổi tiếng của phong trào này là: Pi ca bi a (Picabia), Giăng (Jean), San van do Đa li (Salvador Dali), Pôn Kli (PaulKlee). Phong trào Siêu thực lan rộng khắp châu âu và gây ra nhiều tranh luận nhất vào thời gian giữa hai cuộc đại chiến. Triển lãm tranh Siêu thực đầu tiên được tổ chức vào năm 1925, 1927, sau đó còn được tổ chức triển lãm chung với phim Siêu thực ở Pháp. cuộc triển lãm Siêu thực quan trọng nhất được tổ chức ở Luân đôn do Brơ tông (Breton) khai trương vào năm 1936. sau một thời gian phong trào này yếu dần và bị thay thế bằng các xu hướng nghệ thuật khác. 1.6.2. Hoạ sĩ siêu thực San va đô Đa li (Salvador dali: 1904 – 1989) Sinh ngày 2/5/1904 tại Tây Ban Nha. Ông là một hoạ sĩ Siêu thực vĩ đại. 14 tuổi đã trưng bày tranh tại Nhà hát ở Phighêraxơ, sau đó đi học nghệ thuật tại học viện Phécnanđô ở Mađrít. Năm 1925, triển lãm cá nhân đầu tiên được phòng tranh Đanmô ở Bácxêlôna. Một năm sau, đến Paris và gặp gỡ Phicatxô. Ông giống như các hoạ sĩ cũng bắt đầu từ nghệ thuật hiện thực. Những bức tranh tả thực cao độ của ông như: “Cô gái bên cửa sổ”, “Giỏ bánh mỳ” đã cho thấy tài năng của ông. Sau hiện thực, ông chịu ảnh hưởng của Lập thể. Từ năm 1924, 1925 ông bắt đầu đi vào phong cách Siêu thực. Tranh của ông có màu sắc tươi sáng. Các hình tượng trong tranh được sắp xếp theo một logíc, một trật tự riêng của hoạ sĩ. Trật tự ấy mang màu sắc triết lý, tư duy trừu tượng. Tuy vậy có nhiều tác phẩm bộc lộ một cách sâu sắc các ý tưởng của hoạ sĩ và đơn giản về hình tượng giúp người xem có thể cảm nhận được ý đồ chủ quan của nghệ sỹ. Tác phẩm “Sự dai dẳng của ký ức” vẽ năm 1931 là một trong những tác phẩm thành công của ông. Đali còn vẽ nhiều chân dung Siêu thực: Chân dung Picatxô, chân dụng tự hoạ Một số tranh về đề tài tôn giáo, thần thoại dưới con mắt tạo hình Siêu thực cũng được hoan nghênh và thành công. Đặc biệt bức tranh có tên: “Sự bùng nổ của cái đầu theo kiểu Raphael” được vẽ bằng ngôn ngữ Siêu thực lấy cảm hứng từ vòm điện Pantênông ở Rôm. Đali gọi tranh của mình là “Những tấm ảnh trong mơ vẽ bằng tay”. Ông muốn chứng minh rằng thế giới thực chứa đựng nhiều sự phi lý và nghệ thuật phải làm rõ những cái đó. Tuy vậy, có thể thấy rằng Đali đã tạo được cho tranh của mình một cách biểu hiện mới lạ. Cho dù có những tác phẩm khó lý giải vì đó là những hình ảnh không có thực. Nhưng thế mới là nghệ thuật: càng khó càng gây sự say mê, sự thu hút muốn tìm hiểu. Đali bằng tranh của mình đã muốn dẫn chúng ta từ thế giới hiện thực đến thế giới tâm linh mà ta chưa tiếp cận được. Phong cách của ông được nhiều hoạ sĩ tiếp nhận và đi theo. 2. Mỹ thuật ứng dụng (Design) Trong sự tồn tại và phát triển của mình, các loại hình nghệ thuật không chịu sự tác động hoàn cảnh xã hội - lịch sử mà giữa chúng có sự tác động lẫn nhau. Nghệ thuật trang trí thực dụng: Nghệ thuật trang trí thực dụng góp phần quan trọng vào việc làm việc làm đẹp cho con người và môi trường con người. Nghệ thuật trang trí thực dụng vừa nói lên óc thẩm mỹ tinh tế, vừa nói lên bàn tay điêu luyện tuyệt vời của người chế tác, vì vậy nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người dường như còn lại những dấu vết, những thời kỳ lịch sử. Nghệ thuật kiến trúc: Kiến trúc là loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện. Bởi lẽ, nó không phản ánh một cái gì sẵn có trong hiện thực mà nói nói với chúng ta rất nhiều điều về con người và thời đại, nó được ghi nhận như một nhân chứng lịch sử. 3. Nghệ thuật sắp đặt Nghệ thuật sắp đặt khởi nguồn từ phương Tây và nhanh chóng lan sang các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, sắp đặt là sự sắp xếp các đồ vật, hình thể trong không gian thực được thể hiện với ý tưởng mới của người nghệ sĩ thời Hậu Hiện đại, những thứ giản dị tưởng chừng bỏ đi như vật phế thải hay những thông tin quảng cáo vỉa hè.,..đều có thể được đưa vào chất liệu của nghệ thuật mới này. Nó rất gần với nghệ thuật truyền thông- truyền thông điệp mới bằng ý đồ nghệ thuật mang tính xã hội.Những hình khối đặc biệt được tạo nên từ những chất liệu vô cùng giản dị, chúng lơ lửng trên không trung, mở ra một không gian huyền ảo - Đó đích thực là những sáng tạo của nữ tác giả Claire Morgan. Nghệ sỹ chỉ sử dụng chất liệu rất đời thường như hoa quả, lá, túi nilon và đặc biệt là dây chỉ để tạo những hình khối độc đáo, có cảm giác như đang chuyển động vậy.Tác phẩm đầu tay của nghệ sỹ người Anh là con thuyền giấy Water on the Basin được tạo ra từ 5.300 chiếc thuyền giấy nhỏ khác nhau.“Những tác phẩm của tôi truyền tải thông điệp về sự thay đổi của thời gian, nhất là những hiện tượng chỉ thoáng qua xung quanh chúng ta”, cô Claire cho biết. “Đối với tôi, những sáng tạo từ hàng nghìn mảnh ghép khác nhau đều có liên hệ trực tiếp với những trải nghiệm trong cuộc sống thực tại”. Câu hỏi: Nêu sự phát triển của hội họa với các xu hướng mới thế kỷ XX Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Trình diễn Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Sắp đặt Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Design Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Video- Art Giới thiệu và làm nổi bật một vài phong cách nghệ thuật tiêu biểu của họa sĩ ấn tượng, Hậu ấn tượng. Hướng dẫn thực hiện Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các danh họa thế kỷ XIX, XX Đọc và nghiên cứu tài liệu, các thông tin triển lãm và xem triển lãm mỹ thuật đương đại và nhận xét vể những trai nghiệm của họa sĩ trẻ Việt Nam với nghệ thuật Trình diễn, Sắp Đặt. CHƯƠNG V: ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT Mở đầu Sự đa dạng, phong phú của đời sống hiện thực đòi hỏi nghệ thuật cũng phải đa dạng, phong phú mới có khả năng phản ánh nổi, phản ánh hết những khía cạnh phức tạp của cuộc đời. Trong quá trình phản ánh hiện thực, mỗi loại hình nghệ thuật bộc lộ những mặt yếu, những hạn chế của nó so với loại hình nghệ thuật độc tôn, duy nhất, như hội họa chẳng hạn, thì làm sao có thể phản ánh được cái hay, cỏi đẹp của thế giới âm tâm hồn sâu thẳm nơi con người? Trong khi đó loại hình âm nhạc, loại hình văn chương lại làm được và rất tốt điều này. Do sự phát phong phú của các giác quan thẩm mỹ. Sự phong phú của các phương tiện vật chất - kỹ thuật mà nghệ sĩ sử dụng khi xây dựng tác phẩm nghệ thuật, dẫn tới việc hình thành ngôn ngữ đặc trưng cho mỗi loại hình nghệ thuậttừ nhiều nguyên nhân khác nhau đòi hỏi các loại hình nghệ thuật khác nhau ra đời. Người ta căn cứ vào những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại hình nghệ thuật để phân nhóm các loại hình: nhóm thời gian - không gian, nhóm tạo hình - biểu tượng, nhóm mang tính thực dụng hay không gian thực dụng, nhóm yêu cầu biểu diễn hay không có yêu cầu biểu diễn. Chương 5 sẽ giúp các bạn những kiến thức cần thiết về sự hiểu biết cũng như những nét chuyên biệt của 7 loại hình nghệ thuật Mục tiêu Giúp người học hiểu được những đặc trưng của các loại hình nghệ thuật cơ bản. Nắm được những khái niệm cơ bản về văn học, hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, điêu khắctừ đó có cái nhìn nhận đúng đắn về vai trò của mỗi loại hình nghệ thuật. Nắm được lịch sử hình thành các loại hình nghệ thuật cơ bản BÀI 1: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 1. Cơ sở phân chia các loại hình nghệ thuật 1.1.Những căn cứ khách quan dẫn tới sự phân chia nghệ thuật thành các loại hình Ngay từ khi mới ra đời, mỗi tác phẩm nghệ thuật đã thuộc về một loại hình ,loại thể nào đó.Việc xuất hiện các loại hình, loại thể nghệ thuật khác nhau làm cho “Gia đình” nghệ thuật càng trở nên sinh động, phong phú,có khả năng phản ánh hiện thực một cách sâu rộng, đồng thời cũng đáp ứng được các loại thị hiếu nghệ thuật khác nhau của công chúng.Chính ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật đã mang lại cho mỗi tác phẩm một vẻ đẹp riêng,độc đáo,không lặp lại yếu tố nào. Sở dĩ có hiện tượng trên là vì không phải vì bất kì tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng trên cơ sở một hệ thống phương tiện vật chất-kỹ thuật(phương tiện tạo hình-biểu hiện) chung mà bằng phương tiện riêng của mỗi loại hình, loại thể nhất định. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật là không đều và không giống nhau, vì quá trình vận động của mỗi loại hình luôn luôn tùy thuộc vào điều kiện xã hội – lịch sử và nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của từng thời đại. Không phải ngẫu nhiên mà nghệ thuật được phân chia thành các loại hình,loại thể.Có ba căn cứ khách quan dẫn tới sự phân chia đó. Một là ,sự đa dạng, phong phú của đời sống hiện thực đòi hỏi nghệ thuật cũng phải đa dạng, phong phú mới có khả năng phản ánh nổi,phản ánh hết những khía cạnh phức tạp của cuộc đời.Trong quá trình phản ánh hiện thực, mỗi loại hình nghệ thuật bộc lộ những mặt yếu, những hạn chế của nó so với các loại hình nghệ thuật độc tôn,duy nhất, như hội họa chẳng hạn, thì làm sao có thể phản ánh được cái hay,cái đẹp của thế giới âm thanh,thế giới tâm hồn sâu thẳm nơi con người ?Trong khi đó loại hình âm nhạc , loại hình văn chương lại làm được và rất tốt điều. Hai là, do sự phát phong phú của các giác quan thẩm mỹ.Con người dùng các giác quan thẩm mỹ của mình(đặc biệt là tai và mắt) đòi hỏi xuất hiện những loại hình nghệ thuật mang tính thị giác như kiến trúc,điêu khắc, hội họa thì lại giúp họ có khả năng cảm nhận những tín hiệu thong tin thính giác(âm thanh và sự vận động của âm thanh) đòi hỏi phải xuất hiện những loại hình nghệ thuật mang tính thính giác như âm nhạc.Trên thực tế , khi thụ cảm nghệ thuật , con người thường sử dụng cả tai lẫn mắt,điều này dẫn tới việc xuất hiện những loại hình nghệ thuật mang tính thị giác vừa mang tính thính giác như múa,sân khấu, điện ảnh Ba là, sự phong phú của các phương tiện vật chất – kỹ thuật mà nghệ sĩ sử dụng khi xây dựng tác phẩm nghệ thuật, dẫn tới việc hình thành ngôn ngữ đặc trưng cho mỗi loại hình nghệ thuật.Sự thể hiện quan hệ thẩm mỹ của con người tương ứng , thích hợp là cơ sở của sự hình thành các loại hình nghệ thuật khác nhau. 1.2. Nguyên tắc phân nhóm các loại hình nghệ thuật. - Cách phân chia mang tính truyền thống là dựa trên sự khác biệt trong ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật.Từ đó,người ta chia nghệ thuật thành những loại hình cơ bản : trang trí – thực dụng ,kiến trúc, điêu khắc,hội họa,âm nhạc,múa,văn chương,sân khấu,điện ảnh - Ngoài ra ,người ta còn căn cứ vào những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại hình nghệ thuật để phân nhóm các loại hình : nhóm thời gian - không gian, nhóm tạo hình - biểu tượng, nhóm mang tính thực dụng hay không thực dụng,nhóm yêu cầu biểu diễn hay hay không có yêu cầu biểu diễn. - Cách phân nhóm trên đây đã dựa trên những đặc điểm chung nào đó giữa các loại hình, nhưng vì chỉ chú trọng tới một mặt nhất định mà bỏ qua hoặc xem nhẹ nhữn mặt khác nên không thể tránh khỏi sự máy móc hay khiêm cưỡng. 1.3. Sự tác dụng qua lại các loại hình nghệ thuật Trong sự tồn tại và phát triển của mình, các loại hình nghệ thuật không chỉ chịu sự tác động của hoàn cảnh xã hội – lịch sử mà giữa chúng có sự tác động lẫn nhau. Sự tác động đó có ảnh tích cực tới việc hoàn thiện của từng loại hình,tới việc nảy sinh những loại hình mới.Mặc dù mỗi loại hình có ngôn ngữ khác đặc trưng của nó, nhưng, suy tới cùng, vẫn nằm trong hệ thống tạo hình – biểu hiện chung, nên hai mặt này luôn nương tựa vào nhau,gắn bó với nhau.Hơn nữa ,toàn bộ nghệ thuật với tất thấy các loại hình gộp lại,mới có khả năng phản ánh đầy đủ và sâu sắc hiện thực cuộc sống.Một loại hình nào đó,dù là tổng hợp hay chủ đạo,vẫn không có khả năng gánh vác nhiệm vụ nặng nề trên. Sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa các loại hình nghệ thuật là lẽ đương nhiên, là hiện tượng phổ biến, nhất là đối với những loại hình nghệ thuật được xếp vào nhóm.Dẫu sao, điều đó không làm mất đi dấu hiệu riêng biệt,độc đáo của từng loại hình độc lập. 2. Khái niệm nghệ thuật Kiến trúc Kiến trúc xuất hiện từ khi con người còn là một động vật. Loài chim có tổ, loài thú có hang. Và loài người cũng đã có những phát kiến thông minh cho ngôi nhà của mình trước khi là vượn người. Kiến trúc xuất phát từ nhu cầu cụ thể của con người. Đó là ngôi nhà phục vụ cho mục đích cư trú, bảo vệ con người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, trong đó bao gồm những không gian chứa đựng những thông tin về các hoạt động cụ thể của con người. Có thể đó là ăn - uống - sinh hoạt, có thể đó là tránh thú dữ - thiên tai, có thể đó là thờ cúng thần linh - tổ tiên, ... Khi xã hội xuất hiện, cũng là lúc con người hoạt động có tổ chức, có sự kế thừa và phát triển tri thức, có nhu cầu cao hơn về các hoạt động gọi là nghệ thuật. Từ đó, kiến trúc phát triển hơn, bao hàm nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác xoay quanh nó như hội họa, điêu khắc, và liên đới cả những lĩnh vực xa hơn như môi trường sống, sinh hoạt, làm việc, vui chơi, giải trí, tôn giáo -tín ngưỡng phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị cũng như bị trị. Structure: nghĩa là kết cấu, cấu trúc. Có thể viết tắt của continue(liên tục), hay connect(kết nối). Con người với hệ thống ngôn ngữ của mình bắt đầu đặt tên cho các sự vật hiện tượng xung quanh cũng như hệ thống lại các lý thuyết, kinh nghiệm nhằm truyền đạt chúng lại cho thế hệ tương lai. Về lĩnh vực này, có lẽ xin nhường lời giải thích lại cho các nhà ngôn ngữ học. Theo hiểu biết có hạn của mình, từ "build" có lẽ xuất hiện đầu tiên, dùng để chỉ bao gồm cả kiểu kiến trúc và sự xây dựng. Sau đó, lần lượt ra đời các khái niệm. Mặc dù không biết từ nào xuất hiện trước, từ nào xuất hiện sau, nhưng khi ngôn ngữ và chữ viết ra đời thì kiến trúc và hoạt động xây dựng đã có trước đó rất lâu. Ngày nay, chúng ta biết đó là hai mặt của một vấn đề. Để có một công trình kiến trúc, không thề thiếu những người thiết kế và đội ngũ xây dựng. Tuy nhiên trước đây, công việc thiết kế được xem trọng hơn rất nhiều. Người thiết kế đa phần thuộc tầng lớp thống trị, thượng lưu và quý tộc, còn những người xây dựng bao gồm tầng lớp bị trị, dân nghèo và nô lệ. Công trình kiến trúc lại đa phần phục vụ cho những người "có tiền và quyền lực". Ở đây, mình không đề cập đến vấn đề cao quý hay thấp hèn mà chỉ là nhắc lại lịch sử. Như vậy, theo quan niệm cổ điển, lĩnh vực kiến trúc bao gồm cả xây dựng. Xây dựng phải phục vụ cho kiến trúc, tuân theo sự chỉ định của kiến trúc và phục vụ tuyệt đối ý đồ thiết kế. Người kiến trúc sư thời đó quản lý cả hệ thống kết cấu, quá trình thi công, hệ thống cấp - thoát nước ... và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công trình của mình. Kiến trúc ngày nay được xem là một bộ môn nghệ thuật mà ngôn ngữ của nó là không gian. Phân biệt với các ngành nghệ thuật khác như: ngôn ngữ của Hội Họa là mảng màu; ngôn ngữ của Điêu Khắc là hình khối; ngôn ngữ của Âm Nhạc là âm thanh; ... Khoa học kỹ thuật liên tục phát triển. Con người ngày càng đào sâu vào các lĩnh vực chuyên môn hơn, phát triển theo hướng phân công lao động nhiều hơn. Và các ngành khoa học cũng đã tiến hành phân chia thành nhiều môn khoa học khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều chuyên ngành khác nhau. Kiến trúc cũng không thể thoát khỏi quy luật tất yếu đó. Phân tích theo quan điểm triết học Marx, ta thấy rằng lý luận Kiến Trúc được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống (nhu cầu con người - xã hội, điều kiện địa lý - tự nhiên, văn hóa và yếu tố tinh thần, ...). Từ những lý thuyết được hệ thống đó, người kiến trúc sư thiết kế ra những công trình kiến trúc. Những công trình kiến trúc này, được xây dựng, trải qua quá trình tồn tại và phục vụ con người, lại tác động vào hệ thống lý thuyết, xây dựng những quan điểm mới, ... Cứ như vậy, nền kiến trúc của thế giới tiếp tục được phát triển. Và xuất phát điểm của Xây Dựng hoàn toàn là từ Kiến Trúc. Lập dự án, thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước,... là các hoạt động thiết kế kiến trúc và xây dựng. Các hoạt động này được diễn ra dưới sự chủ trì của một kiến trúc sư . Và hơn nữa, công tác thi công ở công trường hoàn toàn phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế. Thậm chí, khi có một yêu cầu thay đổi về kiến trúc, ngay lập tức xây dựng phải ngưng ngay, và khi nào hoàn chỉnh công việc chỉnh sửa kiến trúc thì việc xây dựng mới được tiếp tục. Nhìn xa hơn một chút, tất cả những công trình kiến trúc được xây dựng là với mục đích tạo mỹ quan cho đô thị, tạo ra bộ mặt kiến trúc cho đất nước, cho dân tộc, tiêu biểu cho nền kiến trúc thời đại. "Kiến trúc" bản thân là một danh từ, chỉ một lĩnh vực mà trong đó có rất nhiều các chuỗi hành động khác, mang ý nghĩa "kiến thiết" hay "kiến tạo". Trong khi đó, trong Anh ngữ, tất cả chỉ là "build" hoặc "construct". Và công việc chính của kiến trúc sư trên toàn thế giới là "design". Hệ thống các môn học của các trường đại học kiến trúc trên thế giới có một bộ môn gọi là "Architectural Engineering" 3. Lịch sử hình thành và phát triển Nghệ thuật kiến trúc ra đời từ rất sớm .Ngay từ thời cổ đại nghệ thuật kiến trúc đã phục vụ cho tôn giáo và đời sống con người, đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần, Sang thời Trung cổ chủ yếu là kiến trúc Nhà thờ, đó chính là ngôi nhà của Chúa.Thời Phục Hưng kiến trúc phục hồi nhiều thể loại trên tinh thần cổ đại Thời kỳ khai sáng nghệ thuật kiến trúc mở rộng thêm nhiều thể loại mới và đặc biệt sang thế kỷ XI X, XX những công trình kiến trúc công cộng gốp phần lớn ào đời sống, kinh tế, chính trị. Ở phương Đông kiến trúc cũng xuất hiện chủ yếu phục vụ tôn giáo và tín ngưỡng. Sau đó, đời sống phát triển và kiến trúc cũng phát triển theo nhằm đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt của con người. 4. Đặc trưng ngôn ngữ và các thể loại Kiến trúc Một công trình kiến trúc được ra đời,trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu tạo dựng nơi ăn, chốn ở, điều kiện sinh hoạt cá nhân, gia đình hay cộng đồng xã hội. Như vậy, kiến trúc luôn luôn gắn với công việc sản xuất vật chất. Nhưng những công trình kiến trúc một khi vừa mang tính hoàn thiện, vừa mang tính thẩm mỹ nó lại được thừa nhận như một tác phẩm nghệ thuật và trở thành nghệ thuật khiên. Cũng như trang trí – thực dụng, nghệ thuật kiến trúc vừa có chức năng thực dụng vừa có chức năng thẩm mỹ. Sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc nói chung và phong cách kiến trúc nói riêng, một mặt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm tâm lý dân tộc, thời đại. Kiến trúc là loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện. Bởi lẽ, nó không phản ánh một cái gì sẵn có trong hiện thực mà nói với chúng ta rất nhiều điều về con người và thời đại, nó được ghi nhận như một nhân chứng lịch sử. Các công trình kiến trúc lớn thường là những “bức thong điệp” để lại cho đời sau,mà từ đó toát lên ý nghĩa chung về toàn bộ thời đại, biểu hiện tập trung và khái quát hàng loạt đặc điểm lịch sử - xã hội của mỗi dân tộc. Ở những công trình kiến trúc lớn thường chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật thuộc các loại hình nghệ thuật khác (điều khắc, hội họa, trang trí – thực dụng ). Sự có mặt của các loại hình nghệ thuật đó vừa có ý nghĩa như một bộ phận hợp thành vừa góp phần điểm xuyết, làm tăng thêm vẻ đẹp của công trình kiến trúc. Khi thiết kế và xây dựng một công trình kiến trúc,đặc biệt lưu ý ba yêu cầu cơ bản sau đây: một là, tính cộng dụng của công trình kiến trúc. Phải xuất phát từ mục đích sử dụng để tìm một quy mô và phong cách kiến trúc, kiên trúc thích hợp; hai là phải xuất phát từ điều kiện tự nhiên (như vị trí địa lý, điều kiện khí hâu thời tiết) và khả năng cung cấp vật liệu, trình độ khoa học kỹ thuật cho phép. Ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctap_bai_giang_nghe_thuat_hoc.doc
Tài liệu liên quan