Tập bài giảng Kinh tế vi mô (Phần 2)

Chương 4 : LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Mục tiêu :Nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp khi đưa ra quyết định về quy mô sản

xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các lựa chọn để thực hiện mục tiêu tối đa hóa

doanh thu, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.

4.1 LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT

4.1.1 Hàm sản xuất

a. Định nghĩa

Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ kỹ thuật giữa việc kết hợp các yếu tố đầu

vào khác nhau theo một công nghệ nhất định để tối ưu hoá đầu ra.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất cứ người quản lý doanh nghiệp nào

cũng phải quan tâm đến hai vấn đề: chi phí về nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh

doanh và kết quả do hoạt động đó mang lại. Ðiều này liên quan đến các yếu tố đầu

vào và đầu ra.

pdf47 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Kinh tế vi mô (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ 94 không chịu đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, điều đó làm ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng và xã hội. Phân biệt giá là một biện pháp của nhà độc quyền để chiếm đoạt thêm thặng dư của người tiêu dùng: Phân biệt giá hoàn hảo, phân biệt giá cấp 2, phân biệt giá cấp 3 phân biệt giá theo thời kỳ, đặt giá cao điểm, đặt giá hai phần. Cạnh tranh độc quyền là thị trường trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nào đó, nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng kiểm soát độc lập với giá cả của chính mình. Cạnh tranh có tính độc quyền (cũng tương tự như cạnh tranh hoàn hảo) có khả năng tự do tham gia thị trường nên tiềm năng thu được lợi nhuận sẽ hấp dẫn các công ty mới với những mặt hàng có sức cạnh tranh đi vào thị trường làm lợi nhuận giảm xuống. Trong thời gian dài, lợi nhận sẽ kích thích nhiều doanh nghiệp đi vào thị trường. Vì những doanh nghiệp này đưa ra mặt hàng cạnh tranh, doanh nghiệp mất một phần thị trường và số hàng bán được giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị co dần lại, đến một thời điểm nào đó doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng hoà vốn. Độc quyền nhóm là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay một phần lớn mức cung thị trường về một loại hàng hoá dịch vụ nào đó. Trên thị trường độc quyền nhóm chỉ có vài công ty cạnh tranh với nhau, mỗi công ty phải cẩn thận xem xét các hành động của mình khi cần đề ra những quyết định kinh tế quan trọng như: ấn định giá, xác định mức sản lượng... Mô hình đường cầu gãy khúc là sự mô tả mức giá cứng nhắc của nhà độc quyền nhóm. Các doanh nghiệp hiện hành sẽ tối đa hoá lợi nhuận chung nếu doanh nghiệp ứng xử như là một doanh nghiệp độc quyền có nhiều nhà máy. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy trình bày khái niệm và vai trò của thị trường? 2. Hãy trình bày đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cho biết tại sao đường chi phí cận biên MC tính từ điểm AVCmin trở lên chính là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp? 3. Hãy trình bày đặc điểm của thị trường độc quyền bán và cho biết các nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán? 4. Mục đích của phân biệt giá trong độc quyền và trình bày các hình thức phân biệt giá? 5. Hãy cho biết các hình thức điều tiết độc quyền và minh hoạ bằng đồ thị? 6. Hãy trình bày các đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền? 7. Hãy trình bày các đặc điểm của thị trường độc quyền tập đoàn? 8. Hãy giải thích tại sao đường cầu của doanh nghiệp độc quyền tập đoàn là đường cầu gẫy khúc? BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí : TC = Q2 + Q +100. (TC tính bằng $) 1. Viết phương trình biểu diễn các loại chi phí: VC ; FC ; AFC ; AVC ; ATC và MC? Minh hoạ các loại chi phí đó lên đồ thị? 2. Tìm mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp? Khi giá bán sản phẩm trên thị trường là 5$, doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa? Tại sao? 3. Nếu giá thị trường của sản phẩm là 37$, doanh nghiệp nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận? Xác định lợi nhuận tối đa đó? 95 Bài 2: Một nhà độc quyền bán đang đứng trước đường cầu là P = 11-Q, trong đó P được tính bằng ngàn đồng/sản phẩm và Q được tính bằng ngàn sản phẩm. Nhà độc quyền này có chi phí trung bình không đổi ATC = 6 ngàn đồng/sản phẩm. 1.Hãy xác định đường doanh thu cận biên và đường chi phí biên của doanh nghiệp? 2. Hãy xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp? Hãy tính mức lợi nhuận đó và tính chỉ số Lerner thể hiện mức độ độc quyền của doanh nghiệp? 3. Một cơ quan điều tiết của chính phủ ấn định giá cả tối đa là 7 ngàn đồng/sản phẩm. Hãy xác định khối lượng sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp? Tính chỉ số Lerner thể hiện mức độ độc quyền của doanh nghiệp? Bài 3: Một DN cạnh tranh độc quyền có hàm cầu về sản phẩm P = 16 - Q +24/Q và hàm tổng chi phí TC = 43 + 4Q (giá và chi phí tính bằng $) 1.Viết phương trình biểu diễn các loại chi phí: FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC và MR? 2. xác định sản lượng, giá bán và lợi nhuận khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu: a. Tối đa hóa lợi nhuận? b. Tối đa hóa doanh thu? 3. Nếu chính phủ đánh thuế 2$/sản phẩm bán ra thì sản lượng tối ưu, giá bán và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Bài 4 :Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí trung bình : AC = 2 + 2Q + 75/Q; trong đó Q là sản lượng (sp) 1. Xác định hàm cung sản phẩm trong ngắn hạn của hãng. 2. Nếu giá thị trường là 30$/sp thì mức sản lượng tối ưu cho hãng là bao nhiêu? 3. Nếu giá hạ xuống 10$ thì công ty có lãi hay lỗ vốn? Có nên tiếp tục sản xuất hay không? Bài 5 :Hàm tổng chi phí của 1 hãng cạnh tranh hoàn hảo là : TC = Q² + Q + 100 1. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn FC, ATC, AVC, MC của hãng. 2. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận, nếu giá bán trên thị trường là 27$. Tính lợi nhuận lớn nhất đó. 3. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng. Giá đóng cửa của hãng là bao nhiêu? Bài 6: Một hãng có đường cầu về sản phẩm là : P = 15 – 0,05Q và hàm tổng chi phí ngắn hạn là : TC = 0,02Q² + Q. 1. Xác định mức giá và sản lượng để hãng tối đa hóa doanh thu. 2. Xác định mức giá và sản lượng để hãng tối đa hóa lợi nhuận. 3. Nếu Chính phủ thu thuế 1$/sp bán ra thì giá bán và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho hãng thay đổi như thế nào? 4. Nếu hãng có đường cầu nằm ngang : P = 5 $ thì mức thuế trên làm thay đổi sản lượng của hãng như thế nào? Bài 7 :Giả sử một nhà độc quyền bán có đường cầu là P = 11 – Q và TC = 6Q. 1. Tính lợi nhuận tối đa, sức mạnh độc quyền bán bằng chỉ số Lerner. 2. Tính khoản mất không do nhà độc quyền này gây ra. 96 Bài 8 : Cầu thị trường về sản phẩm A là : P = 100 – Q. Thị trường này do một nhà độc quyền khống chế. Hàm chi phí của nhà độc quyền là : TC = 500 + 3Q + Q². 1. Chi phí cố định của hãng độc quyền này là bao nhiêu? 2. Xác định nhuận tối đa của hãng? 3. Nếu hãng này muốn tối đa hóa doanh thu thì nó sẽ lựa chọn mức giá và sản lượng nào? Bài 9 :Một hãng sản xuất xe máy độc quyền có hàm cầu về sản phẩm : P = 2750 – (45/8)Q . Trong đó P là giá bán ($); Q là sản lượng (chiếc). Hàm tổng chi phí của hãng : TC = Q³/30 – 15Q² + 2.500Q. 1. Để bán được 200 xe máy giá bán mỗi chiếc phải là bao nhiêu? Khi đó tổng doanh thu của hãng là bao nhiêu? 2. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá tối đa hóa lợi nhuận. 3. Hãng nên đặt mức giá nào để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị lỗ vốn? 4. Để tối đa hóa tổng doanh thu, hãng phải bán bao nhiêu xe, với mức giá nào? Bài 10 : Công ty A và công ty B sản xuất cạnh tranh với nhau. Vì nhà máy và thiết bị quá đắt và vì chi phí cận biên của sản xuất quá thấp ( chỉ 5$/sp) ,hai hãng cạnh tranh nhau bằng việc lựa chọn sản lượng. Cầu thị trường được cho như trong bảng sau : Giá ($) 22,5 20 17,5 15 12,5 10 7,5 Lượng (sp) 0 100 200 300 400 500 600 1. Giả sử rằng hai hãng cố gắng hoạt động như một cartel và phân chia thị trường bằng nhau. Hãy tìm sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho mỗi hãng. 2. Bây giờ hãy xem xét vấn đề trên quan điểm của hãng A. Hãng A phỏng đoán hãng B sẽ sản xuất sản lượng giải được ở câu a . Hãy tìm giá bán và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho mỗi hãng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, NXB Giáo dục, 1992 2. TS. Nguyễn Như Ý và tập thể tác giả, các câu hỏi, Bài tập, Trắc nghiệm Kinh tế vi mô, NXB Thống kê, 1999. 3. TS. Vũ Kim Dũng chủ biên, Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô, Trường Đại học KTQD, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội 2006. 4. TS. Vũ Kim Dũng , Kinh tế vi mô trắc nghiệm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, , NXB Lao động – Xa hội, Hà nội 2005. 5. GS.TS. Ngô Đình Giao, Hướng dẫn thực hành Kinh tế học vi mô, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, 2000. 6. PGS.Ts. Nguyễn Văn Dần chủ biên, Kinh tế học vi mô (Học phần kinh tế học vi mô cơ sở) , NXB Lao động – Xa hội, năm 2007 97 Chương 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT Mục tiêu: Cung cấp cho người biết và hiểu về khái niệ , đặc điểm cung-cầu về lao động, phương pháp xác định số lượng tối ưu, phân tích các nhân tố tác động đến cung lao động, trạng thái của thị trường lao động, các đặc điểm của thị trường vốn. 6.1. CUNG – CẦU LAO ĐỘNG 6.1.1. Cầu về lao động a. Khái niệm Cầu đối với lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. b. Đặc điểm - Cầu đối với lao động là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào cầu đối với hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. - Cầu đối với lao động nó thuộc vào giá cả của lao động. Khi giá của lao động càng cao thì lượng cầu đối với lao động của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. c. Phương pháp xác định số lượng lao động tối ưu - Để đưa ra quyết định thuê bao nhiêu người lao động, người chủ phải xem xét mỗi người lao động mang lại bao nhiêu và chi phí bỏ ra để thuê họ là bao nhiêu. Chi phí thuê lao động chính là mức tiền công, phần lợi nhuận mang lại cho người chủ sẽ được xác định dựa vào giá trị bằng tiền của phần đóng góp cho tổng sản phẩm. Ta có: MPPl = L Q   (1) MRPL = MRP2 x P0 Trong đó: + MRP2 là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. + MRPL là sản phẩm hiện vật cận biên của lao động. + P0 là giá bán sản phẩm - Người chủ doanh nghiệp mong muốn những lao động có sản phẩm doanh thu cận biên vượt mức tiền công của họ, sự tiếp tục thuê lao động cho đến khi nào sản phẩm doanh thu cận biên của người lao động tăng thêm đó giảm tới mức mà tại đó có MRPL = WTT. Ví dụ: Một người chủ thuê lao động về hái nho, với mức tiền công là 40.000đ/ngày. Với diện tích của vườn là cố định (K) lao động là biến đổi(L). Bảng 6.1: Lượng lao động và lượng nho hái được Số lao động người/ngày 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng sản lượng 0 5 10 14 17 19 20 20 18 15 W 1 D W2 W1 L2 L1 L 0 H6.1. Đường cầu về lao động 98 Bảng 6.2: Sản phẩm hiện vật cận biên và sản phẩm doanh thu cận biên Số lao động (người/ngày) L Sản lượng Q Giá nho (1000đ) P0 Sản phẩm hiện vật cận biên MPPL Sp doanh thucận biên (1000đ) MRPL 0 0 20 0 0 1 5 20 5 100 2 10 20 5 100 3 14 20 4 80 4 17 20 3 60 5 19 20 2 40 6 20 20 1 20 7 20 20 0 0 8 18 20 -2 -40 9 15 20 -3 -60 Vậy người chủ thuê 6 đơn vị lao động là tối ưu, vì tại mức 6 lao động có: MRPL = WTT = 40. 000đ 6.1.2 Cung về lao động a. Khái niệm Cung về lao động là lượng lao động được cung cấp là số giờ mà người lao động sẵn sàng làm việc ở các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. b. Những nhân tố tác động đến cung lao động: + Mức lương của công nhân: Khi mức lương còn thấp, nếu mức tiền công tăng thì cung về lao động cũng tăng, tuy nhiên khi mức tiền công tăng cao đến một mức nào đó (người lao động chỉ cần làm ít nhưng vẫn có thu nhập cao) thì họ có xu hướng giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi. + Sự thoả mãn nhu cầu của con người. Để thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần, con người có nhu cầu lao động thực sự, lao động đã sáng tạo ra con người và cũng là nhu cầu trong sự tồn tại của con người. + Các áp lực tâm lý xã hội: Những người công nhân đã tạo nên một tập thể bè bạn và sự hiểu biết lẫn nhau, những yếu tố xã hội học cũng đã làm tăng sự gắn bó của con người với lao động. + Các áp lực kinh tế: Lòng khao khát vật chất và áp lực kinh tế hấp dẫn tăng sức mạnh cho người lao động, cùng với áp lực tâm lý xã hội khi ta muốn tăng mức tiêu dùng thì cần phải có thu nhập để thu nhập thì mọi người phải có việc làm và phải tích cực làm việc. W W2 W1 0 L1 L2 L SL A H6.2 Đường cung về lao động 99 + Phạm vi thời gian: Trong một ngày con người có thể làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta không thể làm việc toàn bộ thời gian, thay vào đó là con người sử dụng một số thời gian cho các hoạt động nghỉ ngơi. Điều đó có nghĩa là hoạt động không làm việc cũng có giá trị: . Nghỉ ngơi để hồi phục khả năng lao động. . Nghỉ ngơi để vui chơi giải trí. . Nghỉ ngơi để thưởng thức các hàng hoá dịch vụ mà ta mua. + Lợi ích cận biên của sự nghỉ ngơi giảm đi khi thời gian nghỉ tăng lên. + Lợi ích cận biên của lao động giảm đi khi thời gian lao động tăng lên. + Hiệu quả làm việc tối ưu khi giá trị cận biên của nghỉ ngơi bằng giá trị cận biên của lao động. Trong thực tế việc quyết định cung ứng lao động phụ thuộc rất lớn vào mức tiền công. Mức tiền công thực tế là yếu tố quyết định mức cung ứng lao động. 6.1.3 Cân bằng thị trường lao động: - Thị trường lao động cân bằng khi cung về lao động đúng bằng cầu về lao động. Tại điểm E có DL = SL với mức lương và W0 và lượng nhân công là L0 - Khi cầu về lao động giảm (do suy thoái) từ DLD , L ta có điểm cân bằng mới E, và trên thị trường lao động tiền công là W1 và L1. Ta có W1 < W2, L1< L0  lượng công nhân bị giảm xuống trong ngành. - Khi cung lao động của ngành giảm SL S ’ L(do đầu tư máy móc mới trong các ngành khác và lao động trở nên năng suất hơn, họ trả mức tiền công cao hơn). Tại điểm cân bằng E”, trên thị trường lao động là W2 và L2. Ta có: W2 < W0, L2 < L0  lượng công nhân bị giảm xuống trong ngành. 6.2 CUNG – CẦU VỀ VỐN 6.2.1 Cầu về vốn - Cầu về vốn của một doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp đó. Tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh cũng giống như yếu tố lao động, chủ doanh nghiệp phải xem xét một giờ thêm của các dịch vụ vốn sẽ đóng góp thêm vào giá trị sản lượng của doanh nghiệp là bao nhiêu . - Sản phẩm giá trị biên của vốn (MVRK) sẽ giảm xuống khi lượng vốn tính trên đầu công nhân tăng lên. R0 là tiền thuê một đơn vị vốn W W2 W0 W1 0 L1 L2 L0 L E E” E’ DL SL Sl’ DL H 6.3 Cân bằng thị trường lao động MVPK Mo MVPK Ko Mức vốn H6.4 Giá trị biên của vốn 100 Qua đồ thị ta thấy ở mức giá thuê đơn vị vốn thì doanh nghiệp có lượng cầu K0 đơn vị dịch vụ vốn. Đường R0 th MVPK thể hiện cầu về vốn của doanh nghiệp. - Đường sản phẩm giá trị biên của vốn có thể dịch chuyển lên trên bởi các yếu tố sau: + Sản phẩm của hàng được tăng giá, điều này làm cho sản phẩm hiện vật biên của vốn cũng có giá trị cao hơn. + Sự tăng mức độ sử dụng của các yếu tố kết hợp với vốn như lao động để sản xuất ra sản phẩm. + Tiến độ kỹ thuật làm tăng năng suất của vốn hiện vật đối với các yếu tố kỹ thuật khác, các đầu vào của doanh nghiệp. 6.2.2 Cung về vốn - Đối với toàn bộ nền kinh tế trong ngắn hạn, tổng cung của các tài sản vốn như máy móc, nhà cửa, xe cộ với các dịch vụ mà chúng ta cung cấp là cố định. Bởi vậy đường cung của các đơn vị vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng. - Trong dài hạn tổng lượng vốn của nền kinh tế có thể thay đổi nhiều thiết bị, nhà máy mới có thể được xây dựng để tăng dự trữ vốn, đồng thời một số dự trữ vốn hiện có thì bị hao mòn và giảm hiệu suất. + Việc cung ứng của thị trường vốn phụ thuộc vào giá cho thuê. + Trong dài hạn, giá thuê tài sản càng cao thì việc cung các dịch vụ vốn nhiều hơn và dự trữ vốn thường xuyên nhiều hơn, đường cung dịch vụ vốn dốc lên. Cung dài hạn S’ S Cung ngắn hạn Tiền Thuê Mức vốn H6.5 Cung ngắn hạn và dài hạn 101 TÓM TẮT CHƯƠNG Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Cầu đối với lao động là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào cầu đối với hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Cầu đối với lao động nó thuộc vào giá cả của lao động. Khi giá của lao động càng cao thì lượng cầu đối với lao động của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Để đưa ra quyết định thuê bao nhiêu người lao động, người chủ phải xem xét mỗi người lao động mang lại bao nhiêu và chi phí bỏ ra để thuê họ là bao nhiêu. Chi phí thuê lao động chính là mức tiền công, phần lợi nhuận mang lại cho người chủ sẽ được xác định dựa vào giá trị bằng tiền của phần đóng góp cho tổng sản phẩm. Cung về lao động là lượng lao động được cung cấp là số giờ mà người lao động sẵn sàng làm việc ở các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mức lương còn thấp, nếu mức tiền công tăng thì cung về lao động cũng tăng, tuy nhiên khi mức tiền công tăng cao đến một mức nào đó (người lao động chỉ cần làm ít nhưng vẫn có thu nhập cao) thì họ có xu hướng giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi. Cầu về vốn của một doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp đó. Tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh cũng giống như yếu tố lao động, chủ doanh nghiệp phải xem xét một giờ thêm của các dịch vụ vốn sẽ đóng góp thêm vào giá trị sản lượng của doanh nghiệp là bao nhiêu . Đối với toàn bộ nền kinh tế trong ngắn hạn, tổng cung của các tài sản vốn như máy móc, nhà cửa, xe cộ với các dịch vụ mà chúng ta cung cấp là cố định. bởi vậy đường cung của các đơn vị vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng. Trong dài hạn tổng lượng vốn của nền kinh tế có thể thay đổi nhiều thiết bị, nhà máy mới có thể được xây dựng để tăng dự trữ vốn, đồng thời một số dự trữ vốn hiện có thì bị hao mòn và giảm hiệu suất. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Hãy trình bày khái niệm cầu về lao động và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cầu về lao động? Câu 2: Hãy trình bày khái niệm cung về lao động và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cung về lao động? Câu 3: Hãy trình bày khái niệm cầu, cung về vốn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cầu, cung về vốn? Câu 4: Trình bày phương pháp xác định lượng lao động, mức vốn tối ưu? DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, NXB Giáo dục, 1992 2. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld, Kinh tế vi mô, NXB Thống kê, Hà nội 1999 3. TS. Vũ Kim Dũng chủ biên, Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô, Trường Đại học KTQD, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội 2006. 4. TS. Vũ Kim Dũng , Kinh tế vi mô trắc nghiệm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, , NXB Lao động – Xa hội, Hà nội 2005. 5. PGS.Ts. Nguyễn Văn Dần chủ biên, Kinh tế học vi mô (Học phần kinh tế học vi mô cơ sở) , NXB Lao động – Xa hội, năm 2007 6. TS. Lê Bảo Lâm và tập thể tác giả, Kinh tế vi mô, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ chí minh, NXB Thống kê, 1999 102 Chương 7: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ Mục tiêu: Phân tích rõ những mặt hạn chế của kinh tế thị trường như; Ảnh hưởng của ngoại ứng, hàng hoá công cộng không được cung ứng đầy đủ, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, độc quyền và sức mạnh của thị trường độc quyền, chức năng công cụ và phương pháp can thiệp của Chính phủ nhằm hướng nền kinh tế đạt được các mục tiêu đã định. 7.1 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7.1.1 Ảnh hưởng của ngoại ứng - Ảnh hưởng của ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thứ ba không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng đó. ảnh hưởng của ngoại ứng có thể mang tính tích cực hoặc mang tính tiêu cực, nhưng thành viên thứ ba này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp. Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất đồ da thải chất độc ra một dòng sông mà không phải chịu một chi phí nào, mặc dù họ gây ô nhiễm dòng sông, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cho những người tiêu dùng nước sông. Ngược lại, một người xây bồn hoa làm đẹp cho cả khu phố, mọi người đều được hưởng những tác đông từ việc trồng hoa mà không phải chịu một chi phí nào. - Các ngoại ứng dẫn đến sự chênh lệch giữa chi phí hoặc lợi ích của cá nhân và xã hội. 7.1.2 Hàng hoá công cộng - Hàng công cộng là loại hàng hoá mà ngay cả khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được.Với sản phẩm công cộng, mọi người đều tự do hưởng thụ, các lợi ích do sản phẩm đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm giảm thiểu khả năng hưởng thụ của người khác. Ví dụ: Giao thông công cộng, y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh... - Nếu để các cá nhân riêng lẻ đảm nhận cung cấp các sản phẩm công cộng sẽ xảy ra tình trạng cung ứng không đầy đủ hoặc không được cung ứng. 7.1.3 Phân hoá giàu nghèo -Thị trường tự do cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự phân hoá theo khu vực, theo thu nhập cũng như theo giới tính. Chủng tộc giữa những người hoạt động kinh tế giống nhau gây nên những bất bình thường. 7.1.4 Độc quyền và sức mạnh của thị trường độc quyền - Trong thị trường canh tranh hoàn hảo quyết định sản xuất của các hãng hướng theo tiêu chuẩn P = MC và do vậy cũng bằng lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng. - Trong thị trường độc quyền các nhà sản xuất đặt MC = MR nhưng giá bán vượt qua chi phí biên. - Các ngành độc quyền có xu hướng thu hẹp sản xuất hay sản xuất dưới mức và định giá bán cao.Trong lúc mở rộng sản xuất sẽ có lợi cho người tiêu dùng, cho xã hội P Pđ Ph Qđ Qh Q 0 MC MR D H7.1. Ảnh hưởng của độc quyền 103 - Quá trình trên chúng ta thấy các nhà độc quyền sẽ cắt giảm sản lượng Qh  Qđ và tăng giá bán: Ph Pđ. Như vậy các nhà độc quyền sẽ không phải đầu tư nhiều, nhưng lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Hơn nữa, vì là người duy nhất cung cấp hàng hóa dịch vụ nên các doanh nghiệp độc quyền không phải chịu sức ép cạnh tranh nên không chịu đổi mới, nâng cao trình độ quản lý để tăng năng xuất, hạ giá thành sản phẩm. 7.2 CHỨC NĂNG CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 7.2.1 Chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ - Xây dựng pháp luật các quy định và quy chế của Nhà nước đề ra hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đề ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tà sảnvà hoạt động của thị trường. Chính phủ cũng như chính quyền các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết Nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt động kinh tế. - Ổn định và cải thiện các hoạt động nền kinh tế. Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách thuế, kiểm soát số lượng tiền trong nền kinh tế, cố gắng làm giảm những giao động lên xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát. - Tác động đến việc phân bổ các nguồn lực Phân bổ nguồn lực có hiệu quả là yêu cầu sống còn của mọi nền kinh tế. Sự phẩn bổ khả thi phụ thuộc vào công nghệ và nguồn lực mà nền kinh tế sẵn có. Giá trị cuối cùng của bất kỳ sự phân bổ nào cũng phụ thuộc vào sở thích người tiêu dùng. Mọi sự phân bổ là hiệu quả đối với một tập hợp nhất định các cơ sở của người tiêu dùng. Các nguồn lực và công nghệ có thể làm cho một số người giàu lên mà không có ai nghèo đi. Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ các nguồn lực, bằng cách tác động trực tiếp đến sản xuất cái gì qua sự lựa chọn của Chính phủ, tác động đến khâu phân phối cho ai qua thuế và các khoản chuyển nhượng. - Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng. Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là điều kiện qua trọng để phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tầm quan trọng quy mô của nó đòi hỏi nhà nước phải là người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch đến tổ chức thu hút đầu tư và quản lý sử dụng. 7.2.2 Các công cụ chủ yếu của chính phủ tác động vào kinh tế a. Chi tiêu của chính phủ - Chi tiêu của chính phủ có vai trò tích cực trong nền kinh tế thị trường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cho sản xuất và đời sống kinh tế xã hội, đối nội, đối ngoại, các khoản chi tiêu của chính phủ là: + Chi phí sản xuất kinh doanh cơ sở hạ tầng cần thiết cho sản xuất và đời sống. + Chi cho an ninh quốc phòng. + Chi cho dự án phát triển kính tế vùng và các địa phương. + Các khoản chi khác. Các khoản chi tiêu về hàng hoá dịch vụ là sử dụng trực tiếp các yếu tố sản xuất tham gia vào phân chia các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Các khoản chi tiêu của chính phủ về thanh toán chuyển nhượng như trợ cấp xã hội, lương hưu, Nhà nước chuyển sức mua từ nguồn một nhóm người tác dụng này (nhóm người đóng thuế sang một nhóm người tiêu dùng khác nhóm người nhận thanh toán chuyển nhượng hay trợ cấp). - Chi tiêu của Nhà nước kích thích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường khả năng gia tăng lượng cung. 104 b. Thuế Thuế là một công cụ tài chính rất quan trọng để Nhà nước tác động vào nền kinh tế, nhằm điều chỉnh các hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội. Theo đối tượng đánh thuế có thể chia thành 3 loại thuế: -Thuế trực thu: Là đánh vào người sản xuất theo mặt hàng và thu qui mô, là loại thuế mà cá nhân nộp thuế thu nhập về các khoản tiền kiếm được do sức lao động, tiền cho thuế, cổ tức và lãi suất. -Thuế gián thu: Là đánh vào nguồn tiều dùng thông qua hệ thống giá cả. Đánh vào việc tiêu thụ hành hoá và dịch vụ. -Thuế tài sản là loại thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phản ứng từ thu nhập để ra từ tài sản c. Kiểm soát lượng tiền lưu thông Chính phủ có thể tác động vào n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftap_bai_giang_kinh_te_vi_mo_phan_2.pdf