Tập bài giảng Kế toán doanh nghiệp (Bản đẹp)

CHưƠNG 1.

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Những vấn đề chung về kế toán trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm

Hạch toán kế toán ra đời là tất yếu khác quan của nền sản xuất xã hội để phục vụ

quản lý kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự tiến bộ của khoa

học kỹ thuật, kế toán một môn khoa học cũng đã có sự thay đồi, phát triển không

ngừng về nội dung, phương pháp để đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng cao của

nền sản xuất xã hội.

Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân

tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian

lao động”.

Trong doanh nghiệp, kế toán đo lường, ghi chép toàn bộ mọi hoạt động kinh tế tài

chính phát sinh, sau đó xử lý tổng hợp cung cấp các thông tin kinh tế tài chính về tình

hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp,

hư tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, chi phí sản xuất kinh doanh và giá

thành sản phẩm, doanh thu bán hàng, lãi, lỗ kinh doanh, tình hình và biến động của tài

sản doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với doanh nghiệp, kế toán là phương tiện

giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp, nó cung

cấp các thông tin kinh tế, tài chính hữu ích cho các đối tượng trong việc đề ra các

quyết định kinh tế hợp lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Trong Luật kế toán có quy định về kế toán tài chính và kế toán quản trị, kế toán

tổng hợp và kế toán chi tiết.

- Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông

tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị

kế toán.

- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài

chính theo yêu cầu của quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ kế toán.

- Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát

về hoạt động kinh tế và tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ

để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động

kinh tế tài chính của đơn vị kế toán.2

- Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết

bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế

toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp.Số

liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.

- Đơn vị kế toán: Đơn vị kế toán là bất kỳ một đơn vị kinh tế nào có kiểm soát

các tài sản, các nguồn lực và tiến hành các công việc, các nghiệp vụ kinh doanh mà

đơn vị đó phải ghi chép, tổng hợp và báo cáo.

- Đơn vị tiền tệ kế toán: Đơn vị tiền tệ kế toán là đơn vị tiền tệ được sử dụng

chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Thước đo tiền tệ là thước

đo chủ yếu trong kế toán dùng để biểu hiện giá trị các loại tài sản khác nhau nhờ đó

mà kế toán có thể ghi chép, thu thập, xử lý thông tin và lập báo cáo tài chính.

- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế

toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán

để lập báo cáo tái chính.

pdf214 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Kế toán doanh nghiệp (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập hợp chi phí dụng cụ sản xuất. Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác (nếu có), kế toán ghi : Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6273) Có TK 153- Công cụ, dụng cụ Có TK 242- Chi phí trả trƣớc 140 (4) Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định. Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán ghi : Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6274) Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định (5) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài. Căn cứ vào các chứng từ gốc, các tài liệu có liên quan, kế toán ghi : Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6277) Có TK 111, 112, 141, 331 (6) Tập hợp chi phí khác bằng tiền. Căn cứ vào các chứng từ gốc (Phiếu chi tiền mặt, giấy báo của ngân hàng...), các tài liệu có liên quan, kế toán ghi : Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6278) Có TK 111, 112, 141 (7) Cuối kỳ, sau khi chi phí sản xuất chung đã đƣợc tập hợp theo từng phân xƣởng, đội sản xuất, chi tiết theo điều khoản chi phí và theo chi phí cố định, chi phí biến đổi, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ vào chi phí chế biến tính cho từng đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất, kế toán có thể lựa chọn theo hai tiêu chuẩn phổ biến sau: + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào kết quả tính toán phân bổ, kế toán kết chuyển phần chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm bằng bút toán: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- Chi phí sản xuất chung 6.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ a. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tƣợng trên các TK 621, 622, 627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tƣợng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết cấu tài khoản này nhƣ sau : Bên Nợ: - Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 141 - Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến - Chi phí thuê ngoài chế biến Bên Có: - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) - Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành - Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế hoàn thành Số dƣ bên Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Chi phí thuê ngoài chế biến hoặc tự chế vật tƣ chƣa hoàn thành. Sau khi đã tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tính đƣợc giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán doanh nghiệp cần phải tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phƣơng pháp phù hợp. (1) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi : Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp (3) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- Chi phí sản xuất chung (4) Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thành, căn cứ tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 155, 157, 632 Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (5) Ghi nhận giá trị, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành; giá trị phế liệu, căn cứ tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 138, 152, 334, 811 Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đang hoàn thành một vài quy trình chế biến nhƣng vẫn còn phải gia công tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 142 Theo phƣơng pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc vật liệu chính còn các chi phí khác tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Công thức tính: DCk = DĐk + Cn * QD QSp + QDck Trong đó: - DĐk, DCk: Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. - Cn: Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. - QSp: Là sản lƣợng hoàn thành trong kỳ - QDck: Là sản lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Ƣu điểm: Khối lƣợng tính toán đơn giản, thực hiện nhanh, khi kiểm kê sản phẩm dở dang không cần xác định mức độ sản phẩm hoàn thành. + Nhƣợc điểm: Tính toán không chính xác vì trong giá trị sản phẩm dở dang không tính các chi phí khác nhƣ chi phí sản xuất chung. Ví dụ : Tại Công ty K có một phân xƣởng chuyên sản xuất 1 loại sản phẩm A, có tài liệu tháng 9/N nhƣ sau: I. Số dƣ đầu kỳ của 1 số tài khoản: (Đơn vị tính: đồng) - TK 152: 40.000.000. Trong đó: + TK 152_VLC : 25.000.000 + TK 152_VLP : 10.000.000 + TK 152_ Nhiên liệu : 5.000.000 - TK 154 : 17.000.000 II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ: 1. Mua vật liệu chính trị giá thanh toán: 110.000.000 (trong đó thuế giá trị gia tăng 10.000.000), đã trả bằng tiền gửi ngân hàng, hàng đã nhập kho. 2. Xuất kho vật liệu để chế tạo sản phẩm, trị giá 90.000.000, trong đó vật liệu chính 85.000.000, vật liệu phụ 5.000.000. 3. Tính ra tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 30.000.000 nhân viên quản lý 5.000.000. 4. Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định (34,5%) trên tổng số tiền lƣơng. Trong đó: tính vào chi phí kinh doanh 24%, trừ vào lƣơng ngƣời lao động 10,5%. 5. Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất: - Chi phí nhiên liệu : 5.000.000 - Chi phí trả trƣớc phân bổ kỳ này: 6.000.000 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: 10.000.000 - Chi phí dịch vụ khác mua ngoài trả bằng tiền mặt: 3.990.000 143 6. Tổng số sản phẩm hoàn thành trong kỳ 800 chiếc, trong đó nhập kho 500 chiếc, gửi đi bán 300 chiếc. III. Tài liệu kiểm kê cuối kỳ: (Đơn vị tính: đồng) - Giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho 45.000.000. Trong đó: + Vật liệu chính: 40.000.000 + Vật liệu phụ: 5.000.000 - Giá trị sản phẩm dở dang: 20.400.000 (trị giá theo nguyên liệu chính) Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Lập bảng tính giá thành sản phẩm A Giải 1. Nợ TK 152_VLC: 100.000.000 Nợ TK 133: 10.000.000 Có TK 112: 110.000.000 2. Nợ TK 621: 90.000.000 Có TK 152: 90.000.000 + Vật liệu chính: 85.000.000 + Vật liệu phụ: 5.000.000 3. Nợ TK 622: 30.000.000 Nợ TK 627: 5.000.000 Có TK 334: 35.000.000 4. Nợ TK 622: 7.200.000 Nợ TK 627: 1.200.000 Có TK 338: 8.400.000 Nợ TK 334: 3.675.000 Có TK 338: 3.675.000 5. Nợ TK 627: 24.990.000 Có TK 152_Nhiên liệu: 5.000.000 Có TK 242: 6.000.000 Có TK 214: 10.000.000 Có TK 112: 3.990.000 6a. Nợ TK 154: 90.000.000 Có TK 621: 90.000.000 6b. Nợ TK 154: 37.200.000 Có TK 622: 37.200.000 6c. Nợ TK 154: 31.190.000 Có TK 627: 31.190.000 144 Bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 9/N Tên sản phẩm: SPA - Số lƣợng sản phẩm hoàn thành: 800 sp ĐVT: 1.000 đồng STT Khoản mục chi phí Giá trị SPDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Giá trị SP DD cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị 1 CP NL,VL trực tiếp 17.000 90.000 20.400 86.600 108,25 Trong đó: Vật liệu chính 17.000 85.000 20.400 Vật liệu phụ 5.000 2 CP nhân công TT 37.200 37.200 46,50 3 CP sản xuất chung 31.190 31.190 38,9875 Cộng 17.000 158.390 20.400 154.990 193,7375 6d. Nợ TK 155: (500 x 193.737,5) = 96.868.750 Nợ TK 157: (300 x 193.737,5) = 58.121.250 Có TK 154: 154.990.000 6.4. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Khác với các doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho, trong các doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không đƣợc ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xƣởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán. Vì thế, việc hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt nhất định 6.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm của phƣơng pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định đƣợc là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tƣợng (phân xƣởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích 145 Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí đƣợc phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà đƣợc ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau đó tiến hành kiểm kê và xác định đƣợc giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đƣờng Phƣơng pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan tới việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng đã đƣợc trình bày ở phần trƣớc. Cụ thể: (1) Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vật liệu chƣa sử dụng: Nợ TK 6111: Giá trị nguyên vật liệu chƣa dùng Có TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho Có TK 151: Trị giá vật liệu đang đi đƣờng (2) Trong kỳ, phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu (mua ngoài, nhận vốn góp) Nợ TK 6111: Giá trị nguyên vật liệu theo giá mua chƣa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 311, 411 (3) Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, phản ánh trị giá vật liệu chƣa sử dụng: Nợ TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho Nợ TK 151: Trị giá vật liệu đang đi đƣờng Có TK 6111: Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu chƣa dùng cuối kỳ (4) Xác định và kết chuyển giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho các mục đích (sản xuất, quản lý doanh nghiệp, bán hàng), kế toán ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642 Có TK 6111: Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi tiết cho từng đối tƣợng sử dụng: Nợ TK 631 (chi tiết cho từng đối tƣợng): Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tƣợng Có TK 621 (chi tiết cho từng đối tƣợng): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tƣợng 6.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống nhƣ phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tƣợng Nợ TK 631 (chi tiết cho từng đối tƣợng): Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tƣợng 146 Có TK 622 (chi tiết cho từng đối tƣợng): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tƣợng 6.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung đƣợc tập hợp vào tài khoản 627 và đƣợc chi tiết theo các tài khoản cấp 2 tƣơng ứng và tƣơng tự nhƣ doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Sau đó, sẽ đƣợc phân bổ vào tài khoản 631, chi tiết theo từng đối tƣợng để tính giá thành Nợ TK 631 (chi tiết cho từng đối tƣợng): Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tƣợng Có TK 627 (chi tiết cho từng đối tƣợng): Kết chuyển chi phí sản xuất chung theo từng đối tƣợng BÀI TẬP ÔN TẬP Bài 1: Thông tin cho biết tại phân xƣởng số 1 thuộc Nhà máy A sản xuất sản phẩm X, sản phẩm Y trong tháng 1 năm 20XX có tình hình nhƣ sau: Đầu tháng không có sản phẩm dở dang, cuối tháng hoàn thành nhập kho 150 sản phẩm X, 245 sản phẩm Y. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm X là 12,25; sản phẩm Y là 22,25. Chi phí phát sinh trong kỳ nhƣ sau: Chi phí vật liệu trực tiếp sản phẩm X là 50 triệu, sản phẩm Y là 98,94 triệu Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm X là 5 triệu, sản phẩm Y là 15 triệu Chi phí sản xuất chung là 45 triệu. Yêu cầu: Hãy tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm X, Y. Biết chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiêu thức tiền lƣơng nhân công trực tiếp. Bài 2: Giả sử có tình huống sau: Tại một đơn vị, tình hình nhập, xuất hàng hoá A trong tháng nhƣ sau: 1. Tồn đầu tháng 1.000kg, đơn giá 10.000 đồng/kg 2. Nhập, xuất trong tháng - Ngày 5: Nhập 3.000 kg, đơn giá 11.000 đồng/kg - Ngày 6: Nhập 1.000kg, đơn giá 10.800 đồng/kg - Ngày 10: Xuất 3.000 kg - Ngày 12: Xuất 500 kg - Ngày 25: Nhập 3.000kg, đơn giá 10.500 đồng/kg - Ngày 26: Xuất 2.000 kg 3. Tồn cuối tháng: 2.500 kg. Yêu cầu: Tính giá xuất kho của hàng hoá A trong tháng theo 2 phƣơng pháp là phƣơng pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc. 147 CHƢƠNG 7. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 7.1. Kế toán bán hàng 7.1.1. Khái niệm bán hàng Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là quy trình vốn của doanh nghiệp đƣợc chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ, doanh nghiệp nắm đƣợc quyền sở hữu về tiền tệ hoặc đƣợc quyền đòi tiền và mất quyền sở hữu về hàng hoá. 7.1.2. Doanh thu bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu - Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. + Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phƣơng pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chƣa tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn giá trị gia tăng” + Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phƣơng pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng thông thƣờng” - Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng đƣợc xác định khi đồng thời thỏa mãn tất cả điều kiện sau: + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua; + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; + Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn; + Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng + Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu thuần: Là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực tiếp phải nộp) và trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại). 7.1.3. Các phương thức bán hàng Trong các doanh nghiệp, việc tiêu thụ hàng hoá có thể đƣợc thực hiện theo các phƣơng thức sau: - Phƣơng thức bán buôn hàng hoá 148 - Phƣơng thức bán lẻ hàng hoá - Phƣơng thức bán hàng đại lý - Phƣơng thức bán hàng trả góp, trả chậm - Phương thức bán buôn hàng hoá: Bán buôn hàng hoá là phƣơng thức bán hàng cho các đơn vị thƣơng mại, các doanh nghiệp sản xuất. . . để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra. Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lƣu thông, chƣa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chƣa đƣợc thực hiện. Hàng thƣờng đƣợc bán theo lô hàng hoặc bán với số lƣợng lớn, giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lƣợng hàng bán và phƣơng thức thanh toán. Trong bán buôn hàng hoá, thƣờng bao gồm hai phƣơng thức sau đây: - Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này, khách hàng cử ngƣời mang giấy uỷ nhiệm đến kho của doanh nghiệp trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về. Sau khi giao nhận hàng hoá, đại diện bên mua ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán đồng thời trả tiền ngay hoặc ký nhận nợ. - Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của ngƣời mua xuất kho gửi hàng cho ngƣời mua bằng phƣơng tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển gửi hàng bán có thể do bên bán chịu hoặc có thể do bên mua chịu tuỳ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đến khi nào bên mua nhận đƣợc hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàng hoá mới đƣợc chuyển giao từ ngƣời bán sang ngƣời mua. - Phương thức bán lẻ hàng hoá Bán lẻ hàng hoá là phƣơng thức bán hàng trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phƣơng thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lƣu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã đƣợc thực hiện. Bán lẻ thƣờng bán đơn chiếc hoặc với số lƣợng nhỏ, giá bán thƣờng ổn định. - Phương thức bán hàng đại lý Là phƣơng thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán đƣợc hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp thƣơng mại và đƣợc hƣởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp thƣơng mại, đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành. - Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm 149 Theo phƣơng thức này, khi giao hàng cho ngƣời mua, thì lƣợng hàng chuyển giao đƣợc coi là tiêu thụ, ngƣời mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần. Doanh nghiệp đƣợc hƣởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thƣờng theo phƣơng thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp. Tuy nhiên, khoản lãi trả góp chƣa đƣợc ghi nhận toàn bộ mà chỉ đƣợc phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ sau giao dịch bán. 7.1.4. Chứng từ sử dụng Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất sản phẩm hàng hoá đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định. Các chứng từ kế toán về vật tƣ, sản phẩm- hàng hoá bao gồm: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hoá - Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý - Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hoá - Bảng kê mua hàng - Hoá đơn (GTGT) - Hoá đơn bán hàng thông thƣờng - Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính - Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi - Thẻ quầy hàng 7.1.5. Tài khoản sử dụng Để hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm theo các phƣơng thức khác nhau kế toán có thể sử dụng các tài khoản sau đây:  Tài khoản 157 – Hàng gửi bán: Tài khoản này đƣợc sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phƣơng thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho ngƣời đặt hàng, ngƣời mua chƣa đƣợc chấp nhận thanh toán. Số hàng hóa, sản phẩm, lao vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Kết cấu của tài khoản này nhƣ sau: Bên Nợ: + Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm gửi cho khách hàng hoặc gửi đại lý. + Trị giá vốn thực tế lao vụ dịch vụ đã thực hiện với khách hàng chƣa đƣợc chấp nhận. 150 + Kết chuyển trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa gửi đi, lao vụ đã cung cấp chƣa đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (phƣơng pháp KKĐK) Bên Có: + Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã đƣợc khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. + Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi bị khách hàng hoặc đại lý trả lại. + Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, lao vụ đã cung cấp chƣa đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kỳ (phƣơng pháp KKĐK). Số dƣ bên Nợ: Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi, lao vụ đã cung cấp chƣa đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán.  TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau: + Bán hàng: Bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào + Cung cấp dịch vụ: Thực hiện các công việc đã thỏa thuận trong 1 hoặc nhiều kỳ kế toán nhƣ cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản theo phƣơng thức hoạt động, doanh thu bất động sản đầu tƣ Kết cấu của TK 511: Bên Nợ: + Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. + Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng (giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại và chiết khấu thƣơng mại ). + Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần, doanh thu bất động sản đầu tƣ sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh thu bất động sản đầu tƣ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 511 không có số dƣ cuối kỳ và có 6 tài khoản cấp 2 sau: + TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa: Đƣợc sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, vật tƣ. + TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Đƣợc sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất nhƣ; công nghiệp, xây lắp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp. + TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Đƣợc sử dụng cho các ngành kinh doanh dịch vụ nhƣ: giao thông vận tải, bƣu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học kĩ thuật. 151 + TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Đƣợc dùng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của nhà nƣớc khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nƣớc. + TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tƣ: Đƣợc dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tƣ của doanh nghiệp bao gồm doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tƣ, doanh thu bán thanh lý bất động sản đầu tƣ + TK 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu đƣợc trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản nhƣ: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhƣợng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.  Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xƣởng thực tế cuả sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. Tài khoản 632 đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp kiểm kê định kỳ để xác định giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ - Kết cấu theo phương pháp kê khai thường xuyên: Bên Nợ: + Giá vốn thực tế của sản phẩm - hàng hóa xuất đã bán, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. + Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vƣợt trên mức bình thƣờng và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không đƣợc tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. + Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thƣờng do trách nhiệm cá nhân gây ra. + Chi phí xây dựng, tự chế tài sản cố định trên mức bình thƣờng không đƣợc tính vào nguyên giá TSCĐ xây dựng, tự chế hoàn thành. + Chênh lệch giữa mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng cuối năm trƣớc. + Số khấu hao bất động sản đầu tƣ trích trong kỳ + Chi phí liên quan đến cho thuê bất động sản đầu tƣ + Chi phí sửa chữa nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tƣ không đủ điều kiện tính vào nguyên giá bất động sản đầu tƣ + Giá trị còn lại và các chi phí bán, thanh lý bất động sản đầu tƣ trong kỳ 152 Bên Có: + Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm trƣớc lớn hơn mức cần lập cuối năm nay. + Kết chuyển giá vốn thực tế của sản phẩm - hàng hóa, dịch vụ đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftap_bai_giang_ke_toan_doanh_nghiep_ban_dep.pdf