PHẦN II: CHĂN NUÔI CHUYÊN KHOA
CHƯƠNG 4: CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG
Mục tiêu:
- Nhớ được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các đặc điểm lựa chọn lợn đực làm
giống; Nêu được nhu cầu các chất dinh dưỡng của lợn đực giống.
- Thực hiện được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng, vệ sinh và
phòng dịch cho lợn đực giống.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát khi tiếp xúc với lợn đực giống.
Nội dung tóm tắt :
- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
- Chọn lợn đực để làm giống
- Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn đực giống
- Chuồng trại và chăm sóc cho lợn đực giống
- Chế độ sử dụng lợn đực giống
- Vệ sinh, phòng bệnh cho lợn đực giống
54 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Chăn nuôi lợn - Bùi Trọng Anh (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ kỹ thuật và thực tế của những năm
trước để xác định:
Ví dụ: Lợn nuôi thịt là lợn lai
- Thời gian nuôi là 6 tháng nuôi và 8 tháng tuổi.
- Trọng lượng xuất bán là 100 kg.
80
7.1.2. Xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn:
- Để xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn cần phải tìm được số đầu kỳ. Đây là số
liệu của cuối kỳ năm trước (31/12/năm trước) về số đầu con, về tháng tuổi của từng
nhóm.
- Cần phải biết dựa vào bảng kế hoạch phối giống sinh đẻ của nhóm lợn nái để
biết số lượng đàn con được bổ sung vào các tháng như thế nào?
Ví dụ: Theo số liệu báo cáo của năm trước thì đầu kỳ có số lượng như sau:
Tổng số: 151 con bao gồm:
3 tháng tuổi: 20 con 6 tháng tuổi: 30 con
4 tháng tuổi: 21 con 7 tháng tuổi: 30 con
5 tháng tuổi: 20 con 8 tháng tuổi: 30 con
Theo kế hoạch phối giống và sinh sản của đàn lợn lợn nái thì số lượng lợn con
3 tháng tuổi được bổ sung vào các tháng trong năm như sau:
Tháng 1: 42 con tháng 5: 48 con tháng 9: 28 con
2: 48 con 6: 42 con 10: 46 con
3: 42 con 7: 36 con 11: 42 con
4: 42 con 8: 36 con 12: 33 con
- Sau khi biết được số liệu trên ta tiến hành lập bảng kế hoạch chu chuyển đàn
như sau:
81
Bảng 7.1. Kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt
Tháng
Chỉ tiêu
Số
đầu
kỳ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biến
động
tăng
(+),
giảm
(-)
Số
cuối
kỳ
- Số có mặt
thường
xuyên
151 163 181 193 215 242 264 258 246 232 236 230 263
- Số chuyển
đến do lợn
con
42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 33 +485
- Số mua
vào (nếu
có)
- Lợn 3
tháng tuổi
20
42
48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 33 33
- Lợn 4
tháng tuổi
21 20
42
48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 42
- Lợn 5
tháng tuổi
20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 46
- Lợn 6
tháng tuổi
30 20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 28 28
- Lợn 7
tháng tuổi
30 30 20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36 36
- Lợn 8
tháng tuổi
30 30 30 20 21 20 42 48 42 42 48 42 36 36
Xuất bán
30 30 30 20 21 20 42 48 42 42 48 42
-415
Nhìn vào bảng chu chuyển đàn lợn thịt ta thấy:
Số có mặt thường xuyên hàng tháng = số đầu kỳ tháng trước + Số chuyển đến - số
bán
+ Mũi tên chỉ hướng chu chuyển của nhóm lợn từ tháng này cho đến tháng
khác đến khi xuất bán.
Để cân đối xem có đúng kế hoạch đề ra hay không ta xem xét:
- Kế hoạch ghi xuất bán: 38 tấn thịt thì ta có: Bán trong năm qua các tháng là:
383 con x 100kg/con= 38,3 tấn thịt lợn hơi. Như vậy là đạt kế hoạch.
82
- Kế hoạch ghi số con của kỳ là 320 con đủ các tháng tuổi, ta có 319 con số
cuối kỳ, như vậy là đạt kế hoạch.
Nếu không đạt thì ta có thể bổ sung thêm hoặc bớt đi để điều chỉnh cho đúng kế
hoạch.
7.1.3. Dự trù kế hoạch chuồng trại cho đàn lợn thịt
Muốn dự trù kế hoạch chuồng nuôi ta phải nắm được định mức chuồng nuôi
cho đàn lợn thịt:
Bảng 7.2. Tiêu chuẩn định mức chuồng nuôi cho đàn lợn thịt
Giai đoạn Lợn nội Lợn lai + lợn ngoại
2-6 tháng tuổi 0,4m2/con 0,5m2/con
7-10 tháng tuổi 0,7m2/con 0,8m2/con
Sau đó cần tính số đầu lợn trung bình từng tháng của 2 nhóm lợn từ 2-6 tháng
và từ 7-10 tháng rồi nhân với định mức để tính ra dự trù chuồng trại (về diện tích).
Theo kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt ở bảng 7.1 ta có:
- Số lợn (Z) từ 3-5 tháng tuổi bình quân trong năm:
Z 3 tháng tuổi + Z 4 tháng tuổi + Z 5 tháng tuổi
Z =
12
485 + 472 + 451
Z = = 117,33 117 con/tháng
12
- Số lợn từ 6-8 tháng bình quân trong năm:
425 + 472 + 428
Z = = 106,08 106 con/tháng
12
Như vậy diện tích chuồng nuôi cần là:
117 x 0,5m2 = 58,5 m2 59 m2
106 x 0,8m2 = 84,8 m2 85 m2
Cộng = 144 m2
Nếu mỗi ô chuồng có diện tích = 4 m2 thì số ô cần là:
144 : 4 = 36 ô chuồng
83
Ngoài ra cần xem xét đến số ô chuồng dự phòng, vì số lượng lợn thịt trong các
tháng có thể không bằng nhau. Vì vậy nên dự phòng 1-2 ô chuồng cho những tháng
có số lợn cao và có thể phải để trống để sửa chữa.
7.1.4. Dự trù kế hoạch thức ăn cho đàn lợn thịt
* Đối với nhu cầu 1 ngày, 1 tháng thì thường tính tỷ mỷ dựa trên định mức tiêu
chuẩn ăn từng con/1 ngày x số con x số ngày
* Đối với nhu cầu tương đối dài hạn như nhu cầu hàng quý, nửa năm hay một
năm thì tính đơn giản hơn bằng cách lấy số định mức cho một đàn lợn x số con bình
quân trong năm, vì nếu tỷ mỷ thì chỉ rắc rối thêm mà cũng không thật chính xác. Sau
đây dựa trên thí dụ trên ta có thể tính như sau:
Bảng 7.3. Định mức thức ăn cho đàn lợn thịt từng ngày.
Tháng tuổi Tăng trọng ngày
(gam/ngày)
Định mức thức ăn
1 con/ngày (kg)
3 300 0,8
4 400 1,0
5 400 1,4
6 530 1,7
7 600 2,6
8 700 3,2
Bảng 7.4. Tính nhu cầu của tháng cho đàn lợn trên ta có:
Loại lợn Số con Số ngày
trong tháng
Định mức thức
ăn 1con/ngày
Lượng thức ăn
cần (kg)
3 tháng 42 31 0,8 1041,6
4 tháng 20 31 1,0 620,0
5 tháng 21 31 1,4 911,4
6 tháng 20 31 1,7 1054,0
7 tháng 30 31 2,6 2418,0
8 tháng 30 31 3,2 2976,0
Cộng 9021,0
84
Để tính từng loại thức ăn ta có thể nhân với tỷ lệ % các loại thức ăn theo công
thức hỗn hợp là tính được các loại nguyên liệu cần thiết.
Khi tính được lượng thức ăn của từng tháng ta chỉ cần cộng lại là tính được
lượng thức ăn của cả năm.
7.1.5. Nhu cầu thức ăn cho đàn lợn thịt cả năm
Trước tiên ta tính định mức thức ăn cho 1 đàn lợn thịt:
- Qua nhiều thí nghiệm cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở một
trại lợn là 3,56 kg thức ăn (TĂ). Như vậy để tăng trọng được 90 kg cần: 90 x 3,56 =
320,4321 kg thức ăn hỗn hợp (dự kiến vượt hơn). Thời gian nuôi là 6 tháng, vậy 1
năm thì cần: 321 x 2 = 642 kg TĂ cho 1 đầu lợn thịt/năm.
Vậy vấn đề còn lại là tính số con có mặt thường xuyên trong năm:
Số có mặt thường xuyên trong năm = số con ở các tháng cộng lại và chia cho
12 tháng:
1 + 2 + 3 + .+ 12
12
Theo thí dụ trên (bảng 7.1.) ta có: 163 + 181+ 193 + 215 + .+ 263 = 2723
2723 : 12 = 226,92 con = 227 con
Nhu cầu thức ăn hỗn hợp toàn đàn là:
642 x 226,92 con = 145680,5 kg thức ăn = 145,5805 tấn thức ăn hỗn hợp.
Để chủ động về thức ăn và vốn ta cần cộng thêm khoảng 5% số lượng thức ăn
để dự trữ thêm.
7.1.6. Dự trù kế hoạch lao dộng cho đàn lợn thịt: Bao gồm:
- Xác định được mức lao động trong chăn nuôi lợn thịt (thường khoán):
+ Công chế biến thức ăn
+ Công nuôi dưỡng chăm sóc
+ Công của cán bộ thú y .
- Định mức lao động cần căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất của trại; qui mô,
các trang thiết bị và mức độ thành thạo của người lao động. Thông thường 1 lao động
có thể nuôi dưỡng 100 lợn thịt các loại. Công chế biến thức ăn khoảng 80% số lao
động nuôi dưỡng.
Theo ví dụ trên thì cần: 227 con : 100 = 2,27 công lao động nuôi dưỡng
Chế biến thức ăn: (227:100) x 80% = 1,8160 = 1,82 công lao động
Tổng cộng= 4,09 công lao động
85
7.1.7. Các dự trữ kế hoạch khác
- Mua sắm các dụng cụ rẻ tiền mau hỏng: bơm tiêm, kim tiêm , chổi quét.
- Thuốc thú y: vacxin, các loại thuốc thú y sử dụng phòng và trị bệnh cho lợn.
7.2. KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG VÀ LỢN NÁI
Để xây dựng kế hoạch sản xuất của đàn lợn nái và lợn thịt trước tiên phải nắm
được các chỉ tiêu kế hoạch qui định nhiệm vụ bán sản phẩm, qui định các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật cần đạt được để đảm bảo nhiệm vụ của trại.
7.2.1. Các chỉ tiêu
7.2.1.1. Chỉ tiêu sản xuất của lợn con
- Cần dựa vào năng lực thực tế của đàn nái: sung sức hay già
- Cần dựa vào kết qủa sản xuất của những năm trước đó
Ví dụ: Nhiệm vụ của trại nái sản xuất trong năm là 568 lợn con, số lợn con này
ngoài việc nuôi hậu bị để thay thế đàn, số còn lại chuyển sang nuôi thịt.
7.2.1.2. Chỉ tiêu đầu con đầu kỳ:
Theo số liệu đầu kỳ có số đàn nái như sau:
Bảng 7.5. Số liệu số đàn lợn đầu kỳ
Nhóm lợn Số lượng Nhóm lợn Số lượng
Cái hậu bị:
Trong đó: 8 tháng tuổi
6 tháng tuổi
4 tháng tuổi
2 tháng tuổi
Nái kiểm định:
Trong đó:
Chửa tháng thứ 1
Chửa tháng thứ 2
Chửa tháng thứ 3
Chửa tháng thứ 4
Nuôi con tháng 1
Nuôi con tháng 2
10
3
2
3
2
8
1
2
1
1
2 (16 con
con)
1(8 con con)
Nái cơ bản: gồm:
Chửa tháng thứ 1
Chửa tháng thứ 2
Chửa tháng thứ 3
Chửa tháng thứ 4
Nuôi con tháng 1
Nuôi con tháng 2
Đực làm việc
24
4
4
4
4
4 (40 con con)
4 (40 con con)
1
Toàn bộ nái kiểm định là lứa đẻ thứ 2:
Yêu cầu số con cuối kỳ là giữ nguyên đàn nái sinh sản về cơ cấu.
Để tiến hành xây dựng kế hoạch cần phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
86
7.2.1.3. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn nái:
Bảng 7.6. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn nái
Nhóm lợn Lứa
đẻ/năm
Số
con/lứa
Tỷ lệ
sống
(%)
Tỷ lệ loại
thải hàng
năm
(%)
Hậu bị
lên kiểm
định
(%)
Kiểm
định lên
cơ bản
(%)
Nái cơ bản 1,8 10 90 25
Nái kiểm định 1,6 8 75 75
Nái hậu bị 75
Phải căn cứ vào giống lợn để xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, căn cứ vài
trình độ sản xuất và mức độ thành thạo của công nhân.
Ví dụ: Trên toàn bộ đàn lợn là lợn ngoại vì vậy thời gian bắt đầu sử dụng đối
với lợn hậu bị cái và đực là sau 8-10 tháng tuổi.
Lợn kiểm định sau 2 lứa đẻ đạt tiêu chuẩn thì chuyển lên cơ bản, số còn lại thì
loại thải.
Để xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn cho đàn lợn nái thì cần phải xây dựng kế
hoạch phối giống và sinh sản đàn nái.
7.2.2. Kế hoạch phối giống và sinh sản của đàn lợn nái
* Để xây dựng được kế hoạch phối giống và sinh sản cần phải dự tính được
những biến động như :
- Số hậu bị chuyển lên kiểm định vào tháng nào, số lượng bao nhiêu?
- Nái kiểm định chuyển lên cơ bản vào tháng nào, số lượng là bao nhiêu?
- Nái loại thải vào tháng nào? Số lượng bao nhiêu
* Trong ví dụ trên ta có thể nhận thấy như sau:
- Nái hậu bị: đủ 10 tháng tuổi chuyển lên kiểm định 75% ta có:
+ Chuyển kiểm định:
Tháng 3: 2 con; tháng 5: 2 con; tháng 7: 2 con; tháng 9: 2 con.
+ Loại thải: tháng 3: 1 con; tháng 7: 1 con.
- Nái kiểm định chuyển lên cơ bản 75% = 8 x 75% = 6,0 con; loại 2 con .
Chuyển và loại nái kiểm định vào các tháng như sau:
Chuyển lên cơ bản lần lượt 6 con mỗi tháng 1 con: Tháng 1,2,3,4,5,6,
Loại 2 con vào tháng 2 và tháng 5.
87
- Nái cơ bản: loại 6 con (vì 24 x 25%) vào các tháng 1,2,3,4,5,6, mỗi tháng 1
con.
Trong thực tế việc loại thải phải căn cứ vào thành tích cá nhân của từng con,
nhưng vì ở đây là xây dựng kế hoạch nên ta dự kiến như vậy.
Sau khi đã dự kiến được các biến động trên ta tiến hành lập bảng kế hoạch phối
giống và sinh sản như bảng sau:
Tháng
Đầu
kỳ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng
Nái kiểm định
Số phối giống 2 1 2 1 2 1 3 2 1 1 16
Số đậu thai 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1 12
Chửa tháng 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1
Chửa tháng 2 2 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1
Chửa tháng3 1 2 1 1 1 1 1 1 1 2 2
Chửa tháng 4 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 2
Đẻ 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 11
Nuôi con tháng1 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1
Nuôi con tháng 2 1 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1
Nhận hậu bị đến 0 2 2 2
Chuyển cơ bản 1 1 1 1 1 1
Loại thải 1 1
Số con đẻ ra 8 8 16 8 8 8 8 8 8 8 88
Số con cai sữa 6 12 6 6 12 6 6 6 6 72
Nái cơ bản
Số phối giống 4 4 4 5 4 4 5 4 3 6 4 4 51
Số đậu thai 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6 3 3 46
Chửa tháng 1 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6 3 3
Chửa tháng 2 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6 3
Chửa tháng3 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2 6
Chửa tháng 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 2
Đẻ 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4 48
Nuôi con tháng1 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5 4
Nuôi con tháng 2 4 4 4 4 4 4 4 4 3 5 4 3 5
Nhận K.Định lên 1 1 1 1 1 1
Loại thải vỗ béo 1 1 1 1 1 1
Số con đẻ ra 40 40 40 40 40 40 30 50 40 30 50 40 480
Số con cai sữa 36 36 36 36 36 36 36 36 27 45 36 27 423
Cộng số con đẻ ra
Cộng số con cai
sữa
48
42
48
48
56
42
48
42
40
48
40
42
38
36
58
36
48
33
38
51
58
42
48
33
568
495
88
Khi tiến hành lập bảng cần chú ý mấy điểm sau:
* Thời gian 1 lứa đẻ của 1 nái được tính tròn là 6 tháng với các thời điểm sau:
- Chửa + đẻ + thời gian chờ phối = 4 tháng trong đó: chửa 3 tháng 24 ngày +
chờ phối 6 ngày = 4 tháng
- Thời gian nuôi con tính bằng 2 tháng.
Vì vậy đẻ và nuôi con tháng 1 là giống nhau (sau đẻ lợn nái được tính là nuôi
con tháng 1)
* Số phối giống= số nái nuôi con tháng thứ 2 trước đó + số chuyển đến + Số
phối trượt tháng trước (số không đậu thai tháng trước)
* Số đậu thai và chửa tháng 1 là một số.
* Số loại thải hoặc chuyển đi sau khi tách con (sau 2 tháng nuôi). Sau khi lập
bảng phối giống và sinh sản xong cần kiểm tra lại kết quả xem có đúng không cần
phải kiểm tra.
* Số nái cuối kỳ= số đầu kỳ + số tăng - số giảm, nếu đúng thì không cần kiểm
tra tiếp, nếu không đúng phải kiểm tra các tháng trước cũng bằng cách đó.
* Số đậu thai = số phối giống x tỷ lệ phối giống.
Ở đây ví dụ ta có nái kiểm định: 16 x 80%= 12,8 như vậy số đúng sẽ là: 11,12
hoặc 13. Ở đây số đậu là 12 có thể chấp nhận.
* Nái cơ bản là: 51 x 90% = 45,9 như vậy số đậu có thể là 45, 46 hoặc 47.
Trong ví dụ trên 46 như vậy là đạt.
Một vấn đề được đặt ra ở đây là xác định được tỷ lệ phối giống bằng cách nào?
có thể xác định = số lứa đẻ/năm của một lợn nái.
Nếu số lứa đẻ là 2: Tỷ lệ phối giống là 100%.
Nếu số lứa đẻ là 1,8: Tỷ lệ phối giống là 90%.
Nếu số lứa đẻ là 1,6: Tỷ lệ phối giống là 80%.
7.2.3. Kế hoạch chu chuyển đàn lợn nái
Trước khi xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn lợn nái cần phải xác định một số
số liệu sau:
- Xác định số lượng đàn lợn nái hậu bị: theo bài ra thì để giữ nguyên cơ cấu đàn
nái sinh sản thì phải thay 6 nái cơ bản. Số nái kiểm định để thay nái cơ bản cần có 8
con vì ( 8 x 75% = 6,0).
- Do vậy nái hậu bị cần: 10 con chuyển lên nái kiểm định là: 10 x 75% = 7,5 8
Trong thực tế 10 con hậu bị của đầu kỳ đã chuyển hết lên kiểm định trong năm,
vậy để có đàn hậu bị thay thế cho đàn kiểm định năm sau phải cần có 10 hậu bị khác.
Do đó ta có thể dự kiến giữ lại 10 lợn con chuyển lên hậu bị vào các tháng 9 và 10,
mỗi tháng 5 con.
89
Do số lượng nái không nhiều , tháng nào cao nhất cũng chỉ cần phối có 9 con
(theo kế hoạch phối giống) vì vậy chỉ cần nuôi 1 đực giống là đủ. Song để đảm bảo
cho đàn lợn không bị đồng huyết thì cứ 2 năm ta thay đực giống một lần bằng cách
mua vào (từ các trại giống) 2 con hậu bị để chọn một con giữ lại sau này. Sau đó ta
lập bảng chu chuyển:
Bảng 7.7. Chu chuyển đàn lợn nái (con)
Nhóm
lợn
Tháng
Đầu
kỳ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biến
động
đực
hậu bị
Có mặt thường
xuyên
Mua vào
0
02
02
02 02 02 02 02 02
Đực
làm
việc
Có mặt thường
xuyên
01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01
Nái
hậu bị
Có mặt thường
xuyên
Lợn con đến
Chuyển kiểm định
Loại thải
10
10
10
07
02
01
07
05
02
05
05
02
01
02
05
05
02
10
05
10
10
Nái
kiểm
định
Có mặt thường
xuyên
Hậu bị chuyển
đến
Chuyển cơ bản
Loại thải
08
07
01
05
01
01
06
02
01
05
01
05
02
01
01
04
01
06
02
06
08
02
08
08
08
+8
-6
-2
Nái cơ
bản
Có mặt thường
xuyên
Kiểm định đến
Loại thải
24
24
01
01
24
01
01
24
01
01
24
01
01
24
01
01
24
01
01
24
24
24
24
24
24
+6
-6
Lợn
con
0-2
tháng
tuổi
Có mặt thường
xuyên
104 104 96 104 104 88 80 76 94 106 86 96 106
Đẻ ra 48 48 56 48 40 40 38 58 48 38 58 48 +568
- Chết + loại 06 08 06 06 08 06 06 04 03 07 06 05 -71
- Cai sữa 42 48 42 42 48 42 36 36 33 51 42 33 -495
- Chuyển hậu bị 0 0 0 0 0 0 0 0 05 05 0 0 -10
- Chuyển nuôi thịt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- Bán giống 42 48 42 42 48 42 36 36 28 46 42 33 -485
Khi lập bảng chu chuyển cần chú ý là cần ghi các biến động trên.
90
Ví dụ: Đàn nái hậu bị ta ghi số tăng (số do lợn con chuyển đến) trước rồi ghi số
giảm (số chuyển kiểm định + loại thải) sau đó muốn tính đến số có mặt thường xuyên.
Số có mặt thường xuyên của tháng này = số có mặt tháng trước + số tăng - Số
giảm. Sau khi lập bảng chu chuyển ta cần kiểm tra lại nếu số cuối kỳ đúng.
Số cuối kỳ = Số đầu kỳ + Tăng - giảm = Số cuối kỳ do chu chuyển thì bài toán
đúng. Ngược lại nếu sai thì phải tìm chỗ sai. Có thể chia ra từng mốc 6 tháng, 3 tháng
để kiểm tra.
Ngoài ra cũng cần ghi nhớ: những đực loại thải, nái loại thải phải tính toán,
thường thì cần ghi lại để đem vỗ béo 3 tháng và nên thiến để cải tiến phẩm chất thịt và
mỡ.
7.2.4. Kế hoạch thức ăn, chuồng trại và công lao động
7.2.4.1. Kế hoạch thức ăn
- Nhu cầu thức ăn hàng ngày, hàng tháng: nên tính tỷ mỷ, dựa trên định mức do
khẩu phần quy định, sau đó nhân với nái và số ngày để tính
Đối với nái và đực hậu bị cách tính giống như lợn thịt. Riêng đàn nái thì có thể
tính như sau.
Bảng 7.8. Định mức lượng thức ăn một ngày/1 nái
Loại lợn Nái chửa và không chửa Nái nuôi con
Nái kiểm định 2,5 kg 4,5 kg
Nái cơ bản 2,08 kg 4,3 kg
Bảng 7.9. Định mức lượng thức ăn của 1 tháng
Loại lợn
Số lượng
(con)
Số
ngày
Định lượng
thức ăn
(kg/con)
Lượng thức ăn
cả tháng (kg)
Nái kiểm định 04 31 2,5 310,00
Nái cơ bản nuôi con 08 31 1,3 1066,40
Nái cơ bản chửa 16 31 2,08 1031,68
Nái kiểm định nuôi
con
03 31 4,5 418,50
T ổng c ộng 31 2826,58
91
Nếu đem nhu cầu của 12 tháng cộng lại với nhau ta sẽ có nhu cầu về thức ăn
của đàn nái cả năm. Tuy nhiên để tính nhu cầu cả năm một cách nhanh chóng hơn ta
sẽ có cách tính:
Định mức thức ăn cho một đàn nái x số nái bình quân trong năm.
Ví dụ: Có thể tham khảo định mức thức ăn cho một đàn nái như sau:
Bảng 7.10. Định mức thức ăn cho một lợn nái/năm
Nhóm lợn Khối lượng thức ăn trong một năm (kg)
Nái kiểm định
Nái cơ bản
1344
1182
Bây giờ ta tìm số nái bình quân trong năm:
7+5+6+5+5+4+6+6+8+8+8+8
Nái kiểm định = = 6,33 con
12
24 x 12
Nái cơ bản = = 24 con
12
Ta sẽ có khối lượng thức ăn như sau:
Bảng 7.11. Khối lượng thức ăn cho đàn lợn nái
Nhóm lợn
Số lượng nái bình
quân trong năm
(con)
Định mức
thức ăn
(kg)
Lượng thức ăn
trong năm
(kg)
Nái kiểm định 6,33 1344 8.507,52
Nái cơ bản 24 1182 28.368,00
Cộng 30,33 36.875,52
Tương tự như vậy ta có thể tính được lượng thức ăn hỗn hợp cần thiết cho đàn
lợn con tập ăn, lợn đực giống
Để tính ra từng loại thức ăn, ta đem nhân với tỷ lệ % các loại nguyên liệu trong
khẩu phần thức ăn hỗn hợp ta sẽ có từng loại nguyên liệu cần thiết.
Tổng nhu cầu thức ăn của tất cả các nhóm lợn lai, ta sẽ có nhu cầu thức ăn của
cả đàn lợn từng ngày, từng tháng và cả năm. Tuy nhiên để dự phòng bất trắc ta có thể
dự trù thêm khoảng 5% lượng thức ăn được tính để chủ động trong sản xuất.
7.2.4.2 Dự trù chuồng trại cho đàn nái
Để tính chuồng trại cho một đàn nái trong năm ta phải xác định mức chuồng
trại cho một đầu nái. Sau đó đem nhân với số lượng lợn nái có mặt thường xuyên
trong cả năm thì sẽ được nhu cầu chuồng trại trong cả năm.
92
Bảng 7.12. Định mức chuồng trại cho một đàn nái
Nhóm lợn
Định mức chuồng trại
Nội Ngoại
Nái hậu bị 3-6 tháng 0,4m2 0,5m2
Nái hậu bị 7-10 tháng 0,7m2 0,8m2
Nái chửa và không chửa 1,0m2 1,25m2
Nái nuôi con (kể cả ô tập ăn) 6m2 7m2
Đực làm việc 7m2 9m2
Bây giờ ta tính số đầu con bình quân trong năm:
12+12+15+10
- Hậu bị 3-6 tháng = = 4,08 4 con
12
7+7+10+10
- Nái hậu bị 7-10 tháng = = 2,83 3 con
12
- Nái chửa và không chửa = 19,66 20 con
4+3+2+2+3+4+4+4+5+6+6+6
- Nái kiểm định = = 4,08 con
12
16+16+15+16+16+15+17++16+14+17+15+14
- Nái cơ bản = = 15,58 con
chửa 12
(Nái cơ bản là số nái có chửa hàng tháng cộng lại chia cho 12 tháng)
* Nái nuôi con: 9,91 10 Trong đó:
3+2+3+3+1+1+2+2+2+2+2
- Nái kiểm định = = 1,91 con
12
8+8+8+8+8+8+7+8+9+7+8+9
- Nái cơ bản = = 8 con
12
=> Ta có nhu cầu chuồng trại như sau:
93
Bảng 7.13. Nhu cầu diện tích chuồng trại cho đàn lợn thịt
Nhóm lợn
Số con
thường
xuyên (con)
Định mức chuồng
(m2/con)
Nhu cầu về diện
tích của đàn (m2)
Nái hậu bị 3-6 tháng 4 0,5 2,0
Nái hậu bị 7-10 tháng 3 0,8 2,4
Nái chửa và không chửa 20 1,25 25,0
Nái nuôi con 10 7,0 70,0
Đực làm việc 1 9,0 9,0
Tổng cộng 108,4m2
Tuy nhiên trong thực tế có lúc số lượng lợn nhiều, có lúc số lượng thấp, do đó
có thể dự phòng 1-2 ô chuồng để có thể đủ chuồng và trong trường hợp chuồng hỏng
có chỗ nhốt lợn để sửa chữa kịp thời.
7.2.4.3 Kế hoạch công lao động để chăn nuôi lợn nái
Giống như dự trù kế hoạch công lao động của đàn lợn thịt, ta cần định mức
được công lao động cho thật sát thì dự trù mới sát.
- Nếu chăn nuôi lợn nái theo hình thức thủ công thì mức lao động cho lợn nái
nói chung là 25 con/1 công lao động.
Theo ví dụ trên ta có:
+ Nái sinh sản tổng bình quân là: 30 con = 1,2 công
+ Nái hậu bị bình quân : 7 con= 0,07 công
+ Đực giống : 1 con= 0,08 công
+ Đực hậu bị : 2con = 1,00 công
Cộng: = 2,27 công
Nhưng trong chăn nuôi phải bố trí cả ngày lễ và chủ nhật, ngày tết vì vậy số
công thực tế là: Công = 2,27 x 365 ngày = 828,5 công
Nhưng trong thực tế một công lao động được 280 ngày công/1 năm vì còn nghỉ
lễ, tết, chủ nhật, ốm đau nên cần số người thay thế là:
828,5 : 280 = 2,92 người 3 người.
=> Cần bố trí 3 người để thay thế lẫn nhau.
* Lưu ý: Cần phải khoán để nâng cao trách nhiệm của người lao động..
Ngoài những kế hoạch trên cần phải chú ý các kế hoạch khác như kế hoạch vật
tư, dụng cụ , thuốc thú y, tiền vốn, kế hoạch bán sản phẩm thì mới có thể tiến hành
sản xuất tốt được.
94
BÀI TẬP CHƯƠNG 7
Bài tập 1: Theo số liệu báo cáo của cơ sở năm trước thì đầu kỳ có số lượng là 230
con, bao gồm:
3 tháng tuổi: 50 con
4 tháng tuổi: 40 con
5 tháng tuổi: 40 con
6 tháng tuổi: 50 con
7 tháng tuổi: 50 con
Theo kế hoạch phối giống và sinh sản của đàn lợn lợn nái thì số lượng lợn con
3 tháng tuổi được bổ sung vào các tháng trong năm như sau:
Tháng 1: 50 con tháng 5: 48 con tháng 9: 36 con
2: 60 con 6:40 con 10: 40 con
3: 50 con 7: 45 con 11: 50 con
4: 40 con 8: 45 con 12: 48 con
Hãy lập bảng kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt và xây dựng kế hoạch thức ăn,
kế hoạch chuồng trại. Biết rằng kế hoạch giao bán sản phẩm của cơ sở là 60 tấn thịt
lợn hơi/năm
Yêu cầu về chỉ tiêu sản phẩm: Lợn nuôi thịt là lợn lai 7/8 máu ngoại
- Thời gian nuôi là 5 tháng nuôi .
- Trọng lượng xuất bán là 90 kg.
- Tiêu tốn thức ăn: 3,4 kg
Yêu cầu diện tích chuồng nuôi/1 lợn là 0,7m2
Bài tập 2: Theo số liệu đầu kỳ có số đàn nái như sau:
Nhóm lợn Số lượng Nhóm lợn Số lượng
Cái hậu bị:
Trong đó: 8 tháng tuổi
6 tháng tuổi
4 tháng tuổi
2 tháng tuổi
Nái kiểm định( đẻ, chửa lứa
đầu):
Trong đó:
Chửa tháng thứ 1
Chửa tháng thứ 2
Chửa tháng thứ 3
Chửa tháng thứ 4
Nuôi con tháng 1
Nuôi con tháng 2
19
5
5
5
4
18
3
3
3
3
4 (32 con con)
2(16 con con)
Nái cơ bản: gồm:
Chửa tháng thứ 1
Chửa tháng thứ 2
Chửa tháng thứ 3
Chửa tháng thứ 4
Nuôi con tháng 1
Nuôi con tháng 2
Đực làm việc
32
6
6
5
5
5 (50 con con)
5 (50 con con)
1
95
Toàn bộ nái kiểm định là lứa đẻ thứ 1:
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn nái của cơ sở:
Nhóm lợn Lứa
đẻ/năm
Số con/lứa Tỷ lệ sống
(%)
Tỷ lệ loại
thải hàng
năm
(%)
Hậu bị lên
kiểm định
(%)
Kiểm định
lên cơ bản
(%)
Nái cơ bản 1,8 10 90 25
Nái kiểm định 1,6 8 75 75
Nái hậu bị 75
Lợn hậu bị bắt đầu sử dụng đối với lợn hậu bị cái và đực là sau 8-10 tháng tuổi.
Lợn kiểm định sau 2 lứa đẻ đạt tiêu chuẩn thì chuyển lên cơ bản, số còn lại thì
loại thải.
Hãy xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn cho đàn lợn nái thì cần phải xây dựng
kế hoạch phối giống và sinh sản đàn nái.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phạm hữu Doanh, Kỹ thuật nuôi lợn nái đẻ sai con, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội, 1993.
- Phạm Hữu Doanh- Lưu Kỳ, Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nhà
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008.
- Trương Lăng, Cai sữa sớm lợn con, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội,
2008
- Nguyễn Văn Thiện- Nguyễn Tuấn Anh, Thụ tinh nhân tạo cho lợn, Nhà
xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1993
- PGS.TS. Nguyễn Thiện, Giống lợn và các công thức lai lợn mới ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2006.
- Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia cầm, tập I, Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội, 2002.
- Cục khuyến nông và khuyến lâm, Quản lý, năng suất chất lượng lợn
giống, 1997
- Hội chăn nuôi Việt Nam,Cẩm nang chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội, 2008.
- Trường TH Kỹ thuật Nông nghiệp Trung Ương, Giáo trình chăn nuôi lợn ,
Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_chan_nuoi_lon_bui_trong_anh_phan_2.pdf