Bài giảng gồm 3 phần chính
Phần I: Đại cương về chăn nuôi lợn
Phần II: Chăn nuôi lợn chuyên khoa
Phần III: Thực hành - Thực tập chăn nuôi lợn
42 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Chăn nuôi lợn - Bùi Trọng Anh (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B nhưng lại ít vitamin A. Lợn ăn gạo lứt cho
thịt và mỡ chắc.
e. Sắn ( khoai mì)
Có chứa nhiều tinh bột, ít protein, vitamin và chất khoáng. Sắn tươi có chứa:
18,5% gluxit, 0,8-1,1% protein, 0,25% lipit; 1,4% xơ.
Củ sắn khô bóc vỏ có chứa 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,38% lipit.
Ưu điểm : là loại thức ăn phổ biến, rẻ tiền, có chứa nhiều tinh bột.
Nhược điểm : trong sắn quá ít chất đạm, vitamin và chất khoáng. Nếu cho lợn
ăn nhiều sắn trong khẩu phần thì lợn xù lông, chậm lớn
Bột sắn khô sử dụng 30-50% trong thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn như sau:
Bảng 2.1. Tỷ lệ sắn phối hợp khẩu phần ăn cho lợn
Giai đoạn
Nguyên liệu
Lợn con
(10-30 kg)
Lợn thịt
(50-100 kg)
Lợn đực, nái,
lợn choai
(35-50kg)
Sắn khô bột 30% 40% 50%
Cám nhuyễn 10% 30% 30%
Tấm 60% 30% 20%
Tổng cộng (%) 100 100 100
Chú ý: trong sắn (tươi và vỏ ) có chất độc axit Cyanhydric (HCN) có thể gây
ngộ độc cho lợn. Cần khử độc bằng cách: sắn tươi bóc vỏ và ngâm nước 24-48 giờ.
hoặc sắn thái lát phơi khô và xay nghiền thành bột để bảo quản.
2.1.2. Nhóm thức ăn cung cấp protein(đạm):
a. Bột cá
31
- Bột cá có nhiều chất béo(lipit): dùng cá nguyên con, thường dùng là cá nhỏ
hay ướp nhiều muối, có lượng chất béo cao: 10-20%, muối khoảng 5-10%.
- Bột cá ít chất béo: là những sản phẩm phụ còn lại sau khi đã lấy xong dầu.
Bột cá là loại thức ăn có nhiều protein, các axit amin thiết yếu như Lizin,
Tryptophan, vì vậy nuôi lợn đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra trong bột cá còn chứa nhiều
khoáng: Canxi (Ca): 4,23%; phốt pho (P): 3,73%, và một số vitamin B2, B12.
b. Bột thịt
Bột thịt được sản xuất từ xác súc vật cùng với các phủ tạng kém phẩm chất
không dùng cho người, đem sát trùng, sấy khô và xay thành bột để cho lợn ăn. Đây là
loại thức ăn tốt nhất, có chứa tới 60% protein với nhiều loại axit amin cần thiết (Riêng
Tryptophan ít hơn bột cá)
c. Khô dầu lạc (Khô dầu phộng)
Khô dầu lạc có chứa: 45,5% protein, 8% lipit; 25,2% gluxit; 4,8% xơ
Ưu điểm : hàm lượng chất đạm cao, rẻ tiền được dùng nhiều nhất trong chăn
nuôi lợn vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, có vị ngọt, lợn thích ăn.
Nhược điểm : khô dầu lạc dễ bị mốc, chỉ bảo quản được 2 tháng về mùa mưa,
mùa khô có thể để được 5 tháng.
Chú ý: khi thấy xuất hiện màu vàng hoặc xanh thì phải loại bỏ vì đã bị nhiễm
độc do nấm mốc.
d. Khô dầu đậu tương
Khô dầu đậu tương được dùng nhiều làm thức ăn bổ sung đạm cho gia súc, có
chứa 40-45% protein, 1,3-1,8% chất béo. Trong khô dầu đậu tương thiếu vitamin A
và B12. Có thể trộn khô dầu đậu tương với 3-5% bột cá...
e. Đỗ tương
- Đậu tương có chứa 37-39% protein; 16-21% lipit, 25% gluxit, ít xơ: 3,5-3,8%.
Thường dùng làm thức ăn cho người, chỉ một phần nhỏ dưới dạng bột đậu tương làm
thức ăn cho gia súc.
Ưu điểm: dễ kiếm, giá vừa phải, đủ axit amin không thay thế cơ bản.
Nhược điểm: trong đậu tương có chứa chất độc Antitrypsin và Thyouranxin :
Antitrypsin: nó chống lại sự tiêu hoá protit của men Trypsin. Vì vậy cần xử lý
qua nhiệt: rang, sấy, nấu chín để khử độc.
Thyouranxin có tác dụng ức chế sự hoạt động của tuyến giáp, vì vậy nếu cho
ăn kéo dài cần trộn thêm Iod để chống bệnh biếu cổ.
f. Cua ốc
- Bột cua: bột cua cả con có chứa tới 47% protein; 1,6% Ca; 0,7% phốt pho (P),
thường được làm thức ăn bổ sung đạm và khoáng cho lợn rất tốt.
32
- Ốc sên: ốc sên bỏ vỏ có 11% protein; 0,15% Ca; 0,07 P. Vỏ ốc sên thường
được nung lên hoặc sấy khô nghiền nhỏ để làm thức ăn bổ sung khoáng cho lợn.
Bột ruốc tép: Ruốc tép chứa 47,97% protein, được dùng làm thức ăn bổ sung
rất có lợi cho chăn nuôi lợn. Nên dùng chung với các loại khô dầu
2.2. NHÓM THỨC ĂN BỔ SUNG:
2.2.1. Bột khoáng
a. Bột sò, trai, hến
Bột sò, trai, hến là những loại rẻ tiền dễ kiếm, thành phần chủ yếu chứa CaCO3,
trong đó Ca chiếm 34,8%. Thường nung chín rồi nghiền thành bột để bổ sung cho lợn
ăn.
b. Bột xương:
Bột xương dùng để bổ sung canxi và phốt pho cho gia súc. Bột xương có nhiều
loại: Bột thịt xương, bột xương. Thường bổ sung 2-5% vào thức ăn cho lợn.
c. Muối ăn( NaCl) : thường bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn từ 0,3-0,5%
d. Các loại premix
Để bổ sung khoáng đa lượng, vi lượng và vitamin cho gia súc. Premix khoáng
và vitamin có nhiều loại tuỳ theo hãng sản xuất. Thành phần chủ yếu là khoáng vi
lượng: Mg, Fe, Cu, Co, Mn, I, Vitamin A, D,E; nhóm vitamin B, C do đó có tác
dụng kích thích tăng trọng ở gia súc.
2.3. THỨC ĂN XANH - BỘT CỎ
2.3.1. Thức ăn xanh:
- Rau xanh bổ sung các chất dinh dưỡng như: Vitamin A, C, B
- Rau xanh có tính nhuận tràng, kích thích tiết sữa nên dùng cho lợn nái rất tốt.
Rau xanh dùng cho lợn có thể sử dụng nhiều loại: Rau bèo, rau muống, rau lấp,
lá bầu bí, rau khoai lang ..
Có thể sử dụng các loại cỏ, đặc biệt là cỏ voi cho lợn ăn cũng rất tốt.
2.3.2. Bột cỏ:
Bột cỏ: để đảm bảo dự trữ và thu gọn khối lượng rau cỏ từ mùa mưa sáng mùa
khô, người ta sấy khô, nghiền nhỏ rau cỏ khô thành bột, có thể trộn vào thức ăn hỗn
hợp cho lợn. Thường sử dụng các loại cây họ đậu để chế biến.. Bột cỏ có tỷ lệ protein
cao: 20% tuỳ theo từng loại, nhiều caroten, vì vậy thường dùng để bổ sung đạm và
vitamin A.
Do dễ bị oxy hoá làm mất Caroten nên phải bảo quản trong túi nilon màu tối và
có trộn thêm chất chống ôxi hoá. Thời hạn sử dụng bột cỏ thường được 2 tháng. Chỉ
sử dụng các loại bột cỏ có màu xanh và có mùi thơm của cỏ phơi tốt, không mốc,
không biến màu và có mùi lạ.
33
Bột cỏ thường bổ sung vào 4-5% vào trong cám hỗn hợp để bổ sung cho lợn
con và lợn nái nuôi con.
2.4. THỨC ĂN HỖN HỢP
2.3.1. Phân loại thức ăn hỗn hợp
a. Thức ăn đậm đặc ( Tổng hợp chưa hoàn chỉnh)
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chỉ chứa một số thức ăn bổ sung như đạm,
khoáng đa lượng, vi lượng, axit amin, vitamin. Khi sử dụng, người chăn nuôi chỉ cần
trộn thêm tinh bột nữa là đủ nhu cầu dinh dưỡng cuả lợn (trộn theo hướng dẫn của nhà
sản xuất trên bao bì).
Ưu điểm: có thể tận dụng được các nguyên liệu là những thức ăn cơ bản có sẵn
ở địa phương, giảm bớt công chuyên trở từ nơi chế biến đến nơi tiêu dùng.
Nhược điểm:
+ Mất công trộn cho chăn nuôi,
+ Chất lượng khẩu phần ăn của lợn sẽ giảm do không tuân thủ theo hướng dẫn.
b. Thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh
Là thức ăn đã được phối hợp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu
của từng loại lợn nuôi.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. So sánh vai trò của thức ăn cơ bản và thức ăn bổ sung?
2. Ý nghĩa của việc tìm hiểu các loại thức ăn dùng cho lợn?
34
CHƯƠNG 3: CHUỒNG TRẠI CHO LỢN
Mục tiêu::
- Tự thiết kế, xây dựng chuồng trại cho lợn hợp lý và khoa học.
- Vẽ được sơ đồ về cấu tạo chuồng trại cho lợn
- Lựa chọn được kiểu chuồng nuôi phù hợp với từng loại lợn.
- Vận dụng linh hoạt nguyên vật liệu để xây dựng chuồng nuôi phù hợp với
điều kiện kinh tế
Nội dung tóm tắt:
- Tại sao phải nuôi lợn trong chuồng
- Địa điểm xây dựng
- Hướng chuồng
- Sắp xếp và quy hoạch mặt bằng trong trại lợn
- Tiêu chuẩn của một chuồng lợn tốt
- Cấu tạo chuồng và kiểu chuồng
3.1. TẠI SAO PHẢI NUÔI LỢN TRONG CHUỒNG
- Nuôi lợn trong chuồng đảm bảo vệ sinh cho người. Lợn thả rông đi lại ỉa bừa
bãi, phân và nước tiểu vung vãi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, lây lan bệnh
tật cho người và cho những con lợn khác.
- Lợn nuôi nhốt cho ăn đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng thì sẽ nhanh lớn vì năng
lượng chỉ tập trung cho việc lên cân chóng lớn.
- Lợn nuôi nhốt trong chuồng còn tận thu được phân và nước tiểu, làm tăng thu
nhập cho người chăn nuôi và cung cấp phân bón tại chỗ, tốt và rẻ cho ngành trồng
trọt.
3.2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
- Phải chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị nước ngập khi mưa lũ, tránh nơi
ẩm thấp gây bệnh cho lợn dễ bị mắc bệnh
- Chuồng được xây ở cuối hướng gió chính so với khu dân cư để tránh đưa hơi
phân và mầm bệnh vào khu vực dân cư. Cách xa nơi đông người như chợ, trường học,
đường giao thông chính, lò vôi, lò gạch, khoảng cách tối thiểu là 200 m nhưng phải
thuận tiện giao thông.
- Gần nguồn nước để trồng và sản xuất rau xanh, cung cấp thức ăn xanh tại chỗ.
- Đất làm chuồng trại phải chắc chăn, khô dáo, dễ thấm nước, mạch nước ngầm
sâu và trước đây không có mầm bệnh.
35
- Có nguồn nước sạch cho lợn uống và làm vệ sinh. Vì vậy phải thăm dò trước
khi xây chuồng trại.
- Có khả năng mở rộng qui mô khi cần thiết.
3.3. HƯỚNG CHUỒNG
Sau nhiều năm chăn nuôi công nghiệp, người ta đã rút ra kết luận:
- Nếu chăn nuôi quảng canh, sử dụng hệ thống thông thoáng tự nhiên thì tốt
nhất là xây chuồng theo hướng Đông Nam để hứng được nhiều gió mát trong mùa hè
nóng bức, giảm chi phí làm mát.
- Nếu nuôi trong chuồng kín, điều hoà tiểu khí hậu bằng hệ thống quạt gió và
dàn lạnh, tấm làm mát thì tốt nhất là làm nhà có trục song song với hướng gió chính
(gió Đông Nam) để khi dùng quạt đẩy khí từ chuồng ra, xuôi với chiều gió thổi, làm
giảm chi phí quạt đẩy và không cản bụi.
Tránh xây dựng chuồng theo hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam.
3.4. SẮP XẾP VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRONG TRẠI LỢN.
3.4.1. Bố trí mặt bằng:
- Chuồng lợn nái nên sắp xếp bố trí ở một khu vực riêng bao gồm: Chuồng lợn
nái đẻ, nái chửa, nái thường và nái hậu bị.
- Chuồng lợn đực: đặt ở đầu hướng gió trước chuồng lợn nái, tránh cho lợn đực
chịu ảnh hưởng mùi của lợn nái mà bị kích thích, lâu dài sẽ làm giảm tính hăng của
lợn đực giống.
- Khu chuồng lợn thịt: tách riêng. Khu chuồng lợn thịt thì bố trí như sau:
Lợn cai sữa -> lợn choai -> lợn vỗ béo.
3.4.2. Bố trí các khu vệ sinh, phòng bệnh và thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc:
- Cổng chính làm ở phía Đông hoặc Đông Nam khu trại có hố tiêu độc, có mái
che. Ngoài ra còn có cổng phụ để chuyển phân và nước tiểu.
- Bố trí khu chuồng nọ cách khu chuồng kia từ 6-8 m tính từ hai chân tường của
2 chuồng sát nhau.
- Nhà chứa phân: bố trí ở phía cuối hướng gió chính. Hiện nay nhà chứa phân
được thay thế bằng hầm Biogas nhằm xử lý ô nhiễm môi trường và sử dụng khí đốt,
phát điện từ hầm Biogas.
- Tất cả các chuồng phải có hệ thống rãnh thoát nước tiểu và nước rửa chuồng.
Những chất thải này cần cho chạy vào bể lọc 3 ngăn để lắng lọc trứng giun sán và
được xử lý tiêu độc bằng thuốc khi tưới rau.
- Hệ thống cống rãnh thoát nước trong trại bảo đảm có độ dốc 3-4%.
- Nhà cách ly: bố trí phía Tây hoặc Tây Nam khu trại xa chuồng nuôi từ 20-30
m và ở cuối hướng gió.
36
- Các công trình phụ: nhà kho, nhà làm việc, nhà chế biến thức ăn đặt ở ngoài
hàng rào khu chuồng, bố trí ở gần cổng chính.
13 12 10
14
9
9
16 11
15
7 8
11
6 4 3
2 1
5
Hình 3.1. Quy hoạch mặt bằng khu trại 1000 lợn
Ghi chú:
1. Nhà trực và kỹ thuật; 2. Cổng và hố vôi tiêu độc; 3,4,5,6, Nhà kho, giếng, sân phơi, nhà tắm; 7.
Chuồng lợn đực; 8. Sân chơi chuồng lợn đực; 9. Chuồng lợn nái nuôi con; 10. Chuồng lợn nái chửa
và hậu bị; 11. Chuồng lợn thịt 4-6 tháng; 12. Chuồng lợn thịt 7-10 tháng tuổi; 13. Nhà cách ly; 14.
Bể lắng lọc trứng giun sán; 15. Hàng rào bảo vệ; 16. nhà chưa phân.
3.5. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CHUỒNG LỢN TỐT
Quan trọng nhất của một chuồng lợn tốt là tạo ra tiểu khí hậu tốt cho lợn như:
nhiệt độ, ẩm độ, ánh sang, không khí Yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Diện tích ô chuồng phù hợp với yêu cầu của từng loại lợn như lợn thịt 2-6
tháng tuổi, lợn lớn hơn 6 tháng tuổi, lợn nái .
- Chuồng lợn phải bảo đảm thông thoáng tốt để không khí trong chuồng lợn
nuôi luôn luôn thay đổi và sạch, không bị ngộ độc bởi các khí độc thải ra như: CO2,
NH3, H2S Đồng thời phải bảo đảm ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa trực tiếp vào
đàn lợn.
- Độ ẩm chuồng nuôi là tương đối 60-70%. Muốn vậy phải thoáng, sử dụng vật
liệu hút ẩm tốt, bảo đảm độ dốc nền để thoát nước tốt.
- Bố trí máng ăn, máng uống hợp lý để tăng diện tích sử dụng không gây bẩn và
ướt chuồng.
37
Chuồng lợn nái nuôi con cần bố trí ô chuồng úm cho lợn con và ô tập ăn cho
lợn con để có thể cai sữa sớm cho lợn con, tăng số lứa đẻ.
- Bố trí cửa ra vào hợp lý để giảm bớt công nuôi dưỡng và chăm sóc.
3.6. CẤU TẠO CHUỒNG VÀ KIỂU CHUỒNG
3.6.1. Cấu tạo chuồng:
a. Nền chuồng:
- Phải chắc chắn, không bị nứt, không trơn, trượt, không quá nhám khiến lợn dễ
bị đau móng, viêm chân và bảo đảm nền chuồng luôn luôn khô ráo.
- Vật liệu làm nền: Xi măng + Cát, gạch .nền xi măng có kẻ ô để chống trượt.
Ởchuồng nuôi lợn con thường có ô úm cho lợn con hoặc lò sưởi trong những ngày
lạnh.
- Độ dốc nền chuồng bảo đảm 2-3%.
- Sân chơi có độ dốc 5% về phía mương thoát nước tiểu rửa chuồng.
b. Máng ăn, máng uống:
* Máng ăn:
- Máng di động: thường dùng máng gỗ, máng tôn.
- Máng cố định: xây ở trong chuồng và được bố trí ở sát lối đi trong chuồng đối
với kiểu chuồng 2 dãy và sát lối đi phía trước cửa sao cho tiện việc đổ cám vào máng
ăn cho lợn mà không phải đi vào chuồng để đổ cám.
- Phần cuối của máng nên xây theo kiểu lòng thuyền để dễ quét rửa và dọn
máng.
- Kích thước máng ăn: tuỳ theo từng loại lợn.
+ Lợn nái chửa : 0,25 x 0,25 m
+ Lợn nái nuôi con: dài: 0,6 m x rộng: 0,3 m
+ Lợn đực giống: dài: 0,6 m x rộng: 0,25 m
+ Lợn thịt: 2 - 6 tháng tuổi: dài 0,2 m x rộng 0,25 m/con
* Máng uống:
Thường bố trí ở ngoài sân lát sát chân tường phía lối đi dọn phân và dễ thoát nước
để đảm bảo chuồng luôn khô ráo. Máng uống nên xây có lỗ thoát nước.
c. Vách và cửa chuồng
- Vách tường:
+ Phía Bắc chỉ chừa cửa thông ra sân lát với kích thước 70 x150 cm. Phía trên
cao sát mái có thể để các lỗ gạch thông gió cho thoáng khí.
38
+ Tường phía Nam xây cao 1,2 m, phía trên làm cửa chống hoặc cửa sổ rộng
70cm để thoáng về ban ngày và ban đêm có thể đóng lại.
+ Tường ngăn giữa các ô chuồng cao từ 0,8-1,2 m. Vật liệu xây tường có thể
dùng gạch, cát, xi măng.
- Cửa chuồng: có kích thước 70 x 80cm - 90cm. Đối với chuồng lợn nái cần có
ô cửa để lợn con chui ra vào dễ dàng.
d. Mái chuồng, ngăn chuồng:
* Mái chuồng:
- Cao nóc: 3,8 - 4 m, cao mái tranh từ 1,7-1,8 m.
- Mái chuồng tuỳ theo kiểu chuồng:
+ Kiểu 2 dãy thì nên bố trí 2 mái bằng nhau.
+ Kiểu 1 dãy thì nên bố trí 1 mái dài, một mái ngắn
- Vật liệu lợp mái: cỏ tranh, tôn, Fibroximăng
* Ngăn chuồng:
- Ngăn chuồng lợn đực: có diện tích 5 m2/ô, có cửa thông ra lối đi cho ăn, thông
với sân lát và thông giữa 2 ô sân lát với nhau.
Có thể xây ô chuồng kích thước: 1,8-2,7 m
Máng ăn bố trí phía trước sát lối đi cho ăn. Máng uống bố trí ngoài sân chơi.
Độ dốc nền 2%. Nên làm ximăng, kẻ ô tránh trơn trượt ngã.
- Ngăn chuồng lợn nái:
+ Chuồng lợn nái thường có diện tích 4 m2. Đối với nái nuôi con nhốt mỗi con
nhốt 1 ô. Đối với nái chửa và nái chờ phối nhốt 4 con/1 ô.
+ Cách bố trí máng ăn, máng uống như lợn đực.
+ Độ dốc nền 2%, nên làm bằng nền ximăng và kẻ ô để tránh trơn.
+ Đối với chuồng lợn nái còn có thể bố trí ô úm con và ô tập ăn cho lợn con.
* Theo phương pháp nuôi lợn nái tiên tiến thì dùng kiểu chuồng cũi cho lợn nái
nuôi con; lợn chửa được làm bằng sắt có kích thước: 60 cm x 230 cm x 100 cm. Có bố
trí máng ăn và vòi nước tự động.
Ưu điểm:
+ Tiết kiệm diện tích chuồng
+ Do có máng ăn riêng nên có thể khống chế được mức ăn theo tiêu chuẩn đối
với lợn nái ở các thời kỳ khác nhau.
+ Tiện cho việc chăm sóc nhất là đối với lợn nái đẻ và nuôi con.
+ Tránh cho lợn nái đè phải con, tăng tỷ lệ nuôi sống cao.
39
Nhược điểm: chi phí xây dựng chuồng trại cao, lợn ít vận động.
e. Hành lang:
f. Sân chơi:
- Đối với lợn nái và lợn đực giống phải có sân chơi.
+ Lợn đực: diện tích sân chơi từ 5-9m2
+ Lợn nái: diện tích sân chơi từ 4-5 m2/con.
Sân nên lát bằng gạch hoặc láng ximăng có độ dốc 3% từ cửa thông ô chuồng
ra phía rãnh thoát nước tiểu và nước rửa chuồng.
3.6.2. Kiểu chuồng:
a. Kiểu chuồng truyền thống
- Chủ yếu chuồng một dãy
- Phần chứa phân được tách riêng
- Được vệ sinh hàng ngày
1,8m
2,2m
2,8m 2,5 3m
Hình 3.2. Kiểu chuồng một mái
40
Lát sân
Ô chuồng Sân
2-3%
cỏ
Máng uống
M
án
g
ăn
Máng uống
Rãnh thoát nước: Rộng 0,3 m
Sâu: 0,2 m
2,8-3m 3m
Rãnh thoát nước
- Sâu 10 cm
- Đáy lòng chảo
Hình 3.2. Sơ đồ mặt bằng kiểu chuồng một mái
41
0,2 m
0,3 m
2,6m 1,2m 2,6m 2,6m 0,2m
Ô lợn nái
Độ dốc
2% Độ dốc 3%
Cao 0,3 m
1
Rộng 0,2 m
2 Ô lợn con
0,7m
Cao 0,3m
1
2
Hình 3.3. Kiểu chuồng 2 mái
4
-4
,5
m
2
,5
m
1
,1
m
m
m
M
án
g
u
ố
n
g
M
án
g
ă
n
M
án
g
u
ố
n
g
Rộng o,2m
Độ dốc 2%
42
b. Kiểu chuồng lợn công nghiệp
* Hệ thống chuồng kín:
- Chuồng thường xây thấp, chiều cao mái từ 1,8-2 m.
- Cửa sổ có kích thước 1,5 x 1,5 m
- Chuồng có hệ thống hút gió và màn phun sương
Ưu điểm:
- Có thể điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió
- Hạn chế sự lây lan của mầm bệnh
Nhược điểm: Đầu tư cao
*Hệ thống chuồng hở:
- Thông gió tự nhiên
- Có hệ thống bạt che xung quanh
Ưu điểm:
+ Đầu tư thấp
+ Thông gió và có ánh sáng tự nhiên
Nhược điểm:
+ Khó kiểm soát được nhiệt độ, ẩm độ
+ Dễ lây lan bệnh từ chuồng này sang chuồng khác
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1. Tại sao phải nuôi lợn trong chuồng? Chọn địa điểm và hướng chuồng nuôi nhằm
mục đích gì?
2. Trình bày cách sắp xếp và qui hoạch mặt bằng trong trại lợn.
3.Trình bày cấu tạo của chuồng nuôi lợn.
3. Vẽ sơ đồ mặt bằng của chuồng lợn kiểu một mái và 2 mái?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_chan_nuoi_lon_bui_trong_anh.pdf