Tập bài giảng Bệnh lý học

Mục tiêu

Trang bị cho người học các nguyên lý chung về bệnh lý học để giải thích các cơ chế

sinh bệnh và các biến đổi bệnh lý cơ bản.

Nội dung học phần:

Bệnh lý học là môn học nghiên cứu về tổn thương. Nó bao gồm cả khoa học đại cương

và thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cả thay đổi về cấu trúc cũng như chức năng của tế bào, mô

và các cơ quan bị bệnh.

Bệnh lý học quan tâm đến 4 khía cạnh cơ bản của quá trình bệnh là: vai trò của nguyên

nhân bệnh, cơ chế phát sinh bệnh, sự thay đổi cấu trúc tế bào, mô và các cơ quan của cơ thể

bệnh và hậu quả của các biến đổi hình thái đó (các rối loạn chức năng).

Phần bệnh lý học đại cương gồm những khái niệm cơ bản; tổn thương cơ bản chung

cho nhiều quá trình bệnh lý như: những biến đổi cơ bản ở tế bào và mô, những tổn thương do

rối loạn trao đổi chất (thoái hoá), tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ, viêm và tư sửa vết

thương, sốt.

Phần bệnh lý chuyên khoa nghiên cứu các quá trình bệnh lý chuyên biệt của các hệ cơ

quan như: Bệnh ở hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ niệu sinh dục các tổn thương của cơ thể do các

nguyên nhân khác nhau gây ra như: bệnh do vi khuẩn, bệnh do virus, bệnh do ký sinh trùng,

bệnh do độc tố ngoại lai

pdf124 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Bệnh lý học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60loại. Dưới đây là một số enzim chính. - Các enzim tác động vào protein và peptit: Catepsin, collagenaza, elastaza, photphataza axit, yếu tố hoạt hoá plasminogen, yếu tố hoạt hoá kininogen. - Các enzim tác động vào lipit- photpholitaza, anyl sulfataza. - Các enzim tác động vào hydrat cacbon: glucosidaza, glactosidaza, hyaluronidaza. - Các enzim tác động axit nucleic: axit ribonucleaza, axit dezoxiribonucleaza. - Các enzim tác động lên quá trình hô hấp: Myeloperoxidaza, supreoxit dismutaza, catalaza. Kết qủa là, sau khi bị vùi trong phagolyzosom, các dị vật có thể bị các enzim lyzosom phân huỷ thành các sản phẩm hoà tan có trọng lượng phân tử thấp phân tán tự do trong tế bào rồi tiêu đi. III. HẬU QUẢ CỦA PHẢN ỨNG TUẦN HOÀN VÀ TẾ BÀO TRONG VIÊM Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây nên các rối loạn chủ yếu như sau: 1. Rối loạn chuyển hoá Tại ổ viêm quá trình oxy hoá tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng nhưng vì có rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển hoá gluxit, lipit và protit. Rối loạn chuyển hoá gluxit; do nhu cầu về năng lượng tăng lên, chuyển hoá glucoza tăng mạnh, nhưng vì thiếu oxy nên phải chuyển hoá yếm khí, tạo ra nhiều axit lactic làm tăng độ axit tại ổ viêm. Một số tác giả cho rằng lượng glucoza tại ổ viêm 92 tăng lên do không sử dụng được glucoza và do tăng phân huỷ các polysaccarit (do lượng men amylaza tăng lên). Rối loạn chuyển hoá lipit Do rối loạn chuyển hoá gluxit nên kéo theo rối loạn chuyển hoá lipit. Trong ổ viêm lượng axit béo, lipit và thể xeton đều tăng rõ rệt. Nguyên nhân tăng giáng hoá mỡ ngoài hậu quả của rối loạn chuyển hoá glucoza còn do các men chuyển hoá mỡ từ tế bào và vi khuẩn chết phóng thích ra. Rối loạn chuyển hoá protit: Chuyển hoá protit không hoàn toàn, lượng protit trung gian như albumoza, polypeptit, axit amin tăng lên nhiều. Nguyên nhân là do các men phân huỷ protít được phóng thích từ tế bào và vi khuẩn chết và cũng do hậu quả của rối loạn chuyển hoá glucoza. 3. Tổn thương mô bào Đồng thời với rối loạn chuyển hoá, mô bào cũng bị tổn thương. Lúc đầu là tổn thương nguyên phát do tác động trực tiếp của yếu tố gây viêm, tiếp đến là tổn thương thứ phát do các yếu tố mới sinh tại ổ viêm. Tế bào bị tổn thương sẽ giải phóng các enzim thuỷ phân từ các lyzosom bị hư hại. Các enzim này làm trầm trọng thêm quá trình huỷ hoại mô bào và phân huỷ các chất khác nhau ở vùng viêm, tạo thành các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao và hạ thấp thêm độ pH ở mô bào. Sản sinh các sản phẩm có hoạt tính sinh lý. Rối loạn chuyển hoá và tổn thương mô bào đã tạo ra một loạt các chất có hoạt tính sinh lý cao chúng gây nên những biến đổi tiếp theo có tính chất”dây chuyền” trong ổ viêm. Các trung gian hoá chất gồm có histamin, serotonin axetycholin, kinin, plasmin, leucotaxin, necrosin, pyrexin, anaphylotoxin; các bổ thể được hoạt hoá, Prostaglandin, các sản phẩm thải ra từ lympho bào và đại thực bào vv. Hậu quả của rối loạn chuyển hoá và tổn thương mô bào là sự hình thành và tích tụ số lượng lớn các axit hữu cơ như axit pyruvic, axit lactic, các axit béo, thể xêtôn, các sản phẩm toan tính của sự phân huỷ mô bào và tác dụng của các enzim lyzosom trong tế bào giải phóng ra.v.v. làm hạ thấp độ pH gây nhiễm độc toàn bộ mô bào. Sự tập trung các sản phẩm chuyển hoá dở dang (albumoz,polypeptit) cũng như các ion K+, Cl -,SO24 -.. , kết hợp với protein từ máu thoát ra ngoài thành mạch bị tổn thương, làm tăng áp lực keo và áp lực thẩm thấu tại ổ viêm. Các yếu tố này kết hợp với rối loạn tuần hoàn tại chỗ làm cho nước thoát mạch và tích tụ trong ổ viêm gây phù và sưng to. Tóm lại những tổn thương ban đầu ở ổ viêm không những đã giải phóng và hoạt hoá các enzim lyzosom, mà còn làm cho môi trường bị toan hoá nên một mặt có tác dụng diệt khuẩn, mặt khác đã kích thích sự sản sinh tế bào, sự xâm nhiễm của các loại 93 bạch cầu, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thực bào, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình biến đổi của tuần hoàn và rỉ viêm sau đó. 3. Dịch rỉ viêm Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm nước, các thành phần hữu hình và các thành phần hoà tan. Trong đó đặc biệt lưu ý các chất có hoạt chất sinh lý. Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm Dịch rỉ viêm được hình thành do 3 yếu tố chính là: - Do tăng áp lực thuỷ tĩnh trong các mạch quản tại ổ viêm, là hậu quả của rối loạn vận mạch dẫn đến ứ máu làm tăng áp lực thuỷ tĩnh, nước ra khỏi lòng mạch vào gian bào. Tăng áp lực thuỷ tĩnh nơi viêm là do hậu quả của hàng loạt những biến đổi về huyết quản mà phần trên đã đề cập tới. Sự giãn mạch gây xung huyết, rồi ứ máu, làm tăng tỷ lệ dòng chảy và huyết áp tăng có tác dụng đẩy các thành phần máu nhất là nước từ lòng mạch quản ra ngoài ổ viêm. Cần lưu ý rằng chỉ riêng cơ chế này chỉ cho thoát mạch loại dịch nghèo protein và các chất diện giải gọi là dịch thẩm thấu (Transudate). -Tăng áp lực thẩm thấu và áp lực keo ở mô bào, hậu quả của rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hoá và tổn thương mô bào, khi áp lực thẩm thấu và áp lực keo tăng trong mô bào có tác dụng gọi nước và giữ nước gây phù ở ổ viêm. - Tăng tính thấm thành mạch là yếu tố quan trọng nhất. Các chất có hoạt tính sinh lý tại ổ viêm như histamin, globulin hoạt... tác động và thành mạch làm giãn các khe hở giữa các tế bào biểu mô của thành mạch, làm tăng tính thấm thành mạch thoát protít ra ngoài kéo theo nước. Tăng tính thấm thành mạch gâu hậu quả tất yếu là phù viêm, một trong những đặc điểm chính của hầu như tất cả các phản ứng viêm cấp. Phù viêm trước hết là nước thấm (watery Transudate) nghèo protein, sau đó mức độ tổn thương thành mạch tăng làm thay đổi tính thấm trước hết ở các tĩnh mạch rồi mao mạch, cho phép các thành phần protein huyết tương, bạch cầu và đôi khi cả hồng cầu thoát mạch. Các yếu tố gây tăng tính thấm thành mạch dẫn đến thoát mạch có rất nhiều: Có thể gộp lại hai cơ chế sau: 1- Tác động trực tiếp của các yếu tố gây tổn thương 2- Tác động gián tiếp qua các trung gian hoá chất hình thành trong hoặc quanh vùng tổn thương. Trong cơ chế tác động gián tiếp gây tăng tính thấm thành mạch có hai pha rõ rệt + Pha đầu gây giãn mạch nhanh chóng nhưng chỉ là tạm thời và giảm đi mau lẹ do tác động chủ yếu của histamin- một chất gây giãn mạch nhanh và cũng gây phá hủy trong mô bào, nên gọi là pha phụ thuộc - histamin. Pha sau giãn mạch kéo dài duy trì trong nhiều giờ thậm chí trong nhiều ngày, không có vai trò của histamin, mà còn liên quan đến vai trò của các chất có lẽ là các kinin, có hoạt tính hết sức mạnh, có hiệu lực 94 lâu dài, có thể được giải phóng ra từ các tiền chất globulin- pha này được gọi là pha không phụ thuộc histamin. Vì sao các yếu tố trên tác động vào thành mạch lại cho phép nước và protein có trọng lượng phân tử lớn thoát mạch dễ dàng vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận. Có thể các tế bào nội mạc huyết quản bị tổn thương, trương phồng làm cho kẽ hở giữa các tế bào rộng hơn kết hợp với sự biến chất của màng đáy khiến cho không những protein huyết thanh mà cả các thành phần hữu hình như hồng cầu và bạch cầu lọt qua. Thành phần và tác dụng của dịch rỉ viêm Tuỳ theo nguyên nhân gây viêm mà tính chất, mầu sắc và thành phần dịch rỉ viêm có khác nhau. Trước hết cần phân biệt giữa dịch rỉ viêm và dịch phù. Dịch rỉ viêm và dịch phù Đặc điểm Dịch rỉ viêm Dịch phù Xác định Nguyên nhân Tỷ trọng riêng Hàm lượng protein Khả năng đông lại Tế bào viêm Vi khuẩn Do viêm Viêm nhiễm trùng Trên 1,018 Trên 4% Dễ dàng Thường có Thường có Không viêm Không do viêm, phù Dưới 1,015 Dưới 3% ít xảy ra Hiếm Không có Thành phần của dịch rỉ viêm có thể chia thành 2 loại: + Các thành phần bình thường từ máu thoát ra như nước, muối, albumin, globulin, fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Các thành phần này tạo thành vành đai có tác dụng ngăn cản viêm lan tràn. + Các chất mới hình thành do rối loạn chuyển hoá và tổn thương mô bào, bao gồm: - Các chất hoá học trung gian: Histamin, serotonin, axetylcholin, các chất này có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, gây đau. - Các kinin huyết tương: các protít có trọng lượng phân tử nhỏ từ 8 –12 axit amin, do rối loạn chuyển hoá protit, các men phân huỷ protít, và do hậu quả của đông máu tạo nên. Chúng có tác dụng giãn mạch, gây đau, điển hình là bradikinin, kalidin. - Các chất chiết từ dịch rỉ viêm: Menkin – một nhà bác học Nga đã chiết được từ dịch rỉ viêm một số chất có hoạt tính sinh lý như leucotaxin, làm tăng tính thấm thành mạch và hoá ứng động bạch cầu; pyrexin gây sốt, necrosin gây hoại tử tế bào. - Các axit nhân: Trong viêm các axit nhân và các dẫn xuất của chúng tăng rõ rệt. Các chất này đều làm tăng tính thấm thành mạch, gây hoá ứng động bạch cầu, kích 95 thích bạch cầu xuyên mạch, kích thích sản xuất bạch cầu, tái tạo mô và tăng sinh kháng thể. - Các men: Do huỷ hoại tế bào, phóng thích nhiều men nhóm hydrolaza từ lysosom. Ngoài ra còn có thể có men từ vi khuẩn tiết ra như hyaluronidaza có tác dụng phân huỷ axit hyaluronic là thành phần cơ bản của thành mạch nên cũng gây tăng tính thấm thành mạch. Như vậy thành phần dịch rỉ viêm rất phong phú và phức tạp. ở một mức độ nào đó có tác dụng rất tốt với cơ thể. Dịch thể có tác dụng hòa loãng hoặc hòa tan nhân tố gây bệnh, làm mất hoặc giảm hiệu lực của chúng. Fibrinnogen làm tăng hiệu lực thực bào. Fibrin như một hàng rào cơ học ngăn cản sự lan rộng của nguyên nhân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của bạch cầu. Bạch cầu và kháng thể trong dịch rỉ viêm chống lại yếu tố gây bệnh Nhưng nếu dịch rỉ viêm nhiều sẽ gây chèn ép các cơ quan trong mô bào xung quanh, làm cản trở sự hoạt động cơ năng của các cơ quan. 4. Tăng sinh mô bào (Proliferatio) Hiện tượng tăng sinh mô bào hay phản ứng của mô bào là sự tăng lên về số lượng các tế bào trong ổ viêm. Các tế bào này có thể từ máu tơí hoặc các tế bào tại chỗ sinh sản phất triển ra. Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính; giai đoạn sau tăng sinh toàn diện, sang giai đoạn phục hồi chủ yếu tăng sinh tổ chức hạt giúp cho quá trình hình thành sẹo. Tuy nhiên thành phần cũng như tốc độ tăng sinh của các loại tế bào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ tổ thương (huỷ hoại nhiều hay ít, nông hay sâu..); tính chất của yếu tố gây viêm, đặc điểm của mô bị viêm cũng như tình trạng phản ứng của cơ thể Nguyên nhân tăng sinh tế bào là do hậu qủa của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào, do các sản phẩm của rối loạn chuyển hoá, tổn thương mô bào, kể cả bạch cầu chết cũng tạo ra một số chất kích thích tăng sinh tế bào. Sự tăng sinh bạch cầu đơn nhân, tổ chức bào và đại thực bào có tác dụng dọn dẹp đào thải các sản phẩm – làm sạch ổ viêm. Mặt khác, cũng chính quá trình tăng sinh hình thành huyết quản non, tổ chức sợi để thay thế dần các mô bị hoại tử tạo sẹo, làm liền vết thương. 5. Các tế bào viêm Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm, bao gồm: a. Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil) Là loại tế bào có mặt sớm nhất và số lượng lớn nhất (không phải tất cả) trong ổ viêm cấp tính. Số lượng của chúng trong cơ thể khi viêm phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm và tính phản ứng của túc chủ đối với các nguyên nhân gây viêm. Nguồn gốc từ tuỷ xương và khi di chuyển trong máu tuần hoàn, bạch cầu trung tính có hình tròn, đường kính khoảng 10μm. Chúng có nhân hình đốt (phân thuỳ) bao quanh bởi một bào 96 tương chứa nhiều hạt mà đặc điểm không nhuộm màu rõ với phẩm toan và phẩm kiềm nên gọi là hạt trung tính. Hiện nay người ta biết có hai loại hạt khác nhau. Hạt có kích thước nhỏ, đặc, đó là những lyzosom sơ cấp chứa nhiều loại enzim .Hiện nay người ta đã biết có hơn 60 enzim khác nhau. Hạt đặc hiệu, thực chất không phải là lyzosom nhưng chúng cũng chứa các enzim như là alkalin photphataza, aminopeptitdaza và lyzosom. Bạch cầu trung tính có chứa bộ máy Golgi nhỏ, một số thể ty nhưng không có ribosom hoặc lưới nội nguyên sinh. Bạch cầu trung tính di động kiểu amip và có thể trườn trên các sợi tơ như loại tơ huyết. Chúng không bơi được trong dịch thể nhưng có tính hoá ứng động. Chúng là thành phần chính trong dịch rỉ viêm gây nên do các vi khuẩn sinh mủ (pyogenic bacteria) xác của chúng là thành phần chính của mủ. Bạch cầu trung tính có tính hoá ứng động dương đối với tổ chức hoại tử và nhanh chóng bao vây để hoá lỏng và tiêu đi. Chức năng chính của bạch cầu đa nhân trung tính là thực bào. Mục đích của thực bào là nuốt, trung hoà và có thể thì tiêu huỷ dị vật. Chức năng này có liên quan chặt chẽ với các enzim nội bào chứa trong các hạt của bạch cầu. Trong ổ viêm khi những bạch cầu này chết, các enzim thoát ra không những làm tiêu các dị vật xâm nhập mà còn huỷ hoại các tế bào xâm nhiễm và mô bào tại chỗ. Các proteaza kiềm có tác dụng làm tan rã các thành phần ngoại bào như: Collagen, màng đế, tơ huyết, sợi chun v.v... Do vậy chúng là “thủ phạm”chính trong sự phá huỷ mô bào ở những nơi chúng tập chung. b. Bạch cầu ưa toan (Eosinophile) Là loại bạch cầu có hạt nhưng khác với bạch trung tính ở chỗ hạt to hơn và bắt màu rất mạnh với phẩm nhuộm axit - eosin. Chúng được sinh ra từ tuỷ xương, quá trình biệt hoá và thành thục nhanh hơn so với bạch cầu trung tính. Bạch cầu ưa toan chiếm 2 - 5% tổng số bạch cầu lưu thông trong máu. Tỷ lệ bạch cầu này trong máu, tuỷ xương và tổ chức là 1/200/500. Ở mô bào, bình thường chúng chủ yếu ở thành ruột, phổi, da và âm đạo. Bạch cầu ưa toan lưu thông trong cơ thể chịu ảnh hưởng của hormon vỏ thượng thận, khi tăng tiết hormon này hoặc dùng dạng thuốc này trong điều trị sẽ gây giảm bạch cầu này trong máu (eosinopenia). Các hạt của bạch cầu ưa toan cũng chính là những lyzosom, trong chứa các enzim xúc tác giống như ở bạch cầu trung tính nhưng thiếu lyzosim và phagocytin, ở đây cần lưu ý một số sản phẩm như protein kiềm có vai trò trong việc trung hoà heparin và làm hư hại giun sán, arylsulfataza B có tác dụng bất hoạt chất phản ứng chậm SRS-A (Slow reacting substance of allergy) do Mastocyte giải phóng ra, Histaminaza bất hoạt Histamin và phospholipaza D có tác dụng bất hoạt yếu tố hoạt hoá tiểu cầu PAF (Platelat activating factor). 97 Bạch cầu ưa toan tăng lên và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng và trong một số (không phải tất cả) bệnh kí sinh trùng và bệnh ngoài da (chàm). Chúng xuất hiện nhiều trong phản ứng Arthus, trong một số u hạt, trong dịch rỉ viêm ở màng não lợn khi ngộ độc muối ăn, trong viêm cơ toan tính (Eosinophilic myositis) ở bò. Chúng có thể thực bào và tạo mủ nếu có số lượng lớn. c. Bạch cầu ưa kiềm (basophile) và dưỡng bào (mastocyte) Hai loại tế bào này rất gần gũi nhau về mặt chức năng và có nhiều đặc điểm giống nhau như trong nguyên sinh chất chứa hạt thô bắt màu xanh-đen khi nhuộm bằng phương pháp thông thường và có trạng thái loạn sắc (metachromatic) (chúng bắt màu đỏ hồng rồi xanh khi nhuộm Toluidin blue) vì chúng chứa nhiều sulfat mucopolysaccarit, nhất là heparin. Bạch cầu ưa kiềm có nguồn gốc từ tuỷ xương, số lượng ít nhất trong các loại bạch cầu trong máu. Về kích thước hình thái giống bạch cầu trung tính . Dưỡng bào (mastocyte) là tế bào tổ chức liên kết có hạt, không có trong máu mà nằm trong mô liên kết của nhiều cơ quan. Chúng có mặt nhiều nhất ở các vị trí dễ tiếp xúc với ngoại cảnh như da, đường hô hấp, tiêu hoá. Người ta thường phát hiện chúng ở niêm mạc ruột, tử cung, da, lưỡi, huyết quản, bàng quang (ở người); da, lưỡi, gan, phổi, tim (chó); màng bao gan (thỏ); lưỡi, dạ dày,gan, ruột (chuột cống). Về kích thước tế bào này lớn hơn tế bào ưa toan, có một nhân. Trong hạt nguyên sinh chất có chứa các axit amin: Histidin, tylosin, tryptophan, histamin và heparin. Các enzim photphataza, histaminodecarboxylaza 5 - hydoxytryptophan, decarboxylaza, hydroxylaza. Các hạt của chúng còn chứa polysaccarit có phân tử lượng lớn gắn với protein, trong đó có các axit amin kể trên, hai loại tế bào này có vai trò trong phản ứng phản vệ và dị ứng do IgE gây ra. d. Bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte) và đại thực bào (macrophage) Bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte) ở máu có đặc điểm nhân to, xốp, hình hạt đậu và chất nhân tụ từng đám nằm cạnh màng nhân. Bào tương nhiều xốp, chứa thể ty, bộ máy Golgi phát triển và lưới nội nguyên sinh trơn và hạt, thường thể hiện như những bọng rỗng (hốc) lyzosom. Bạch cầu đơn nhân lớn bắt nguồn từ tuỷ xương, từ tế bào nguồn (stem cells) biệt hoá thành nguyên bào mono (monoblast) rồi tiền mono (promonocyte) rồi tế bào mono trong máu, chúng lưu hành trong máu 24 - 48 giờ rồi thoát mạch đến cư trú tại các mô khác nhau trong cơ thể. Ở đây các mono tiếp tục thành thục để trở thành đại thực bào. Như vậy bạch cầu đơn nhân và đại thực bào coi như là một dòng tế bào bắt nguồn từ một loại tế bào trong tuỷ xương, phát triển thành tế bào chín tuần hoàn trong máu ngoại vi rồi đến cư trú trong tổ chức khác nhau. Chúng có khả năng thực bào và ẩm bào các dị vật và vi sinh vật, do đó đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng ban đầu của 98 cơ thể, cũng như trong cơ chế miễn dịch. Ngày nay người ta xếp các tế bào trong hệ này vào một hệ thống chung là “ hệ đơn nhân thực bào” (Mononuclear phagocyte system - MPS) (Van Furth và cộng sự, 1972). Tuỳ theo giai đoạn biệt hoá, mức độ thành thục và vị trí chúng khu trú mà chúng ta có tên gọi khác nhau (theo bảng dưới đây). Hệ các tế bào đơn nhân thực bào Tế bào Nơi cư trú Các tế bào nguồn Ở tuỷ xương Monoplast Ở tuỷ xương Tiền mono Ở tuỷ xương Tế bào mono Tuỷ xương và máu Đại thực bào Trong các tổ chức (Histiocyte) - Mô liên kết (Tế bào Kuffer) - Gan (Đại thực bào phế nang) - Phổi (Đại thực bào tự do và cố định) - Hạch limpho, lách (ĐTB) - Tuỷ xương (Đại thực bào phúc mạc, phế mạc) - Xoang thanh mạc (Osteoclast) - Mô xương (Microglia) - Hệ thần kinh CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI THỰC BÀO Chức năng thực bào Về hình thái và kích thước, các đại thực bào khác hẳn tế bào đơn nhân lớn. Đó là những tế bào có nguyên sinh chất rộng bắt mầu xanh xám, nhân lớn và hình dạng không nhất định, phụ thuộc vào mức độ thành thục. Chúng có nhiều bộ máy Golgi và phong phú lyzosom trong chứa các enzim có thể làm thoái hoá, phân huỷ mô bào, tế bào và các dị nguyên khác. Trong nguyên sinh chất còn chứa các “không bào”, có vai trò quan trọng trong thực bào và ẩm bào; nguyên sinh chất của chúng còn kéo dài ra thành những bộ phận gọi là “chân giả” có tác dụng khi tế bào di động. Trên bề mặt đại thực bào có hai loại thụ thể (receptor) bề mặt khác nhau, đó là thụ thể danh cho Fc và thụ thể dành cho bổ thể. Thụ thể dành cho Fc chỉ gắn với IgG1 và IgG3. Thụ thể dành cho bổ thể chỉ gắn với một phần của phân tử C3 đã hoạt hoá tức là C3b. Vì vậy tế bào đại thực bào có thể ăn cả phức hợp kháng nguyên đã được opsonin hoá. Tại ổ viêm, sau khi nhận kích thích của các lymphokin thì khả năng thực bào của đại thực bào tăng lên gấp bội, chúng đóng vai trò như một “vệ sinh viên” làm sạch các ổ viêm. Như trên đã nói, chức năng quan trọng nhất của đại thực bào là thực bào và trong ổ viêm chúng đóng vai trò như một “vệ sinh viên”. 99 Trong ổ viêm đại thực bào luôn luôn có các thể vùi, đó là các hốc thực tượng (phagosom), chúng bao lấy các vi khuẩn, các mảnh tế bào hoặc các dị vật khác.Trong quá trình thực bào, đại thực bào phồng lên và tròn lại. Trong phản ứng miễn dịch, các đại thực bào thực hiện các chức năng không đồng nhất, có thể là do sự khác nhau về mức độ “chín”, về nguồn gốc hay sự phân nhóm tế bào. Chúng “gia công” nhiều kháng nguyên trước khi đính vào các limphô bào để tạo kháng thể. Nếu kháng nguyên đã vỡ sẵn đại thực bào không tồn tại lâu, nhưng nếu nhiều dị nguyên tập trung trên bào tương của chúng và không bị vỡ ra ở một độ nào đó thì những tế bào này tồn tại lâu trong ổ viêm. Các đại thực bào đã hoạt hóa có thể tham gia vào nhiều cơ chế phòng vệ. Sự hoạt hoá xảy ra thông qua chất tiết của các T limpho cảm thụ, bởi tiếp xúc với phức hợp miễn dịch (immune complex) bởi các sản phẩm tách từ C3 (C3a và C3b). Chức năng chế tiết của đại thực bào Các chất tiết của đại thực bào có chia thành 3 loại: Các enzym phân giải protein ngoại bào: - Các chất hoạt chất Plasminogen đó chính là các proteaza có khả năng cắt Plasminogen thành plasmin tham gia phân giải fibrin, các chất hoạt hoá Plasmin-ogen được tiết ra cùng với Plasminogen trong máu tạo ra hệ thống tiêu fibrin. - Collagenaza và elastaza là 2 enzym có chức năng phân giải collagen và elastin - Các proteaza của lysosom, một số enzym như Photphataza axit, - glucuronidaza cũng được tiết vào môi trường gian bào. Các enzim phân giải protein ngoại bào của đại thực bào tiết ra có vai trò rất quan trọng trong việc phân giải dịch rỉ viêm, thu dọn xác chết của vi sinh vật, tế bào chết trong các ổ viêm, tạo điều kiện cho quá trình lành của vết thương. Các sản phẩm tham gia vào sự đề kháng - Lysosym đó là một protein có trọng lượng phân tử 14.000đ.v. có tác dụng phá vỡ vách vi khuẩn, do khả năng thuỷ phân đặc hiệu của liên kết 1 - 4 Glycosid giữa axit n- acetylmuramic và n-acetylglucosamin). - Các yếu tố bổ thể: C2; C3; C4; C5 cùng được tiết từ tế bào monocyte và đại thực bào. - Interferon: tiết ra từ đại thực bào có trọng lượng phân tử 45.000 đ.v. Các yếu tố có khả năng hoạt hoá các tế bào xung quanh - Protein kích thích phân bào, đặc biệt là kích thích sự phân chia của thymô bào và các lympho bào T. (Protein này có trọng lượng phân tử khoảng 15.000 có ký hiệu là LAF (lymphocyte activating factor); có tài liệu gọi LAF là Interleukin 1. 100 - Các yếu tố kích thích biệt hoá gồm yếu tố kích thích sự biệt hoá của tế bào nguồn trong tuỷ xương thành tế bào bạch cầu hạt và yếu tố kích thích sự biệt hoá của các thymô bào chưa chín. - Cytotoxin: Là hoạt chất do đại thực bào tiết ra có khả năng giết các tế ung thư . - Một số chất có trọng lượng phân tử thấp như: AMP vòng; nucleosid, prostaglandin. Tóm lại: Chức năng tiết của đại thực bào đã làm cho chúng có vai trò quan trọng trong các phản ứng viêm, tổn thương tổ chức, trong nhiểm khuẩn và nhất là trong các bước cần thiết của miễn dịch. Việc giải phóng các enzym phân giải protein làm cho đại thực bào có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm sạch các vết thương. Việc tiết các yếu tố bổ thể, interferon, các yếu tố làm tan vi khuẩn có ý nghĩa quan trọng trong cơ chế đề kháng của cơ thể. Đại thực bào còn biệt hoá thành tế bào bán liên và tế bào khổng lồ để tiết ra các chất chống lại các vi khuẩn có độc lực cao mà nó không thể tiêu hoá được trong các hốc thực bào. Chức năng của đại thực bào trong miễn dịch Đại thực bào có vai trò quan trọng trong các đáp ứng miễn dịch thể hiện như sau: + Trong giai đoạn cảm ứng miễn dịch có một số đại thực bào (như tế bào dạng bạch tuộc ở lách, hạch limpho, tế bào langerhans ở dưới da, tế bào kupfer ở gan ...) làm nhiệm vụ bẫy và tập trung kháng nguyên. Sau khi đã xử lý các kháng nguyên, đại thực bào có nhiệm vụ trình diện các kháng nguyên cho các loại lympho bào T. + Trong miễn dịch qua trung gian tế bào, vai trò của đại thực bào thể hiện rõ trong miễn dịch chống vi khuẩn, miễn dịch ghép, miễn dịch chống ung thư và tự miễn dịch. Trong các phản ứng này đại thực bào đã nhận các tín hiệu từ lympho bào T hoạt hoá (các lymphokin). Thí dụ: Yếu tố ức chế di tản đại thực bào (MIF), yếu tố hoạt hoá đại thực bào (MAF)... Sau khi đã được hoạt hoá vai trò của đại thực bào trong các phản ứng miễn dịch được tăng lên gấp bội. Đại thực bào và bạch cầu trung tính thường làm nhiệm vụ “tuần tra” có qui luật ở các niêm mạc và xuyên qua lớp biểu mô đi vào lòng niêm mạc hoặc bám trên bề mặt niêm mạc. Trong tổ chức, ĐTB có thể phát triển thành các ĐTB khác hoặc hình thành tế bào bán liên hay tế bào khổng lồ. Tế bào bán liên (epitheloid) Được tạo ra từ các đại thực bào. Tế bào bán liên có những đặc điểm giống tế bào đại thực bào, nhưng bề mặt của chúng có sự thay đổi sao cho chúng có thể nằm kề nhau. Hình thái và sự sắp xếp giống như những tế bào gai ở lớp biểu mô phủ nên gọi là “dạng bán liên” (epitheloid). Bào tương của chúng ưa toan nhưng màng của chúng thì khó nhận ra. Những tế bào này chứa nhiều nội nguyên sinh và bộ máy Golgi hoạt động, 101 nhiều lyzosom nhưng ít hốc thực tượng, trông nó giống như loại tế bào chế tiết. Màng tế bào phân nhiều nhánh rộng lồi lõm nối với các tế bào cùng loại bên cạnh, vì vậy qua kính hiển vi quang học khó có thể nhận biết rõ ràng rìa của chúng. Một số tế bào có hai nhân. Các ĐTB biệt hoá thành dạng bán liên thường xảy ra ở những tổn thương mãn tính. Chúng không thực bào nhưng có thể phá huỷ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftap_bai_giang_benh_ly_hoc.pdf
Tài liệu liên quan