Keynote dành cho iPad là một ứng dụng văn phòng tốt trong số những phần
mềm có tính năng tương tự trên App Store. Để có một bài thuyết trình đẹp bằng
Keynote thật sự không quá khó, tuy nhiên những ai không có nhiều thời gian
mày mò hoặc không có khiếu mày mò những thứ này thì hãy tham khảo bài viết
sau để bạn có thể tiếp cận một cách nhanh chóng cách sử dụng Keynote
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tạo một bài thuyết trình hấp dẫn trên iPad, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo một bài thuyết trình hấp dẫn trên iPad
Keynote dành cho iPad là một ứng dụng văn phòng tốt trong số những phần
mềm có tính năng tương tự trên App Store. Để có một bài thuyết trình đẹp bằng
Keynote thật sự không quá khó, tuy nhiên những ai không có nhiều thời gian
mày mò hoặc không có khiếu mày mò những thứ này thì hãy tham khảo bài viết
sau để bạn có thể tiếp cận một cách nhanh chóng cách sử dụng Keynote.
1. Giới thiệu các thành phần cơ bản trên giao diện của Keynote
Trước tiên, chúng ta hãy làm quen với giao diện của Keynote nhé. Ở đây, mình sẽ
dùng phiên bản mới nhất của Keynote là 1.4 để minh họa cho các bạn xem. Khi vừa
chạy Keynote, bạn sẽ thấy tất cả các tài liệu được liệt kê trên màn hình. Nhấn vào dấu
+ ở góc trên bên trái để tạo một tài liệu mới (Create Presentation), mở tập tin bạn chép
từ máy tính sang (Copy from: iTunes) hoặc tập tin của bạn trên các dịch vụ lưu trữ trực
tuyến (iDisk, WebDAV). Khi tạo mới, bạn sẽ thấy được nhiều chủ đề Apple thiết kế sẵn
để chúng ta đỡ tốn thời gian trang trí lại cho bài thuyết trình. Nút Edit ở góc trên bên
phải lại cho phép bạn xóa, sắp xếp hoặc nhóm các tài liệu thành từng thư mục như
những gì chúng ta có thể làm với ứng dụng trên màn hình chủ của iPad.
Chúng ta sẽ chủ yếu làm việc trên giao diện chỉnh sửa của Keynote. Các nút chính bao
gồm:
+ Presentations: quay về màn hình liệt kê những bài thuyết trình của bạn.
+ Undo: xóa bỏ những thao tác bạn vừa làm.
+ Cụm phím chức năng: bao gồm những công cụ để bạn thao tác với những thành
phần khác nhau của bài thuyết trình, chẳng hạn như chữ, hình ảnh, biểu đồ,…
- Nút Info (biểu tượng chữ i): thực hiện việc chỉnh sửa font chữ, đóng khung hình
ảnh,… Nói chung là tất cả những gì bạn cần chỉnh sửa đều nằm trong này.
- Nút Insert: chèn vào bài thuyết trình hình ảnh, bảng, biểu đồ và những hình ảnh đồ
họa.
- Nút Animation: đảm nhiệm việc thiết kế hiệu ứng cho bài thuyết trình - Nút Tools: công
cụ để in ấn, tìm kiếm nội dung bài thuyết trình, ghi chú, các tùy chỉnh và trợ giúp.
- Nút Play: bắt đầu trình diễn.
+ Add slides: thêm vào slide mới với các bố cục khác nhau tùy theo chủ đề bạn đầu
bạn đã chọn. Vậy cơ bản là bạn đã nắm được giao diện của Keynote.
2. Tạo slide đầu tiên và soạn thảo nội dung
Thật sự thì sau khi nhấn vào nút tạo mới một bài thuyết trình, Keynote tự động thêm
vào slide mở đầu cho bạn rồi. Để thêm tiêu đề, bạn chạm nhanh hai lần vào những
dòng chữ “Double-tap to edit”. Bạn sẽ thấy một thanh nhỏ màu xanh, kí hiệu của việc
bạn đã truy cập vào chế độ gõ chữ của Keynote, bàn phím ảo sẽ tự động xuất hiện.
Sau khi đã soạn thảo hòan tất, bạn nhấn phím thu nhỏ bàn phím để kiểm tra kết quả.
Rất nhanh chóng và tiện lợi khi Apple đã soạn sẵn cho chúng ta khá nhiều thứ, thậm
chí còn lựa chọn màu sắc cho phù hợp nữa.
Sau khi hoàn tất slide mở đầu, chúng ta sẽ thêm vào những slide khác. Bạn hãy nhìn
xuống góc dưới bên phải, nhấn vào dấu + ở đó. Một hộp thoại nhỏ xuất hiện cho phép
bạn lựa chọn một số bố cục được Apple dựng sẵn tương ứng với chủ đề mà bạn chọn
ban đầu. Nhấn vào bố cục mà bạn muốn, slide thứ hai sẽ xuất hiện ở bảng liệt kê bên
trái. Tương tự như khi nãy, để bắt đầu soạn thảo, bạn nhấn hai lần vào những chỗ ghi
chữ “Double-tap to edit”. Mỗi khi nhấn Enter, những dấu đầu dòng sẽ tự động xuất hiện.
Để di chuyển slide, bạn chỉ cần nhấn giữ vào một slide rồi kéo nó đến vị trí mong muốn.
Bạn cũng có thể sao chép, cắt hay xóa slide cũng bằng cách nhấn giữ.
Mẹo:
+ Bạn có biết iPad hỗ trợ gõ Tiếng Việt theo kiểu TELEX một cách hoàn chỉnh không?
Để bật tính năng này, bạn truy cập vào Settings > General Settings > Keyboard >
International Keyboard > Add a new keyboard, duyệt tìm Vietnamese.
Ngoài ra bạn còn có thể chỉnh ngôn ngữ của iPad thành tiếng Việt nữa.
+ Để phóng to hay thu nhỏ nội dung, bạn có thể dùng hai ngón tay miết ra hoặc vào,
tương tự như khi duyệt web và xem ảnh.
+ Bạn có thể điều chỉnh kích thước hộp chữ bằng cách nhấn vào textbox bất kì. Những
đốm xanh hiện lên sẽ cho phép bạn mở rộng hay thu nhỏ textbox. Khi chạm nhẹ vào
những nút xanh ấy, bạn sẽ có tùy chọn Cut, copy, Past và Delete.
Muốn thay đổi kích thước, font chữ, bạn hãy chọn một đoạn văn bản nào đó rồi nhấn
nút Info. Bạn có thể chọn theo những kiểu thiết kế sẵn hay nhấn vào nút Text Options
để có thể điều chỉnh font, màu sắc và cỡ chữ như ý thích. Đừng chọn chữ quá nhỏ vì
trên iPad chúng ta nhìn khoảng cách gần, khi xuất ra máy chiếu thì mọi chuyện sẽ khác
đi đấy! Một số tùy chọn khác như thêm các dấu đầu dòng (thẻ List) và công cụ để canh
chỉnh vị trí chữ nằm trong thẻ Layout (canh trái, phải, giữa, khoảng cách các dòng, chia
cột,…)
3. Thêm/chỉnh sửa hình ảnh, textbox và các thành phần đồ họa khác
A. Thêm ảnh
Để một bài thuyết trình không quá nhàm chán, chắc chắn ra sẽ cần tới những hình ảnh
minh họa. Trước hết, bạn cần đưa vào iPad những hình ảnh đó. Bạn có thể đồng bộ
iPad với iTunes để chép hình hoặc sử dụng mail, trình duyệt để lưu ảnh vào thư viện
của bạn. Cách tiện nhất là sử dụng ứng dụng Dropbox, một dịch vụ chia sẻ tập tin
trược tuyến (tham khảo thêm tại đây
496596/) để sao chép ảnh vào iPad.
Quay trở lại với Keynote, để bắt đầu thêm vào một hình ảnh, bạn nhấn vào biểu tượng
Insert. Trong hộp thoại hiện ra, chọn vào thẻ Insert. Bạn sẽ thấy được tất cả hình ảnh,
album của mình được liệt kê theo thứ tự a,b,c. Những hình ảnh được lưu từ mail, web
hay dropbox sẽ nằm ở mục Saved Photos. Chọn vào bất kì ảnh minh họa nào mà bạn
muốn là nó sẽ tự động được thêm vào.
Nếu như trong slide bố cục có chứa sẵn hình ảnh, bạn hãy nhấn vào nút ở góc dưới
của ảnh để thay đổi nội dung. Một hộp thoại tương tự như khi nhấn vào nút Insert sẽ
xuất hiện để bạn chọn lựa hình ảnh cho thích hợp.
B. Chỉnh sửa ảnh cho phù hợp
Bên cạnh việc hỗ trợ thêm nội dung, bạn còn có thể thực hiện một vài thao tác chỉnh
sửa cơ bản cho ảnh nữa. Chẳng hạn như hình minh họa ở trên, ảnh đang bị đứng.
Muốn xoay ảnh theo góc tùy ý, bạn đặt một ngón tay lên ảnh và một ngón còn lại ở phía
ngoài rồi bắt đầu xoay hai ngón tay theo hướng và góc tùy ý.
Nếu cảm thấy khung viền hay vị trí chưa phù hợp, đây là lúc chúng ta cần đến nút Info.
Nhấn vào nút Info trên thanh công cụ, bạn sẽ thấy một hộp thoại có hai thẻ: Style và
Arrange.
Trong thẻ Style bạn có thể tùy chọn kiểu khung viền bên ngoài. Nhấn vào nút Style
Options, bạn có thể cho ảnh đổ bóng (Shadow), tạo phản chiếu (Reflection), độ trong
suốt của ảnh (Opacity) trong thẻ Effects. Thẻ Border lại cung cấp cho những tùy chọn
về khung viền một cách chi tiết hơn nếu bạn chuyển sang đó.
Trong thẻ Arrange, bạn sẽ có thanh mượt “Move to Back/Front” để di chuyển ảnh lên
trên hay xuống nội dung khác. Thay đổi sẽ được cập nhật theo thời gian thực, do đó
bạn có thể quyết định liệu sắp xếp như vậy có phù hợp hay chưa. Những tùy chọn xoay
dọc (Flip Vertically), xoay ngang (Flip Horizontally) sẽ giúp bạn không phải xoay ảnh
bằng hai ngón tay nữa.
Nhấn đôi vào ảnh, bạn sẽ thấy toàn bộ hình của mình chứ không chỉ là phần bị giới hạn
trong khung. Bạn có thể di chuyển, thay đổi kích thước khung cho phù hợp. Thanh
trượt bên dưới sẽ giúp bạn phóng to, thu nhỏ vào đúng nội dung mình muốn. Khi đã
hoàn tất, nhấn vào nút Mask.
C. Thêm các thành phần đồ họa khác
Ngoài hình ảnh, bạn có thể thêm vào một số thứ khác để phục vụ cho bài thuyết trình
của mình. Bạn có thể thêm vào Table (bảng), Charts (đồ thị) và Shapes (hình vẽ). Với
mỗi thẻ, bạn có thể duyệt qua nhiều trang để thấy được nhiều mẫu mã khác nhau của
từng đối tượng.
Với đối tượng đồ thị, để chỉnh sửa số liệu, bạn hãy chạm hai lần vào nó. Một bảng tính
sẽ xuất hiện với bàn phím ảo đặc trưng cho việc nhập liệu. Bạn có thể thay đổi nội dung
hai trục toạ độ với nút Settings ở góc phải màn hình. Khi chỉnh xong, nhấn nút Done.
Bạn có thể tùy chọn hiện tiêu đề, chú thích, số liệu từng nội dung và nhiều thứ khác
nữa ở nút Info.
Ngoài ra, bạn có thể chọn nhiều đối tượng cùng một lúc rồi nhóm chúng lại với nhau, y
hệt như cách chúng ta làm trên máy tính. Trước hết, hãy chọn vào một đối tượng. Giữ
nguyên ngón tay đang chọn đối tượng đó, nhấn thêm các đối tượng khác nữa. Trong
menu pop-up hiện ra, bạn có thể sao chép tất cả, dán, cắt và nhóm chúng lại với nhau
(Group).
4. Thiết kế hiệu ứng
Hiệu ứng cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút người xem vào nội dung của mình.
Muốn thêm hiệu ứng, bạn nhấn vào biểu tượng Animation trên thanh công cụ. Khi
chạm vào thành phần nào trên slide, bạn sẽ thấy hai nút Build in và Build out ứng với
hiệu ứng khi xuất hiện và hiệu ứng làm biến mất. Nhấn dấu "+" để thêm. Bạn sẽ được
xem trước hiệu ứng ngay khi vừa chọn kiểu.
Muốn chỉnh sửa thời gian mà hiệu ứng sẽ kéo dài, bạn chuyển qua thẻ Options. Một số
tùy chọn khác cũng nằm trong thẻ Delivery. Bạn có thể thử nghiệm hết để biết tính
năng của chúng. Thẻ Order sẽ cho bạn sắp xếp thứ tự xuất hiện các hiệu ứng.
Bạn cũng có thể chỉnh hiệu ứng khi chuyển slide bằng cách nhấn vào một slide tùy ý,
nhấn vào dấu “+” rồi chọn hiệu ứng.
5. Chạy thử, xuất và chia sẻ tập tin thuyết trình
Phù, vậy là chúng ta hoàn tất nội dung của bài thuyết trình rồi. Để bắt đầu chạy thử,
bạn quay trở về slide đầu tiên rồi nhấn nút Play trên thanh công cụ. Chạm vào màn
hình để các thành phần lần lượt xuất hiện như hiệu ứng bạn đã chọn. Muốn thoát khỏi
chế độ trình chiếu, bạn nhấn hai lần vào màn hình.
Thông thường, ta sẽ tạo vài bản lưu trữ của bài thuyết trình phòng trường hợp “bất
trắc” xảy ra. Bạn nhấn vào nút Settings trên thanh công cụ, chọn “Share and Print”. Các
tùy chọn sẽ xuất hiện:
+ Email Presentation: gửi bài thuyết trình tới email nào đó.
+ Print: dùng tính năng AirPrint của iOS 4 kết nối với các máy in không dây để in ấn.
+ Share via iWork: chia sẻ thông qua web iWork của Apple. Khi chọn tùy chọn này, bạn
cần phải thông qua một số bước đăng kí và đăng nhập để sử dụng. Bạn có thể truy cập
nó bằng máy tính hay trình duyệt trên các thiết bị khác.
+ Send to iTunes: xuất ra dạng tập tin PowerPoint, Keynote (Mac) hay PDF rồi sau đó,
ta sẽ dùng iTunes để chép vào máy tính
+ Copy to iDisk và Copy to WebDAV: dùng các dịch vụ lưu trữ trực tuyến, tuy nhiên
không phổ biến lắm với người Việt của chúng ta.
Việc tạo bài thuyết trình trên iPad rất đơn giản như thế đấy. Chúc những người mới làm
quen với iPad sẽ tận dụng được thiết bị “kì diệu” này cho công việc của mình. Bạn có
thể chia sẻ kinh nghiệm sử dụng cho mọi người ngay tại topic này. Một số kinh nghiệm
khi thuyết trình iPad mà mình đã từng viết nằm ở
se...i-ipad-713235/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tao_mot_bai_thuyet_trinh_hap_dan_tren_ipad_4211.pdf