Nhân loại đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
với các cuộc cách mạng công nghệ sinh học, công nghệ tự động
hóa, công nghệ thông tin, công nghệ Nanoo. Những cuộc cách
mạng đó đã và đang dẫn thế giới vào nền kinh tế tri thức trong
chiến lược phát triển bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong
kỷ nguyên toàn cầu này, với tư cách là thế giới quan và phương
pháp luận cho hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới, các môn
khoa học Mác- Lênin đóng vai trò không thể thiếu trong việc định
hướng, tiên đoán khoa học, tổng hợp tri thức nhận thức ra xu hướng
vận động và phát triển của xã hội góp phần xây dựng về mặt lý luận
cho mỗi cá nhân. Chính vì vậy việc học tập các môn khoa học
Mác- Lênin là vô cùng quan trọng và cần thiết trong bối cảnh xã
hội đang có nhiều biến đổi hiện nay. Việc giảng dạy môn học này
trong các trường Đại học nói chung và Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh nói riêng góp phần hình thành cho các em thế giới quan và
phương pháp luận đúng đắn . Tuy nhiên, phần lớn sinh viên đều thờ
ơ khi học môn học này. Vậy làm thế nào để khơi gợi hứng thú cho
sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh khi học tập các
môn khoa học Mác- Lênin? Đó là một câu hỏi cần được giải đáp.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề
“ Tạo hứng học tập các môn khoa học Mác- Lênin cho sinh viên
trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh”.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tạo hứng thú học tập các môn khoa học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n , sự phát
triển của Đảng với những vấn đề về lý luận và
phương pháp luận cơ bản chủ nghĩa Mác- Lênin;
nắm vững sự chỉ dẫn của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Lí luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lí
luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận
xuông, “ Lý luận phải đem ra thực hành, thực
hành phải nhằm theo lý luận”. Cũng như các môn
khoa học khác, giảng dạy các môn khoa học
Mác- Lênin phải cố gắng tìm ra những quy luật
của các hiện tượng xảy ra trong xã hội và lý giải
sâu sắc những hiện tượng đó mới gây được hứng
thú cho người học. Giảng dạy các môn khoa học
Mác- Lênin cần bám sát hoạt động thực tiễn xã
hội mà rút ra những vấn đề mới để hoạch định
đường lối, chính sách một cách đúng đắn, phục
vụ cho sự phát triển toàn diện và bền vững của
đất nước đồng thời góp phần đưa đường lối,
cương lĩnh, nghị quyết của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, định
hướng tư tưởng cho sinh viên , tạo cơ hội cho
sinh viên thảo luận, bày tỏ quan điểm, tranh luận
khoa học để làm sáng tỏ nhiều vấn đề cuộc sống
đặt ra. Qua đó sẽ gây được hứng thú tìm tòi, sáng
tạo muốn khám phá vấn đề trong quá trình học
tập các môn khoa học này.
Thứ ba, dạy các môn khoa học Mác- Lênin
trên tinh thần bình đẳng và mối giao cảm thầy
trò. Giảng viên giảng dạy các môn khoa học
Mác- Lênin phải thực sự am hiểu nhu cầu sống,
học tập làm việc cống hiến của thế hệ trẻ Việt
Nam thời hiện đại nói chung và đặc điểm tâm lý
của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh nói riêng
Tinh thần bình đẳng không được hiểu theo
nghĩa máy móc là ngang bằng nhau về vai trò, vị
trí mà là sự hợp tác thầy trò trên cơ sở tôn trọng
lẫn nhau. Trong thời đại ngày nay, người thầy
không phải là kênh thông tin duy nhất giữ vai trò
độc tôn trong việc truyền thụ tri thức để độc thoại
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 194
với phương pháp thuyết trình truyền thống. Sự đa
dạng kênh thông tin trong xã hội hiện đại là điều
kiện thuận lợi để người học có thể lĩnh hội tri
thức bằng nhiều con đường khác nhau. Bởi vậy
người thầy đóng vai trò định hướng cho sinh viên
trong quá trình học tập bằng hệ thống các vấn đề
để sinh viên tìm hiểu. Sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh sẽ yêu thích các môn
khoa học Mác- Lênin hơn nếu các em được chủ
động vươn lên tìm tòi, lĩnh hội tri thức thay vì chỉ
tụng kinh bài giảng của thầy . Sau mỗi bài giảng
cần giao cho sinh viên làm những gì, đọc cái gì,
thảo luận những vấn đề nào, chuẩn bị tài liệu ra
sao. Giảng viên cần luôn luôn động viên, khuyến
khích sinh viên tham gia vào quá trình thảo luận
để tìm kiếm tri thức. Người thầy cần có nghệ
thuật đặt câu hỏi sao cho phát huy được sức sáng
tạo, trí tò mò và khao khát hiểu biết cho sinh
viên. Sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh còn khá nhút nhát, chưa mạnh dạn
trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy,
người thầy khi giảng dạy các môn khoa học Mác-
Lênin cần tạo sự tự tin cho sinh viên. Sinh viên
được tự do bày tỏ quan điểm của mình và tiếp thu
tri thức trên tinh thần phản biện của mỗi sinh
viên. Người thầy cần tổ chức liên tiếp các hoạt
động học tập giúp sinh viên khám phá những
điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu
những kiến thức sẵn có. Giáo viên là người tổ
chức và chỉ đạo sinh viên tiến hành hoạt động
học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng kiến
thức đã học vào tình huống đã biết hoặc tình
huống thực tiễn. Giáo viên chú tròng rèn luyện
cho sinh viên biết cách khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm các kiến
thức đã có, suy luận để tìm tòi, phát hiện kiến
thức mới. Khi có sự hướng dẫn cụ thể của người
thầy, sinh viên sẽ không cảm thấy hoang mang và
sẽ tích cực hơn trong quá trình học hỏi và khám
phá tri thức.
Thứ tư, Về phía sinh viên: Cùng với giáo
viên, sinh viên cũng là chủ thể của quá trình dạy
học. Để đạt được mục tiêu bài học, không chỉ
giảng viên tích cực trong hoạt động dạy mà sinh
viên cũng phải tích cực trong hoạt động học. Sinh
viên cần xác định rõ tầm quan trọng của các tri
thức khoa học Mác- Lênin, từ đó hình thành nên
động cơ học tập đúng đắn và thái độ học tập
nghiêm túc. Sinh viên cũng cần đổi mới phương
pháp học tập cho phù hợp với môi trường chuyên
nghiệp, phải chủ động, tích cực trong quá trình
học tập. Các em không chỉ đọc kiến thức trong
giáo trình mà cần tìm hiểu thêm tài liệu để hiểu
sâu sắc các tri thức khoa học Mác- Lênin, từ đó
thấy được ý nghĩa thực tế khi vận dụng tri thức
môn học này vào cuộc sống của bản thân. Mặt
khác, các em cần hình thành cho bản thân các kỹ
năng sưu tầm tài liệu, tra cứu tài liệu liên quan
đến môn học để hiểu rõ giá trị của các tri thức
khoa học Mác- Lênin.
Thứ năm, Về phía nhà trường: Điều kiện cơ
sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật cũng là
một trong những nhân tố tạo hứng thú cho sinh
viên trong quá trình học tập lĩnh hội tri thức. Ở
trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, lãnh
đạo nhà trường cũng đã trọng đầu tư về cơ sở vật
chất phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc
giảng dạy. Tuy nhiên, các phương tiện kỹ thuật
cũng đã lỗi thời, lạc hậu, đôi khi vẫn còn gặp sự
cố trong quá trình sử dụng. Do vậy, Nhà trường
cần đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất và
các phương tiện dạy học hiện đại sao cho các
phương tiện dạy học phát huy được hiệu quả
trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư bổ sung
nguồn tài liệu tham khảo cho phong phú phục vụ
cho quá trình tìm tòi, khám phá tri thức của sinh
viên. Nhà trường cũng cần quan tâm tổ chức
nhiều hoạt động phong trào liên quan đến tri thức
môn học Mác- Lênin để tạo hứng thú cho sin
viên tìm hiểu và học tập môn khoa học này.
4. THẢO LUẬN
Quá trình dạy học là một quá trình dưới
lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo
viên, người học tự giác, tích cực, chủ động biết tự
tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của
mình nhằm chiếm lĩnh nhiệm vụ học tập. Để
người học tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức thì
một yếu tố vô cùng quan trọng đó là tạo hứng thú
học tập cho các em. Đối với các môn khoa học
Mác- Lênin là hệ thống các môn học có kiến thức
trừu tượng chứa đựng nhiều khái niệm, phạm trù
và các nguyên lý, quy luật chung về các vấn đề tự
nhiên – xã hội- tư duy dễ khiến cho sinh viên
chán nản và thờ ơ khi học các môn học này. Đặc
biệt, sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh vốn chưa tích cực trong học tập, sự
nhận thức về mục tiêu và ý nghĩa của môn học
còn hạn chế nên các em thường không hứng thú
khi học các môn khoa học Mác- Leenin. Chính vì
vậy, cần tạo hứng thú khi học tập các môn khoa
học Mác- Lênin sẽ giúp cho sinh viên chủ động
tích cực hơn trong học tập, làm chủ tri thức và
chất lượng học tập tốt hơn.
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 195
5. KẾT LUẬN
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong
học tập và làm việc. Không có việc gì người ta
không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú.
Cùng với sự tự giác, hứng thú tạo lên sự tích cực
nhận thức, khơi dậy khả năng sáng tạo và đạt kết
quả cao trong học tập. Học sinh có hứng thú
trong học tập chính là giúp thầy cô có cảm hứng
say mê giảng dạy trong mỗi giờ lên lớp. Niềm vui
và sự hứng thú học tập cũng là động lực để học
sinh vươn qua khó khăn và vươn lên trong học
tập. Trong giai đoạn hiện nay, việc tạo hứng thú
học tập các môn khoa học Mác- Lênin cho sinh
viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là
vô cùng cần thiết. Các môn khoa học Mác- Lênin
không chỉ trang bị cho các em tri thức khoa học
mà còn bồi dưỡng cho các em về thế giới quan,
nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và
lập trường cách mạng cho các em. Nội dung các
môn khoa học Mác- Lênin vừa có tính khoa học,
vừa mang tính giai cấp, rèn luyện lập trường tư
tưởng gắn liền với việc rèn luyện đạo đức, xây
dựng bản lĩnh chính trị cho người học. Cần phải
tạo hứng thú cho sinh viên khi học các môn học
này. Chỉ khi có hứng thú học tập thì các em mới
chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức và mục tiêu
môn học mới đạt được hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD- ĐT(2006), Giáo trình Triết học
Mác- Lênin, NXB chính trị Quốc gia- sự thật.
[2]. Bộ GD- ĐT(2005), Giáo trình kinh tế chính
trị Mác- Lênin, NXB chính trị Quốc gia- sự thật.
[3]. Bộ GD- ĐT(2005), Giáo trình Chủ nghĩa xã
hội khoa học, NXB chính trị Quốc gia- sự thật
[4]. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn
Thị Mùi (2000), Tâm lý học hoạt động và khả
năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học,, NXB Đại
học Quốc Gia, Hà Nội
[5]. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo
dục học, NXB Giáo dục, TPHCM.
[6]. Nguyễn Quang Uẩn (2005), Giáo trình Tâm
lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[6]. A.K. Marcova (1989), Hứng thú nhận thức,
NXB tri thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tao_hung_thu_hoc_tap_cac_mon_khoa_hoc_mac_lenin_cho_sinh_vie.pdf