Mục tiêu: Khảo sát kết quả các trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các hồ sơ hẹp khí quản bẩm sinh đã được phẫu thuật tạo
hình khí quản tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 8/2013 đến 8/2015.
Kết quả: 25 bệnh nhân (BN) đã được phẫu thuật tạo hình khí quản kiểu trượt với tuổi trung bình là 8,8
tháng (3-22). 56% có kèm quai động mạch phổi trái, 24% có phế quản thùy trên phổi phải xuất phát bất thường.
Hẹp lỗ phế quản ghi nhận ở 16% Tỉ lệ sống sót là 88% (tử vong 3 BN), tái hẹp là 8%. Chưa có trường hợp phải
đặt stent khí quản sau mổ. Theo dõi sau mổ cho thấy BN cải thiện triệu chứng tốt.
Kết luận: Tạo hình khí quản kiểu trượt có thể thực hiện ở hầu hết các trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh với
kết quả khả quan.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tạo hình khí quản kiểu trượt điều trị hẹp khí quản bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 236
TẠO HÌNH KHÍ QUẢN KIỂU TRƯỢT ĐIỀU TRỊ HẸP KHÍ QUẢN
BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Trần Việt Tánh *, Lê Toàn Thắng *, Lê Sĩ Phong*, Vũ Hữu Vĩnh **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kết quả các trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các hồ sơ hẹp khí quản bẩm sinh đã được phẫu thuật tạo
hình khí quản tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 8/2013 đến 8/2015.
Kết quả: 25 bệnh nhân (BN) đã được phẫu thuật tạo hình khí quản kiểu trượt với tuổi trung bình là 8,8
tháng (3-22). 56% có kèm quai động mạch phổi trái, 24% có phế quản thùy trên phổi phải xuất phát bất thường.
Hẹp lỗ phế quản ghi nhận ở 16% Tỉ lệ sống sót là 88% (tử vong 3 BN), tái hẹp là 8%. Chưa có trường hợp phải
đặt stent khí quản sau mổ. Theo dõi sau mổ cho thấy BN cải thiện triệu chứng tốt.
Kết luận: Tạo hình khí quản kiểu trượt có thể thực hiện ở hầu hết các trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh với
kết quả khả quan.
Từ khóa: Phẫu thuật, tạo hình kiểu trượt, hẹp, bẩm sinh, khí quản, trẻ em.
ABSTRACT
SLIDE TRACHEOPLASTY IN MANAGEMENT OF CONGENITAL TRACHEAL STENOSIS AT
CHILDREN’S HOSPITAL 2
Nguyen Tran Viet Tanh, Le Toan Thang, Le Si Phong, Vu Huu Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 236 - 241
Objective: Study the outcome of slide tracheoplasty in management of congenital tracheal stenosis at
Children’s hospital 2.
Methods: Retrospective study using all the records of congenital tracheal stenosis which had been managed
by slide tracheoplasty at Children’s hospital 2 from 8/2013 to 8/2015.
Results: 25 cases, who underwent slide tracheoplasty, were included in our study. Mean age was 8.8 months
(3-22). 56% had left pulmonary artery sling, 24% had anomalous right upper lobe bronchus. Bronchial stenosis
was found in 16% patients. The survival rate was 88% (3 patients died) and the recurrent rate was 8%. No case
needed tracheal stent after the surgery. The follow up showed good symptom improvement.
Conclusion: Slide tracheoplasty technique is feasible for almost every cases of congenital tracheal stenosis
and gives encouraging result.
Key words: Slide tracheoplasty, surgery, stenosis, congenital, trachea, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp khí quản bẩm sinh (HKQBS) là bệnh
hiếm gặp nhưng nguy hiểm và ngày càng có
nhiều trẻ được chẩn đoán. Bệnh đặc trưng bởi
vòng sụn khí quản hoàn toàn và có thể ở bất kỳ
vị trí cũng như chiều dài của khí quản (KQ)(10).
Trẻ bị bệnh có thể biểu hiện sớm trong tháng
đầu sau sinh với triệu chứng khò khè, khó thở,
nhiễm khuẩn hô hấp tái phát, chậm lớn, nhưng
* Bệnh viện Nhi Đồng 2. **Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Trần Việt Tánh, ĐT: 01685600154, Email: tanhnguyenmd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 237
cũng có những trường hợp chẩn đoán chậm trễ
do triệu chứng không rõ(25). Hầu hết trẻ bị
HKQBS thường có thể rơi vào tình trạng nguy
hiểm khi có những đợt viêm gây phù nề niêm
mạc hoặc tích tụ dịch tiết gây bít tắc đường thở
vốn dĩ đã hẹp sẵn, khi đó ngay cả đặt nội khí
quản hay mở khí quản cũng không hiệu quả(11).
Phẫu thuật tạo hình khí quản là phương
pháp điều trị duy nhất nhưng vẫn luôn là một
thách thức lớn do tỉ lệ tử vong cao với kỹ thuật
mổ tương đối khó và không có nhiều kinh
nghiệm do tần suất bệnh thấp. Nhiều kỹ thuật
tạo hình khí quản đã được đề suất, trong đó nổi
bật với kỹ thuật sử dụng tấm ghép màng ngoài
tim bởi Idriss vào năm 1984(14) và kỹ thuật tạo
hình khí quản kiểu trượt bởi Grillo vào năm 1994
để điều trị HKQBS đoạn dài(8). Tuy nhiên do sử
dụng chính mô khí quản để tái tạo lại khí quản
mới, tạo hình kiểu trượt đã cho thấy nhiều ưu
điểm với kết quả tử vong chung khoảng 10%. Và
khí quản phát triển tốt sau khi được tạo hình
kiểu trượt(9,21).
Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, chúng tôi đã thực
hiện phẫu thuật khí quản từ năm 2013 và có kết
quả tương đối khả quan với kỹ thuật tạo hình
kiểu trượt cho các trường hợp hẹp khí quản bẩm
sinh. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu
hơn tiếp nối báo cáo vào năm 2014(19) để đánh giá
thêm kết quả phẫu thuật bệnh nhân hẹp khí
quản bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các kết quả của phẫu thuật tạo hình
khí quản kiểu trượt điều trị HKQBS tại bệnh
viện Nhi Đồng 2.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu hồ sơ của tất cả trẻ được phẫu thuật
tạo hình khí quản tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
tháng 8 năm 2013 đến tháng 8 năm 2015. Sống
sót được định nghĩa là BN còn sống khi xuất
viện, hoặc chuyển đến trung tâm khác, hay còn
sống tại BV được xác định bởi tác giả cho đến
thời điểm tháng 8 năm 2015. Những đặc điểm
của BN, như năm sinh, giới tính, cân nặng, triệu
chứng, tổn thương tim đi kèm được ghi nhận.
Kết quả phim CT dựng hình và nội soi hô hấp
trước và sau mổ được khảo sát. Ghi nhận các đặc
điểm điều trị trước mổ, diễn biến trong cuộc mổ,
vị trí và chiều dài đoạn khí quản bị tổn thương
(được đo tương đối bằng thước đo vô trùng),
hẹp lỗ phế quản kèm theo, thời gian (t/g) thở
máy sau mổ và nằm viện, các triệu chứng và
điều trị trong quá trình theo dõi sau xuất viện.
Các biến chứng được ghi nhận: tái hẹp, bung
miệng nối, tử vong. Tần số, tỉ lệ phần trăm, số
trung bình được sử dụng để mô tả những dữ
liệu được phân loại. Dữ liệu được phân tích bằng
phần mềm Stata.
Kỹ thuật mổ bao gồm, chẻ xương ức, bộc lộ
khí quản, sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể trong
lúc phẫu tích cũng như tạo hình khí quản, sử
dụng kỹ thuật trượt khí quản để tái tạo khí quản
mới với chỉ ta đơn sợi mũi rời [Hình 3]. Nếu có
hẹp lỗ phế quản gốc, cũng sử dụng kỹ thuật này
để mở rộng lỗ phế quản. Tổn thương tim kèm
theo sẽ được sửa chữa cùng lúc nếu có chỉ định
can thiệp. Quai động mạch phổi trái sẽ được
chuyển vị ra trước khí quản. Vòng mạch sẽ được
cắt đi nếu có gây chèn ép khí quản. Sau khi tạo
hình xong, kiểm tra phổi nở tốt và thông số máy
tốt, máy tuần hoàn ngoài cơ thể sẽ được cai từ từ.
Số liệu được thu thập dựa trên bảng câu
hỏi và được xử lý thành các biến với giá trị
trung bình hoặc tỉ lệ. Nhập số liệu bằng phần
mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm
Stata 11.
KẾT QUẢ
Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014,
chúng tôi đã phẫu thuật được 25 trường hợp hẹp
khí quản bẩm sinh (12 nam, 13 nữ) đã được phẫu
thuật tạo hình khí quản. Tuổi trung bình là 8,8
tháng (3 tháng đến 22 tháng), cân nặng trung
bình là 7 kg (±0,5). Tất cả bệnh nhân đều có triệu
chứng khó thở và khò khè hoặc thở rít và có trên
2 lần nhập viện vì viêm phổi. Thời gian (t/g) thở
máy trung bình sau mổ là 9,9 ngày (2-66), t/g
nằm hồi sức sau mổ là 12,4 ngày (20-144) và t/g
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 238
nằm viện là 61,1 ngày (20-144). Có 2 trường hợp
đặc biệt, bao gồm 1 trường hợp sau mổ phải mở
khí quản đặt ống T mới cai máy thở được do phù
nề vùng hầu họng, có lẽ do đặt nội khí quản giúp
thở thời gian lâu trước mổ, hình ảnh nội soi khí
quản sau mổ tương đối tốt, hiện BN trong tình
trạng hô hấp ổn; 1 trường hợp hẹp khí quản 2
nơi phải sử dụng ống nội khí quản sau cai máy 7
ngày mới rút ống nội khí quản được, có lẽ do
tình trạng mềm sụn khí quản, hiện BN cũng ổn.
Bảng 1. Đặc điểm của BN
Đặc điểm Kết quả
Giới tính, nam/nữ 12/13
Tuổi, tháng 8,8 (3-22)
Cân nặng, kg 7 (3,9-14,7)
Dị tật tim bẩm sinh kèm theo, n (%) 17 (68%)
T/g thở máy sau mổ, ngày 9,9 (2-66)
T/g nằm hồi sức sau mổ, ngày 12,4 (3-70)
T/g nằm viện, ngày 61,1 (20-144)
Nhận xét: Tỉ lệ nam nữ như nhau, phần
lớn có dị tật tim kèm theo, thời gian nằm viện
khá lâu.
Dị tật tim kèm theo chiếm tỉ lệ 68%, bao gồm
14 trường hợp quai động mạch phổi (ĐMP) trái,
chiếm 56%, 1 trường hợp thông liên thất kèm
tăng áp phổi nặng, 1 trường hợp tồn tại ống
động mạch kèm tăng áp phổi nặng và 1 trường
hợp vòng mạch động mạch dưới đòn trái. Các dị
tật này được sửa chữa cùng lúc với tạo hình khí
quản. Quai ĐMP trái, chúng tôi sử dụng kỹ thuật
chuyển vị ra trước khí quản. Chúng tôi đóng
thông liên thất bằng miếng vá màng ngoài tim
và cắt khâu ống động mạch.
Bảng 2. Dị tật tim bẩm sinh kèm theo.
Dị tật tim N (%)
Quai động mạch phổi trái 14/25 (56%)
Thông liên thất 1/25 (4%)
Còn ống động mạch 1/25 (4%)
Vòng mạch 1/25 (4%)
Nhận xét: Quai động mạch phổi trái là dị tật
tim kèm theo nhiều nhất
Về kỹ thuật mổ khí quản, chúng tôi sử
dụng kỹ thuật tạo hình kiểu trượt khí quản và
đều phải sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.
Trong lúc mổ, chúng tôi ghi nhận khẩu kính
khí quản hẹp trung bình là 3,04 mm (±0,12),
chiều dài khí quản hẹp trung bình là 29,2 mm
(±1,95). Hẹp lỗ phế quản gốc chúng tôi ghi
nhận 4 trường hợp (16%), trong đó 2 trường
hợp bên phải và 2 trường hợp bên trái, không
ghi nhận trường hợp nào bị hẹp 2 bên. Về
phân loại khí quản theo Grillo [Hình 1], chúng
tôi ghi nhận như sau 7 trường hợp loại I chiếm
28%, 12 trường hợp loại II chiếm 48%, 5
trường hợp loại III chiếm 20% và 1 trường hợp
loại IV chiếm 4% [Bảng 4]. T/g phẫu thuật
trung bình là 212,8 phút (±13,2), t/g chạy tuần
hoàn ngoài cơ thể (THNCT) là 122,4 phút
(±7,3).
Bảng 3. Đặc điểm lúc mổ
Đặc điểm Kết quả
Khẩu kính KQ hẹp, mm 3,04 (2-4)
Chiều dài đoạn KQ hẹp, mm 29,2 (15-60)
Hẹp lỗ phế quản gốc, n (%) 4, (16,7%)
T/g phẫu thuật, phút 212,3 (105-340)
T/g chạy THNCT, phút 122,4 (70-229)
Chúng tôi không ghi nhận 3 trường hợp tử
vong, chiếm tỉ lệ 12%. Trong đó 2 trường hợp
tử vong sớm sau mổ một trường hợp do suy
đa cơ quan, một trường hợp do thuyên tắc
phổi; một trường hợp tử vong trễ sau 1 tháng
do tái hẹp kèm viêm phổi nặng. Chúng tôi ghi
nhận 2 trường hợp tái hẹp nặng phải mổ lại,
trong đó có 1 trường hợp tử vong và 1 trường
hợp hiện lâm sàng ổn. Theo ghi nhận của
chúng tôi các trường hợp tử vong và tái hẹp
đều rơi vào nhóm I và IV là 2 nhóm có tổn
thương khí quản phức tạp hơn 2 nhóm còn lại.
Tất cả 22 trường hợp còn sống đều được theo
dõi và tái khám định kỳ cho thấy sự cải thiện
triệu chứng tốt và sự hài lòng của cha mẹ BN,
chưa ghi nhận trường hợp tái hẹp nặng nào
cần phải can thiệp lại (nong hoặc phẫu thuật).
Bảng 4. Phân loại HKQBS
Loại HKQBS N (%) Tái hẹp Tử vong
I 7 (28) 2 2
II 12 (48) 0 0
III 4 (16) 0 0
IV 2 (8) 0 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 239
BÀN LUẬN
Hẹp khí quản bẩm sinh (HKQBS) kèm theo
vòng sụn khí quản hoàn toàn, vòng sụn hình chữ
“O”, là một dị tật hiếm gặp với tần suất khoảng
1/64.500 trẻ sinh sống(11), Khoảng 50% trường
hợp HKQBS có kèm theo tình trạng quai động
mạch phổi trái (ĐMPT) bất thường và sự xuất
phát bất thường của phế quản phân thùy trên
phải(24). Nghiên cứu của chúng tôi với 25 tr/h
HKQBS, quai ĐMP trái chiếm tỉ lệ 56% (14 tr/h),
phế quản phân thùy trên phải xuất phát bất
thường có 6 tr/h (24%). Dị tật bẩm sinh tim khác
cũng thường gặp với tần suất thay đổi(24).
HKQBS được phân thành 4 loại theo Gillo (10).
Chúng tôi ghi nhận loại II thường gặp nhất với tỉ
lệ 48%, loại IV ít gặp nhất với tỉ lệ 8%.
Bảng 5. Biến chứng PT HKQ
Biến chứng Chúng tôi, % Butler (3)
Tái hẹp 8 % 48 %
Tử vong 12 % 12 %
Nhận xét: Tỉ lệ biến chứng của chúng tôi ít
hơn tác giả khác.
Bảng 6. Tổng kết tỉ lệ tử vong qua các nghiên cứu
Nghiên cứu Năm Số BN Tuổi trung bình T/g theo dõi Tỉ lệ tử vong (%)
Tsang và cs (29) 1989 2 7 tháng 12 tháng 1 (50)
Grillo (8) 1994 4 10,5 năm 17 tháng 0
Dayan và cs (7) 1997 2 2 tháng 6 tháng 1 (50)
Lang và cs (18) 1997 2 21 tháng 3 năm 0
Cunningham và cs (6) 1998 3 14 tháng 3,3 năm 0
Houel và cs (12) 1998 1 6 tháng 12 tháng 0
Acosta và cs (1) 2000 3 5,6 năm Không rõ 1 (33)
Matute và cs (23) 2001 4 10 tháng 28 tháng 0
Rutter (27) 2003 11 0-15 yr 5 tháng 2 (18)
Koopman (16) 2004 3 10 tháng 28 tháng 1 (33)
Kocyildirim (15) 2004 15 3,6 tháng Không rõ 2 (13,3)
Li (20) 2010 14 2,4 tháng 12 tháng 4 (28,6)
Manning (22) 2011 80 8,7 tháng Không rõ 4 (5)
Yong (30) 2013 7 4,9 tháng 5,3 năm 0 (0)
Chung (5) 2014 18 2,5 tháng 17 tháng 1 (5,6)
Butler (3) 2015 101 5,8 tháng 4,6 năm 12 (11,9)
Chúng tôi 2015 25 8,8 tháng 1,5 năm 3 (12)
Tổng 295 32 (10,8 %)
Nhận xét: Tỉ lệ tử vong chung khoảng 11%.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào phim CT ngực
dựng hình khí quản cho phép đánh giá mức độ,
chiều dài đoạn hẹp, cũng như phát hiện quai
ĐMPT kèm theo. Nội soi thanh khí phế quản cho
phép chẩn đoán vị trí, chiều dài và nguyên nhân
của tình trạng hẹp khí quản, cũng như thấy được
tình trạng mềm sụn khí quản. Ngoài ra, siêu âm
tim và điện tim cũng cần thiết để phát hiện
những tình trạng dị tật tim kèm theo, siêu âm
tim cũng hữu ích để phát hiện quai ĐMPT.
Hình 2. Phân loại HKQBS theoGrillo
Loại I: Thiểu sản khí quản toàn bộ
Type II: Hẹp khí quản hình phễu
Type III: Hẹp khí quản từng đoạn kèm PQ thùy
trên xuất phát bất thường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Nhi 240
Phẫu thuật tạo hình khí quản đã có nhiều
thay đổi theo thời gian. Đối với những trường
hợp đoạn hẹp dài, Bryant và cs lần đầu tiên mô
tả kỹ thuật sử dụng tấm ghép màng ngoài tim(2).
Sự thuận lợi của tấm ghép màng ngoài tim là
luôn có sẵn tại vị trí phẫu thuật, dễ lấy, giữ khí
tốt, không sợ thải ghép và biểu mô của khí quản
dễ đến che phủ lên tấm ghép(4). Tuy nhiên, tấm
ghép màng ngoài tim không phải là lựa chọn tốt
để tạo hình khí quản, bởi vì nó có tỉ lệ cao nằm
viện kéo dài, hẹp tái phát và mọc mô hạt quá
mức(17). Tỉ lệ tử vong lâu dài của BN là 18% và tỉ
lệ mổ lại là 25% hoặc BN cần phải đặt stent khí
quản sau mổ(17). Chúng tôi không sử dụng kỹ
thuật này để THKQ.
Năm 1989, Tsang lần đầu tiên giới thiệu về
kỹ thuật tạo hình khí quản kiểu trượt (Slide
tracheoplasty)(21,29), sau này được chỉnh sửa bởi
tác giả Grillo(8) và đã tạo nên nhiều thay đổi
trong phẫu thuật HKQBS đoạn dài. Sự thuận lợi
của phương pháp này là sử dụng chính khí quản
hẹp để tái tạo lại một khí quản mới không hẹp.
Các báo cáo cho trên thế giới cho thấy kết quả tốt
của kỹ thuật này với tỉ lệ tử vong chung khoảng
11% [
Bảng 6]. Hơn nữa, những dữ liệu nghiên cứu
cho thấy khí quản phát triển tốt sau khi được tạo
hình kiểu trượt(9,21)
Chúng tôi thực hiện kỹ thuật này với tất cả
BN bị HKQBS đoạn dài cho kết quả khá tốt với
tỉ lệ tử vong 12% tà tái hẹp nặng 8%. Về kỹ
thuật mổ chúng tôi sử dụng mũi khâu rời với
chỉ tan đơn sợi. Một số báo cáo lại sử dụng
mũi liên tục(26). Theo chúng tôi, mũi khâu rời
sẽ chủ động hơn và tránh co kéo khí quản ở
đường khâu. Ngoài ra chúng tôi sử tuần hoàn
ngoài cơ thể (THNCT) để THKQ ở tất cả các
trường hợp HKQBS. Vai trò của THNCT rất rõ
ở những BN có tổn thương trong tim đi kèm,
vì tất cả tổn thương có thể sửa chữa trong một
thì. Nhưng theo chúng tôi, ngay cả khi không
có tổn thương trong tim, THNCT vẫn nên
được chủ động sử dụng.
Vì những lý do an toàn cho cuộc mổ, có thể
bóc tách khí quản dễ dàng, và có thể tạo đường
khâu khí quản tốt không bị lỗi kỹ thuật. Đối với
việc xử lý quai ĐMPT, chúng tôi chuyển vị quai
ĐMPT ra trước khí quản trong tất cả trường hợp,
với điều kiện chúng tôi di động tốt hai ĐMP đến
sát rốn phổi và thân ĐMP ra khỏi ĐM chủ lên.
Lợi điểm của kỹ thuật mổ này là chúng tôi rút
ngắn được thời gian chạy THNCT rất nhiều vì
không phải cắm lại ĐMPT và không phải sử
dụng kháng đông sau mổ cũng như giảm nguy
cơ huyết khối hoăc hẹp tại chỗ cắm ĐMPT (là
nguyên nhân tử vong sau mổ cao). Tuy nhiên,
các nghiên cứu trên thế giới vẫn ủng hộ việc cắm
lại ĐMPT vì nó sinh lý hơn (13,28) và chỉ chuyển vị
ĐMPT ở những trường hợp thiểu sản ĐMP phải.
Các lý giải cho kết quả của chúng tôi có thể là,
chúng tôi phẫu thuật những trường hợp quai
ĐMPT kèm theo HKQBS nặng nên việc tạo hình
tốt khí quản cần thiết hơn là việc cắm hay
chuyển vị ĐMPT, hơn nữa chúng tôi di động tốt
quai ĐMP trái để chuyển vị quai này sang trái.
Chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật này ở 15 tr/h
quai động mạch phổi trái và thấy kết quả sau mổ
tốt sau một thời gian theo dõi khoảng 1 năm.
Chúng tôi chưa ghi nhận tr/h nào bị tình trạng
hẹp ĐMPT và HKQ tái phát do quai ĐMPT chèn
vào mặt trước khí quản.
KẾT LUẬN
Hẹp khí quản bẩm sinh ở trẻ em vẫn luôn là
một bệnh lý phức tạp. Với kỹ thuật tạo hình kiểu
trượt chúng tôi đạt được kết quả khả quan trong
vòng gần 3 năm thực hiện. Chúng tôi mong rằng
kết quả này cho thấy được sự khích lệ trong
phẫu thuật tạo hình khí quản kiểu trượt điều trị
Hình 3. Tạo hình khí quản kiểu trượt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 241
bệnh lý HKQBS và kỹ thuật này có thể áp dụng
cho hầu hết các trường hợp của bệnh lý này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acosta AC, Albanese CT, Farmer DL, et al. (2000) "Tracheal
stenosis: the long and the short of it". Journal of pediatric
surgery, 35, (11), pp.1612-1616.
2. Bryant LR (1964). "Replacement of tracheobronchial defects
with autogenous pericardium". J Thorac Cardiovasc Surg., 48,
pp.733-40.
3. Butler CR, Speggiorin S, Rijnberg FM, et al (2014) "Outcomes
of slide tracheoplasty in 101 children: A 17-year single-center
experience". The Journal of thoracic and cardiovascular
surgery, 147, (6), pp.1783-1790.
4. Cheng AT, Backer CL, Holinger LD, et al (1997)
"Histopathologic changes after pericardial patch
tracheoplasty". Arch Otolaryngol Head Neck Surg., 123, (10),
pp.1069-72.
5. Chung Su Ryeun, Yang Ji-Hyuk, Jun Tae-Gook, et al. (2015)
"Clinical outcomes of slide tracheoplasty in congenital tracheal
stenosis". European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 47,
(3), pp.537-542.
6. Cunningham MJ, Eavey RD, Vlahakes GJ, et al (1998) "Slide
tracheoplasty for long-segment tracheal stenosis". Archives of
Otolaryngology–Head & Neck Surgery, 124, (1), pp.98-103.
7. Dayan SH, Dunham ME, Mavroudis C, et al. (1997) "Slide
tracheoplasty in the management of congenital tracheal
stenosis". Annals of Otology, Rhinology & Laryngology, 106,
(11), pp.914-919.
8. Grillo HC (1994) "Slide tracheoplasty for long-segment
congenital tracheal stenosis". Ann Thorac Surg., 58, (3), pp.613-
9.
9. Grillo HC, Wright CD, Vlahakes GJ, et al. (2002)
"Management of congenital tracheal stenosis by means of slide
tracheoplasty or resection and reconstruction, with long-term
follow-up of growth after slide tracheoplasty". J Thorac
Cardiovasc Surg., 123, (1), pp.145-52.
10. Grillo HC (2004) "Congenital and acquired tracheal lesions in
children". Surgery of the trachea and bronchi. BC Decker Inc.,
Ontario, pp.174-8.
11. Herrera P, Caldarone C, Forte V, et al (2007) "The current state
of congenital tracheal stenosis". Pediatric surgery
international, 23, (11), pp.1033-1044.
12. Houël R, Serraf A, Macchiarini P, et al. (1998) "Tracheoplasty
in congenital tracheal stenosis". International journal of
pediatric otorhinolaryngology, 44, (1), pp.31-38.
13. Hraska V, Photiadis J, Haun C, et al. (2009) "Pulmonary artery
sling with tracheal stenosis". Multimed Man Cardiothorac
Surg (123), pp.32-47.
14. Idriss FS, DeLeon SY, Ilbawi MN, et al (1984) "Tracheoplasty
with pericardial patch for extensive tracheal stenosis in infants
and children". J Thorac Cardiovasc Surg., 88, (4), pp.527-36.
15. Kocyildirim E, Kanani M, Roebuck D, et al (2004) "Long-
segment tracheal stenosis: slide tracheoplasty and a
multidisciplinary approach improve outcomes and reduce
costs". The Journal of thoracic and cardiovascular surgery, 128,
(6), pp.876-882.
16. Koopman JP, Bogers AJJC, Witsenburg Maarten, et al (2004)
"Slide tracheoplasty for congenital tracheal stenosis". Journal
of pediatric surgery, 39, (1), pp.19-23.
17. Backer CL, Mavroudis C, Gerber ME (2001) "Tracheal surgery
in children: an 18-year review of four techniques". Eur J
Cardiothorac Surg., 19, (6), pp.777-84.
18. Lang FJW, Hurni M, Monnier P (1999) "Long-segment
congenital tracheal stenosis: treatment by slide-tracheoplasty".
Journal of pediatric surgery, 34, (8), pp.1216-1222.
19. Lê Toàn Thắng, Nguyễn Trần Việt Tánh, Vũ Hữu Vĩnh, et al.
(2014) "Phẫu thuật tạo hình khí quản ở trẻ em tại bệnh viện
Nhi Đồng 2". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18, (6), tr.1-9.
20. Li Xin, Lik-Cheung Cheng, Yiu-Fai Cheung, et al (2010)
"Management of symptomatic congenital tracheal stenosis in
neonates and infants by slide tracheoplasty: a 7-year single
institution experience". European Journal of Cardio-Thoracic
Surgery, 38, (5), pp.609-614.
21. Macchiarini P, Dulmet E, de Montpreville V, et al (1997)
"Tracheal growth after slide tracheoplasty". J Thorac
Cardiovasc Surg., 113, (3), pp.558-66.
22. Manning Peter B, Rutter Michael J, Lisec Asher, et al (2011)
"One slide fits all: the versatility of slide tracheoplasty with
cardiopulmonary bypass support for airway reconstruction in
children". The Journal of thoracic and cardiovascular surgery,
141, (1), pp.155-161.
23. Matute JA, Romero R, Garcia-Casillas MA, et al (2001)
"Surgical approach to funnel-shaped congenital tracheal
stenosis". Journal of pediatric surgery, 36, (2), pp.320-323.
24. Philippe M (2011). Congenital Tracheal Stenosis. IN Monnier,
P. (Ed.) Pediatric Airway Surgery - Management of
Laryngotracheal Stenosis in Infants and Children. 1st ed.
Springer-Verlag Berlin Heidelberg,London New York, pp.167-
175.
25. Rimell FL, Stool SE (1995) "Diagnosis and management of
pediatric tracheal stenosis". Otolaryngologic clinics of North
America, 28, (4), pp.809-827.
26. Rutter MJ, Cotton RT, Azizkhan RG, et al (2003) "Slide
tracheoplasty for the management of complete tracheal rings".
J Pediatr Surg, 38, (6), pp.928-34.
27. Rutter MJ, Cotton RT, Azizkhan RG, et al (2003) "Slide
tracheoplasty for the management of complete tracheal rings".
Journal of pediatric surgery, 38, (6), pp.928-934.
28. Van Son JA, Hambsch J, Haas GS, et al (1999) "Pulmonary
artery sling: reimplantation versus antetracheal translocation".
Ann Thorac Surg., 68, (3), pp.989-94.
29. Tsang V, Murday A, Gillbe C, et al (1989) "Slide tracheoplasty
for congenital funnel-shaped tracheal stenosis". Ann Thorac
Surg., 48, (5), pp.632-5.
30. Yong MS , d'Udekem Y, Robertson CF, et al (2014) "Tracheal
repair in children: reduction of mortality with advent of slide
tracheoplasty". ANZ journal of surgery, 84, (10), pp.748-754.
Ngày nhận bài báo: 24/08/2015.
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/08/2015.
Ngày bài báo được đăng: 01/10/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 236_241_7.pdf