Tạo hiệu ứng tình cảm cho thương hiệu

Khi đặt câu hỏi Honda là ai, câu trả lời bạn nhận

được thường là: Honda là một nhà sản xuất ôtô, xe

máy của Nhật Bản, logo hình cánh chim quen thuộc

với khẩu hiệu The Power of Dream.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tạo hiệu ứng tình cảm cho thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo hiệu ứng "tình cảm" cho thương hiệu Khi đặt câu hỏi Honda là ai, câu trả lời bạn nhận được thường là: Honda là một nhà sản xuất ôtô, xe máy của Nhật Bản, logo hình cánh chim quen thuộc với khẩu hiệu The Power of Dream... Đây là một tập đoàn đa quốc gia, sở hữu nhiều thương hiệu như Dream, Wave, Spacy... Sản phẩm của Honda nổi tiếng về độ bền, tiết kiệm nhiên liệu... Honda đặc biệt quan tâm tới hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức nhiều chương trình lái xe an toàn... Gần đây Honda tham gia rất nhiều hoạt động xã hội như tài trợ cho chương trình An toàn giao thông trên VTV3, các chương trình ca nhạc, thời trang... Và rất nhiều thông tin khác nữa. Như vậy, chúng ta có thể thấy hình ảnh DN là diện mạo được xác định thông qua tất cả các yếu tố mang tính thông tin cho phép ta phân biệt một DN này với một DN khác. Nói cách khác, hình ảnh DN chính là sự nhìn nhận của cộng đồng về một DN thông qua những gì DN ấy thể hiện ra cho dù họ có hay không có chủ định. Cần nhấn mạnh rằng, mỗi đối tượng khác nhau (người tiêu dùng, đối tác, cổ đông, cơ quan quản lý...) có một mối quan tâm và cách nhìn nhận khác nhau về hình ảnh DN. Không phải tới giai đoạn định giá hay mua bán thương hiệu người ta mới quan tâm tới việc xây dựng hình ảnh DN. Các tổ chức có mong muốn phát triển thương hiệu, chiếm được tình cảm tốt đẹp của cộng đồng đều rất quan tâm tới việc khuếch trương và xây dựng hình ảnh tốt đẹp. Hình ảnh tích cực của DN sẽ tạo nên danh tiếng và uy tín của DN, từ đó mang lại giá trị, góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho các thương hiệu sản phẩm của Cty. Giá trị tạo dựng được cần luôn được giữ gìn và phát huy. Đó là lý do tại sao, các tên tuổi danh tiếng như Coca Cola, Unilever ... vẫn tiếp tục bỏ công sức khuếch trương hoạt động của mình, mục đích cuối cùng là nhằm xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về DN mình. Điển hình như Coca Cola, luôn nỗ lực trở thành nhà tài trợ hoạt động thể thao lớn nhất hành tinh. Hãy cùng nhìn vào danh mục này: Từ năm 1928, Coca - Cola ủng hộ các đội tuyển và vận động viên trên gần 200 nước, giành độc quyền trong lĩnh vực đồ uống không có chất rượu đến năm 2008 trong các sự kiện Olympics. Là đối tác của FIFA từ năm 1974, là thức uống nhẹ chính thức đến năm 2006 tại World Cup nam 2002/ 2006 và World Cup nữ 1999/ 2003 ... Là nhà tài trợ cho Copa America, Liên đoàn Bóng đá Châu Á và trên 40 đội tuyển quốc gia... Với môn thể thao bóng rổ, Coca - Cola ký hợp đồng 100 năm cho phép Sprite là đồ uống nhẹ chính thức của NBA/ WNBA... Đó là tên tuổi Coca - Cola. Điều này góp phần lý giải tại sao, Coca - Cola luôn là người khổng lồ trong ngành công nghiệp nước giải khát toàn thế giới. Với Unilever, có thể kể đến tài trợ Chiếc nón kỳ diệu với Omo - Clear, Bia Hà Nội hay VIB Bank trong Làm giàu không khó?... và dòng chữ "... hân hạnh mang tới chương trình này" đã trở nên quen thuộc với khán giả. Một lần nữa, chúng ta lại cùng khẳng định với nhau rằng, xây dựng hình ảnh DN không dừng lại ở những hoạt động đó. Tất cả những gì mang tính thông tin tự thân của DN đều góp phần làm nên hình ảnh DN. Cho dù DN hoàn toàn không có hoạt động xây dựng hình ảnh qua truyền thông vẫn mặc nhiên có hình ảnh của mình. Hãy nhìn từ trang phục, thái độ của nhân viên giao dịch… Dễ hình dung hơn, hãy nhìn bao bì nhãn mác của các sản phẩm. Trong những năm gần đây, xu hướng 3D sống động được giới trẻ ưa chuộng. Kéo theo đó là sự "làm mới mình" của hàng loạt thương hiệu toàn cầu. Logo Liptton có thêm vòng tròn 3 chiều tượng trưng cho quả địa cầu. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy, 89% người tiêu dùng cho biết danh tiếng Cty là yếu tố quyết định việc mua sản phẩm của họ. Giáo sư - Tiến sĩ James Tobin (Mỹ) cho rằng: "Đối với những người có thu nhập cao, điều mà họ quan tâm là sự hài lòng khi mua được sản phẩm có danh tiếng, chứ không phải là giá cả". Các nhận định gần nhất về thị trường cũng khẳng định thị trường là "của người mua chứ không phải của người bán nữa" và "Quyền lực của người tiêu dùng ngày càng đáng sợ" - Peter Weedfald, Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị chiến lược và truyền thông mới của Samsung Electronics Bắc Mỹ, nhận định. Điều đó có nghĩa là bên cạnh những gì thuộc về nội lực của DN, rất cần tìm cho mình một cách thể hiện phù hợp với "tình cảm" của người tiêu dùng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf35_3097.pdf