Dù được đánh giá là có phần ổn định hơn so với hệ thống chạy Windows
nhưng đôi khi máy tính Mac với hệ điều hành OS X vẫn trở nên chậm
chạp, đặc biệt là khi người dùng mở đồng thời hàng chục ứng dụng.
Trong nhiều trường hợp, người dùng chỉ cần khởi động lại máy tính là mọi
việc sẽ được giải quyết, nhưng trên thực tế lại có rất nhiều mẹo nhỏ giúp bạn
tăng tốc chiếc Mac yêu quý của mình ở cả hai phương diện “cứng” và
“mềm”.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tăng tốc Mac, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tăng tốc Mac - không khó
Dù được đánh giá là có phần ổn định hơn so với hệ thống chạy Windows
nhưng đôi khi máy tính Mac với hệ điều hành OS X vẫn trở nên chậm
chạp, đặc biệt là khi người dùng mở đồng thời hàng chục ứng dụng.
Trong nhiều trường hợp, người dùng chỉ cần khởi động lại máy tính là mọi
việc sẽ được giải quyết, nhưng trên thực tế lại có rất nhiều mẹo nhỏ giúp bạn
tăng tốc chiếc Mac yêu quý của mình ở cả hai phương diện “cứng” và
“mềm”.
PHẦN CỨNG
1. Giữ mát cho máy
Nhiệt độ luôn là kẻ thù đối với hiệu năng và độ bền của máy tính. Thực tế đã
cho thấy bất kể là Mac hay PC, một máy tính sẽ chạy mượt hơn nhiều nếu
nhiệt độ linh kiện ở mức thấp. Với OS X, bạn có thể tải và sử dụng
smcFanControl (www.macupdate.com/app/mac/23049/smcfancontrol), tiện
ích này cho phép bạn chỉnh tốc độ quạt tỉ lệ với nhiệt độ hoặc thậm chí cố
định ở một mức nào đó (kể cả tắt hẳn hoặc buộc quạt phải hoạt động ở tốc
độ tối đa). Dĩ nhiên, nếu giữ cho quạt quay ở mức tối đa liên tục (khoảng
6000 vòng/phút (rpm) ở dòng Macbook) sẽ giúp cho hệ thống vận hành
thoải mái hơn nhưng độ ồn sẽ tăng và thời lượng pin sẽ giảm chút ít. Việc sử
dụng các bộ đế làm mát MTXT có khả năng nâng đế máy lên chút ít (giúp
tản nhiệt tốt hơn) cũng là lựa chọn thích hợp.
2. Tăng dung lượng RAM
Dù không quá đòi hỏi về bộ nhớ như Windows nhưng các hệ thống Mac nói
chung và máy tính chạy OS X vẫn sẽ hưởng lợi khi có nhiều bộ nhớ RAM
hơn. Mặc định, hầu hết máy Mac hiện có sẵn 4GB RAM (kể cả đối với
MTXT Mac) nên việc nâng cấp này đôi khi chỉ cần thiết nếu bạn thường
xuyên sử dụng cùng lúc nhiều ứng dụng hoặc nhu cầu của bạn là sử dụng
các ứng dụng "hạng nặng" như Final Cut, Photoshop, Lightroom… Apple
cho phép nâng cấp các dòng MTXT Macbook tối đa lên 8GB RAM, trong
khi với máy để bàn hoặc máy trạm (Mac Pro), mức này còn cao hơn nhiều.
Riêng Macbook Air, do thiết kế chú trọng vào mỏng nhẹ với chip nhớ được
hàn thẳng lên bo mạch nên việc nâng cấp RAM là chuyện không khả thi.
Nếu cần 4GB RAM trên Macbook Air mới, bạn buộc phải mua dòng nâng
cấp cấu hình từ khi xuất xưởng.
3. Thay thế đĩa cứng và xem xét SSD
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới dung lượng còn trống của đĩa cứng. Nếu đĩa
chính còn dư ít hơn 10% và bạn chẳng thể dọn thêm được tí nào, hãy xem
xét đến việc bổ sung đĩa cứng mới. Trừ Macbook Air sử dụng đĩa cứng lưu
trữ dạng module như iPad, toàn bộ Macbook đều dùng ổ đĩa cứng loại 2,5"
SATA, trong khi các dòng máy để bàn iMac/Mac Pro đều dùng đĩa 3,5"
SATA nên việc nâng cấp rất dễ dàng. Dĩ nhiên, SSD luôn là lựa chọn đáng
xem xét nếu điều kiện tài chính cho phép. Tốc độ đọc/ghi cực cao của SSD
cho phép các ứng dụng hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.
Lưu ý: Đối với nhu cầu lưu trữ dữ liệu, bạn có thể sử dụng đĩa cứng USB
hoặc IEEE 1394. Tuy nhiên, ở phiên bản Macbook Pro 2011 và các dòng
Mac sau này với cổng Thunderbolt, bạn có thể xem xét chọn loại đĩa cứng
với giao tiếp này để đạt được hiệu năng cao hơn (rất nhiều). Thunderbolt đạt
tốc độ 10Gbps về mặt lý thuyết, cao hơn cả USB 3.0. Hiện tại, Western
Digital, LaCie… đều có kế hoạch tung ra các sản phẩm đĩa cứng hỗ trợ
chuẩn mới Thunderbolt.
4. Vài lưu ý về card đồ họa và bộ xử lý
Trong khi đĩa cứng (SATA) và RAM (đều dùng chung SODIMM) có thể
được nâng cấp khá dễ dàng trên Mac thì card đồ họa và bộ xử lý lại là bài
toán khác hẳn. Với hầu hết dòng máy Mac phổ thông như iMac hay
Macbook (Pro/Air), việc nâng cấp CPU và card đồ họa là không thể bởi
chúng được hàn thẳng lên bo mạch chủ của máy. Do đó, bạn cần lưu ý để
đưa ra tùy chọn dòng cấu hình cao nếu cần thiết ngay từ khi mua máy. Với
Mac Pro, dù việc nâng cấp card đồ họa là khả thi nhưng để hệ thống vận
hành được, bạn sẽ cần loại card do chính Apple cung cấp. Một số người
dùng có “mẹo” chỉnh sửa BIOS để sử dụng các loại card hãng khác nhưng
đây không phải là việc dễ dàng và thực tế điều này không được khuyến
khích thực hiện.
THỦ THUẬT "MỀM"
1. Dọn dẹp các đối tượng Startup
Một số ứng dụng tự đưa chúng vào danh sách Startup, tức cho phép khởi động cùng lúc
với OS X. Bạn có thể loại bớt chúng để tiết kiệm bộ nhớ và tài nguyên xử lý của CPU.
Danh sách các đối tượng sẽ được kích hoạt cùng hệ điều hành có trong Apple Menu.
System Preferences. Accounts.Login Items. Để bỏ một đối tượng ra khỏi danh sách, bạn
chọn đối tượng và nhấn nút dấu “-“ ở bên dưới. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng mình
biết rõ thứ sẽ loại bỏ vì đôi khi có những đối tượng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng
đối với hệ thống hoặc một số phần mềm bạn thường sử dụng.
2. Thoát hẳn ứng dụng không dùng tới
Một trong những “sai lầm” mà người dùng Windows khi chuyển sang Mac
thường vấp phải là việc các ứng dụng Mac thường không đóng hẳn khi bạn
nhấn vào nút X màu đỏ trên các cửa sổ như trong Windows. Dù điều này sẽ
giúp việc mở nhanh ứng dụng khi cần trở nên nhanh chóng hơn nhưng chắc
chắn tài nguyên máy sẽ bị tiêu tốn. Ngoài CPU và bộ nhớ, việc ứng dụng
đang mở cũng buộc đĩa cứng phải vận hành liên tục trong vai trò bộ nhớ ảo
khiến cho chính đĩa cứng phải hao tổn bộ nhớ và giải quyết những công việc
không cần thiết. Mac OS X sử dụng một kí hiệu nhỏ bên dưới thanh Dock để
đánh dấu các ứng dụng đang mở.
Bạn hãy lưu ý tới kí hiệu này và đóng các ứng dụng không còn dùng tới. Với
những phần mềm "cứng đầu", bạn có thể ấn giữ Option (Alt) khi nhấn chuột
phải vào biểu tượng và chọn Force Quit.
Lưu ý, tương tự như Windows Explorer chịu trách nhiệm đối với nhiều dịch
vụ quan trọng của Windows, ứng dụng Finder trên OS X cũng phải được
"mở" liên tục. Do đó, bạn đừng ngạc nhiên nếu mọi cố gắng tắt ứng dụng
này đều không thực hiện được.
3. Dọn dẹp System Preferences
Trong cửa sổ System Preferences, bạn sẽ thấy mục Other, đây là phần dành
riêng cho các ứng dụng của nhà sản xuất phần mềm thứ ba. Bạn có thể đếm
xem mình có bao nhiêu đối tượng trong mục này và nếu danh sách quá dài
thì bạn nên nghĩ đến việc giản lược chúng. Để làm việc này, bạn có thể nhấn
chuột phải và chọn Remove hoặc xóa tập tin có tên tương ứng trong thư
mục: "~/Library/PreferencePanes". Bạn cũng có thể xem xét chuyển tập tin
ra thư mục khác để phòng trường hợp cần sử dụng sau này. Thủ thuật này sẽ
yêu cầu bạn phải nhập mật khẩu quản trị để xác nhận.
Ngoài ra, cũng ngay trong System Preferences, bạn có thể tắt một số tính
năng mà Apple “hào phóng” tặng kèm OS X như Bluetooth, Universal
Access (hỗ trợ người khuyết tật), nhận diện giọng nói (Speech Recognition),
chia sẻ kết nối Internet (Internet Sharing)… Dù chúng đều cung cấp những
tính năng hữu ích nhưng không phải thứ nào bạn cũng dùng tới. Do đó, việc
tắt chúng sẽ không chỉ giúp cải thiện thời lượng pin cho MTXT mà còn giúp
tiết kiệm bộ nhớ RAM và tài nguyên của CPU.
4. Kiểm tra nền tảng của phần mềm và dọn dẹp
Nếu sử dụng máy Mac với CPU Intel, bạn có thể sẽ gặp phải những phần
mềm chạy trên bộ dịch mã “Rosetta”. Đây là bộ dịch rất hiệu quả giúp cho
những phần mềm được thiết kế trên nền BXL PowerPC có thể chạy trên
BXL Intel mới. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến hiệu năng của phần mềm bị suy
giảm do phải “dịch” liên tục. Hầu hết phần mềm PowerPC hiện nay đều đã
có phiên bản mới hoặc bản cập nhật, cho phép chạy trực tiếp trên nền tảng
mới. Một số tiện ích nhỏ như Widget App Update có thể giúp bạn kiểm tra
điều này một cách nhanh chóng. Bản thân công cụ Activity Monitor của
Mac OS X cũng cho phép bạn biết một ứng dụng chạy trên nền Rosetta hay
Universal (cho BXL Intel mới).
Ngoài ra, vấn đề còn nằm ở chỗ mỗi phần mềm cho Mac đều có 2 phần riêng
rẽ để chạy tốt trên cả hai nền tảng. Chính vì điều này, máy Mac của bạn sẽ
chỉ cần tới một trong hai phần, và phần không sử dụng đến sẽ chẳng bao giờ
cần kích hoạt. Nếu bạn loại bỏ phần không dùng, bạn có thể tiết kiệm đáng
kể dung lượng đĩa cứng. Hai tiện ích mang tên Xslimmer
(www.xslimmer.com) và Monolingual (monolingual.sourceforge.net, miễn
phí) sẽ giúp bạn xử lý điều này nhanh chóng. Ngoài ra, Monilingual cũng
cho phép bạn bỏ bớt các ngôn ngữ ít dùng trên máy như ngôn ngữ và kí tự
của các nước châu Phi, bộ kí tự Catalan, Farsi, Klington… nhằm tiết kiệm
đĩa cứng và thời gian nạp của phần mềm.
Bạn cũng nên nhớ rằng không nên loại bỏ System Framework, nếu không
nhiều trục trặc nguy hiểm sẽ xuất hiện.
5. Luôn cập nhật hệ thống
Dù việc cập nhật hệ điều hành có thể khiến cho nhiều người dùng e ngại,
nhất là khi việc này thường yêu cầu tải nhiều dữ liệu và khởi động lại khá
phiền toái nhưng đây lại là tác vụ hiệu quả để đảm bảo hiệu năng và độ ổn
định cho máy. Apple liên tục đưa ra các bản vá lỗi (bao gồm cả lỗi sẵn có
lẫn các lỗi tiềm tàng có thể gây hại cho hệ thống). Đôi khi, các bản nâng cao
hiệu năng hoặc khắc phục các trục trặc trong việc quản lý phần cứng của hệ
điều hành cũng được phát hành, điển hình là các bản vá nâng hiệu năng của
card đồ họa mới đây cho Snow Leopard nhằm tăng tốc các trò chơi 3D và
ứng dụng đồ họa nền Mac. Việc cập nhật hệ thống cho Mac cũng đơn giản
và tương tự như Windows Update đối với Windows. Bạn chỉ việc nhấn vào
biểu tượng táo trên thanh menu chính của OS X rồi chọn Software Update.
Lưu ý, việc sửa lỗi Permission cho Mac có thế được xem như… việc thay
dầu định kì đối với xe hơi và xe gắn máy, đặc biệt là sau mỗi lần nâng cấp
lớn cho OS X. Việc này giúp cho hệ thống vận hành ổn định hơn và hạn chế
tối đa trục trặc do cập nhật, cài đặt phần mềm mới. Để làm điều này, bạn mở
Disk Utility, chọn thẻ First Aid, chọn ổ đĩa và nhấn vào Repair Disk
Permissions tương ứng.
6. Cảnh giác đối với việc rò rỉ bộ nhớ
Với sự ổn định đáng kinh ngạc của OS X cùng những tính năng “cứng” hỗ
trợ của Mac, thực tế nhiều người dùng đã “vô tư” để máy tính của họ hoạt
động liên tục (đôi khi tới vài tuần) mà không khởi động lại. Điều này dẫn tới
việc chỉ cần một ứng dụng không quản lý tốt bộ nhớ sẽ khiến bộ nhớ chính
của máy liên tục bị hao tổn (rò rỉ), một điều thường xuyên xảy ra đối với các
trình duyệt và ứng dụng giải trí. Việc Firefox hay Safari với nhiều thẻ trình
duyệt (tab) cùng các plugin có thể sử dụng tới hàng GB RAM không phải là
hiếm thấy. Dĩ nhiên, việc tắt hẳn chúng đi rồi bật lại cũng khôi phục lại bộ
nhớ bị chiếm dụng, giúp những phần mềm sau đó chạy tốt hơn nhưng hiển
nhiên thỉnh thoảng khởi động lại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều bởi động tác này
không chỉ đưa hệ thống bộ nhớ ảo của OS X trở về mặc định mà còn dọn
dẹp nhiều "rác" nữa.
7. Tinh giảm Widget
Kể từ phiên bản OS X 10.4 (tên mã Tiger), Apple đã bổ sung Dashboard với
các tiện ích nhỏ thú vị (Widget) để hỗ trợ cho việc sử dụng của người dùng
thuận tiện hơn. Bạn có thể tìm thấy hàng trăm loại Widget trên Internet và
hầu hết chúng là dạng tiện ích miễn phí. Tuy nhiên, nếu mở cùng lúc quá
nhiều thứ sẽ khiến máy tính trở nên đặc biệt ì ạch kể cả khi Dashboard chạy
ở trạng thái ẩn. Chính vì thế, bạn nên tính toán thật cẩn thận và chỉ giữ lại
những thứ quan trọng nhất điển hình như Calculator, iStats, Converter…
Một số Widget chức năng dạng như Deep Sleep có thể chỉ cần kích hoạt khi
dùng tới. Ngoài ra, những tiện ích tối ưu hóa hệ thống như MainMenu
(www.macupdate.com/app/mac/17111/mainmenu-pro), Onyx
( hay TinkerTool
đều có thể … tắt luôn cả Dashboard nếu người dùng yêu cầu.
Tương tự như Task Manager trong Windows, Activity Monitor trong OSX
sẽ cho phép bạn nhận biết những sát thủ hiệu năng giấu mặt. Bạn mở
Activity Monitor bằng cách truy cập vào Applications.Utilities.Activity
Monitor hoặc gõ “activity” lên ô Quick Look. Activity Monitor sẽ thông báo
cho bạn một cách chi tiết mọi tác vụ, tiểu trình đang hoạt động cùng lượng
tài nguyên mà chúng sử dụng. Nhờ vậy bạn có thể biết được thứ gì đang
ngốn RAM hoặc sử dụng CPU ngoài ý muốn để xử lý.
8. Dọn dẹp đĩa cứng thường xuyên
Cho dù bạn sở hữu đĩa cứng dung lượng cực lớn, việc dữ liệu trong đó ngày càng nhiều
sẽ tỉ lệ nghịch với hiệu năng của máy do CPU và RAM được tận dụng vào các tác vụ
quản lý dữ liệu. Thư viện iPhoto, iMovie, iWeb, iTunes… khổng lồ sẽ khiến máy của bạn
không chỉ ì ạch khi chạy ứng dụng tương ứng mà còn trong cả những tác vụ thông
thường. Đặc biệt, khi đĩa cứng đầy sẽ khiến máy gần như không hoạt động được. Có
những người dùng mới chuyển qua Mac thường không để ý đổ thùng rác theo định kì
(Trash) và điều này sẽ khiến ổ cứng hết nhanh chóng. Trong khi đó, đặc điểm của Mac
OS X là sử dụng phần trống của đĩa cứng để làm bộ nhớ ảo và mọi hoạt động của hệ điều
hành phụ thuộc rất nhiều vào đó. Chính vì thế nếu bắt đầu cảm thấy hệ điều hành trở nên
ì ạch, bạn nên kiểm tra đĩa cứng trước tiên. Duy trì đĩa cứng ở mức đầy dưới 90% sẽ đảm
bảo cho máy tính hoạt động ổn định. Một số công cụ như Filelight
(www.macupdate.com/app/mac/22866/filelight), GrandPerspective,
OmniDiskSweeper (www.macupdate.com/app/mac/7402/omnidisksweeper) đều
có thể hiển thị sơ đồ trưng dụng đĩa cứng của bạn nhằm tìm ra “thủ phạm” chiếm nhiều
dung lượng nhất. Chúc bạn thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_toc_mac.pdf