Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa tài liệu phục vụ bạn đọc tại Thư viện Hà Nội

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang diễn

ra với tốc độ nhanh, tác động đên sự phát triêh kinh tế- xã hội của nền kinh tế toàn cầu,

ữong đó có Việt Nam. Dưới sự tác động của công nghệ, các yêu cầu về từng lĩnh vực,

ngành nghề đang thay đổi theo hướng đánh giá cao về năng lực làm việc của người lao

động với hệ thông công nghệ thông minh. Lĩnh vực thư viện cũng không nằm ngoài xu

thê'đó. Trong những năm qua, Thư viện Hà Nội tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, hạ

tầng công nghệ thông tín, phần mềm, trang thiết bị, áp dụng chuẩn nghiệp vụ vào công

tác thư viện, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu công tác chuyên môn,

xây dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin, đẩy mạnh công tác số hóa tài liệu, nâng cao

châ't lượng hoạt động thư viện, đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc Thủ đô.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa tài liệu phục vụ bạn đọc tại Thư viện Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, SỐ HÓA TÀI LIỆU PHỤC vụ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI• • • ThS. Trần Thanh Hiếu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, tác động đên sự phát triêh kinh tế- xã hội của nền kinh tế toàn cầu, ữong đó có Việt Nam. Dưới sự tác động của công nghệ, các yêu cầu về từng lĩnh vực, ngành nghề đang thay đổi theo hướng đánh giá cao về năng lực làm việc của người lao động với hệ thông công nghệ thông minh. Lĩnh vực thư viện cũng không nằm ngoài xu thê'đó. Trong những năm qua, Thư viện Hà Nội tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tín, phần mềm, trang thiết bị, áp dụng chuẩn nghiệp vụ vào công tác thư viện, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu công tác chuyên môn, xây dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin, đẩy mạnh công tác số hóa tài liệu, nâng cao châ't lượng hoạt động thư viện, đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc Thủ đô. I. GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘỊ 1. Hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin Thư viện Hà Nội với 02 trụ sở tại 47 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm và 2B Quang Trung, quận Hà Đông,có tổng diện tích 2 trụ sở là 8.207m2, nằm tại vị trí trung tâm thành phô' thuận tiện cho bạn đọc đên sử dụng thư viện.Hàng năm, trang thiê't bị của Thư viện Hà Nội đang được đầu tư theo hướng hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ và công tác tra cứu phục vụ bạn đọc, đã thu hút đông đảo độc giả và các tầng lớp nhân nhân đến với thư viện. Thư viện Hà Nội với tổng số vôn tài liệu hiện có 571.425 bản sách, trong đó sách ngoại văn là 29.522 bản, tài liệu địa chí với 19.961 bản bao gồm: tài liệu tiếng Việt, tài liệu Hán - Nôm, bản dập văn bia, hương ước, ảnh, bản đổ...; 447 loại báo, tạp chí tiêng Việt và ngoại văn; 3531băng đĩa CD/DVD, 1044 tài liệu toàn văn (tường đương 103.950 trang tài liệu) về địa chí Hà Nội và bài báo tạp chí viết về văn hóa và thế thao Hà N ội. Thư viện Hà Nội đã bô’ sung bộ Sách điện tử học Tiếng Anh LANGMaster sù dụng cho mạng LAN được cài đặt tại các phòng làm việc và phòng đa phương tiện phục vụ cho cán bộ và bạn đọc học tập, nghiên cứu. Hàng năm phục vụ 307.433 lượt bạn đọc; 962.306 lượt tài liệuphục vụ, câp khoảng 9000 thẻ bạn đọc. 134 Bộ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 2. Hạ tẩng công nghệ thông tin Hệ thông trang thiê't bị, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của Thư viện Hà Nội được đầu tư mua sắm qua nguồn kinh phí nhà nước cấp, nhận tài trợ qua các dự án nhằm phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc đến với thư viện, tính đến tháng 6 năm 2018 bao gổm: 02 đường truyền Internet cáp quang (tốc độ 50 MB và 80 MB). Các thiết bị HUB, TP link, switch, bộ phát Wifi: 26 chiêc.03 máy chủ, được cài đặt phần mềm LIBOL 6.0 thực hiện các chức năng: lưu trữ thông tin, quản tri website, quản lý thư viện điện tử, quản lý truy cập Internet... 05 máy Laptop phục vụ cho hội nghị, hội thảo, phục vụ Thư viện lưu động. 85 máy tính trạm, được cài đặt các phần mềm ứng dụng thư viện LIBOL 6.0 phục vụ công tác chuyên môn, phục vụ bạn đọc tại chỗ và phục vụ thư viện lưu động. Ngoài ra, Thư viện Hà Nội có trang thiết bị khác như 22 máy ÚT, 19 máy đọc mã vạch, 02 máy chiếu, 03 máy gom dữ liệu, hệ thống camera gồm 47 chiếc, máy scan 03 chiếc. Hiện nay, Thư viện Hà Nội với hệ thôhg máy chủ và máy trạm được cài đặt phần mềm LIBOL 6.0 thực hiện các chức năng quản lý thư viện điện tử quản trị cơ sở dữ liệu, biên mục sách báo, tài liệu điện tử, quản lý hồ sơ bạn đọc, cấp thẻ bạn đọc, mượn trả tài liệu, tra cứu OPAC, công tác thông kê báo cáo về hoạt động thư viện, lưu trữ thông tin, quản trị web.... Các máy trạm phục vụ cán bộ trong thực hiện công việc chuyên môn và phục vụ bạn đọc ưa cứu tìm tín, phục vụ thư viện lưu động, hội nghị, hội thảo. Hệ thông máy tính của Thư viện Hà Nội được kết nôi mạng internet, lắp đặt hệ thống wifi/ hệ thông camera tại các phòng ban, thuận tiện cho thư viện trong quản lý và xử lý tài liệu, phục vụ bạn đọc. 3. Nguồn nhân lực Tính đến tháng 6 năm 2018, Thư viện Hà Nội có 66 cán bộ, đa sô' có trình độ thạc sĩ và cử nhân về chuyên ngành thông tin - thư viện, có 03 cử nhân về CNTT và 01 kỹ thuật viên CNTT. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Thư viện Hà Nội có trình độ tin học cơ bản, ứng dụng vào công tác chuyên môn, phần mềm quản lý thư viện. Cán bộ CNTT có kiên thức cơ bản về quản trị mạng, phần mềm quản lý thư viện, website,... II. THƯ VIỆN HÀ NỘI TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, SỐ HÓA TÀI Llệù PHỤC VỤ BẠN ĐỌC• • • • • 1. ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn phục vụ bạn đọc Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội được triển khai từ năm 1993 vào công tác nghiệp vụ của thư viện, chủ yếu là cập nhật CSDL sách trên phần mềm ISIS, cùng với đó là các sản phẩm và thông tin của thư viện được tạo ra đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện cho bạn đọc tra tìm tài liệu. VĂN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ-THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 135 Với dự án xây dựng Thư viện Hà Nội, thư viện được tiếp nhận trụ sở mới với các trang thiê't bị hiện đại cùng với gói thầu về Xây dựng hệ thống Thông tin - Thư viện điện tử được bàn giao năm 2011. Đây là tiền đề đế Thư viện Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quy trình nghiệp vụ thư viện, giảm lao động thú công, cập nhật CSDL sách báo trên phần mềm, đảm bảo tính quy chuẩn, chuyên nghiệp hóa trong quá trình xử lý thông tin, nghiệp vụ. Hiện tại, Thư viện đã ứng dụng phần mềm thư viện điện tử LIBOL 6.0 vào toàn bộ quy trình nghiệp vụ hoạt động của thư viện: quản trị người dùng; quản lý hổ sơ và câp thẻ bạn đọc; biên mục sách báo, tạp chí; mượn trả tài liệu; quản lý tài liệu sô'; thông kê báo cáo hoạt động thư viện; tra cứu cơ sở dữ liệu cho bạn đọc... Hiện nay, Thư viện Hà Nội đã xây dựng được cơ sở dữ liệu phong phú về số lượng, chất ỉượng để phục vụ bạn đọc. Thư viện đã xây dựng 210.512 biểu ghi bao gồm CSDL sách tiêng Việt, sách ngoại văn, CSDL báo, tạp chí, CSDL bài trích báo tạp chí, CSDL văn bia, Hán Nôm... Để tích hợp với sử dụng phần mềm Libol 6.0, Thư viện Hà Nội triển khai 12 máy đọc mã vạch tại các phòng phục vụ, áp dụng mượn trả trên máy, quản lý hổ sơ bạn đọc, cấp thẻ nhựa cho bạn đọc, thiết bị gom dữ liệu thực hiện trong quá trình kiểm kê tài liệu, giúp phục vụ bạn đọc nhanh chóng, hiệu quả. Hàng năm, Thư viện câp mới hơn 8000 thẻ bạn đọc, phục vụ 307.433 lượt bạn đọc, 962.306 lượt tài liệu phục vụ. Thư viện Hà Nội đổi mới hoạt động từ việc bổ sung đến cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới. Thư viện đã chú ý bổ sung nguồn tài liệu điện tử như bổ sung bộ Sách điện tử học Tiếng Anh LANGMaster, mua quyền truy cập CSDL của Cục Khoa học công nghệ quôc gia... phục vụ cho cán bộ và bạn đọc học tập, nghiên cứu. Hàng năm, Thư viện Hà Nội biên soạn các loại hình thư mục thông báo sách mói; thư mục chuyên đề; xây dựng CSDL toàn văn về địa chí và lĩnh vực văn hóa và thể thao của Hà Nội. Sản phẩm thư mục, CSDL bài trích báo, tạp ch í... được thư viện biên soạn thường xuyên, phục vụ kịp thời, phản ánh những sự kiện vân đề của đòi sống chính trị, kinh tế, xã hội, đáp ứng kịp thời công tác tuyên truyền giáo dục, các nhiệm vụ chính trị xã hội của đất nước và địa phương. Bên cạnh đó, Thư viện Hà Nội đơn giản hóa thủ tục cấp đổi thẻ, tăng thêm nhiều tiện ích trong công tác phục vụ bạn đọc: Tháng 8 năm 2016, thư viện tiên hành đăng ký thẻ trực tuyên qua mạng, gia hạn mượn trả sách cho bạn đọc qua điện thoại, qua mạng,... Năm 2004, Thư viện Hà Nội đã xây dựng trang WEB với địa chỉ Iưunư. thuvienhanoi.org.vn nhằm giới thiệu với bạn đọc về hoạt động của Thư viện Hà Nội, của hệ thống thư viện công cộng Hà Nội. Năm 2013 và năm 2017, 2018 Thư viện Hà Nội đã nâng câp trang web với nhiều tính năng mới đáp ứng với xu thếmới. Trang 136 B ộ VẦN HÓA , T H Ế TH A O VA D U LỊCH web được chinh sửa về nội dung, hình thức, tích hợp phần tra cứu CSDL của thư viện, giúp bạn đọc truy cập vào CSDL để tìm kiêm thông tin về tài liệu một cách thuận tiện thông qua mạng, đáp ứng phục vụ bạn đọc hiệu quả. Hiện nay, trang web của Thư viện Hà Nội giới thiệu với bạn đọc về hoạt động của Thư viện Hà Nội, của hệ thôhg thư viện công cộng Hà Nội, hỗ trợ tra cứu mục lục truy cập công cộng trực tuyên (OPAC)vềcơ sở dữ liệu, sách báo tạp chí, thư mục, CSDL toàn văn, tài liệu số về địa chí Hà Nội, CSDL sách nói cho người khiếm thị, đăng ký thẻ trực tuyến cho bạn đ ọc... thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc thủ đô. Hàng năm, có khoảng ■ 90.000 lượt người truy cập vào trang web, 67.000 lượt bạn đọc truy cập OPAC của Thư viện Hà Nội. ứng dụng CNTT vào sản xuâ't sách nói cho người khiếm thị: Năm 2008, Thư viện Hà Nội được tiếp nhận tài trợ 01 studio sản xuâ't sách nói do quỹ FORCE tài ữợ. Studio được tài trợ về các trang thiết bị máy tính, các trang thiết bị âm thanh, máy ghi đĩa CD..., cán bộ được cử đi học về sản xuâ't sách nói DAISY. Hàng năm, Thư viện Hà Nội đã dành một phần kinh phí để sản xuất sách nói phục vụ cho người khiếm thị trên địa bàn Thành phô' Hà Nội. Hiện nay, Thư viện Hà Nội đã có 109 tên sách nói với 27.759trang, 1172 đĩa CD sách nói tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ bạn đọc với đổỉ tượng là người khiếm thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Thư viện Hà Nội đã làm tốt hoạt động marketing, quảng cáo hoạt động thư viện trên web và trang íanpage, xây dựng các đĩa CD, VCD về hoạt động thư viện, ứng dụng CNTT vào các hoạt động tuyên truyền, cuộc thi Thiếu nhi Liên hoan Tuyên truyên giới thiệu sách hè tổ chức hàng năm, Liên hoan cán bộ tuyên truyên giói thiệu sách... Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát ừiêrv mạnh mẽ của công nghệ thông tín và xu thế hội nhập, Thư viện Hà Nội đã chú trọng tăng cường phát triển các dịch vụ thông tín - thư viện để đáp ứng với những yêu cầu của bạn đọc, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện. Thư viện Hà Nội cung câp cho bạn đọc một cách khá đa dạng sự lựa chọn sử dụng các dịch vụ thông tin - thư viện với các nhóm dịch vụ chính sau: dịch vụ cung câp tài liệu gôc; dịch vụ tra cứu thông tin; dịch vụ trao đổi thông tín; dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu; dịch vụ tư vân thông tin cho người dùng tin và hướng dẫn sử dụng thư viện; xây dựng nguồn tài nguyên số hóa tài liệu. 2. Số hóa tài liệu đáp ứng nhu cẩu của bạn đọc Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu thế hội nhập, Thư viện Hà Nội đã chú trọng tăng cường phát triển các nguồn bổ sung tài liệu điện tử, dịch vụ thông tin - thư viện để đáp ứng với những yêu cầu của VÃN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYẼN SỐ-THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 137 bạn đọc, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện. Thư viện Hà Nội nâng cao chất lượng công tác xây dựng và phát triến vốn tài liệu của thư viện; chú trọng đa dạng hóa và tăng tỉ lệ vôh tài liệu điện tử, tài liệu sô' trong tổng số vôh tài liệu của thư viện. Theo định hướng của ngành thư viện giai đoạn từ năm 2015- 2020: "ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tự động hóa, hiện đại hóa toàn bộ các khâu trong hoạt động của thư viện. Phát triển thư viện điện tử và thư viện kỹ thuật số. Sưu tầm, bảo tồn và phát huy vôh tài liệu quý hiếm trong thư viện theo phương pháp hiện đại dựa vào công nghệ thông tin phát triển ở mức cao. Sốhoá một phần hoặc 100% tài liệu quý hiếm trong thư viện", từ năm 2014 Thư viện Hà Nội đã tiến hành công tác số hóa tài liệu. Thư viện Hà Nội đã tiến hành số hoá tài liệu, ưu tiên sô' hóa tài liệu địa chí về Hà Nội, Thư viện đã ứng dụng phần mềm resizer, scan tailor, photoshop. Đên nay, Thư viện đã sô' hóa được 328 tài liệu địa chí về Hà Nội, 716 bài báo tạp chí về văn hóa và thế thao Hà Nội tương đương 103.950 trang tài liệu. Các CSDL giúp bạn đọc có thể tìm tài liệu, tìm tin từ xa dễ dàng, thuận tiện, thông qua trang web của Thư viện Hà Nội. Đế đảm bảo việc số hóa tài liệu phục vụ bạn đọc, Thư viện Hà Nội đã chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị mới như máy scan, máy ảnh, phần mềm quản trị bộ sưu tập SỐ (quản trị tài liệu toàn văn). Thư viện đã tiên hành mua trang thiết bị mới, nâng câp quản trị sưu tập số cho phù hợp thuận tiện. Phần mềm quản trị bộ sưu tập sôvới kỹ thuật tương đối phức tạp như: phân quyền đối với nhóm người dùng tin, phân quyền đến từng tài liệu, nhóm tài liệu, tùng bộ sưu tập sô', kỹ thuật đánh chi mục tìm kiêm, kỹ thuật xây dựng bộ sưu tập sô', sao lưu và bảo trì dữ liệu và hệ thông, nâng câp phiên bản ... Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng phát triển của thư viện là thư viện sô', thư viện điện tử. Sự phát triển đã đòi hỏi ngành thư viện đổi mới công tác phục vụ bạn đọc, phục vụ cộng đồng và các dịch vụ liên quan đên thư viện. Sự phát triển về xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn, sô' hóa tài liệu này cũng liên quan đên thực thi quyền tác giả được đặt ra.Chức năng liên quan nhât đến vấn đề bản quyền là chức năng thông tin mà thư viện có nhiệm vụ phục vụ thông tin và tiếp cận thông tin của bạn đọc. Sao lưu, sô' hóa, tạo dựng dừ liệu... là những hoạt động chính liên quan chặt chẽ đên quyền tác giả ngành thư viện đang đứng trước một vân đề khó giải quyê't một mặt có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu tối đa của người sử dụng trong việc tiếp cận tài liệu, mặt khác, không xâm hại đến các quyền lợi của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi cung câp tài liệu, bản sao cho người dùng. Tìm kiêín và sử dụng nguồn tài liệu sẽ được đơn giản để mọi người có thể truy cập và tạo điều kiện cho việc tạo ra kiên thức mới đưa vào các dịch vụ thông tin củathư viện. 138 Bộ VÂN HÓA, THỂTHAO VÀ DU LỊCH III. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT, SỐ HÓA TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 1. Giải pháp 1.1. Tăng cường đầu tư vềcơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng CNTT - lạp trung đầu tư để Thư viện Thành phố Hà Nội giữ vai trò là đầu mổì trong hoạt động liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện khác trên địa bàn. Tiếp tục kiện toàn, củng cô' và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thôíng thư viện công cộng câp huyện, xã. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình nghiệp vụ thư viện. Áp dụng và phát triển các phần mềm thư viện trong quản lý và tổ chức hoạt động thư viện. - Nâng cao chất lượng vôh tài liệu; đa dạng hóa dạng tài liệu nhằm nâng cao khả năng cung ứng tài liệu với mọi dạng thức cho người đọc không giới hạn về không gian và thời gian; phát triển vốn tài liệu điện tử, tập trung xây dựng bộ sưu tập số đảm bảo yêu cầu về chuyên mồn, kỹ thuật, có khả năng chia sẻ phục vụ cộng đồng và thuận lợi trong liên kết các thư viện để hình thành nên các cơ sở dữ liệu lớn, tăng cường trao đổi tài liệu điện tử, liên kết tạo khả năng truy cập đến các nguồn tài liệu trực tuyến trên internet. - Đổi mới hoạt động của thư viện, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin; tham gia các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm ữao đổi tài liệu và liên thông với các thư viện để tăng cường nguồn vôn tài liệu. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đê’ huy động mọi nguổn lực của các tô’ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực thư viện. - Đa dạng hóa các hoạt động thư viện, ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn, đẩy mạnh phục vụ thư viện lưu động và tăng cường luân chuyển sách báo tới các huyện ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong địa bàn Thành phô' 1.2. ứng dụng CNTT mới vào công tác chuyên môn Trong thời gian tói, Thư viện Hà Nội cần ứng dụng CNTT mới vào công tác chuyên môn, quản lý và ứng dụng CNTT một cách đồng bộ vào toàn bộ các hoạt động chuyên môn. Chú trọng ứng dụng CNTT mới vào phục vụ bạn đọc và công tác số hóa tài liệu.Thư viện Hà Nội cần đẩy mạnh dịch vụ tra cứu Internet, dịch vụ cung cấp thông tin và dịch vụ hỏi đáp, chia sẻ tài nguyên qua mạng, cần phát triển dịch vụ thông tin - thư viện mới như:Dịch vụ mượn liên thư viện, tổ chức dịch vụ cung câp thông tin theo chuyên để từ xa qua mail... Mở rộng khả năng chia sẻ nguồn lực giữa VÂN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ-THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 139 các cơ quan thư viện thông tin, đặc biệt là các thư viện trong cùng hệ thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dùng tin khai thác trực tiếp, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của nhiều cơ quan thư viện- thông tin khác.Thư viện Hà Nội cần có hệ thông dịch vụ thông tin thân thiện, châ't lượng và hiệu quả, cũng như cần có những chính sách tích cực để quản lý và phát triển. Việc nghiên cứu nhu cầu tin, tạo lập những sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, là một công việc cẩn thiết được tiến hành nghiêm túc thường xuyên và có kế hoạch. 1.3. Tiếp tục phát triển xây dựìĩg bộ sưu tập tài nguyên số Thư viện Hà Nội xây dựng và đẩy mạnh phát triển bộ tài nguyên số từ nhiều nguồn khác nhau: tự làm, bổ sung, trao đổi chia sẻ dữ liệu. Tiếp tục sô'hóa tài liệu truyền thống của thư viện. Thu thập và tạo các liên kết đến các nguồn lực thông tin điện tử từ bên ngoài của tổ chức, tạo liên kết hoặc sử dụng tiện ích tra cứu trên các nguồn lực thông tin.Trong thời gian tới, Thư viện chú trọng đến phục vụ bạn đọc tiếp cận với nguồn tài nguyên sô' hóa của thư viện đảm bảo vân đề về pháp lý cho các nguồn thông tin số, vân đề bản quyền và sở hữu trí tuệ. Theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Vụ Thư viện, sắp tới xây dựng CSDL Việt nam, đâ't nước, con người, Thư viện Hà Nội cũng sẽ xây dựng bộ sưu tập số về CSDL Việt Nam, đất nước, con người, của Hà Nội để có thể trao đổi nguổn tài nguyên sô' trong hệ thôhg thư viện công cộng trên cả nước. 1.4. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ thư viện Để triển khai tốt các hoạt động chuyên môn, Thư viện Hà Nội luôn quan tâm đến đào tạo cho cán bộ thư viện những kỹ năng trong cung câp dịch vụ tra cứu thông tin, các kỹ năng giao tiếp với bạn đọc. Cán bộđược tham gia các lớp học do Vụ Thư viện, Thư viện quốc gia Việt Nam bổi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ mói, về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện,về mô tả và truy cập tài nguyên,về tin học, các kiến thức mới về kĩ thuật sô', về website ... đế hướng dẫn người sử dụng thư việntiếp cận nguồ tài nguyên số của thư viện hiệu quả. Mỗi cán bộ thư viện tự nghiên cứu học tập, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu của công tác chuyên môn. 2. Một số đề xuất 2.1. Với Vụ Thư viện Tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động thư viện; xây dựng chinh sách đặc thù cho các thành phố lớn trong việc khuyên khích đầu tư cho hệ thống thư viện công cộng, tăng 140 Bộ VĂN HÓA, THỂTHAO VÀ DU LỊCH cường hiện đại hóa, xây dựng các dự án mới về đầu tư để nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống thư viện công cộng. 2.2. Với Thư viện Quốc gia Việt Nam - Cần nghiên cứu, xây dựng một cơ chế trao đổi, chia sẻ hoặc dùng chung bộ sưu tập sô'hóa, tạo thành một bộ số hóa tài liệu phong phú về nội dung giữa các thư viện, đỡ tôn thòi gian, công sức, đáp ứng phục vụ tô't cho bạn đọc. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn về áp dụng các chuẩn nghiệp vụ mới, về ứng dụng công nghệ thông tin, về công tác sô' hóa để cán bộ thư viện được trao đổi, học tập, nâng cao trình độ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hướng dẫn xây dựng thư viện điện tử bằng phần mềm mã nguồn mở.- H.: Nxb. Thê'giới, 2014.- 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kỷ yêu hội thảo: Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, 2015. 3. Cách mạng công nghiệp 4.0: Vấn đề đặt ra cho phát triền kinh tế- xã hội và hội nhập quôc tế của Vứt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2018. 4. Đại học khoa học và xã hội nhân văn. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Triển khai tài nguyên giáo dục mở: Bản quyền và giây phép mở, 2017. 5. Đại học quốc gia Hà Nội. Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện: Kỷ niệm 38 năm ừuyền thôhg đào tạo và 15 năm thành lập Khoa Thông tin - Thư viện (1973- 2011 &1996 - 2011), Nxb. Đại học quôc gia Hà Nội, 2011. 6. Vương Toàn, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đôĩ mới hoạt động thư viện, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_so_hoa_tai_lieu_phuc.pdf
Tài liệu liên quan