Tăng cường sự tham gia vì kết quả phát triển

Sự tham gia của các bên liên quan có vai trò thúc đẩy quản trị tốt,

tinh thần công dân, và trách nhiệm giải trình, thúc đẩy tính đổi

mới, sáng tạo, tính trách nhiệm và tính bền vững, trực tiếp gắn với

kết quả phát triển. Quan hệ đối tác, bao gồm quan hệ với xã hội

dân sự là động lực thay đổi trong Chiến lược 2020 của ADB.

Chiến lược đã vạch ra phương thức ADB sẽ áp dụng để giải quyết

những thách thức mà khu vực hiện nay đang phải đối mặt, và đáp

ứng được các yêu cầu khác nhau để đạt mục tiêu tăng trưởng toàn

diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực.

Quan hệ đối tác với nhiều tổ chức khác nhau trong đó có tổ chức

phi chính phủ, tổ chức dựa vào cộng đồng và các quỹ sẽ đóng vai

trò trung tâm trong việc xây dựng kế hoạch, tài trợ và thực hiện

các hoạt động của ADB

pdf132 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tăng cường sự tham gia vì kết quả phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh môi trường nông thôn. Đây là phương pháp định hướng theo nhu cầu và dựa trên nhu cầu do đối tượng hưởng lợi xác định. Phương pháp này thu hút đối tượng hưởng lợi tham gia vào các giai đoạn khác nhau của dự án, từ thiết kế tới triển khai và đánh giá. Không giống các khu vực đô thị nơi thường chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ chính thức, các cộng đồng ở nông thôn vận hành và duy trì hệ thống này. Sự tham gia của cộng đồng được hợp thức hóa bằng cách thành lập các tổ chức cộng đồng của những nhóm người đại diện cho các hộ gia đình được hưởng lợi (thường được gọi là các hiệp hội nhóm người hưởng lợi, công trình nông thôn và các tổ chức về vệ sinh môi trường hoặc nhóm người sử dụng nước).77 Thông qua tổ chức cộng đồng người hưởng lợi sẽ • lựa chọn hình thức cung cấp nước và công nghệ về vệ sinh môi trường (đấu nối giữa các hộ gia đình, vòi nước tại xã, máy bơm tay tại nguồn v.v); • trao đổi về mức độ dịch vụ mà họ sẵn sàng và có khả năng chi trả; • đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch và thiết kế dự án; • đóng góp thời gian, công sức và tài liệu cho dự án; • vận hành và duy trì hệ thống đảm bảo tính bền vững; và • thực hiện can thiệp thay đổi nhận thức về vệ sinh và vệ sinh môi trường. Phương pháp tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm trong lĩnh vực cung cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở Sri Lanka (phương pháp tiếp cận: đối tác; mức độ: cao) Tại Sri Lanka các dự án nước quy mô lớn của ADB tập trung vào mảng cung cấp đã được triển khai từ những năm 80 và chỉ đạt được kết quả khiêm tốn. Dự án thứ ba bắt đầu năm 1999 giới thiệu phương pháp tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm. Nó tập trung vào kiến thức và sự tham gia của địa phương nhằm tránh những can thiệp bất hợp lý và tăng quyền sở hữu và tính bền vững. Chính phủ đã chuyển từ vai trò người thực hiện sang người hướng dẫn và vai trò của cộng đồng chuyển từ thụ động hưởng lợi sang chủ động tham gia. Với sự hỗ trợ của các đối tác là tổ chức xã hội dân sự, các nhóm người sử dụng nước được thành lập. Họ tiến hành tham vấn để quyết định mức thuế và dịch vụ mà cộng đồng mong muốn, và quản lý việc xây dựng và vận hành bao gồm việc thuê và giám sát các nhà thầu. Chính quyền địa phương hỗ trợ về kỹ thuật. Các nhóm này cũng tổ chức quyên góp từ cộng đồng (20% chi phí bằng tiền mặt và công lao động) và quản lý một khoản quỹ nhỏ hỗ trợ tạo ra thu nhập cho người nghèo để họ có thể đóng góp cho dự án. Vì công việc lấy nước chủ yếu là trách nhiệm của phụ nữ nên sự tham gia và quyết tâm của phụ nữ là hết sức quan trọng đối với thành công của dự án. Phụ nữ đặc biệt ủng hộ các nỗ lực giáo dục về vệ sinh và với sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn, các buổi đào tạo cho trẻ em tại các lớp mầm non và tiểu học đã được thực hiện. Việc xây nhà vệ sinh được tài trợ đã khuyến khích cộng đồng xây dựng công trình này. Phụ nữ thường đi đầu trong hoạt động này. Nguồn: ADB. 1999. Dự án Loan to Sri Lanka for the Third Water Supply and Sanitation Sector Project. Manila; và Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động của ADB–Kinh nghiệm và tài liệu tham khảo 87 Giải quyết vấn đề dịch vụ cộng đồng về nước và y tế ở In-đô-nê-xi-a (phương pháp tiếp cận: đối tác; mức độ: cao) Cách tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm tại In-đô-nê-xi-a đã sử dụng khung cải thiện điều kiện vệ sinh để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng về nước và vệ sinh cộng đồng ở nông thôn nơi các dự án được triển khai. Phương pháp tích hợp này kết hợp cách tiếp cận mở rộng tới phần cứng với hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh và hỗ trợ khuôn khổ thể chế nhằm giảm bệnh tiêu chảy. Các chiến dịch y tế cũng được triển khai nhằm thay đổi thái độ về vệ sinh môi trường và điều kiện vệ sinh và giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nước. Dự án này đã sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia do Chương trình nước và vệ sinh môi trường xây dựng (MPA) và các kỹ thuật tham gia biến đổi vệ sinh và vệ sinh môi trường (PhAST) cũng như dựa trên gói vệ sinh môi trường cơ bản của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) (xem các công cụ tham gia trong lĩnh vực nước và hệ thống vệ sinh). Các hoạt động thay đổi nhận thức bao gồm chương trình y tế học đường và vệ sinh môi trường, cải thiện vệ sinh tại các cơ sở tôn giáo, chương trình vệ sinh cộng đồng và chương trình dự trữ và xử lý nước tại nhà. Các hoạt động này cũng xem xét các vấn đề về giới cũng như văn hóa và ngôn ngữ của người dân tộc bản địa. Nguồn: ADB. 2005. Dự án Loan and Grant Assistance to Indonesia for the Community Water Services and Health Project. Manila. Cách tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm cho thấy cần thêm nhiều thời gian để thu hút cộng đồng tham gia đầy đủ và thiết thực hơn là trả tiền để đạt được ảnh hưởng và sự bền vững. Các cộng đồng tự hào về việc thực hiện thành công chương trình riêng của họ; và tiếp cận được nguồn nước và hệ thống vệ sinh giúp cải thiện sức khỏe và giải phóng thời gian để tạo ra thu nhập, chăm sóc trẻ em và các hoạt động khác. Một số cộng đồng thậm chí đã nỗ lực nâng cấp hệ thống nước của họ. – Nước (và vệ sinh môi trường) đô thị Tại các khu vực đô thị thường có một nhà cung cấp dịch vụ nước chính thức. Ví dụ nhà cung cấp nước Manila ở Phi-líp-pin và Ủy ban cấp và thoát nước Banglore tại Ấn Độ. Tuy nhiên, cho dù là dịch vụ độc quyền, vẫn còn chỗ cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia. Việc tham gia bắt đầu bằng các hoạt động đánh giá. Mô hình điều khoản tham chiếu cho đánh giá chẩn đoán về nước của ADB dùng cách tiếp cận có sự tham gia để xem xét thị trường chính thức (các công ty nước, nhà cung cấp đường ống tư nhân nhỏ, người tiêu dùng) và thị trường phi chính thức (người bán nước, nhà cung cấp nước đóng chai, người tiêu dùng) để cung cấp thông tin về đầu tư tiềm năng vào công ty nước nào đó.78 Tham vấn các bên liên quan là hết sức quan trọng và cách tiếp cận này đặc biệt xem xét nhu cầu của người nghèo ở thành thị và cách mà dự án có thể hỗ trợ những đối tượng bị thiệt thòi nhất Ví dụ, hoạt động này có thể bao gồm: • trợ cấp theo mục tiêu (ví dụ: chính sách hỗ trợ chéo giữa người tiêu dùng giàu và nghèo) và • hợp đồng đặc biệt quy định các công ty dịch vụ công phải phục vụ các khu vực thu nhập thấp cụ thể. 88 Tăng cường sự tham gia vì kết quả phát triển Các bên liên quan cũng giữ vị trí quan trọng trong việc thành lập các cơ quan quản lý để quyết định vấn đề phí sử dụng và điều chỉnh phí, và trong hoạt động giám sát các đơn vị cung cấp nước độc quyền. Ngoài ra, đối thoại và thỏa thuận về một tập hợp các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quan trọng khuyến khích mối quan hệ hợp tác hiệu quả hơn giữa người tiêu dùng và/hoặc tổ chức xã hội dân sự và nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp nâng cao nhận thức về nghĩa vụ hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ công (như khả năng tiếp cận, khả năng chi trả) và người tiêu dùng và/hoặc xã hội dân sự (thanh toán tiền phí theo thỏa thuận, trả đúng hạn, giám sát dịch vụ). Khi các cộng đồng người nghèo tại đô thị không thể tiếp cận với hệ thống nước máy, mạng lưới ống nước nhỏ (SPWN) là những dự án giúp kết nối các hộ gia đình này. Chúng có thể vận hành tại nông thôn nhưng thường thì do thiếu nhà cung cấp và mật độ dân cư thưa (có nghĩa là việc kết nối đường ống tới các hộ gia đình là không kinh tế) nên việc áp dụng cách tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm mô tả ở trên là thích hợp hơn. Cơ hội cho cộng đồng tham gia vào tất cả các khâu chủ chốt trong dự án SPWN sẽ được trình bày dưới đây và ADB có một công cụ hỗ trợ việc triển khai các chương trình này đó là Trong đường ống: nước cho người nghèo. Tài liệu được đăng trên trang web của ADB.79 1. Giai đoạn đầu: Giai đoạn này bao gồm việc xác định nhóm đối tượng hưởng lợi mục tiêu và xem xét mức độ sẵn sàng nhận trách nhiệm và hỗ trợ dự án của họ. Chính quyền và cộng đồng cần khởi xướng hoạt động này. Cũng cần hoan nghênh sự tham gia của các bên liên quan bao gồm cả xã hội dân sự. Cần đạt được thỏa thuận giữa các bên liên quan chủ chốt trước khi bắt đầu nghiên cứu khả thi. 2. Mô hình và công cụ kinh doanh: có thể kết hợp các tổ chức xã hội dân sự vào nhiều mô hình kinh doanh. Một nhà cung cấp chính có thể thỏa thuận với một tổ chức cộng đồng trong đó tổ chức này phụ trách về hóa đơn và thu phí các hộ gia đình; hoặc một tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức cộng đồng (ví dụ: hợp tác xã cung cấp nước hoặc hiệp hội người sử dụng nước) có thể trở thành nhà cung cấp nước quy mô nhỏ. 3. Tài trợ: Các dự án thí điểm tại Phi-líp-pin, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a đã thể hiện khả năng và sự sẵn sàng của cộng đồng nghèo trong việc trả tiền cho các dịch vụ nước máy. 4. Các biện pháp có tính bền vững và khả thi: Các dự án thành công và bền vững là nhờ vào quan hệ đối tác hiệu quả giữa chính phủ và xã hội dân sự. Các tổ chức cộng đồng có thể vận động và giúp các cộng đồng địa phương tự tổ chức tham gia dự án, đảm bảo rằng người nghèo được phục vụ và duy trì dịch vụ. Họ cũng được tham gia vào hoạt động kỹ thuật, bảo trì hoặc hoạt động thương mại. Vai trò chính xác của họ tùy thuộc vào việc triển khai thỏa thuận hoặc mô hình kinh doanh. 5. Các biện pháp quản lý: Cần có cơ chế trách nhiệm giải trình để đảm bảo việc thực hiện toàn diện các quy phạm pháp luật về hoạt động và sức khỏe. Tổ chức cộng đồng–đại diện của các cộng đồng–có thể giữ vai trò giám sát. Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động của ADB–Kinh nghiệm và tài liệu tham khảo 89 Sự tham gia trong mạng lưới đường ống nước nhỏ, thành phố Manila, Phi-líp-pin (phương pháp tiếp cận: đối tác; mức độ: cao) ADB đã thí điểm thực hiện mạng lưới đường ống nước nhỏ (SPWN) tại Phi-líp-pin, Việt Nam và Ấn Độ giai đoạn 2005–2008. Hai chương trình thí điểm đã được triển khai tại thành phố Manila. Ở khu Tây, người hưởng lợi là sáu hiệp hội chủ nhà. Mỗi hiệp hội thành lập một tổ chức cộng đồng (CBO) và 6 CBO thành lập một CBO trung ương đại diện cho họ. Đó là CBO đã khuyến nghị tổ chức phi chính phủ trở thành đơn vị điều hành SPWN. Tại khu vực phía Đông, nhà cung cấp là đơn vị điều hành SPWN trong khi hiệp hội chủ nhà thành lập một CBO chuyên trách về hóa đơn và thu phí các hộ gia đình. Trong cả hai trường hợp trên, CBO được dùng để khuyến khích cộng đồng tham gia hành động, và bao gồm những người lãnh đạo có thể đại diện cho cộng đồng trong việc thương lượng với những người hưởng lợi, nhà cung cấp, ngân hàng và cơ quan quản lý kinh tế. Nguồn: ADB. 2005. Dự án Regional Technical Assistance to implement Pilot Projects for Small Piped Water Networks. Manila. Các công cụ về lĩnh vực nước và vệ sinh và sự tham gia Các dự án của ADB đã xây dựng các công cụ hữu ích nhằm hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường. Các công cụ của ADB về lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường và sự tham gia của cộng đồng Công cụ Nội dung Trong đường ống. Nước cho người nghèo. Đầu tư vào mạng lưới đường ống nước nhỏ. a Bộ công cụ này dành cho các chính phủ, các tổ chức phát triển, nhà cung cấp và xã hội dân sự–những người triển khai mạng lưới đường ống nước nhỏ. Công cụ này cung cấp các mô–đun bao trùm các hợp phần chính của dự án (nghiên cứu dự án, mô hình kinh doanh, tài trợ, tính bền vững, các biện pháp khả khi và các biện pháp quản lý) cũng như các nghiên cứu tình huống và các mẫu điều khoản tham chiếu (ToR), thỏa thuận hợp đồng và hướng dẫn về quy định. Công cụ này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng và xã hội dân sự và các cơ hội cụ thể nhằm đảm bảo sự tham gia này. Mô hình điều khoản tham chiếu cho Đánh giá chẩn đoán nước tại thành phốb Điều khoản tham chiếu đưa ra khuôn khổ cho việc đánh giá mô hình tại đô thị. Nó đặc biệt khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự và hướng dẫn về tham vấn và sự tham gia quan trọng của các bên liên quan. Mô hình điều khoản tham chiếu. Lồng ghép các nhà cung cấp mạng lưới đường ống nước tư nhân quy mô nhỏc Điều khoản tham chiếu này trình bày khuôn khổ kết hợp các nhà cung cấp quy mô nhỏ (bao gồm các tổ chức cộng đồng) vào khâu thiết kế các khoản vay cho khu vực công và khu vực tư nhân. Có năm bước để chỉ định người điều hành mạng lưới. Các bước này đều có sự tham gia của cộng đồng thông qua khảo sát sơ bộ người tiêu dùng và tham vấn các bên liên quan với cộng đồng mục tiêu, công ty nước, nhà cung cấp, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các đối tượng khác. Tài liệu về vòng tròn học tập dành cho cán bộ hướng dẫn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tại Tonle Sapd Vòng tròn học tập là một nhóm người thường xuyên gặp gỡ để trao đổi và học về các vấn đề liên quan đến họ, cộng đồng của họ hoặc phạm vi xã hội rộng hơn. Đây là một phương pháp vận động cộng đồng để thúc đẩy hành động nhằm giải quyết các mối quan tâm đã được thảo luận trước đây. Hướng dẫn này là nguồn tài liệu chung được sử dụng trong bất kỳ vòng tròn học tập nào và có thể áp dụng dễ dàng trong lĩnh vực nước và hệ thống vệ sinh và các vấn đề liên quan đến vệ sinh và sức khỏe của người nghèo. a ADB. 2008. Tài liệu In the Pipeline. Water for the Poor. Investing in Small Piped Water Networks. Manila. www.adb.org/Documents/Books/water- Pipeline/default.asp b ADB. Mô hình điều khoản tham chiếu cho đánh giá chẩn đoán về nước tại thành phố. www.adb.org/water/tools/City-water-Assessments.asp c ADB. Mô hình điều khoản tham chiếu. Lồng ghép các nhà cung cấp mạng lưới đường ống nước tư nhân quy mô nhỏ. www.adb.org/water/tools/ ToR-SSPwP.asp d Live & Learn Environmental Education. 2004. (Tài liệu chuẩn bị cho ADB như một phần của TA-6123. Promoting Effective Water Management Policies and Practice). Tài liệu Learning Circle Facilitators’s Guide to Promote Sustainable Development in the Tonle Sap. Phnom Penh. www.livelearn. org/resources/manuals/lC%20Facilitators%20Guide%20Tonle%20Sap.pdf Các tổ chức đã xây dựng nhiều nguồn tài liệu bổ sung để hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường. Danh mục tài liệu tham khảo của cuốn Hướng dẫn này có giới thiệu một vài tài liệu. Một nguồn tài liệu đặc biệt hữu ích khác là trang web về Chương trình nước và vệ sinh môi trường (WSP), một quan hệ đối tác giữa nhiều nhà tài trợ vì mục tiêu hỗ trợ người nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ về nước và vệ sinh môi trường bền vững, an toàn và hợp lý về chi phí mà Ngân hàng Thế giới đang quản lý.80 90 Tăng cường sự tham gia vì kết quả phát triển PHỤ LỤC Phụ lục 1. Nhiệm vụ của ADB đối với Sự tham gia Giới thiệu Nhiệm vụ đối với sự tham gia thể hiện rất rõ ràng trong các hoạt động của ADB. Chiến lược 2020 chỉ ra 5 lĩnh vực quan tâm cốt lõi của ADB. Nó được bổ sung bằng năm định hướng thay đổi. Mỗi định hướng cho phép ADB hoạt động tích cực hơn như một tác nhân của sự thay đổi bằng cách thúc đẩy tăng trưởng và tổng hợp hoạt động hỗ trợ phát triển ở phạm vi rộng hơn. Rõ ràng hiện nay tốc độ và mô hình tăng trưởng là rất quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng và làm việc với xã hội dân sự được coi là một phần không thể tách rời của quan hệ đối tác (chú thích 2). Chiến lược ADB 2020 Lĩnh vực chủ chốt • Cơ sở hạ tầng • Môi trường (bao gồm biến đổi khí hậu) • Hợp tác và hội nhập khu vực • Phát triển ngành tài chính • Giáo dục Các lĩnh vực khác • Y tế • Nông nghiệp • Hỗ trợ khẩn cấp và thiên tai Định hướng thay đổi • Các hoạt động của khu vực tư nhân và phát triển khu vực tư nhân • Quản trị điều hành tốt và phát triển năng lực • Bình đẳng giới • Các giải pháp tri thức • Quan hệ đối tác Nguồn: ADB. 2008. Tài liệu Strategy 2020: The Long-Term Strategic Framework of the Asian Development Bank 2008-2020. Manila. Chiến lược 2020, được củng cố bởi Chiến lược giảm nghèo tăng cường của ADB (2004), chỉ ra rằng “phạm vi tác động và tính bền vững của phát triển xã hội được cải thiện khi tất cả người dân, đặc biệt là người nghèo và người bị xa lánh có cơ hội tham gia vào quá trình định hình các chương trình và chính sách công.” Nói rộng hơn, các phương pháp tiếp cận có sự tham gia, bao gồm việc hợp tác đầy đủ và thiết thực với xã hội dân sự, đã được ủng hộ bởi nhiều chính sách, quy trình kinh doanh, văn bản giới thiệu và hướng dẫn dành cho cán bộ của ADB. “ADB cho rằng khuyến khích sự tham gia của khu vực công, tư nhân và xã hội dân sự trong tất cả các lĩnh vực hoạt động là cực kỳ quan trọng.” Nguồn: ADB. 2003. Thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ. Sổ tay Hướng dẫn hoạt động. OM E4/BP. Manila. 93 94 Phụ lục 1 Rõ ràng ADB đã thúc đẩy hợp tác với xã hội dân sự từ năm 1987 và hoạt động này được củng cố trong bản cập nhật Chính sách hợp tác với các tổ chức phi chính phủ năm 1998.81 Điều này cho thấy kinh nghiệm, kiến thức và trình độ chuyên môn của xã hội dân sự là tài sản giá trị đối với ADB nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Là một phần của tài liệu Tóm lược hướng dẫn dành cho cán bộ, một khuôn khổ lồng ghép các quá trình phát triển có sự tham gia vào hoạt động của ADB đã được xây dựng vào năm 1996. Nó mô tả làm thế nào để các quá trình phát triển có sự tham gia phù hợp với thông lệ hoạt động của ADB. Chính sách truyền thông PCP và Chính sách Bảo trợ xã hội SPS có quan hệ chặt chẽ và ủng hộ sự tham gia. Chính sách truyền thông (2011) nhằm mục đích tăng cường sự tin cậy và khả năng tham gia của các bên liên quan với ADB. Chính sách công nhận quyền tìm kiếm và tiếp nhận thông tin của người dân về hoạt động của ADB. Nó hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức và tăng cường phát triển cộng đồng hay cho phép trao đổi thông tin hai chiều với những người bị ảnh hưởng. Chính sách Bảo trợ xã hội (2009) yêu cầu bên vay/khách hàng tham gia với cộng đồng, các nhóm hoặc những người bị ảnh hưởng bởi dự án đã đề xuất và với xã hội dân sự thông qua công bố thông tin, tham vấn và tham gia theo cách thức tương xứng với những rủi ro và tác động tới các cộng đồng bị ảnh hưởng (để biết thêm thông tin, xem phần Bảo trợ xã hội, trang 63). Nguồn: ADB. 2011. Tài liệu Public Communications Policy 2011. Manila; ADB. 2009. Tài liệu Safeguard Policy Statement. Manila. Nhiệm vụ của ADB đối với sự tham gia 95 Sự tham gia cũng được ủng hộ trong chính sách theo ngành và các chiến lược và kế hoạch hoạt động chuyên đề của ADB. Nội dung dưới đây nhấn mạnh các điểm mấu chốt. Các chính sách của ADB liên quan tới sự tham gia Kế hoạch hoạt động sáng kiến giao thông bền vững (2010) thừa nhận rằng cần có các phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn trong việc quản lý các khía cạnh xã hội của lĩnh vực vận tải. Chúng bao gồm việc áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia vào các khâu lập kế hoạch và chiến lược dự án để phòng chống HIV/AIDS và các nguy cơ buôn người, kết hợp với hình thức bảo trì dựa vào cộng đồng và lựa chọn phương án thuế và trợ cấp để tăng cường tiếp cận tới nhóm người dễ bị tổn thương. Kế hoạch hoạt động vì an ninh lương thực bền vững tại Châu Á và Thái Bình Dương (2009) chỉ ra rằng quản trị điều hành tốt và nâng cao năng lực sẽ được hỗ trợ bằng cách xóa bỏ các rào cản đối với sự tham gia của nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương. Kế hoạch này cũng nhấn mạnh đến những đối tượng bị hạn chế tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kinh tế vốn cho phép các nhà sản xuất nhỏ có thể tiếp cận đầy đủ và công bằng với thị trường, công nghệ và thông tin và mang lại cơ hội việc làm và đa dạng thu nhập. Chính sách vì mục tiêu đạt được hiệu quả phát triển tại các quốc gia có hoạt động yếu kém (Phương pháp tiếp cận của ADB dùng để thu hút các quốc gia có hoạt động kém, 2007) chỉ ra rằng ADB sẽ tăng cường sử dụng các phương pháp thiết kế dự án và chương trình nhằm tăng cường vai trò của người hưởng lợi mục tiêu trong trường hợp thiếu vắng một chính phủ hoạt động thích hợp. Chính sách phát triển, nghèo đói và HIV/AIDS: Ứng phó chiến lược của ADB đối với một đại dịch đang lan rộng (2005) nêu rõ chính phủ không được đặt đúng vị trí để thực hiện những gì cần thiết nhằm giải quyết vấn đề HIV và AIDS, đặc biệt trong việc xác định và làm việc với các nhóm bị xã hội cô lập và kì thị. Các tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng đã chứng minh được năng lực của họ đó là thể hiện vai trò bổ sung quan trọng trong việc huy động các nguồn lực và cung cấp các biện pháp phòng chống dịch. Chính sách hỗ trợ thảm họa và hỗ trợ khẩn cấp (2004) cho biết ADB thừa nhận rằng việc quan tâm tới sự tham gia của khu vực công, khu vực tư nhân và xã hội dân sự trong tất cả các lĩnh vực hoạt động là cực kỳ cần thiết và không ở đâu chính sách này lại cấp thiết hơn trong các trường hợp chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với khủng hoảng khẩn cấp. Các tổ chức xã hội dân sự, cứu trợ và cơ quan nhân đạo là những đối tác quan trọng. Tham vấn các cổ đông của ADB, sự tham gia của công chúng và quyền sở hữu quá trình tái thiết và phát triển địa phương là cực kỳ cần thiết. Cơ chế trách nhiệm giải trình (2003) bao gồm giai đoạn tham vấn để trả lời các vấn đề cụ thể liên quan đến người bị ảnh hưởng bởi dự án do ADB hỗ trợ tại địa phương thông qua phương pháp không chính thức dựa trên sự đồng thuận với sự tham gia của tất cả các bên liên quan; và một giai đoạn rà soát tuân thủ quy định để điều tra cáo buộc hành vi vi phạm chính sách và quy trình hoạt động của ADB. Hai giai đoạn này liên kết với nhau với mục đích tăng cường hiệu quả phát triển và chất lượng dự án của ADB. Chính sách giới và phát triển (1998) coi hoạt động lồng ghép là một chiến lược căn bản và nó được định nghĩa là “việc xem xét các vấn đề về giới trong mọi phương diện hoạt động của ADB, cùng với nỗ lực khuyến khích phụ nữ tham gia vào quá trình ra quyết định các hoạt động phát triển.” Chính sách giáo dục (2002) thừa nhận rằng các tổ chức phi chính phủ ở cấp quốc gia và cộng đồng phải tham gia tích cực hơn vào các giai đoạn của quá trình phát triển giáo dục. Chính sách cũng chỉ ra rằng cộng đồng địa phương cần tham gia tích cực hơn vào khâu thiết kế và triển khai dự án nhằm đạt được nền giáo dục thành công bền vững. Chính sách nước cho mọi người (2001) khẳng định ADB sẽ tăng cường tham gia quản lý tài nguyên nước ở mọi cấp độ và cộng tác trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các chính phủ, các tổ chức tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Sự tham gia là cần thiết nhằm đảm bảo hài hòa các xung đột lợi ích và xóa bỏ bất bình đẳng. Chính sách quản trị điều hành: Quản trị điều hành vì mục tiêu phát triển lành mạnh (1995) chỉ ra rằng con người là đối tượng hưởng lợi cuối cùng và là tác nhân của sự phát triển. Sự tham gia là một trong bốn lĩnh vực hành động chính và nó đòi hỏi cơ cấu chính phủ đủ linh hoạt để cho phép những người hưởng lợi và những người bị ảnh hưởng có cơ hội cải tiến việc thiết kế và triển khai các dự án, chương trình và chính sách công. Ở cấp độ xã hội, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chính phủ hoạt động hiệu quả nhất trong một xã hội dân sự vững chắc. Các chính phủ có thể liên minh với các tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy sự tham gia ở cấp cộng đồng và tăng cường cách tiếp cận từ dưới lên để phát triển kinh tế xã hội. 96 Phụ lục 1 Hướng dẫn hoạt động của ADB bao gồm nhiều tài liệu tham khảo quan trọng đối với nội dung sự tham gia (xem Phụ lục phần 2). Phần Thúc đẩy Hợp tác với Các tổ chức phi chính phủ (2003) nhấn mạnh các tổ chức phi chính phủ là các đối tác và đơn vị tư vấn quan trọng trong việc xác định, thiết kế, triển khai, theo dõi và đánh giá dự án. Cuối cùng, có một loạt các sổ tay thực hành và hướng dẫn hỗ trợ sự tham gia đã được nhấn mạnh trong Hướng dẫn này. Trong tài liệu Handbook on Social Analysis (2007), sự tham gia được nhấn mạnh là một trong bốn khía cạnh xã hội chủ chốt trong chính sách và hoạt động của ADB cùng với vấn đề giới và phát triển, bảo trợ xã hội và quản lý rủi ro và các điểm yếu khác. Tài liệu Staff Guidelines on Preparing a Country Partnership Strategy (CPS) và tài liệu Design and Monitoring Framework (DMF) cũng nhấn mạnh tới các cơ hội tham gia và Tài liệu Civil Society Sourcebook là nguồn tham khảo hữu ích khi làm việc với các đối tác là tổ chức xã hội dân sự.82 “ADB thừa nhận tầm quan trọng của việc phổ biến thông tin và thu hút các bên liên quan trên phạm vi rộng trong việc phát triển chương trình quốc gia và xây dựng và triển khai các dự án cụ thể. Các yếu tố này có thể cải thiện hiệu quả, sự phù hợp và tính bền vững của các hoạt động phát triển và có thể đóng góp vào quản trị điều hành tốt và có sự tham gia và trao quyền cho nhóm chịu thiệt thòi.” Nguồn: ADB. 2007. Tài liệu Handbook on Social Analysis. A Working Document. Manila. 2. Ví dụ về sự tham gia trong Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động của ADB Để biết thêm chi tiết về các chính sách và trường hợp áp dụng, xin ghé thăm trang www.adb.org. Lưu ý các đoạn tham khảo dưới đây được trích dẫn từ Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động (OM) của ADB Cơ chế trách nhiệm giải trình, OM Phần L1/BP 3. Giai đoạn tham vấn nhằm mục đích hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi dự án về những vấn đề cụ thể do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstrengthening_participation_development_results_vn_1427.pdf