Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra biện pháp tăng cường sự
tham gia của phụ huynh vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Khảo
sát thực trạng trên 150 giáo viên cho thấy sự tham gia của phụ huynh khá
hạn chế. Xây dựng quy trình và thử nghiệm tổ chức một dự án học tập cho
trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy hình thức hoạt động giáo dục này có khả năng tăng
cường sự tham gia của phụ huynh trong việc phối hợp với giáo viên để giáo
dục trẻ ở trường mầm non.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non thông qua dạy học theo dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
403
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA PHỤ HUYNH
VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÔNG QUA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Nguyễn Tuấn Vĩnh, Tạ Thị Kim Nhung, Lê Thị Nhung,
Trần Viết Nhi, Nguyễn Thị Quỳnh Anh1
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra biện pháp tăng cường sự
tham gia của phụ huynh vào hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Khảo
sát thực trạng trên 150 giáo viên cho thấy sự tham gia của phụ huynh khá
hạn chế. Xây dựng quy trình và thử nghiệm tổ chức một dự án học tập cho
trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy hình thức hoạt động giáo dục này có khả năng tăng
cường sự tham gia của phụ huynh trong việc phối hợp với giáo viên để giáo
dục trẻ ở trường mầm non.
Từ khoá: Phụ huynh, hoạt động giáo dục, trường mầm non, dạy học theo
dự án.
1. Mở đầu
Giáo dục Mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam được thực hiện với trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi (Quyết định số 1981/
QĐ-TTg, 2016) với mục tiêu là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào học lớp một” (Luật Giáo dục, 2005). Để góp phần thực hiện được mục tiêu
trên, một trong những nhiệm vụ của các cơ sở GDMN là phối hợp với gia đình trẻ
em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động (HĐ) nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ em (Điều lệ trường mần non, 2015). Từ đây có thể thấy, sự tham gia của gia
đình vào các hoạt động giáo dục ở trường mầm non là điều không thể thiếu nhằm
tạo nên một “hệ sinh thái” tác động nhất quán, bền vững và toàn diện đến sự phát
1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Email: nguyentuanvinh@dhsphue.edu.vn;
ĐT: 0989.078.179.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
404
triển của trẻ. Trên thực tế, trường mần non (MN) đã có nhiều hình thức để phối hợp
với gia đình. Tuy nhiên, những hình thức này chủ yếu mang tính “hành chính” và
chưa thực sự hiệu quả. Một trong những lí do quan trọng là sự phối hợp này không
được nhà trường xác định hướng rõ ràng và có chủ đích trong từng hoạt động cụ
thể. Vì vậy, phụ huynh (PH) không nắm rõ được cả quá trình tổ chức hoạt động
cũng như vai trò cụ thể của mình trong quá trình đó. Điều này đòi hỏi phải đổi mới
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non nhằm tăng cường sự tham gia
của gia đình.
Dạy học theo dự án là hình thức tổ chức hoạt động dạy học được nghiên cứu và
áp dụng từ lâu trên thế giới từ bậc mầm non đến đại học ở những mức độ khác nhau.
Bản chất của mô hình này là lấy người học làm trung tâm, người học làm chủ toàn
bộ quá trình giáo dục và dạy học từ việc đề ra mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến
hành hoạt động và trình bày, đánh giá kết quả. Với các dự án học tập, quá trình học
hỏi và khám phá của trẻ không chỉ trong khuôn viên trường với sự hướng dẫn của
giáo viên, mà được mở rộng ra những không gian bên ngoài, với những người trợ
giúp khác. Đó chính là cơ hội để phụ huynh có thể tham gia vào việc tổ chức các dự
án học tập cho trẻ. Tuy vậy, ở Việt Nam, dạy học theo dự án mới chỉ được nghiên
cứu và ứng dụng ở bậc học phổ thông và đại học. Gần như chưa có một định hướng
nào cho việc áp dụng hình thức này ở GDMN. Vì vậy, việc nghiên cứu qui trình tổ
chức các dự án học tập cho trẻ là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học,
vừa có ý nghĩa thực tiễn, nhằm phát huy vai trò trung tâm của trẻ, đồng thời tăng
cường sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác bên ngoài nhà trường.
2. Thực trạng sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động giáo dục ở
trường mầm non
Khác với các cấp bậc học khác, ở bậc học MN, chương trình giáo dục (GD)
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ là chương trình khung với các nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mang tính “gợi ý”. Việc lựa
chọn chủ đề và cách thức tổ chức các hoạt động (HĐ) do cơ sở GDMN và giáo
viên (GV) quyết định phù hợp với trải nghiệm của trẻ và điều kiện thực tế của nhà
trường và địa phương. Trong quá trình đó, sự tham gia của phụ huynh là không thể
thiếu. PH nắm rõ nhu cầu, hứng thú của trẻ, có thể cung cấp những thông tin về đặc
điểm môi trường sống và HĐ của trẻ là cơ sở xác định đề tài và nội dung hoạt động,
tham gia phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục cùng với GV.
Để tìm hiểu thực trạng tham gia của PH vào các HĐGD ở trường MN, tác giả
đã khảo sát trên 150 GV (tuổi trung bình 33,5; SD = 6,93) tại 24 trường mầm non
tại 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
405
Phương pháp khảo sát là điều tra với công cụ với bảng hỏi được thiết kế gồm
các câu hỏi đóng với các đáp án cho sẵn biểu hiện ở 5 mức độ được qui thành điểm
tương ứng từ 1 – 5. Kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi cho kết quả Cronbach’s
Alpha đạt 0,89. Số liệu được xử lí bằng SPSS 21.0.
Kết quả nghiên cứu thực trạng như sau:
Bảng 1. Mức độ tham gia của PH trong việc lựa chọn đề tài hoạt động
Đối tượng ĐTB ĐLC
Trẻ 2,96 1,31
GV 4,55 0,61
PH 2,43 1,06
Tổ chuyên môn 4,09 0,74
Ban Giám hiệu 3,66 0,98
Trong số các đối tượng liệt kê trên, PH cũng là đối tượng ít có cơ hội tham
gia lựa chọn đề tài HĐ trong khi chính họ là người có cơ hội hiểu rõ nhất nhu cầu,
hứng thú của trẻ. 50% GV cho rằng PH “không bao giờ” hoặc “hiếm khi” tham gia
công việc này.
Bảng 2. Mức độ tham gia của PH trong việc xác định nội dung hoạt động
Căn cứ ĐTB ĐLC
Chương trình GDMN 5,14 4,04
Chỉ đạo của cấp trên (Sở GD, Phòng GD, BGH) 4,09 0,81
Điều kiện tự nhiên, xã hội gần gũi xung quanh trẻ 4,15 0,72
Nhu cầu, hứng thú của trẻ 4,31 0,65
Mức độ nhận thức của trẻ 4,27 0,67
Gợi ý của đồng nghiệp 3,38 0,72
Gợi ý của PH 2,79 1,02
Những hiểu biết của bản thân GV 3,94 0,94
Từ bảng số liệu cho thấy “gợi ý của PH” là căn cứ ít được sử dụng nhất trong
việc xác định nội dung hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Kết quả khảo sát cũng làm rõ không có nhiều sự tham gia của PH trong việc
tổ chức hoạt động (ĐTB = 2,91; ĐLC = 0,95). Vai trò của PH trong các hoạt động
giáo dục, nếu có, chỉ là hỗ trợ nguyên vật liệu, kinh phí, phương tiện đi lại.
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA PHỤ HUYNH VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
406
Bảng 3. Khó khăn của GV khi tổ chức các HĐ giáo dục
Khó khăn ĐTB ĐLC
Thời gian dành cho HĐ chưa được linh hoạt 3,12 1,07
Môi trường HĐ hạn chế 3,12 1,10
Sự hợp tác của PH còn ít 3,40 1,04
Kiến thức về tự nhiên, xã hội của GV hạn chế 2,48 1,22
KN tổ chức HĐ của GV hạn chế 2,36 1,20
Số lượng trẻ trong lớp quá đông 3,48 1,36
Trong những khó khăn của GV khi tổ chức các hoạt động GD ở trường MN, xếp
sau khó khăn đứng đầu “số lượng trẻ trong lớp đông” (ĐTB = 3,48; ĐLC = 1,27) là
khó khăn “sự phối hợp của PH còn ít” (ĐTB = 3,40; ĐLC = 1,0). Hầu hết PH không
rõ các HĐ giáo dục trẻ được tham gia ở trường. Họ chỉ quan tâm nhiều đến bữa ăn,
giấc ngủ của trẻ và phó thác hoàn toàn điều đó cho nhà trường và giáo viên.
Từ những phân tích trên cho thấy sự tham gia của PH vào các hoạt động GD ở
trường MN còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục
toàn diện trẻ. Thực trạng này đòi hỏi có sự đổi mới trong tổ chức hoạt động giáo
dục nhằm tăng cường sự tham gia của phụ huynh.
3. Dạy học theo dự án nhằm tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào các
hoạt động giáo dục
Dạy học (DH) theo dự án (DA) là một hình thức tổ chức HĐ khám phá cho
trẻ về một chủ đề liên quan đến thế giới xung quanh, gắn liền với thực tiễn đời sống
của trẻ. Trẻ thực hiện DA dưới sự hướng dẫn của GV dựa trên những sở thích, kinh
nghiệm, ý tưởng của mình về nhiều vấn đề trong các nhóm nhỏ hoặc đôi khi là những
vấn đề của chính bản thân chúng (Katz, L. G., & Chard, S. C., 2000).
Tổ chức DH theo DA có thể phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của trẻ,
dựa trên nhu cầu, hứng thú của trẻ. Theo Helm & Katz (2016), DH theo DA là một
sân chơi cho những cuộc tìm hiểu, khám phá sâu của trẻ. Lúc này, trẻ hoàn toàn
có thể chủ động cả việc đưa ra vấn đề và cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, kiến thức
và kĩ năng mà trẻ thu nhận được sau mỗi DA mang tính phức hợp và liên môn. Để
đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ, không gian của DA học tập không chỉ giới hạn
ở trường mầm non với thời lượng khoảng 1-2 tiết cho mỗi nội dung học tập mà
trẻ có thể thực hiện DA vừa ở trường vừa ở nhà hay ở vườn rau, cánh đồng, công
viên, v.v... Ở những không gian đó, trẻ cần sự hỗ trợ và hướng dẫn mở rộng của
phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác. Theo Epstein (1995) (dẫn theo Steve R.
Hara & Daniel J. Burke, 1998), có sáu chìa khóa về sự tham gia của phụ huynh có
giá trị và có thể có tác động tới thành công của người học, bao gồm: nuôi dạy con
407
cái, giao tiếp, hoạt động tình nguyện, học ở nhà, cộng tác với cộng đồng. Bốn trong
số sáu loại khóa này có thể đạt được thông qua sự tham gia của phụ huynh trong các
dự án học tập, đó là: hoạt động tình nguyện, học ở nhà, giao tiếp khi về nhà và cộng
tác với cộng đồng. Như vậy, DH theo DA tạo cơ hội cho gia đình và xã hội tham gia
vào công tác giáo dục trẻ trong một vài giai đoạn nào đó của dự án. GV cần tạo ra
cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh, giữa trẻ với các chuyên gia và với các lực
lượng xã hội khác để hỗ trợ trẻ thực hiện tốt các dự án học tập.
3.1. Quy trình tổ chức dự án học tập
Một DA học tập ở trường mầm non có thể tổ chức theo 3 giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1:
Bắt đầu DA
Bước 1: Chọn đề tài
Bước 2. Lập mạng kiến thức trẻ đã biết và trẻ muốn biết
Bước 3. Lập kế hoạch khám phá
Giai đoạn 2:
Triển khai dự án
Bước 1. Tổ chức cho trẻ tìm hiểu/khám phá/trải nghiệm
Bước 2. Tổ chức cho trẻ trình bày những điều đã học được
Giai đoạn 3:
Kết thúc dự án
Bước 1. Tổ chức hoạt động tổng kết
Bước 2. Đánh giá
Mỗi giai đoạn, GV đều có thể kích thích và thiết kế sự tham gia của phụ huynh
ở những mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:
Ở giai đoạn 1, trong bước 1, để chọn được đề tài DA, GV phải xác định nhu
cầu và hứng thú của trẻ. Một trong những cách hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ này
là trao đổi với PH về những nội dung trẻ hay thắc mắc, hay đề nghị PH giúp GV
hiểu thêm nhu cầu, hứng thú của trẻ dựa trên những định hướng có sẵn. Trong bước
3, khi cùng với trẻ lập kế hoạch khám phá, GV phải xác định những nguồn lực hỗ
trợ. Một trong những nguồn lực quan trọng là PH. GV gửi thư, gọi điện thoại hoặc
trao đổi trực tiếp với PH để xin hỗ trợ thực hiện DA. Nội dung trao đổi bao gồm:
giới thiệu khái quát về DA, tầm quan trọng của các nguồn lực hỗ trợ, những gì trẻ
có thể học từ DA, những điều kiện cần có để thực hiện DA, những yêu cầu cụ thể
về hỗ trợ từ PH (dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi, cuộc gặp gỡ, trả lời câu hỏi, v.v... )
Ở giai đoạn 2, trẻ sẽ tiến hành khám phá thực địa, gặp gỡ các chuyên gia, v.v...
để giải quyết các nhiệm vụ đã nêu trong kế hoạch. PH sẽ hỗ trợ đưa trẻ đến thực
địa, trả lời các câu hỏi trẻ đưa ra, giúp trẻ khám phá các mẫu vật, trở thành chuyên
gia khách mời nếu phù hợp với khả năng chuyên môn của cá nhân, v.v...
Ở giai đoạn 3, GV và trẻ sẽ thảo luận với nhau về hoạt động tổng kết DA như
triển lãm các sản phẩm, làm các báo cáo, tổ chức các trò chơi, diễn kịch, ca nhạc,
mang các sản phẩm về nhà chia sẻ với PH, trưng bày trong trường học, làm các tập
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA PHỤ HUYNH VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
408
tin tuyên truyền, v.v... Trong các HĐ này, PH hoàn toàn có thể tham gia và hỗ trợ
trẻ. Bên cạnh đó, PH cũng có thể tham gia ý kiến đánh giá DA đã thực hiện.
3.2. Kết quả thử nghiệm tổ chức dựa án học tập nhằm tăng cường sự tham
gia của phụ huynh
Thời gian và địa bàn thử nghiệm: Thử nghiệm được tiến hành trong 1 tháng tại
1 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Phú Hội, thành phố Huế
Nội dung thử nghiệm: Dự án “Lá cây”, triển khai thành 3 giai đoạn với các
bước cụ thể như trên. Trong đó, có thiết kế các nội dung tham gia của PH theo các
tiêu chí cụ thể. Với các hình thức như viết thư, trao đổi trực tiếp, viết email, v.v...
GV thông báo và đề nghị sự tham gia của PH ở những nội dung đã chuẩn bị.
Tiêu chí đánh giá sự tham gia của PH bao gồm:
Giai đoạn 1 1. Trao đổi, chia sẻ với trẻ về những gì trẻ quan tâm
2. Hỗ trợ tối đa đồ dùng, phương tiện hoạt động
3. Trao đổi cụ thể với giáo viên về nhu cầu, hứng thú của trẻ
4. Tham gia đề xuất kế hoạch hoạt động một cách tích cực
Giai đoạn 2 1. Trao đổi, chia sẻ với trẻ về những gì trẻ quan tâm
2. Hỗ trợ tối đa đồ dùng, phương tiện hoạt động
3. Tham gia đề xuất kế hoạch hoạt động một cách tích cực
4. Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm ở ngoài lớp học
5. Phối hợp với GV và lực lượng khác để tổ chức HĐ thực địa
Giai đoạn 3 1. Trao đổi, chia sẻ với trẻ về những gì trẻ quan tâm
2. Hỗ trợ tối đa đồ dùng, phương tiện hoạt động
3. Trao đổi cụ thể với giáo viên về nhu cầu, hứng thú của trẻ
4. Tham gia đề xuất kế hoạch hoạt động một cách tích cực
5. Tham gia tổng kết hoạt động có hiệu quả
6. Đánh giá chính xác hoạt động
Công cụ đánh giá: Phiếu quan sát với đầy đủ các tiêu chí trên. Mỗi tiêu chí
được xếp loại từ thấp đến cao theo mức điểm từ 1 – 5. 3 người gồm cán bộ quản
lí trường mầm non, GV và PH của lớp không tham gia thử nghiệm sẽ quan sát và
đánh giá sự tham gia của PH trong suốt thời gian diễn ra DA.
Kết quả quan sát sự tham gia của PH vào dự án thể hiện qua biểu đồ sau đây:
409
Biểu đồ 1. Kết quả quan sát sự tham gia của phụ huynh
Từ biểu đồ có thể thấy, trong cả 3 giai đoạn của dự án, sự tham gia của phụ
huynh luôn được đánh giá ở mức cao (mức 4 và mức 5). Qua phỏng vấn, những PH
thuộc lớp thử nghiệm đều cho rằng sự tham gia của họ vào việc thực hiện DA với
trẻ là rất cần thiết. Họ đánh giá cao việc GV đã thông báo đầy đủ về DA, xác định
rõ nhiệm vụ của PH và đề nghị sự tham gia. Đặc biệt, PH rất hứng thú với việc cùng
với trẻ tìm kiếm mẫu vật để làm bộ sưu tập lá cây và hình in lá cây.
4. Kết luận
Giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội là một trong
những nguyên lí cơ bản của giáo dục Việt Nam. Sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình, giữa GV và PH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự thống
nhất và bền vững cho các tác động giáo dục. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với
trẻ mầm non, giai đoạn phát triển nền tảng của cuộc đời. Vì vậy, tổ chức các hoạt
động GD có sự tham gia của PH ở trường MN là một việc làm hết sức cần thiết.
Tổ chức dự án học tập (hay dạy học theo dự án) với những ưu điểm của nó có
thể tăng cường sự tham gia của PH vào các HĐ học tập của trẻ ở trường mầm non.
Kết quả thử nghiệm dù mới thực hiện trong một thời gian ngắn trên phạm vi hẹp
đã cho thấy tính khả thi của hình thức giáo dục này nhằm tạo ra sự phối hợp giáo
dục giữa trường mầm non và gia đình của trẻ. Nghiên cứu cần được thực hiện trên
phạm vi rộng hơn để khẳng định giá trị khoa học và giá trị ứng dụng.
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA PHỤ HUYNH VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
410
Tài liệu tham khảo
1. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt khung
cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Luật Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Điều lệ trường mầm non.
4. Katz, L. G., & Chard, S. C. (2000). Engaging children’s minds: The project
approach, Second Edition. Greenwood Publishing Group.
5. Helm, J. H., & Katz, L. G. (2016). Young Investigators: The project approach
in the early years, Third Edition. Teachers College Press.
6. Steve R. H., & Daniel J. B. (1998). Parent Involvement: The Key To Improved
Student Achievement. The School Community Journal, Vol. 8, No. 2, Fall/
Winter 1998.
411
ENHANCING PARENTS’ PARTICIPATION IN
EDUCATIONAL ACTIVITIES IN KINDERGARTEN
THROUGH PROJECT - BASED LEARNING
Nguyen Tuan Vinh, Ta Thi Kim Nhung, Le Thi Nhung,
Tran Viet Nhi, Nguyen Thi Quynh Anh1
Abstract: This study aims to find out how to enhance parents’ participation in
early childhood education. A survey of over 150 teachers shows that parents’
participation was rather limited. The study developed a process of project
based learning and experimented a learning project for 5-6 year-old children.
Results of the experiment suggest that project based learning was likely
to enhance parents’ participation in collaboration with teachers to educate
children in kindergatens.
Keywords: Parents, educational activities, kindergarten, project-based
learning.
1 University of Education, Hue University.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_su_tham_gia_cua_phu_huynh_vao_hoat_dong_giao_duc.pdf