Đầu thế kỷ XXI, những thành tựu vượt bậc về khoa học và công
nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền
thông đã dẫn tới sự bùng nổ thông tin và đưa nhân loại tiến dần tới xã
hội thông tin/xã hội tri thức. Đặc biệt từ năm 2017 với cuộc cách mạng
KH&CN lần thứ 04 đã đưa nhân loại bước sang một phát triển mới khi
“trí tuệ nhận tạo” - Vạn vật kết nối đang từng bước áp dụng trong các
mặt của đời sống xã hội. Điều này đã tạo cho con người có điều kiện để
phát triển bản thân mình với xã hội, trong đó việc sử dụng thông tin trở
thành nhân tố đặc biệt quan trọng và có vai trò hết sức to lớn trong mọi
lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
27 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tăng cường quyền tiếp cận thông tin cho người khiếm thị Việt Nam bằng việc truy cập mở tại các trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để khai thác thông tin đã và đang được NKT có nhu
cầu lớn khi họ được đào tạo sử dụng máy tính và các phần mềm chuyên
dụng để khai thác tiếp cận được thông tin. Những sản phẩm hiện đại này
rất thích hợp với các đơn vị phục vụ đã và đang hiện đại hóa hoạt động
TT-TV, xây dựng thư viện điện tử, thư viện số. Các sản phẩm này cũng
thuận lợi cho NKT không phải đi lại mà chỉ cần máy tính cài phần mềm
hỗ trợ và mạng Internet có thể vào tra cứu, khai thác sử dụng thông tin.
Có thể nói, các sản phầm thông tin được NKT thường xuyên sử
dụng rất đa dạng và phong phú. Điều này chứng minh là họ có khả năng
nhất định trong việc tiếp thu thông tin. Mức độ tiếp nhận thông tin phụ
229PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
thuộc vào khả năng còn lại của thị lực, sự cảm nhận của xúc giác - đọc
TL nổi, khả năng sự dụng máy tính và Interneet cũng như các trang thiết
bị hỗ trợ và nguồn tin tài liệu. Xu thế phát triển việc sử dụng các sản
phẩm hiện đại của NKT ngày càng tăng khi số người được đào tạo tin
học sử dụng máy tính và mạng ngày càng được triển khai rộng rãi tại
các trường học và các trung tâm đào tạo của Hội người mù Việt Nam.
Điều này cũng mở cơ hội cho tất cả các cơ sở phục vụ thông tin (đặc
biệt là các thư viện trường đại học) đều có thể đáp ứng nhu cầu tin của
NKT mà không bị sức ép lớn về việc bổ sung các sản phẩm thông tin
đặc thù dành riêng cho NKT.
Thói quen sử dụng các dịch vụ thông tin: Tìm hiểu thói quen
sử dụng dịch vụ thông tin của NKT sẽ nhận diện và đánh giá được các
dịch vụ thông tin của đơn vị phục vụ, đồng thời từ đó có sự điều chỉnh
để hoàn thiện các dịch vụ, thiết lập, tạo mới hoặc triệt tiêu các dịch vụ
sao cho đảm bảo hài hòa lợi ích và thiết thực nhất. Tổ chức các dịch
vụ thông tin tốt sẽ thỏa mãn đồng thời kích thích nhu cầu thông tin cho
người khiếm thị. Khi dịch vụ thông tin được tiến hành hiệu quả sẽ khai
thác tốt dược nguồn tin, các sản phẩm thông tin của cơ quan phục vụ.
Tương tự như câu hỏi về việc sử dụng sản phẩm thông tin, với câu hỏi
“Anh chị sử dụng dịch vụ thông tin nào dưới đây” với 03 mức độ “thường
xuyên”, “thỉnh thoảng, “chưa sử dụng”nêu ra 11 loại dịch vụ thông tin.
Bảng 09. Mức độ sử dụng dịch vụ thông tin của người khiếm thị
TT Dịch vụ
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
SL TL SL TL SL TL
1 Hướng dẫn sử dụng tài liệu 03 0.9% 10 3.0% 316 96.0%
2 Chuyển dạng tài liệu 04 1.2% 8 2.4% 317 96.4%
3 In ấn, copy tài liệu 08 2.4% 13 4.0% 308 93.6%
4 Cung cấp tin theo yêu cầu 08 2.4% 23 7.0% 298 90.6%
5 Đọc tại chỗ (kho mở) 15 4.6% 124 37.7% 247 57.8%
6
Khai thác tài liệu
đa phương tiện
36 10.9% 35 10.6% 258 78.4%
7 Giao tài liệu tận nhà 63 19.1% 11 3.3% 255 77.5%
8 Hỏi – đáp 63 19.1% 76 23.1% 90 57.8%
9 Tìm tin 71 21.6% 69 21.0% 190 57.4%
10 Đọc tại chỗ (Kho đóng) 73 22.2% 76 23.1% 180 54.7%
11 Mượn tài liệu về nhà 75 22.8% 77 23.4% 177 53.8%
230 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Biểu đồ 09. Mức độ sử dụng dịch vụ thông tin của người khiếm thị
Theo bảng và số liệu chỉ ra NKT sử dụng tất cả các 11 dịch vụ
thông tin. Tuy nhiên số lượng NKT thường xuyên sử dụng các dịch vụ
thông tin dường như khá khiếm tốn. Số NKT không có thói quen sử
dụng sử dụng các dịch vụ còn quá lớn dao động từ 44% đến gần 97%.
Số liệu trên chứng tỏ các dịch vụ thông tin vẫn còn khá cách biết với
NKT. Việc NKT không sử dụng chiếm tỷ lệ lớn chứng tỏ các đơn vị
phục vụ thông tin chưa phát huy được hết tiềm năng của mình để phục
vụ thông tin đáp ứng nhu cầu tin của NKT.
Trong quá trình trao đổi và phỏng vấn NKT thường đưa đề đạt
nguyện vọng được sử dụng được thư viện (đặc biệt là sinh viên khiếm
thị) những dịch vụ đơn giản chưa yêu cầu đến các dịch vụ phức tạp
về nội dung thông tin như: dịch vụ tư vấn thông tin; dịch vụ thông tin
chuyên đề. Thực tế là những dịch vụ tính chất dịch vụ đơn giản thì
NKT có thể thường xuyên sử dụng cũng hết sức khiêm tốn. Điều này
đặt ra cho các đơn vị phục vụ thông tin phải phát huy mọi hoạt động
giúp NKT có thể thường xuyên được sử dụng được các dịch vụ nhiều
hơn. Lý do cho việc này là các dịch vụ được tiến hành tại thư viện trong
khi đó NKT lại bị hạn chế trong việc đi lại và cần người mắt sáng dẫn
đường. Chính vì vậy, họ không có điều kiện thường xuyên sử dụng các
dịch vụ của thư viện. Điều này đòi hỏi thư viện phải chủ động tiến hành
các dịch vụ thông tin linh hoạt để phục vụ được NKT.
231PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Lứa tuổi của người khiếm thị: Độ tuổi ảnh hưởng lớn đến năng
lực nhận thức, tâm lý của NKT. Trong mỗi giai đoạn lứa tuổi, hoạt động
chủ đạo của từng giai đoạn chi phối nhu cầu tin nên NKT có nhu cầu thông
tin khác nhau. Số liệu điều tra, NKT đã cho kết quả sau:
Bảng 10: Độ tuổi của người khiếm thị
TT Độ tuổi Số lượng Tỉ lệ %
1 Dưới 19 113 34.3%
2 Từ 19-45 tuổi 116 35.3%
3 Từ 45-60 tuoi 55 16.7%
4 Trên 60 45 3.7%
Tổng 329 100.0%
Biểu đồ 10: Độ tuổi của người khiếm thị
Số liệu điều tra chỉ ra rằng NKT ở độ tuổi đi học từ trẻ nhỏ đến hết
phổ thông lớn chiếm một phần ba tổng số NKT được điều tra. Điều này
chỉ ra rằng nhu cầu tin của lứa tuổi này rất mạnh mẽ cho mục đích học
tập, giải trí thông tin. Số lượng NDT khiếm thị ở độ tuổi này đặt ra thách
thức lớn cho việc giáo dục đào tạo trẻ em khiếm thị, chế độ chính sách
về giáo dục đào tạo, về chế độ phụ cấp, về đào tạo nghề, ý tế và chất
lượng lao động cho xã hội. Đây cũng là nguồn sinh viên khiếm thị trong
tương lai. Vì vậy, các thư viện các trường đại học xây dựng nguồn học
liệu mở và cho phép truy cập mở là điều kiện thuận lợi để có thể đảm
bảo phục vụ tốt thông tin cho NKT.
232 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Trình độ học vấn của NKT là thước đo quan trọng để cho các đơn
vị phục vụ có thể xây dựng kế hoạch phục vụ hiệu quả. Trình độ của
NKT cũng phản ánh được đặc điểm nội dung thông tin, hình thức thông
tin, cách thức phục vụ thông tin củ a người khiếm thị. Có 316 trên
329 NKT đã vui lòng cho biết trình độ học vấn của mình theo bảng và
số liệu dưới đây:
Bảng 11: Trình độ học vấn của người khiếm thị
STT Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ
1. Mù chữ 03 0.9%
2. Tiểu học 67 21.2%
3. Trung học cơ sở 144 45.6%
4. Trung học phổ thông 67 21.2%
5. Đại học 30 9.5%
6. Sau đại học 05 1.6%
7. Tổng 316 100%
Biểu đồ 11: Trình độ học vấn của người khiếm thị
Trên bảng và biểu đồ số liệu cho thấy, NKT về cơ bản đều biết chữ
tới 99.1%. Trình độ học vấn của họ cũng đạt được ở tất các các cấp tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Trong
đó số người có trình độ trung hoc cở sở là động nhất 45.6% do Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã tiến hành ở cả 03 niềm hệ thống các trường giáo dục
chuyên biệt. Tại hệ trung học phổ thông là mô hình giáo dục hòa nhập
nhằm giúp NKT từng bước tự tin hòa nhập với cộng đồng cũng có tới
233PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
21.2% NKT đã đạt được trình độ này. Số lượng tuy ít ỏi nhưng vô cùng
ấn tượng là đã có 9.5% NKT có bằng đại học và 1,6% NKT có trình độ
sau đai học. Đây là sự vượt khó và nỗ lực hết mình của NKT trong học
tập và nâng cao trình độ học vấn của mình. Từ năm 2011 NKT đã được
phép đặc cách xét hồ sơ học bạ cấp 03 để được học đại học. Điều này
sẽ là cơ hội vô cùng thuận lợi để NKT học tập ở trường đại học và có
nghĩa là các cơ quan thư viện trường đại học sẽ ngày càng có nhiều hơn
NDT là NKT. Vấn đề đặt ra là các cơ quan TT-TV sẽ phục vụ sinh viên
khiếm thị như thế nào. Truy cập mở sẽ là biện pháp hữu ích cho các đơn
vị này trong việc phục vụ NKT.
Ngoài trình độ học vấn thì trình độ tin học (khả năng sử dụng máy
tính, khai thác Internet, thư điện tử) và sử dụng điện thoại di động là
yếu tố vô cùng quan trọng. Hoạt động tìm kiếm thông tin, sử dụng các
sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại của NKT được quyết định lớn
bởi khả năng tin học và sử dụng internet của họ. Đây cũng là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhu cầu tin của họ.
Bảng 12: Sử dụng máy tính, Internet, điện thoại và email của người khiếm thị
STT Sử dụng Số lượng Tỷ lệ
1. Computer 221 76.3 %
2. Internet 182 54.7 %
3. Mobile phone 293 89.1%
3. Email 117 35.6%
Biểu đồ 12: Sử dụng máy tính, Internet, điện thoại và email của người khiếm thị
234 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Khả năng sử dụng máy tính, Internet, email và điện thoại di động
của NKT là rất cao trong đó hơn 89% NKT sử dụng điện thoại di động;
hơn 76 số người sử dụng máy tính, hơn 54% NKT có thể khai thác
Internet và gần 36% NKT liên lạc bằng email.
Điều này cho thấy xu hướng NKT ngày càng khai thác thông tin
bằng các phương tiện hiện đại. Khả năng này khắc phục được khó khăn
lớn của NKT trong việc đi lại đến thư viện sử dụng thông tin tài liệu,
cập nhận được thông tin một cách nhanh chóng, khai thác được nhiều
tài liệu hơn không chuyển dạng tài liệu được nhanh chóng...
Điều này cũng là đòi hỏi tất cả các đơn vị phục vụ thông tin cần thiết
kế, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sao cho không chỉ người
bình thường mà cả người khuyết tật nói chung và NKT nói riêng có thể
dễ dàng khai thác được. Điều này rất hữu ích cho các cơ quan TT-TV đại
học ở Việt Nam trong giao đoạn hiện nay.
6. YÊU CẦU ĐỂ NKT CÓ THỂ KHAI THÁC ĐƯỢC THÔNG TIN TRONG TRUY CẬP MỞ CỦA
ĐƠN VỊ TT-TV
Để sinh viên khiếm thị nói riêng và NKT nói chung có thể truy cập
được nguồn tài nguyên mở. Các cơ quan TT-TV đại học ngoài việc tuân
thủ các tiêu chuẩn chung thì cần phải thiết kế lại website theo chuẩn
W3C thì NKT mới có thể truy cập và khai thác thông tin của nhà trường.
Bên cạnh đó trong quá trình số hóa tài liệu hiển thị các dữ liệu ở
dạng ảnh sẽ trở nên không có ý nghĩa với NKT. Vì thế việc số hóa tài
liệu cần sử dụng công nghệ có thể nhận diện đến từng ký tự của chữ trên
sách truyền thống. Tránh sử dụng kỹ thuật scaner lại tài liệu thành dạng
ảnh khiến cho NKT không thể tiếp cận được nội dung tài liệu.
Ngoài ra khi phục vụ NKT cũng không được sử dụng các file dạng
pdf phục vụ vì phần mềm chuyên dụng chưa thể đọc được thông tin trên
file dạng pdf. Do đó NKT cũng không tiếp cận được nội dung tài liệu.
KẾT LUẬN
Xây dựng nguồn học liệu mở không chỉ đáp ứng được NCT cho
người bình thường mà còn đáp ứng tốt được nhu cầu tin cho NKT. Tại
235PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
các trường Đại học Việt Nam hiện nay. Việc cho phép truy cập mở
nguồn học liệu sẽ là điều kiện thuận lợi cho sinh viên khiếm thị có thể
tiếp cận được nội dung phục vụ học tập, nghiên cứu và nâng cao trình
độ của mình.
Trong điều kiện chưa thể đáp ứng được nguồn tài liệu nổi cho sinh
viên khiếm thị. Bên cạnh đó, xu hướng sinh viên khiếm thị ngày càng
thành thạo sử dụng máy tính và internet thì việc xây dựng nguồn tài
nguyên giáo dục mở cho phép người học có thể truy cập mở một cách
linh hoạt là giải pháp có tính khả thi cao.
Với phương châm giáo dục không ai bị bỏ lại phía sau thì việc truy
cập mở sẽ giúp sinh viên khiếm thị có quyền tiếp cận được thông tin,
có quyền sử dụng thông tin bình đẳng như các sinh viện khác. Điều này
có ý nghĩa hết sức nhân văn cũng như đảm bảo được tính công bằng về
quyền lợi được học tập của mọi người tại các trường đại học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Bắc (2003), Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm
nang thực hành tốt nhất (tài liệu dịch), Thư viện Khoa học tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Báo cáo tăng cường tiếp cận thông tin cho người khiếm thị, 10 năm hợp
tác giữa Việt Nam và Quỹ FORCE 2000 - 2010, 37 tr.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 11/2011 TT-BGD&ĐT ngày
28/02/2011 của bộ GD&ĐT về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế
tuyển sinh đại học cao đẳng hệ chính quy ban hành năm 2010.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Đề án trợ giúp người khuyết tật tiếp cận
và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2020, 6 tr.
5. Vũ Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Hướng dẫn thiết kế
website cho người khiếm thị, Nhà xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội,
Hà Nội.
6. Luật Tiếp cận thông tin (2016).
7. Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NDD-CP về Quy định chi tiết thi
hành pháp lệnh thư viện ngày 06/08/2002.
236 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
8. Pháp lệnh thư viện, Số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 29/12/2000.
9. Tiêu chuẩn Quốc gia (2010), Điểm truy nhập Internet công cộng - Các yêu
cầu kỹ thuật hỗ trợ người già và người khuyết tật tiếp và sử dụng, Hà Nội.
10. Khoa Thông tin – Thư viện. Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục
đại học ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015.
Tiếng Anh
11. Bodengraven, Marij Van and Politt, Carall (2003), “Marking websites
and OPAC accessible”, IFLA Berlin.
papers/077e-bodengraven_Pollitt.pdf truy cập ngày cập ngày 19 tháng
năm 2009.
12. Courtney Deines- Jones (2007), Improving library services to people
with disabitilities, Chandos Publishing, Oxford, England.
13. Kavanagh, Tosemary anh Skold, Beatrice Christensen (2005), Libraries for
the blind in the information age: Guide for development, IFLA professional
report, No.86
14. Michael G. Paciello (2000),Web Accessibility for People with Disabilities,
CMP Books, CMP Media, United States of America.
15. Nigel Malin (2003) , Services for People with Learning Disabilities,
Taylor & Francis e-Library, New York.
16. Peter Hornon, Philip Calvert (2006), Improving the quality of library services
for students with disabilities, Libraries unlimited, Wesrport, Connestinut,
London.
17. Smith, Richard J (2010), Crash course in library services to peple with
disabilities, Santa Barbara, Calif: Libraries Unlimited.
18. Sylvia G. Faibisoff, Donald P.Ely () “Information and Information
needs”, Information reports and bibliographies, Vol 5, No. 5.
19. Wilson T.D. (2006), “On user studies and information needs”, Journal of
Documentation, Vol 62, No 6, Emerald Group Publishing Limited.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_quyen_tiep_can_thong_tin_cho_nguoi_khiem_thi_viet.pdf