Các nhà nghiên cứu đánh giá nền kinh tế thế giới đã bắt đầu bước sang nền kinh tế tri thức hay kinh tế sáng tạo. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử. Việt Nam đang đạt được những lợi thế nhất định về công nghệ thông tin và viễn thông để nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Cần có mối liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa trường đại học và các doanh nghiệp trong nghiên cứu, tích lũy và chuyển giao tri thức vào trong từng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ có như vậy nền kinh tế của Việt Nam mới có sự phát triển vượt trội để nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới. Nhà nước sẽ đóng vai trò tạo dựng môi trường, nhưng quan hệ liên kết có bền vững và hiệu quả hay không thuộc về sự chủ động của mỗi trường đại học và doanh nghiệp
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp hướng đến nền kinh tế tri thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học
công nghệ chuyên ngành trong
và ngoài nước hoặc chuyển
có ít nhất 30% giảng viên cơ
hữu của cơ sở giáo dục đại
học tham gia các hoạt động
phối hợp giữa nhà trường và
thực tế sản xuất hoặc thực
hiện các nhiệm vụ, đề tài
khoa học công nghệ, có
HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016
166
tham gia nghiên cứu khoa
học có bài báo, công trình
công bố trên các tạp chí
khoa học chuyên ngành
trong và ngoài nước hằng
năm;
giao công nghệ, ứng dụng vào
thực tế trên tổng số giảng viên,
nghiên cứu viên cơ hữu của cơ
sở giáo dục đại học không thấp
hơn 70%;
công trình được công bố;
Mỗi chuyên ngành đào tạo
trình độ tiến sĩ phải có ít
nhất 1 Giáo sư hoặc 3 Phó
Giáo sư là giảng viên cơ
hữu;
Có ít nhất 10% khối lượng
của các chương trình đào
tạo do các chuyên gia,
doanh nhân, nghệ nhân, cán
bộ kỹ thuật, nhà quản lý có
kinh nghiệm từ cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất ở trong nước và
nước ngoài tham gia giảng
dạy, báo cáo chuyên đề.
Trong tuyên bố viễn cảnh, sứ mệnh, mục tiêu phát triển của các trường đại học đã bắt đầu có sự
xác lập rõ ràng nhà trường đi theo định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hay định hướng thực
hành. Hoạt động kiểm định chất lượng trường đại học căn cứ trên tuyên bố viễn cảnh và sứ mệnh của
trường để đánh giá.
Đến hết tháng 8/2016 có 6 trường đại học Việt Nam đã được công bố đạt chuẩn của kiểm định
chất lượng giáo dục.
3.3. Các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến nền kinh tế tri thức
Trong nền kinh tế tri thức, muốn xác lập được vị thế từng quốc gia, từng doanh nghiệp cần phải
có những bước chuẩn bị, việc tạo ra kho tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự thành công. Sáng tạo cái
mới chính là hạt nhân, là công cụ tạo ra tri thức mới, chính vì vậy muốn có tri thức mới phải có sáng
tạo.
Ở Việt Nam nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã xây dựng cho mình những nền tảng để trở thành
tổ chức sáng tạo. Các doanh nghiệp đã bước đầu tạo ra môi trường tự do, khuyến khích học tập và rèn
luyện, đảm bảo rằng mọi sáng kiến, sáng tạo đều có điều kiện và môi trường để phát huy. Nhiều công
ty có những tuyên bố rõ ràng trong tuyên ngôn về sứ mạng và giá trị cột lõi mà họ theo đuổi
Bảng 1. Tuyên bố theo đuổi sáng tạo của một số công ty
CÔNG TY CÁC TUYÊN BỐ
FPT Giá trị cốt lõi: Tôn – Đổi – Đồng
ĐỔI MỚI - là Tinh thần đổi mới, bao gồm:Học hành, Sáng tạo và STCo (là sự
hài hước, hóm hỉnh đặc trưng của người FPT).
Tinh vân
(Công ty CNTT)
Tinh Vân định hướng thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu, phát triển bền
vững trên nền tảng của sức mạnh tri thức và tính nhân bản, vươn ra thị trường
toàn cầu, nỗ lực đóng góp cộng đồng và phát huy tối đa tài năng, sức sáng tạo
cho mỗi thành viên
Viettel Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc
như những cá thể riêng biệt.
Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự
chia sẻ, thấu hiểu nhất.
Vinggroup Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
167
ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay
đổi xu hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh
thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng
đầu Việt Nam.
Co.opmart Chúng tôi không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để mang lại
những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.
Chúng tôi khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại những lợi
ích thiết thực nhất cho khách hàng.
(Nguồn website của các Công ty)
Các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều công sức để xây dựng được môi trường làm việc chuyên
nghiệp, lành mạnh; môi trường làm việc - học tập, hướng mọi thành viên tới việc học tập và rèn luyện
suốt đời một cách tự giác, làm cho mỗi thành viên nhận thức rõ, đồng thời biết tôn trọng giá trị, ý
nghĩa của sáng tạo, biết khao khát phấn đấu vươn lên, biết tôn trọng kỷ luật và trung thực.
Các doanh nghiệp cũng đã có cơ chế khuyến khích và môi trường thuận lợi để tạo điều kiện cho
mọi sáng kiến, sáng tạo được phát hiện, ươm mầm và áp dụng.
Các doanh nghiệp hiện nay cần xây dựng hệ thống đo đếm, đánh giá về sáng tạo để có thể đo
lường chính xác về doanh số sáng tạo, về những đóng góp của sáng tạo trong phát triển công ty. Tìm
kiếm nhân tài, mở rộng hợp tác chiến lược với các trường đại học không chỉ trong nước mà còn ở một
số nước có nền khoa học phát triển, để rút ngắn được khoảng cách về công nghệ so với khu vực và
quốc tế. Đồng thời, từng bước xây dựng một chiến lược R&D rõ ràng để bắt kịp những xu thế công
nghệ mới trên thế giới và từ đó làm chủ các công nghệ để vươn mình ra thế giới.
4. Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp tạo nên sức mạnh đưa kinh tế Việt nam hướng
đến nền Kinh tế tri thức
Với sự phân tầng của đại học và sự phát triển khác nhau của các doanh nghiệp Việt Nam, có thể
thấy mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp sẽ dần đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực cho
sự phát triển của các trường đại học và của doanh nghiệp, đưa cả hai cùng tiến tới tham gia tích cực
vào nền kinh tế tri thức.
Cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, sự quan tâm của Chính phủ đã tạo dựng nền tảng
CNTT phát triển vượt trội, Năm 2015 Việt Nam đứng trong top 5 nước tăng trưởng CNTT nhanh nhất
thế giới. Trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm “thuê ngoài”, Việt Nam còn đứng đầu thế giới. Trương Gia
Bình (2015) cho rằng “lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các quốc gia đi sau có cơ hội nắm bắt
CNTT để tăng tốc phát triển với tốc độ không hạn chế. Đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tăng tốc
phát triển”.
Nắm bắt cơ hội này, các trường đại học – nơi nghiên cứu, tích lũy và phát triển tri thức và doanh
nghiệp – nơi sử dụng, đưa tri thức vào trong từng sản phẩm cung ứng ra xã hội cần có sự liên kết chặt
chẽ và bền vững.
Mối liên kết này sẽ tạo ra xã hội học tập và những tổ chức học tập, tri thức nhân loại sẽ được
chuyển hóa thành sức lao động của lực lượng lao động được các trường đào tạo ra và doanh nghiệp sử
dụng; Tri thức sẽ được chuyển giao từ các trường đại học nghiên cứu lan tỏa đến các trường đại học
định hướng ứng dụng và định hướng thực hành để chuyển hóa thành ý tưởng kinh doanh của các nhà
quản trị cấp cao đến các kế hoạch đầy tính sáng tạo để thực thi ý tưởng của nhà quản trị cấp trung và
khả năng sáng tạo trong sản xuất và thực hiện công việc của đội ngũ lao động trực tiếp và nhân viên.
Tính thực tiễn của nghiên cứu và nguồn tài trợ từ doanh nghiệp sẽ là nguồn động lực cho hoạt động
HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016
168
nghiên cứu và phát triển tri thức trong các trường đại học. Hàm lượng tri thức được chuyển vào sản
phẩm sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. (Hình 1)
Hình 1. Liên kết để phát triển tri thức giữa Trường đại hcoj và doanh nghiệp
5. Kết luận
Sự phát triển của nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử. Việt Nam đang đạt được những lợi
thế nhất định về công nghệ thông tin và viễn thông để nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
Các trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những cải tổ vượt bậc để phát triển và vươn
tầm thế giới. Cần có mối liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa trường đại học và các doanh nghiệp trong
nghiên cứu, tích lũy và chuyển giao tri thức vào trong từng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ
có như vậy nền kinh tế của chúng ta mới có sự phát triển vượt trội để nhanh chóng bắt kịp với tốc độ
phát triển của thế giới. Nhà nước sẽ đóng vai trò tạo dựng môi trường, nhưng quan hệ liên kết có bền
vững và hiệu quả hay không thuộc về sự chủ động của mỗi trường đại học và doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dụ và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng,
Báo cáo số 9: Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học ở Việt Nam, Nhóm
nghiên cứu T&C Consulting, 2013.
[2] Bùi Loan Thùy, Bước đi của giáo dục đại học Việt Nam trước ngưỡng cửa kinh tế tri thức, Giáo
dục và Đào tạo, số 4 (14), 2012.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội XI, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020,
LUOC-PHAT-TRIEN-KINH-TEXA-HOI-20112020.aspx.
[4] Đặng Hữu, Kinh tế tri thức: Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nhà Xuất
bản Chính trị Quốc gia, 2005.
[5] Đoàn Văn Tình, Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: kinh nghiệm quốc tế và liên hệ với
Việt Nam, Kinh tế và dự báo, số 13, 7/2015, tr. 46-48.
[6] Work Bank, knowledge economy index, 2012.
[7] Organization for Economy Cooperation and Development (OECD), “The new economy: Beyond
the hype”, Final report on the OECD Growth Project, 2001.
[8] Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC), “Towards knowledge-based economies in APEC”,
APEC Economic Committee Report, 11.2000.
[9] Trung tâm Thông tin tư liệu KH&CN Quốc gia, Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế tri thức, 2001
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
169
[10] World Bank, “Knowledge for development”, World Development Report, 1999.
[11]
gioi.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_lien_ket_giua_truong_dai_hoc_va_doanh_nghiep_huon.pdf