Hiện nay, vấn đề đổi mới giáo dục đã được quán triệt trong nghị quyết của Đảng
và đang được Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) cụ thể hóa. Ở trường phổ thông nói
chung, các trường trung học cơ sở (THCS) nói riêng, giáo viên (GV) đã bắt đầu quan
tâm đến việc dạy cho học sinh (HS) hình thành và phát triển các năng lực, tăng cường
các hoạt động rèn kỹ năng thực hành, thực tế, tham gia các hoạt động trải nghiệm để
phát triển bản thân.
Ở các trường Cao đẳng Sư phạm, sinh viên cũng cần có sự trợ giúp sớm, để làm
quen với các kiến thức chuyên môn sâu, tạo động lực, hứng thú trong học tập, sau đó
tạo cơ hội cho việc phát huy, sáng tạo những phương thức mới, thủ pháp mới để
đáp ứng nhu cầu đổi mới của Bộ GD- ĐT. Để nâng cao chất lượng đào tạo, trường
Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế đã sớm đưa ra nhiều giải pháp tăng cường hoạt
động trải nghiệm nhằm đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Các giải
pháp cơ bản trong đào tạo là: bước đầu sớm xây dựng và đưa học phần hoạt động trải
nghiệm dạy học vào chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, chú trọng việc đa dạng hóa
các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt động thực hành, nghiên
cứu thực tế, hoạt động trải nghiệm. Đối với việc dạy học học phần này, rất chú trọng
phát triển các năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua quá trình
dạy học. Bài viết cũng nêu lên một số yêu cầu nhất định để thực hiện các giải pháp
này một cách có hiệu quả nhất.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tăng cường hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực trong đào tạo sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học 43
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỪA THIÊN HUẾ
ThS. Lê Thị Phương Anh
Trường CĐSP Thừa Thiên Huế
I. Đặt vấn đề
Hiện nay, vấn đề đổi mới giáo dục đã được quán triệt trong nghị quyết của Đảng
và đang được Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) cụ thể hóa. Ở trường phổ thông nói
chung, các trường trung học cơ sở (THCS) nói riêng, giáo viên (GV) đã bắt đầu quan
tâm đến việc dạy cho học sinh (HS) hình thành và phát triển các năng lực, tăng cường
các hoạt động rèn kỹ năng thực hành, thực tế, tham gia các hoạt động trải nghiệm để
phát triển bản thân.
Ở các trường Cao đẳng Sư phạm, sinh viên cũng cần có sự trợ giúp sớm, để làm
quen với các kiến thức chuyên môn sâu, tạo động lực, hứng thú trong học tập, sau đó
tạo cơ hội cho việc phát huy, sáng tạo những phương thức mới, thủ pháp mới để
đáp ứng nhu cầu đổi mới của Bộ GD- ĐT. Để nâng cao chất lượng đào tạo, trường
Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế đã sớm đưa ra nhiều giải pháp tăng cường hoạt
động trải nghiệm nhằm đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Các giải
pháp cơ bản trong đào tạo là: bước đầu sớm xây dựng và đưa học phần hoạt động trải
nghiệm dạy học vào chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, chú trọng việc đa dạng hóa
các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt động thực hành, nghiên
cứu thực tế, hoạt động trải nghiệm. Đối với việc dạy học học phần này, rất chú trọng
phát triển các năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua quá trình
dạy học. Bài viết cũng nêu lên một số yêu cầu nhất định để thực hiện các giải pháp
này một cách có hiệu quả nhất.
II. Nội dung
1. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và năng lực hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm: Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
(2018), đây là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12:
“HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức
và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống
nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ
cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những
phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt
động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề
nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng
sống khác”[1][2].
Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây
dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự
Kỷ yếu hội thảo khoa học44
nhiên và với nghề nghiệp.
Ở cấp trung học cơ sở: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng
cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử
có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản
thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo
chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong
cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số
lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao
động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp
khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.
Năng lực: Ở góc độ giáo dục học: Năng lực là một hệ thống các cấu trúc tinh thần
bên trong và khả năng huy động các kiến thức, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành
và thái độ, cảm xúc, giá trị, đạo đức, động lực của một người để thực hiện thành công
các hoạt động trong một bối cảnh cụ thể. [4]
Theo Chương trình giáo dục hiện nay cần hình thành và phát triển cho học sinh
những năng lực cốt lõi sau:
a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng
lực thể chất.
Năng lực hoạt động trải nghiệm: Hoạt động trải nghiệm giúp hình thành và phát
triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù, đó là các năng lực sau:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống,
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động,
- Năng lực định hướng nghề nghiệp.
Đối với người giáo viên, để đáp ứng với chương trình mới này cần có đầy đủ
các kỹ năng này để rèn luyện cho học sinh. Trong đó quan trọng nhất trong tổ chức
hoạt động đối với người giáo viên THCS là năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.
Các năng lực này bao gồm:
- Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra
theo hướng dẫn.
- Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.
- Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động
phù hợp.
- Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
- Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch, giải pháp
và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 45
- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện
hoạt động phù hợp;
- Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt
động.
- Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình
giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.
- Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.
2. Giải pháp tăng cường hoạt động trải nghiệm cho sinh viên theo định
hướng phát triển năng lực ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
2.1. Xây dựng và đưa học phần hoạt động trải nghiệm dạy học vào chương
trình đào tạo
Hoạt động trải nghiệm là tổng hợp những cách thức thông qua các hoạt động trải
nghiệm trên thực tế, sinh viên được thực hành và sáng tạo những vấn đề thực tiễn
để rèn luyện nhiều kỹ năng, phát triển năng lực. Như vậy, HĐTN giúp SV được học
nhiều kĩ năng như: làm việc theo nhóm, cách thức trao đổi..... HĐTN còn là phương
pháp dạy học tích cực, có tính chất đặc trưng của các học phần tự nhiên và kinh tế, xã
hội.
Nắm bắt được vai trò quan trọng như vậy, trong kế hoạch đào tạo ở trường Cao
đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, ngay từ năm học 2016-2017 (khóa K40, 41), trong
cấu trúc của chương trình đào tạo của 2 ngành sư phạm Lịch sử và Địa lý đã được
bố trí dạy học học phần này. Đối với những học phần này, thông qua HĐTN thực tế
sẽ giúp sinh viên: Hiểu sâu hơn và mở rộng các kiến thức về lịch sử, địa lý của địa
phương và đất nước, rèn luyện một số kĩ năng cơ bản trong học tập (kĩ năng quan sát,
đo tính, phân tích, tổng hợp, đánh giá) và các kĩ năng nghề nghiệp (trình bày,
hướng dẫn, tổ chức hoạt động, thực hành nghề nghiệp...); Hình thành cho sinh viên
thói quen chủ động trong giao tiếp, biết tự khẳng định và tự quản lí bản thân, tiếp
cận được nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu, sở thích và hướng phát triển của bản
thân; Phát triển các năng lực: tự chủ, tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề,
sáng tạo trong học tập, nghiên cứu. Qua đó, khi ra trường phục vụ cho giảng dạy và
tổ chức các hoạt động thực tiễn cho học sinh.
Đến năm học 2018-2019 (Khóa 42, 43), các ngành sư phạm còn lại khác như Cao
đẳng Giáo dục tiểu học, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Vật lý, Toán... trong chương
trình đào tạo đều được cập nhật mới và đã đưa học phần Tổ chức hoạt động trải ng-
hiệm vào để giảng dạy cho sinh viên.
Nội dung học phần bao gồm các vấn đề cơ bản của hoạt động trải nghiệm và
hướng nghiệp cụ thể như: khái niệm, nội dung, nhiệm vụ, chương trình, phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trường THCS; các kỹ năng
tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.
Mục tiêu dạy học học phần nhằm để sinh viên nắm vững các kiến thức về tổ chức
hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trường THCS; các nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp; có kỹ năng vận dụng kiến
Kỷ yếu hội thảo khoa học46
thức để triển khai hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp trong các hoạt động cụ thể ở
trường THCS; có thái độ tích cực trong học tập, nghiên cứu các hoạt động trải nghiệm
và hướng nghiệp ở trường THCS. Ngoài ra, rèn luyên cho sinh viên các kỹ năng cơ
bản: kỹ năng sống. kỹ năng tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng tham gia
và tổ chức hoạt động, kỹ năng tham vấn tâm lý. Có được các kỹ năng trên, sinh viên
có thể vận dụng kiến thức để tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trường
THCS, hoặc tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường và cộng đồng.
2.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt
động thực hành, nghiên cứu thực tế, hoạt động trải nghiệm
Song song với việc đưa học phần vào giảng dạy, khi xây dựng kế hoạch đào tạo
ở các ngành học, giảng viên đã có sự định hướng đa dạng hóa các hình thức dạy học
khác nhau.
Bảng 1: Loại giờ dạy học của các khóa học
(Lấy ví dụ theo kế hoạch đào tạo của ngành sư phạm Địa lý, trình độ Cao đẳng)
Lấy ví dụ để so sánh về kế hoạch đào tạo của ngành sư phạm Địa lý, trình độ Cao
đẳng qua hai khóa học: Khóa 2013- 2016 và khóa 2015- 2018 (Bảng 1). Qua đó thấy
rằng, hai khóa học cách nhau thời gian không dài, nhưng đã có sự định hướng thay
đổi số tín chỉ thực hành và lý thuyết. Khóa học sau đã có sự tăng lên gấp đôi số tín
chỉ thực hành, thực tế, hoạt động trải nghiệm, tăng từ 14,8% lên 29,6%. Với số tín chỉ
được tăng lên, sinh viên rất thuận lợi để được tổ chức nhiều hoạt động thực hành như:
Câu lạc bộ, dạ hội, nghiên cứu thực tế, hoạt động bảo vệ môi trường...Qua đó, sinh
viên tự xây dựng các hoạt động, trải nghiệm các hoạt động nhiều lần để tự nâng cao
năng lực trải nghiệm.
2.3. Định hướng phát triển các năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải
nghiệm thông qua quá trình tổ chức dạy học
Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp ở trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã đưa
học phần Tổ chức HĐ trải nghiệm và hướng nghiệp ở THCS vào kế hoạch đào tạo
cho tất cả các ngành sư phạm. Đây là giải pháp trực tiếp nâng cao năng lực, được thực
hiện cho quá trình tổ chức dạy học trên lớp. Học phần này gồm 2 tín chỉ: 1 lý thuyết
(15 tiết), 1 thực hành (30 tiết). Mục tiêu chung của học phần này là: giúp sinh viên
nắm vững các kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và cách thức tổ
chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS. Bên cạnh đó, rèn luyện kỹ
năng cơ bản trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS
và ý thức được vai trò của nhà sư phạm về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng ng-
hiệp ở trường THCS.
Khóa học Tín chỉ lý thuyết Tín chỉ thực hành, thực tế, hoạt
động trải nghiệm
Số tín chỉ Tỷ lệ % Số tín chỉ Tỷ lệ %
2013-2016 104 85,2 18 14,8
2015-2018 69 70,4 29 29,6
Kỷ yếu hội thảo khoa học 47
Bảng 2. Định hướng các năng lực cần phát triển ở các chương của học phần “Tổ
chức HĐ trải nghiệm và hướng nghiệp ở THCS”
Ở học phần dạy học này, trọng tâm tập trung vào chương 2 và 3: Tổ chức hoạt
động trải nghiệm và hướng nghiệp ở THCS và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động
trải nghiệm và hướng nghiệp ở THCS. Hoạt động thực hành chiếm 30/45 tiết của học
phần, rất thuận lợi để sinh viên trải nghiệm các hoạt động theo yêu cầu của giảng viên.
III. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện, hiệu quả đào tạo và chất lượng sinh viên
được nâng lên rõ rệt. Sinh viên học tập chủ động, hứng thú, môi trường học tập thân
thiện, tích cực. Các khóa sinh viên mới ra trường được các trường học ở địa phương
đánh giá phản hồi tích cực, đáp ứng được nhu cầu dạy học trong thời kỳ mới .. Tuy
vậy, để thực hiện được các giải pháp một cách có hiệu quả cần có một số chú ý sau
đây:
Nội dung của học phần Các năng lực cần phát triển
Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt
động trải nghiệm và hướng nghiệp
1.1. Các khái niệm cơ bản về hoạt động trải
nghiệm và hướng nghiệp
1.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm và
hướng nghiệp
1.3. Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
trong chương trình giáo dục của một số nước
trên thế giới và Việt Nam
- Tự học, tự nghiên cứu để nắm vững các kiến
thức về mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ
chức hoạt động trải nghiệm.
- Khái quát hóa nội dung chương trình.
Chương 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm
và hướng nghiệp ở THCS
2.1. Mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ tổ chức hoạt
động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trường
THCS
2.2. Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động
trải nghiệm và hướng nghiệp
2.3. Các hình thức tổ chức hoạt động trải ng-
hiệm và hướng nghiệp
- Xác định được nội dung chính và cách thức
hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng
dẫn.
- Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu,
nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.
- Triển khai hoạt động trải nghiệm và hướng
nghiệp cụ thể ở trường THCS.
Chương 3: Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt
động trải nghiệm và hướng nghiệp ở THCS
3.1. Kỹ năng sống
3.2. Kỹ năng tự học
3.3. Kỹ năng nghiên cứu khoa học
3.4. Kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động
3.5. Kỹ năng tham vấn tâm lý
- Phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng yêu cầu
tổ chức các hoạt động cho học sinh như: Kỹ
năng sống, kỹ năng tự học, kỹ năng tham gia
và tổ chức hoạt động
Kỷ yếu hội thảo khoa học48
- Triển khai tập huấn cho giáo viên dạy học theo hướng đổi mới càng sớm càng tốt
trên tất cả các địa bàn từ thành phố cho đến các vùng sâu, vùng xa.
- Ngành giáo dục, sở GD và ĐT, các trường CĐSP, các trường THCS ở các địa
phương tiếp tục chủ động nghiên cứu đổi mới, sáng tạo trong tổ chức dạy và học, rút
kinh nghiệm để áp dụng các mô hình và cách thức thực hiện phù hợp với thực tiễn.
- Công tác xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi chú ý nhiều yếu
tố, đặc biệt là trong việc lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động phải phù hợp với khả
năng, trình độ của từng SV, HS và việc quản lí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà
trường hiện có.
- Khi xây dựng kế hoạch, thời gian SV, HS dành cho hoạt động trải nghiệm cần
phải được bố trí hợp lí về thời điểm và khoảng thời gian thực hiện, tránh việc xáo trộn,
phá vỡ kế hoạch học tập chung trong học kì.
- Các HĐTN không nên mang tính tùy chọn mà phải được nghiên cứu kĩ về cấp
độ, mức độ phù hợp với trình độ của SV (thậm chí là của từng cá nhân) trong suốt quá
trình học tập và tích hợp trong chương trình đào tạo.
- Điều này cũng đặt ra những thách thức, đòi hỏi trong việc tổ chức bồi dưỡng,
nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên.
- Những yêu cầu về kết quả đạt được đặt ra cho các HĐTN phải đủ phức tạp nhưng
có giới hạn về phạm vi để đảm bảo kết quả thành công.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình
tổng thể.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, Chương trình giáo dục phổ thông, Hoạt động
trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
[3] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học. NXB Đại học Sư phạm
[4] Lê Thị Phương Anh, 2018, Nghiên cứu dạy học theo chủ đề tích hợp môn Địa
lý ở THCS theo định hướng phát triển năng lực. (Đề tài khoa học cấp cơ sở)
[5] Nguyễn Thị Liên (chủ biên), 2016. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_hoat_dong_trai_nghiem_nham_phat_trien_nang_luc_tr.pdf